Tài liệu: Tại sao buổi đêm và sáng sớm nghe rõ tiếng chuông từ xa vọng lại hơn so với ban ngày?

Tài liệu
Tại sao buổi đêm và sáng sớm nghe rõ tiếng chuông từ xa vọng lại hơn so với ban ngày?

Nội dung

TẠI SAO BUỔI ĐÊM VÀ SÁNG SỚM NGHE RÕ TIẾNG CHUÔNG

TỪ XA VỌNG LẠI HƠN SO VỚI BAN NGÀY?

 

Rất nhiều thành phố lớn đều có đồng hồ báo thức rất lớn đứng sừng sững, tiếng đồng hồ du dương, êm ái, báo cáo thời gian rất chính xác cho mọi người ở xung quanh.

Nếu bạn là một người chú ý thì sẽ phát hiện: đêm và sáng sớm nghe rất rõ tiếng chuông đồng hồ, đến ban ngày thì lại nghe không rõ tiếng đồng hồ, có lúc thậm chí còn không nghe thấy. Chắc chắn sẽ có người nói: Điều này là bởi vì môi trường ban đêm và buổi sáng sớm yên tĩnh mà ban ngày lại có rất nhiều tạp âm.

Giải thích như vậy chỉ nói đúng một phần chứ không phải hoàn toàn. Một nguyên nhân quan trọng khác là âm thanh có thể ''chuyển, ngoặt''.

Âm thanh được truyền đi là đưa vào không khí. Nó ở nhiệt độ không khí đều đặn là chạy thẳng tắp về phía trước, khi gặp phải nhiệt độ không khí có lúc cao lúc thấp, nó sẽ chọn để chạy về nơi nhiệt độ thấp, thế là âm thanh phải ''chuyển''.

Ban ngày, ánh mặt trời chiếu nhiệt xuống mặt đất, nhiệt độ không khí gần mặt đất cao hơn rất nhiều so với không trung, sau khi tiếng đồng hồ phát ra, chạy không xa thì lại chuyển lên theo hướng không trung nhiệt độ thấp. Do đó ở nơi ngoài khoảng cách nhất định, sẽ không nghe rõ tiếng kim đồng hồ, xa hơn một chút thì mọi người không nghe thấy. Ban đêm và buổi sáng sớm, tình hình nóng, lạnh của không khí rất ngược nhau, khí hậu xung quanh mặt đất thấp hơn so với không trung, sau khi tiếng đồng hồ phát ra, được tăng lên theo nhiệt độ thấp của mặt đất, thế là mọi người ở nơi rất xa cũng có thể nghe rõ tiếng kim đồng hồ. Xem ra ''tiếng đồng hồ nửa đêm vọng đến tận tàu chở khách'' thật là có quy luật khoa học. Tính cách như vậy của âm thanh sẽ tạo thành một số hiện tượng thú vị ở sa mạc rất nóng, nhiệt độ ở những vùng phụ cận cực kỳ cao, nếu ở ngoài 50 đến 60 mét có người gọi to, chỉ có thể nhìn thấy môi của người đó động đậy mà lại không nghe được tiếng, điều này là do sau khi tiếng gọi được phát ra thì nhanh chóng chuyển lên tầng không trung cao. Ngược lại, ở những ngày thời tiết rét như cắt, nhiệt độ ở những nơi gần mặt đất thấp hơn so với không trung, toàn bộ âm thanh đều được truyền ra từ mặt đất do đó khi mọi người gọi to có thể truyền đi rất xa, thậm chí ngoài 1000 đến 2000 mét vẫn có thể nghe thấy.

Có lúc do nhiệt độ không khí gần mặt đất đột nhiên cao đột nhiên thấp, âm thanh cũng có thể chuyển lên chuyển xuống, tạo nên những âm thanh mà ở gần cũng không nghe được, ở những nơi cực gần mới có thể nghe được tiếng. Tháng 6 năm 1815, trong chiến dịch Oatelô, sau khi nổ súng bắt đầu trận chiến bố trí đoàn quân Gruxi khoảng 25000 mét gần chiến trường mà không có một ai nghe thấy tiếng súng, do đó không thể nào kịp thời đến chi viện cho Napôlêông theo kế hoạch tác chiến. Nhưng ở nơi xa hơn lại nghe rất rõ tiếng Pháp ầm ầm. Tính chất truyền đi của âm thanh lại ảnh hưởng đến sự thắng bại của một chiến dịch.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361758299476250/Vat-ly/Tai-sao-buoi-dem-va-sang-som-nghe-r...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận