Tài liệu: Cái chết và nghi lễ tang ma

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cái chết không hề là một kết cục tuyệt đối đối với con người thời cổ xưa. Tất cả con người thời sơ khai đều tin vào sự bất tử của linh hồn
Cái chết và nghi lễ tang ma

Nội dung

Cái chết và nghi lễ tang ma

Cái chết không hề là một kết cục tuyệt đối đối với con người thời cổ xưa. Tất cả con người thời sơ khai đều tin vào sự bất tử của linh hồn[1]. Cho nên, tất cả mọi người đều hiểu rõ cái chết chỉ đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của thân xác. Niềm tin sự chuyển tiếp của cuộc sống từ thể xác sang sự tồn tại hoàn toàn bằng tinh thần sau khi chết phát xuất từ tín ngưỡng tôn giáo và sự tưởng tượng, là một sự phóng chiếu của cuộc sống từ một trạng thái vật chất cụ thể đến một tình trạng siêu thoát huyền ảo. Do người chết không còn ở với người sống nữa mà chỉ xuất hiện hay tạo những ảnh hưởng gián tiếp về họ, cho nên họ luôn luôn được cho là vẫn tồn tại dưới một trạng thái khác trong vũ trụ nguồn cội của loài người.

Các nghi lễ tang ma đáp ứng năm chức năng: (1) Tham dự các nghi lễ an táng, theo tập quán tín ngưỡng về sự bất tử, chuẩn bị cuộc sống (đời sau - ND) cho cái chết đang chờ họ. Malinowski viết, ''Niềm tin vào sự bất tử được duy trì với các nghi lễ... khiến cho ông ta càng thêm ấp ủ mạnh mẽ niềm tin vào đời sau của mình... Thế cho nên nghi lễ trước khi chết khẳng định sự cảm nhận tâm linh mà kẻ sắp lìa đời cần có trong sự xung đột tối hậu của họ[2]''. (2) Tang lễ tạo các ảnh hưởng pháp thuật tách linh hồn lìa khỏi thể xác, hướng người chết đến trạng thái chuyển tiếp bình yên và thích hợp. (3) Các nghi lễ có tác dụng điều chỉnh lại cộng đồng sau khi mất đi một thành viên, và điều hòa lại những xáo trộn do sự đổ vỡ trong tình thương liên kết với người quá cố. Cái chết bao giờ cũng gây ra đau buồn. (4) Việc đãi đằng ăn uống hay chia chác tài sản trong tang lễ và cũng là dịp để điều phối lại của cải và vị thế. (5) Cuối cùng, qua hình thức biểu lộ có tính bi kịch, các nghi lễ mang lại sự phong phú, sâu sắc và màu sắc cho cuộc sống.

Vào thời tiền sử xa xưa, người Neandertal trong thời đại Mousterian là những tạo vật đầu tiên để lại bằng chứng về sự quan tâm đến cái chết. Họ chôn cất người anh em trong bộ lạc đã qua đời - một điều tốt lành đối với các nhà khảo cổ học, và là một dấu hiệu cho thấy những con người tối cổ ấy đã phát triển một trí thông minh có sức tưởng tượng đến mức độ họ đã có được khái niệm về linh hồn. Những chủng người về sau tiếp tục phát huy trong nền văn hóa của họ một số dạng mai táng tử thi kèm theo ít nhiều nghi lễ tang ma mang ý nghĩa chuyển tiếp linh hồn người chết.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2583-02-633540508448876250/Chu-ky-doi-song/Cai-chet-va-nghi-le-tang-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận