Tài liệu: Người ta đã phát hiện ra lỗ đen ở đâu?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu chỉ giới hạn các lỗ đen gốc sao có bản chất đã được tiêu chí khối lượng chứng thực,
Người ta đã phát hiện ra lỗ đen ở đâu?

Nội dung

Người ta đã phát hiện ra lỗ đen ở đâu?

Nếu chỉ giới hạn các lỗ đen gốc sao có bản chất đã được tiêu chí khối lượng chứng thực, thì danh mục những ứng cử viên tốt chỉ vào khoảng 6 mẫu đại diện là cùng. Trên thực tế, việc vận dụng tiêu chí này buộc phải đánh giá tốc độ và chu kỳ quỹ đạo của ngôi sao ''bình thường'' trong hệ đôi, bao hàm các quan sát ở phổ nhìn thấy, là điều khó thực hiện nếu đó là một ngôi sao ít sáng về thực chất hoặc bị che khuất bởi những đám mây khả dĩ giữa các sao. Sao Thiên nga X-1, là một nguồn tia X thuộc một hệ đôi đã được biết từ những năm 1970, nguồn đầu tiên được người ta chứng thực dứt khoát là có một thiên thể suy sụp với khối lượng cao gấp 6 lần khối lượng của Mặt trời, tức là trên giới hạn ổn định của các sao nơtron.

Những phát hiện khác chắc chắn hơn có liên quan với các nguồn hoạt tính năng lượng cao mang tính chất tạm thời. Đó là một loại sao mới đặc biệt, gọi là sao mới X, tức là những thiên thể giữ trạng thái rất tĩnh hàng thập kỷ, trước khi là nơi diễn ra hoạt động bất chợt trong miền tia X. Trong vài ngày, ánh sáng của chúng có thể sáng hơn các nguồn tia X sáng nhất trên trời, trước khi giảm dần và đạt tới mức không thể phát hiện thấy trong vòng vài tháng. Hiện nay người ta thừa nhận rằng các sao mới X là những hệ đôi sát nhau trong đó một sao có khối lượng thấp nằm trên quỹ đạo xung quanh một sao bị suy sụp có đĩa hứng bao quanh. Độ nhớt tăng lên bất chợt trong đĩa hứng giúp phát động thật sự ồ ạt vật chất rơi vào giếng thế (hấp dẫn) do thiên thể bị suy sụp tạo ra, kéo theo sự giải phóng năng lượng khổng lồ dưới dạng bột phát tỏa ra tia X rất lâu. Năm 1991, kính viễn vọng Sigma của Pháp trên vệ tinh Granat của Nga đã phát hiện ra một nguồn thuộc loại này, gọi là sao mới Ruồi (Nova Muscae 1991), có các đặc điềm của một lỗ đen đang thu hứng. Một năm sau, khi nguồn nói trên lại ở trạng thái tĩnh, các quan sát ở phổ nhìn thấy đã xác nhận có một lỗ đen, khối lượng đặc của nó tỏ ra hơn ba khối lượng mặt trời. Nếu ta xét đến các ứng cử viên đáp ứng tiêu chí phổ học, thì danh mục các lỗ đen gốc sao đã xác định là hơn 12 mẫu, kể cả những ứng cử viên được Sigma phát hiện ở các miền trung tâm của Thiên hà.

Cuối cùng, nhiều quan sát có độ phân giải góc cao, đặc biệt là những quan sát qua kính viễn vọng không gian Hubble, đã giúp phát hiện ra các chuyển động của vật chất ở giữa các thiên hà. Những chuyển động này chứng thực là có các nồng độ khối lượng khó gỉải thích nếu không có một lỗ đen cực lớn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1892-02-633463626336093750/Lo-den/Nguoi-ta-da-phat-hien-ra-lo-den-o-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận