Tài liệu: Bãi đá cổ Sapa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sapa thuộc tỉnh Lào Cai, nơi nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam. Bãi đá cổ Sapa nằm trong thung lũng Mường Hoa, thuộc xã Tả Van, cách thị trấn Sapa khoảng 7 km.
Bãi đá cổ Sapa

Nội dung

Bãi đá cổ Sapa

Sapa thuộc tỉnh Lào Cai, nơi nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam. Bãi đá cổ Sapa nằm trong thung lũng Mường Hoa, thuộc xã Tả Van, cách thị trấn Sapa khoảng 7 km.

Bãi đá cổ Sapa gồm những tảng đá lớn bé khác nhau, với nhiều lớp chạm khắc cổ, nằm rải rác trên những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi khoảng 8 km2. Di tích này được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1925 gồm khoảng trên 200 tảng đá kích thước hình dáng khác nhau. Trong đó tảng lớn nhất là hòn Bố, dài khoảng 15m, cao 6m. Các lớp chạm khắc trên mặt các tảng đá gồm nhiều loại hình khác nhau, như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ con người, nhà sàn và một loại hình vẽ mà các nhà nghiên cứu cho rằng rất có thể là hình thức phôi thai của chữ viết cổ, nhưng cho đến nay chưa có ai giải mã được. Và đó mới chỉ là giả thuyết.

Một số nhà khoa học cho rằng khu chạm khắc đá cổ này ra đời trước khi nền văn hóa Hán xâm nhập xuống phía Nam (thế kỷ III TCN), là một di sản văn hóa đánh dấu một nền văn minh sớm của người Việt cổ. Tuy vậy, cho đến nay chưa một ai khẳng định được chủ nhân của những hình chạm khắc này. Trong bãi đá cổ đáng chú ý nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá và tấm bia trên đó có khắc chữ, mà theo truyền thuyết đó là câu thần chú của nhóm thợ đá nhằm tiễu trừ đàn hổ đến quấy phá dân bản.

Trên thế giới, cũng như ở nước ta, hình khắc trên đá có khắp nơi. Những hình khắc trên đá Sapa có một quá trình lịch sử lâu dài, từ đồ đá mới đến giai đoạn đồ đồng phát triển, người ta cho rằng các hình khắc đó bao gồm những ký hiệu tiền văn tự và cả hệ thống văn tự đồ họa đã hoàn chỉnh, có xu hướng chuyển sang hình thức chữ viết.

Qua quá trình nghiên cứu hình khắc đá Sapa, dưới góc độ chữ viết, thấy có một điểm nổi bật là mỗi tập hợp hình khắc trên từng tảng đá, có nội dung quan hệ nối tiếp lẫn nhau. Từ những suy nghĩ ấy cho thấy rằng: Tổng thể hình khắc đá Sapa là một bộ sách đá khổng lồ được khắc bằng văn tự đồ họa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4182-02-633705737011364147/Viet-Nam/Bai-da-co-Sapa.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận