Tài liệu: Yên Tử

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Giữa cánh cung rừng núi trùng điệp của khu Đông Bắc Tổ quốc mênh mông, Yên Tử vút lên chon von tựa như một vọng gác ở độ cao 1068 m. Từ xa xưa Yên Tử đã nổi tiếng là một nơi ngoạn mục.
Yên Tử

Nội dung

Yên Tử

Giữa cánh cung rừng núi trùng điệp của khu Đông Bắc Tổ quốc mênh mông, Yên Tử vút lên chon von tựa như một vọng gác ở độ cao 1068 m. Từ xa xưa Yên Tử đã nổi tiếng là một nơi ngoạn mục. Các triều đại phong kiến nước ta đều xếp Yên Tử là loại “danh sơn” (núi đẹp). Sau khi phái Trúc Lâm Tam Tổ ra đời do Trần Nhân Tông chủ xướng, tại đây người ta xây dựng một hệ thống chùa tháp uy nghi làm cho Yên Tử càng thêm quyến rũ.

Ngày nay, Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, cách trung tâm thị xã 14 km về phía Tây Bắc. Xưa kia Yên Tử có tên là núi Voi, bởi dãy núi giang hình con voi quay đầu về phía biển. Trong sử sách, Yên Tử còn có tên Bạch Vân Sơn (núi mây trắng), bởi gần như quanh năm đỉnh núi Yên Tử chìm trong mây trắng.

Từ xa xưa, nhiều tín đồ đạo Phật nước ta do mến cảnh Yên Tử, một chốn bồng lai tiên cảnh, nên đã đến đây dựng chùa mái tranh vách nứa dưới chân núi Yên tử để ngày ngày cầu kinh niệm Phật.

Tục truyền từ thời Ngô Vương ở Yên Tử đã có chùa thờ Phật. Thưa ấy đã có đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đến tu hành ở chùa này và đã đắc đạo, hóa thành Phật. Từ đó các chư tăng của Yên Kỳ Sinh gọi ngôi chùa nơi ông tu hành là “Chùa Ông Yên”, tên chữ là Yên Tự (tự là chùa). Về sau người đời quen gọi là Yên Tử.

Nhưng ở nước ta, đạo Phật thịnh hành bắt đầu từ thời Lý, ngôi chùa dựng sớm nhất trong thời kỳ này là chùa Phú Văn. Vào đời Trần vị cao tăng trụ trì chùa Phú Văn, được mệnh danh là Phú Văn Quốc Sư. Ngày 3-4-1237, Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh), nửa đêm vượt thành ra ngoài, một mình một ngựa đền Yên Tử để bái yết Phú Văn Quốc Sư.

Cảnh núi non hùng vĩ, thơ mộng, quyện với cảnh chùa am, tháp miếu cổ kính ở Yên Tử là một trong những lý do thu hút Trần Nhân Tông đến nơi đây tu hành và sáng lập ra phái Trúc Lâm nổi tiếng.

Trần Nhân Tông con vua Trần Thánh Tông, sinh năm 1258 và mất năm 1308. Ông sống trong những năm tháng sôi động nhất của dân tộc ta. Trong vòng 30 năm (1258-1288), quân dân Đại Việt đã ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông, nhất là trận đại thắng Bạch Đằng mùa xuân 1288, đã đập tan vĩnh viễn mộng xâm lăng của quân Nguyên - Mông. Thắng trận chiến đấu này, Trần Nhân Tông đã cùng với vua cha chỉ huy đạo thủy quân hùng mạnh của nhà Trần đóng dưới núi Kinh Chủ (Đông Triều) hỗ trợ đắc lực cho bộ binh.

Dưới Triều Lý, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, đến triều Trần, Phật giáo càng phát triển. Với tầm mắt nhìn xa trông rộng, Trần Nhân Tông đã tìm thấy ở đạo Phật một vũ khí sắc bén để củng cố và duy trì triều đại mình. Nhưng Phật giáo mà Trần Nhân Tông truyền bá, không phải là Phật giáo Đại Thừa của Ấn Độ, lại càng không phải Phật giáo Thiền Tông của Trung Quốc, mà là một thứ Phật giáo được sáng tạo rất Việt Nam. Nó kế thừa mặt tích cực của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Thiền Tông. Nó không kêu gọi thoát ly trần tục và không ngăn cản cuộc đấu tranh của giai cấp bị bóc lột. Nó là giáo lý điều hòa giai cấp, có khả năng đoàn kết dân tộc để không kẻ thù xâm lược.

Với ao ước xây dựng một nền Phật giáo mang tính chất Việt Nam, phục vụ cho việc duy trì chế độ triều đại nhà Trần, năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lui về phủ Thiên Trường chuyên tâm soạn kinh và truyền đạo.

Năm 1299, Trần Nhân Tông lên Yên Tử đi tu. Sự kiện này làm náo động triều Trần, làm nhiều người trong triều và Hoàng tộc không hiểu được động cơ vừa bí ẩn vừa cao thượng này của Trần Nhân Tông. Duy chỉ có Huyền Quang tôn giả, người cùng thời với vua là hiểu được tấm lòng cao đẹp của Trần Nhân Tông. Ông là người đã tạo một giáo lý khác nhiều so với giáo lý đạo Phật bấy giờ. Đối với ông “Phật tức là đời” và ông lấy câu “Thiền tại tâm” làm trung tâm học thuyết của mình.

Vãn cảnh Yên Tử thực chất là một cuộc leo núi đầy thú vị. Không kể chùa Bí Thượng ở chân Dốc Đỏ, chùa Cấm Thực (có tên là Linh Nhâm) ở Uông Bí, chùa Lân (còn gọi là Long Động Tự) ở thôn Năm Mẫu, thì trong cuộc hành trình lên Yên Tử du khách đi qua hệ thống kiến trúc theo quan niệm đạo Phật như sau: Giải oan - Vân Yên - Vân Tiêu - Bia Phật. Trần Gian - Lưng Trời - Cung Trời - Ngoài Trời.

Chùa Giải Oan, có suối Giải Oan chạy qua trước cửa chùa. Qua Giải Oan ta đến Lò Rèn. Đây là nơi các chư tăng làm ra dao, cuốc để chăm nom vườn tược.

Từ am Lò Rèn, ngược lên Hòn Ngọc, ta theo con đường xếp đá, hai bên là rặng tùng cổ thụ có từ thời Trần Nhân Tông đến Yên Tử. Trải qua 700 năm, các chùa tháp ở đây xây bằng gạch đá, nhiều cái đã bị hư hại.

Hòn Ngọc, ở độ cao 400 m. Đây là một gò đất nhô lên cao 1m mặt rộng và phẳng. Hòn Ngọc còn gọi là núi Hạ Kiệu (nơi vua đến vãn cảnh phải hạ kiệu, đi bộ lên chùa). Trên mặt gò Hòn Ngọc, có hơn chục ngọn tháp hình trụ tứ giác cao từ 1m đến 1,8 m, là lăng mộ các chư tăng tu hành ở Yên Tử từ thời Hậu Lê đến đời Nguyễn.

Cao hơn Hòn Ngọc 100m là khu tháp Tổ, tức Huệ Quang Kim Tháp, Huệ Quang là pháp danh một thiền sư Yên Tử sau Huyền Quang.

Khư tháp Tổ rộng 300m gồm 45 ngọn tháp với nhiều quy mô và kiểu dáng. Chính giữa khu tháp Huệ Quang là lăng Quy Đức, nơi táng vua Trần Nhân Tông. Lăng Quy Đức có một ngọn tháp lớn ở giữa, bốn mặt có tường vây. Đây chính là mộ tháp Tổ, quy mô lớn nhất, cổ nhất Yên Tử.

Tháp Tổ cao 10m, có 6 tầng, mỗi tầng là một khối đá xanh vuông, càng lên cao càng thu nhỏ. Nền thấp hình lục lăng, ghép 46 tảng đá. Mặt các tàng đá khắc hoa văn sóng nước, hình núi là là loại hoa văn đặc trưng đời Trần. Bệ tháp hình trụ tứ giác. Tầng hai hình vuông, mỗi cạnh 2,4 m, mở một cửa về hướng Nam, trong lòng đặt tượng Trần Nhân Tông bằng đá cẩm thạch, tượng ngồi xếp bằng trên bệ đá chạm rồng, vẻ mặt thanh thản, tượng cao 65 cm.

Tầng ba cũng mở một cửa về hướng Nam, bên trong rỗng. Các tầng tháp ngăn cách nhau, bằng các mài đá, 4 góc uốn cong hình mũi hài. Đỉnh tháp là hình búp sen bằng đá. Tháp Trần Nhân Tông xây dựng lần đầu có quy mô lớn hơn bây giờ. Tượng đúc bằng vàng, có quy mô khá lớn nay không còn nữa.

Phía ngoài tường vây quanh lăng Quy Đức có 44 ngọn tháp là mộ các tôn thất hoàng tộc nhà Trần tu hành và chết ở Yên Tử.

Chùa Hoa Yên xây phía sau khu tháp Tổ, trên độ cao 8 m so với nền tháp. Cạnh ngay sát lối lên sân chùa Hoa Yên là cây đại cổ 700 tuổi. Chùa có quy mô lớn nhất và đẹp nhất Yên Tử. Nên xưa có tên là chùa Cả. Chùa có hai phần: tiền sảnh và hậu cung, rộng 100m2, thờ hàng trăm pho tượng đồng. Tượng đồng lớn nhất là tượng Trần Nhân Tông đặt chính giữa hậu cung ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen.

Trước kia, chùa Hoa Yên còn có lầu chuông, lầu trống, am Thiền định, nhà dưỡng Tăng, nhà khách, nay không còn.

Phía sau chùa Hoa Yên, trên độ cao 20 m, là chùa Phổ Đà, nay chỉ còn là phế tích.

Sau chùa Hoa Yên men theo đường vắt qua sườn núi ta đến am Ngọc Vân. Trước khi đến am Ngọc Vân, ta vượt thác Tử. Thác tử ở trên làn đá cao 10m đổ nước xuống.

Am Ngọc Vân đối diện với Thác Tử, nằm ở sườn núi, đứng dưới hai cây tùng cổ thụ.

Từ am Ngọc Vân đi lên, con đường dường như dựng đứng. Người đi sau, đầu chạm gót chân người đi trước. Tột cùng con đường này là chùa Bảo Sái. Chùa không lớn, ở vị trí cheo leo. Chùa thờ các pho tượng bằng đồng. Trong đó có 3 pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Bảo Sái là lớn nhất. Bảo Sái là một đệ tử được Trần Nhân Tông yêu mến, giao cho việc trông coi Ngộ Ngữ Viện.

Cách chùa Bảo Sái 200 m về phía Tây và ở cùng độ cao là chùa Vân Tiêu, chùa bị cháy từ cuối thế kỷ XIX, nay chỉ còn phế tích.

Rời chùa Vân Tiêu, du khách tiếp tục lên chùa Đồng. Trước khi đến chùa Đồng, trong màn sương mờ, du khách sẽ nhìn thấy một nhà sư mặc áo thâm, hai tay chắp trước ngực, đứng lặng lẽ nhìn ra lối đi như đang cầu nguyện. Đó là hình một măng đá cao 3 m rưỡi, ở góc độ nào cũng nhìn thấy giống một nhà sư. Truyền thuyết kể rằng, khi Yên Kỳ Sinh đắc đạo hóa Phật đã nhập vào măng đá này. Từ đó người đời gọi tượng Yên Kỳ Sinh (hay An Kỳ Sinh). Dưới chân tượng Yên Kỳ Sinh có am nhỏ.

Vùng chóp núi Yên Tử là một tảng đá nguyên khối hình cánh quạt, nghiêng từ Tây sang Đông. Chùa Đồng dựng trên một mô đá cao nhất và khá bằng phẳng, như cái chốt chiếc quạt.

Chùa Đông xưa gọi là chùa Thiên Trúc. Chùa xây dựng lần đầu là một khối hình trụ chữ nhật cao 1,35 m, đáy rộng 1,01m và dài 1,40 m, trong chùa có tượng đồng. Đến đời Lê Hiển Tông, cả chùa lẫn tượng bị mất cắp. Đến thời Nguyễn chùa được dựng lại, bằng kích thước cũ nhưng bằng xi măng cốt sắt. Hiện chùa là một khối bằng đồng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4182-02-633705737346852220/Viet-Nam/Yen-Tu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận