Các chương trình hợp tác
Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của WHO cho Việt Nam được thực hiện theo các tài khoá 2 năm. Nguồn vốn thường xuyên của WHO giành cho Việt Nam trong tài khoá 1994-1995 khoảng 6,2 triệu đôla Mỹ; tài khoá 1996-1997 là 4,7 triệu đôla Mỹ; tài khoá 1998-1999 là 4,7 triệu đôla Mỹ. Trong những năm đầu, phần lớn những đóng góp của WHO nhằm hỗ trợ Bộ Y tế thông qua việc cung cấp các loại thuốc thiết yếu. Tuy nhiên, từ tài khoá 1996-1997 trở đi, kinh phí dành cho các hoạt động cung cấp hàng hoá giảm đi nhiều, đồng thời kinh phí dành cho các chương trình hỗ trợ tăng lên đáng kể.
Tài khoá 2000-2001 với tổng kinh phí là 4,3 triệu đôla Mỹ được phân bổ cho 13 dự án với cơ cấu phân bổ vốn như sau :
- Chuyên gia nước ngoài : 1,2 triệu đôla (chiếm 28,2% kinh phí chương trình).
- Cung cấp hàng hoá, trang thiết bị : 1,06 triệu đôla (chiếm 24,8% kinh phí).
- Tham quan/học bổng nước ngoài : 863.000 đôla (chiếm 20% kinh phí).
- Chi tiêu trong nước/hợp đồng : 1,16 triệu đôla (chiếm 26,9% kinh phí)
Nhìn chung, WHO đã hỗ trợ cho hầu hết các ưu tiên và mục tiêu của ngành y tế trong giai đoạn 1990-1999 và 2000-2010. Các hỗ trợ kỹ thuật của WHO trong hai tài khoá 2000-2001 và 2002-2003 cho Việt Nam tập trung vào 4 lĩnh vực chính sau:
- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm;
- Tiêm chủng mở rộng (chất lượng vắc xin, vắc xin viêm gan B);
- Phòng chống các bệnh lây truyền qua vật trung gian: sốt xuất huyết, dịch hạch, sốt rét, sán lá;
- Phòng chống bệnh lao và phong;
- Các bệnh truyền nhiễm nổi lên, tái phát;
- Chăm sóc sức khoẻ các nhóm dân cư và cộng đồng có nguy cơ cao;
- Môi trường lành mạnh: sức khoẻ nghề nghiệp, phòng mù loà, vệ sinh đô thị, sức khoẻ học đường;
- Sức khoẻ trẻ em: xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ, làm mẹ an toàn;
- Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS;
- Sức khoẻ vị thành niên;
- Các bệnh không truyền nhiễm: tim mạch, ung thư, thấp khớp, tâm thần, sức khoẻ người già, tiểu đường, phòng chống tai nạn thương tích, sức khoẻ tâm thần;
- Cải cách và phát triển hệ thống y tế;
- Cải cách ngành y tế: hệ thống thông tin y tế, cải cách hành chính, thanh tra y tế, y học dân tộc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, an toàn truyền máu, y học cổ truyền...;
- Nhân lực y tế: đào tạo, trang thiết bi y tế, quản lý dịch vụ điều dưỡng và nữ hộ sinh...;
- Thông tin y tế (để xây dựng chính sách, kế hoạch);
- Lập chính sách và phối hợp với các nhà tài trợ khác để hỗ trợ ngành y tế;
- Sức khoẻ và đói nghèo;
- Vận động ủng hộ ngành y tế;
- Quan hệ đối tác và điều phối;
- Huy động thêm nguồn lực.
Chương trình hợp tác 2004-2005 được thông qua đầu năm 2004 có ngân sách 3,9 triệu đôla Mỹ, gồm 12 dự án: tiêm chủng và phát triển vắc xin; bệnh sốt rét và ký sinh trùng; phòng chống bệnh lao và thanh toán bệnh phong; giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm; phòng chống các nguy cơ chủ yếu đối với sức khoẻ thông qua các chiến lược về môi tr 432;ờng lành mạnh và nâng cao sức khoẻ; tăng cường sức khoẻ trẻ em và sức khoẻ vị thành niên; phòng chống các bệnh không lây nhiễm, bao gồm sức khoẻ tâm thần; hỗ trợ thực hiện kế hoạch làm mẹ an toàn; phát triển hệ thống y tế và tài chính; kỹ thuật y tế và dược; và thông tin và chính sách y tế. Chương trình hợp tác 2006 - 2007 cũng đã được thông qua và đang trong quá trình thực hiện với ngân sách thường xuyên là 3,9 triệu USD. Ngoài ra, WHO còn viện trợ cho ta từ ngân sách vận động ngoài quỹ thường xuyên cho 1 số dự án và hoạt động trị giá hơn 4 triệu USD chủ yếu tập trung vào lĩnh lực vắc-xin và HIV/AIDS./.