Tài liệu: Dãy nhiệt độ nào phù hợp với sự sống?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở nhiệt độ cao, khi cung cấp năng lượng bên trong dưới dạng nhiệt, vật chất có khả năng bứt một electron ra khỏi nguyên tử và ion hoá nguyên tử này.
Dãy nhiệt độ nào phù hợp với sự sống?

Nội dung

Dãy nhiệt độ nào phù hợp với sự sống?

Ở nhiệt độ cao, khi cung cấp năng lượng bên trong dưới dạng nhiệt, vật chất có khả năng bứt một electron ra khỏi nguyên tử và ion hoá nguyên tử này. Đó cũng là nguyên lý của cách phản ứng hóa học. Nhiệt độ quy định tốc độ của các phản ứng hóa học như oxy hóa, tiêu hoá, thối rữa, tất cả những gì thuộc phạm vi hóa học đều phải trông cậy vào nó. Sự sống cũng bao gồm vô số phản ứng: sự chuyển hóa của chất sống chỉ có thể thực hiện được trong một dãy nhiệt độ hạn chế. Nếu 370C của cơ thể người tối ưu hóa tốc độ của các phản ứng hóa học là vì phần lớn có nước ở dạng lỏng. Thông qua các chất lỏng sinh học, chính nước chịu trách nhiệm vận chuyển và phân phối các chất cần thiết cho các cơ quan khác nhau. Liệu có sự sống mà không có nước ở dạng lỏng không? Các nhà sinh học vũ trụ đều trả lời là chưa hề thấy và chưa hề xét đến. Nhưng người ta cũng theo dõi sát những trường hợp thích nghi với các nền nhiệt độ cực đoan. Vê phía nhiệt độ cao, kỷ lục của sinh vật vượt quá một trăm độ, như ở gần các suối nước nóng dưới đáy sâu, có những khuẩn lạc sinh sôi nảy nở trong nước có nhiệt độ hơn 1000C. Ở đầu kia của thang nhiệt độ, có những sinh vật đơn bào ưa lạnh thích hợp với nhiệt độ 200C hoặc thấp hơn. Một số loài vẫn sống ở nhiệt độ - 120C. Không phải là chúng không cần nước ở dạng lỏng bằng cách sống chậm lại, mà vì chúng có khả năng giữ nước dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thấp hơn điểm đông lạnh. Bí mật của chúng là ở chỗ tế bào ưa lạnh sản xuất các phân tử chống đông có gốc đường và rượu.

Chất chống đông cũng là chất được một số người sùng bái, được phương pháp gây lạnh quyến rũ, họ bộc lộ mong muốn được tỉnh dậy một ngay nào đó trong một thế giới tốt hơn. Họ nghĩ rằng sau khìi họ chết, chất lỏng sống trong cơ thể họ có thể được thay thế bằng…glyxerin..., chất được coi như sẽ bảo quản xác của họ, đến mức nhiều năm sau, nhờ các tiến bộ của khoa học, họ có thể sống lại. Một số người ở bên kia Đại Tây Dương vẫn tin vào sự bịp bợm này. Nhưng các nhà hàn sinh học (nghiên cứa sinh học ở nhiệt độ thấp) cũng thành công trong việc bảo quản các tế bào. Các ngân hàng máu và tinh dịch sử dụng phương pháp bảo quản lạnh. Tuy nhiên, mục tiêu của họ cho các thập kỷ tới là dự kiến một ngân hàng cơ quan: thận, gan hoặc phổi được lấy ra, bảo quản và phục vụ nhu cầu cấy ghép, đôi khi rất lâu sau khi được tách khỏi cơ thể. Khó khăn trong lĩnh vực này là phải làm lạnh rất nhanh, tức thuỷ tinh hóa, là kỹ thuật được sử dụng để sản xuất thủy tinh, sao cho các tinh thể băng không thể hình thành. Trên thực tế nước đóng băng làm tăng thể tích và dễ làm rách vỡ các màng. Ngoài ra, băng được tạo ra loại bỏ muối khoáng của nó. Cho nên chất chống đông lý tưởng vẫn còn là niềm mơ ước.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1911-02-633463822775156250/Nhiet-do/Day-nhiet-do-nao-phu-hop-voi-su-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận