Tài liệu: Bỉ - Dũng cảm và thượng võ

Tài liệu
Bỉ - Dũng cảm và thượng võ

Nội dung

BỈ (BELGIUM) - DŨNG CẢM VÀ THƯỢNG VÕ

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Bỉ có tên đầy đủ là “Vương quốc Bỉ”, nằm ở phía tây châu Âu. Tên nước lấy từ tên bộ lạc Belgae của tộc người Celtic.

Bộ lạc này lúc đó sinh sống ở lãnh thổ Bỉ ngày nay, tên gọi có nguồn gốc không thống nhất. Một thuyết nói rằng: có nguồn trong tiếng Celtic “belg”, “bolg” mang nghĩa “dũng cảm”, “thượng võ”, một thuyết khác nói rằng: “bol” trong tiếng Celtic mang nghĩa “đầm hồ” và “gai” mang nghĩa “rừng rậm”, toàn ý là “đất rừng nhiều ao đầm”.

Thế kỷ I tr.CN, Hoàng đế La Mã Ceasar chinh phục đất này đặt thành một hành tỉnh, lấy tên bộ lạc Belgae làm tên gọi cả tỉnh này, trong tiếng La tinh viết là “Belgium”. “Bỉ” là dịch âm Hán ngữ từ “Bỉ Lợi Thì”. Trong lịch sử, Bỉ chịu sự thống trị của các dân tộc từ nơi khác đến. Thế kỷ XIV - XV, được thống nhất bởi vương triều Bourgogne. Năm 1815, sát nhập vào Hà Lan. Năm 1830 độc lập, ngày 21 tháng 7 năm sau thành lập “Vương quốc Bỉ”.

2. Quốc kỳ - quốc Do ba hình chữ nhật bằng huy

·        Quốc kỳ

nhau: đặt đứng màu đen, vàng, đỏ hợp thành. Màu đen biểu thị sự thương tiếc các anh hùng đã hi sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập; màu vàng tượng trưng cho giàu có và được mùa của đất nước; màu đỏ tượng trưng cho sinh mệnh và nhiệt huyết của những người yêu nước. Năm 1830, khi Bỉ giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của Hà Lan, lá cờ này đã được sử dụng làm quốc kỳ. Trước khi độc lập, nhân dân ba tỉnh Brabant, Hainault, Frand đã từng sử dụng lá cờ do ba hình chữ nhật màu đen, vàng, đỏ nằm ngang làm biểu tượng của cách mạng. Khi được chọn làm quốc kỳ, ba hình chữ nhật nằm ngang được đổi thành nằm đọc. Lá cờ treo trên xe của quốc vương Bỉ là vương kỳ chứ không phải quốc kỳ. Vương kỳ hình vuông, nền cờ gần màu cà phê, giữa có hình tấm khiên, trên đó có vương miện và sư tử.

·        Quốc huy

Đồ án quốc huy lấy phù hiệu của tỉnh Brabant - nước Bỉ làm cơ sở, đồng thời kết hợp với phù hiệu của vương thất Leopold. Quốc huy có dạng tấm khoác choàng, giữa nổi lên một tấm lá chắn. Trên tấm lá chắn có một con sư tử đứng trên hai chân sau, hai chân trước giơ lên, thè ra chiếc lưỡi đỏ. Sau lưng sư tử là các cây thiết trượng của quân vương đan chéo nhau, tượng trưng cho vương quyền, tấm lá chắn được bao quanh bởi dải huân chương Leopold phía trên là vương miện, phía dưới vòng trang trí treo một chiếc huân chương Leopold. Trên dải trang trí có dòng chữ với ý nghĩa là “Đoàn kết là sức mạnh”. Hai bên trái phải mỗi bên có một con sư tử đỡ lấy tấm lá chắn, mỗi con giương một lá quốc kỳ Bỉ, trên cùng của quốc huy trang trí chín lá cờ của chín tỉnh nước Bỉ. Năm 1831, Leopold I sau khi lên ngôi đã chính thức sử dụng quốc huy này và được dùng cho đến ngày nay.

3. Quốc ca

·        Sau mấy trăm năm bị nô dịch, người Bỉ đã lại ngẩng cao đầu, khôi phục danh dự bằng dũng khí, pháp luật lại sáng lên, ngọn cờ qui về một mối. Đôi tay kiên cường dũng cảm, từ nay không là tay chân của người ta, trên ngọn cờ cổ xưa của Người, khắc rằng: Quân vương, pháp luật và tự do, trên lá cờ cổ xưa của Người khắc rằng: quân vương, pháp luật và tự do; quân vương pháp luật và tự do.

·        Ơi nước Bỉ, ơi Mẹ hiền thân yêu, chúng con xin hiến dâng Người trái tim và bàn tay, chúng con dâng Người máu nóng, chúc cho Người mãi mãi thanh xuân, Người sẽ sống mãi tràn đầy ánh sáng, mãi mãi thống nhất, bất khả chiến thắng. Khẩu hiệu của chúng con muôn đời bất diệt: Quân vương, pháp luật và tự do; quân vương, pháp luật và tự do.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387541503125000/Chau-Au/Bi---Dung-cam-va-thuong-vo.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận