Tài liệu: Thành phố Trier

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trier (tiếng Pháp Trèves) vốn là một thuộc địa của La Mã từ thế kỷ I sau CN và trở thành một trung tâm thương mại vào thế kỷ sau đó.
Thành phố Trier

Nội dung

Thành phố Trier

Trier (tiếng Pháp Trèves) vốn là một thuộc địa của La Mã từ thế kỷ I sau CN và trở thành một trung tâm thương mại vào thế kỷ sau đó. Thành phố Trier nằm dọc theo hữu ngạn sông Moselle dưới chân núi Hunsruck cách Lucxemburg 10 km và cách Pháp 50 km, là một trong những thành phố của Tetrachy vào cuối thế kỷ III, còn được mệnh danh là “Rome thứ 2”. Dân cư là người Trier sinh sống. Năm 56 TCN bị Cesar chinh phục, được Auguste đặt tên là Augusta Treverorum (năm 16 TCN), thành phố phát triển rất nhanh và trở thành thủ đô của Bỉ, vào thế kỷ IV thủ đô của đoàn giáo phận xứ Gaule, nơi ở của Hoàng tộc (Constance Chlore, Constantin, Valentinien, Gratien) và là một trong 4 thủ phủ của đế chế La Mã. Thế kỷ V Trier liên tiếp chịu các cuộc xâm lược của người Barbare (406). Năm 843 Bỉ sáp nhập vào Lotharingil, rồi vào đế chế Đức, Trier trở thành trung tâm của một vùng đất tuyên hầu (870) do một Tổng giám mục - tuyên hầu cai trị (tiêu biểu là Brudonin de Luxemburg thế kỷ XIII). Năm 1794, Trier trở thành tỉnh lỵ tỉnh Sang của Pháp, rồi bị sáp nhập vào Phổ năm 1815. Là một trong những thành phố cổ nhất của Đức.

Trier là sự thể hiện tuyệt vời của nền văn minh La Mã thông qua số lượng và chất lượng các di tích lịch sử như lâu đài, cung điện, nhà thờ, trong đó nhà thờ Liebfrauen là đại diện điển hình. Tất cả những công trình văn hoá lịch sử này vẫn được bản tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Thành phố cổ Roman Trier đã có 200 năm tuổi, nó được xây dựng từ thời Roman. Hiện nay, dân số khoảng 100.000 người. Ở đây có nhiều nhà thờ, tu viện, lâu đài nổi tiếng như nhà thờ Speyer, Worms và Mianz, tu viện Maria Lach, lâu đài Eltz... Vì vậy, Trier được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1986.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4088-02-633703971261475000/Duc/Thanh-pho-Trier.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận