Quay lại Mặt trăng để làm gì?
Sau chương trình Apollo, bước đi đầu tiên của con người và bước nhảy xa của nhân loại đã bị hãm đà. Cho tới năm 1976, ba con tàu Luna của Liên xô cũ và một con tàu Explorer của Mỹ đã tiếp tục nghiên cứu. Nhưng giới quyết định khoa học và chính trị không còn quan tâm đến Mặt trăng nữa. Phải đợi con tàu Muses-A (Hiten) của Nhật năm 1990, hai con tàu Mỹ, Clementine năm 1994 và Lunar Prospector năm 1998 để nghiên cứu lại vệ tinh của chúng ta sâu sắc hơn và hình dung đặt cơ sở ở đó lâu dài. Có rất nhiều ý tưởng, mặc dù thuộc loại mơ mộng, khoa học viễn tưởng hơn là các dự án hoàn chỉnh được các cơ quan nghiên cứu vũ trụ chấp nhận. Oxy chứa trong một số loại đá có thể tách ra để người thở. Photpho và kali có thể dùng để sản xuất nhiên liệu (propergol) cho tên lửa Mặt trăng. Trọng lực yếu của Mặt trăng cho phép sử dụng vệ tinh này làm trạm trung chuyển để đi lại các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Ngoài ra, người ta có thể đặt các trường lớn tế bào quang điện để truyền năng lượng của chúng về trái đất qua bức xạ điện từ.
Còn các nhà thiên văn cảm thấy mặt khuất của ''Chị Hằng'' thu hút họ hơn. Họ rất muốn đặt kính viễn vọng ở đây, vì xa các tiếng ồn vô tuyến gây nhiễu và độ sáng chói trên Trái đất, không có khí quyển làm nhiễu. Nhà thiên văn Jean Heldmann, đã qua đời tháng 7 năm 2000, là người đầu tiên ủng hộ chương trình Seti (nghe ngoài Trái đất), đã xác định vị trí kính thiên văn tương lai của ông ở miệng lỗ Saha.
Xét về các dự án cụ thể, được chấp nhận và đài thọ, thì hiện nay không phải là người Mỹ hoặc người Nga tiếp tục công việc, mà người Âu và nhất là người Nhật. Cơ sở đầu tiên của một chương trình lớn về các thử nghiệm công nghệ của Cơ quan không gian-vũ trụ châu Âu là Smart-1 (84 triệu euro). Chương trình này định sử dụng sức đẩy ion vào tháng 10 năm 2002 để đi vào quỹ đạo của Mặt trăng, sau đó sẽ để quang phổ kế hồng ngoại và máy quay phim tí hon có độ phân giải cao hoạt động. San đó một năm, tàu thăm dò Lunar-A của Nhật sẽ nối tiếp. Tàu này được trang bị một máy quay phim làm hiển thị qua độ rọi lướt, từ quỹ đạo sẽ thả các công cụ xâm nhập là những phi tiêu thật sự, cắm vào đất Mặt trăng để nghiên cứu cấu trúc bên trong của nó bằng những số đo địa chấn và thông lượng nhiệt. Sau đó sẽ là con tàu lớn đồng loại Selene nặng 4 tấn năm 2004 gồm có một module quỹ đạo và một module độc lập hạ xuống Mặt trăng.
Cho tới nay, chưa biết các dự án trên đã thực hiện đến đâu!