Sách PDF: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay

Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay
Microsoft Word
114

Giới thiệu tóm tắt

Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống tư pháp phải đổi mới cho phù hợp. Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã có nhiều nghị quyết về hoàn thiện nhà nước và pháp luật, trong đó có một số nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII); Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII); Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"; và gần đây là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Theo đó đổi mới hệ thống tư pháp từ tổ chức đến cơ chế hoạt động là nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Các mục liên quan:

Nguồn: docs.4share.vn/docs/38261/Co_so_ly_luan_doi_moi_quan_ly_luat_su_o_Viet_Nam_hien_nay.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận