Tài liệu: Nhật Bản - Lễ hội mùa xuân ở Kyoto

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tại cố đô Kyoto (Ki-ô-tô) của Nhật, có hai lễ hội mùa xuân rất đáng chú ý, trong đó, lễ hội Aoi (hay còn gọi là lễ hội cây thục quì),
Nhật Bản - Lễ hội mùa xuân ở Kyoto

Nội dung

Lễ hội mùa xuân ở Kyoto

Tại cố đô Kyoto (Ki-ô-tô) của Nhật, có hai lễ hội mùa xuân rất đáng chú ý, trong đó, lễ hội Aoi (hay còn gọi là lễ hội cây thục quì), diễn ra vào ngày 15 - 5 hàng năm. Lễ hội Aoi được cho là một trong những lễ hội xưa nhất thế giới, có từ khoảng giai đoạn Heian, thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Tên của lễ hội được gọi theo những chiếc lá sẫm màu láng bóng của Aoi (cây thục quì), loại cây dùng trang trí trong thời gian lễ hội. Lá cây thục quì được cho là để bảo vệ chống lại thiên tai.

Lễ hội Aoi gồm hai phần: quá trình cử hành và nghi lễ linh thiêng. Phần lớn lễ hội là cuộc diễu hành chậm rãi và trịnh trọng của 2 xe bò, 4 con bò cái, 36 con ngựa và 600 người trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc của hoàng gia. Nhiều nhân vật sử thi như Sao - Dai (Xai-ô Dai), công chúa thời Heian được thể hiện trong buổi lễ. Cũng có những sứ giả của triều đình và những người đi theo họ, cùng với binh lính, cận vệ chiến sĩ, cận thần và furyu-gasa (là những chiếc ô to lớn được trang trí bằng hoa giả).

Phần đầu của lễ hội gọi là ro-to-no-gi (rô-tô nô-gi), là một cuộc diễu hành hướng về hai địa điểm linh thiêng: điện thờ Shimmogamo (Si-mô-ga-mô) và Kamigamo (Ca-mi-ga-mô). Ở mỗi điện thờ, người ta đều cử hành nghi lễ shato-nogi (sa-tô nô-gi). Đoàn diễu hành bắt đầu khoảng 10 giờ 30 sáng, từ cung điện hoàng gia và hướng về điện thờ Shimogamo, nơi những nghi thức lễ khai mạc được cử hành. Sau đó, họ tiếp tục chuyến hành trình vào giữa trưa để thực hiện phần nghi lễ cuối cùng. Đoàn diễu hành thu hút hàng ngàn người xem khi họ đi qua thành phố.

Lễ hội thứ hai là Mifune (Mi-phu-nê, hay là lễ hội 3 thuyền). Lễ hội này diễn ra vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng năm, địa điểm tại Arashiyama (A-ra-si-da-ma), gần Kyoto. Người ta dùng đến khoảng 30 chiếc thuyền rồng cho buổi lễ. Những đội tàu nhỏ làm lễ chèo ngược dòng, chở những người trong trang phục thời Gian (Hây-an), có thuyền hoàng gia đẫn đầu. Những chiếc thuyền khác tập trung vào những hoạt động như múa, nhạc, trà đạo và làm thơ. Có thuyền chở những nhạc công, nghệ sĩ múa diễn những trích đoạn kịch Noh (kịch No, rất nổi tiếng của Nhật) và đọc thơ Nhật hay Trung Quốc. Gagaku (Ga-ga-cu), một loại nhạc truyền thống chuẩn, trau chuốt và thanh nhã của Nhật, được biểu diễn trên thuyền rồng. Người xem có thể thuê những chiếc thuyền có bàn đạp hay mái chèo để đến gần xem. Có hàng ngàn người đứng dọc hai bên bờ sông xem lễ. Cũng giống như những lễ hội khác, lễ hội ''3 thuyền'' nhằm thể hiện sự trân trọng của người Nhật đối với di sản đất nước, đồng thời khẳng định tính kế thừa liên tục và nề nếp cuộc sống.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2918-02-633556024123145987/Cac-le-hoi-truyen-thong/Le-hoi-mua-xuan-o...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận