TRONG HỆ MẶT TRỜI CÒN CÓ
HÀNH TINH LỚN THỨ 10 KHÔNG?
Chúng ta đã biết, hệ mặt trời có 9 hành tinh lớn. Trong thời gian dài trở lại đây, các nhà thiên văn học đều phải nhức đầu về một vấn đề, đó là: Quỹ đạo vận hành thực tế của sao Thiên vương và sao Hải vương có vị trí không phù hợp với quỹ đạo đã tính toán. Tuy về sau con người lại phát hiện ra sao Diêm Vương ở bên ngoài sao Hải Vương, nhưng trọng lượng sao Diêm Vương lại thực sự quá nhỏ bé, nó không thể giải quyết được vấn đề về quỹ đạo vận hành của sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Từ đó một số nhà thiên văn học đã tin rằng, bên ngoài sao Diêm Vương còn tồn tại hành tinh lớn thứ 10 có trọng lượng lớn hơn trong hệ mặt trời.
Nhiều năm nay, từ lúc không có ai kiên quyết phủ định sự tồn tại của hành tinh ngoài sao Diêm Vương, thì nay lại ngày càng có nhiều người đưa ra khả năng tồn tại của nó ở những góc độ khác nhau.
Có người tính rằng, quỹ đạo vận hành của sao chổi Haley trong hơn 1500 năm tính từ năm 1835 lùi lại tới năm 295, kết quả đã cho thấy: thời gian thực tế mà sao chổi đi qua quỹ đạo gần điểm mặt trời và lý luận tính toán có sự khác biệt rõ ràng. Năm 1835, thời gian thực tế chậm hơn 3 ngày so với thời gian lý luận suy đoán ra; Khi hồi quy lại vào năm 1910, sau đó lại chậm 3 ngày nữa. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy, thời gian sao chổi Haley qua điểm gần mặt trời dường như thay đổi theo chu kỳ 500 năm một lần. Từ đó họ đưa ra lời giải thích như sau: Khi sao chổi vận hành đến không gian hệ mặt trời ở gần điểm quỹ đạo khác xa mặt trời, nó sẽ bị ảnh hưởng chấn động của một thiên thể lạ nào đó, thiên thể lạ này rất có thể là hành tinh bên ngoài sao Diêm Vương mà chúng ta đang tìm kiếm. Hành tinh mới chưa biết này có chu kỳ công chuyển quanh mặt trời là khoảng 500 năm.
Năm 1950, có người khi tính toán quỹ đạo vận động của sao chổi xa xôi đã cho rằng, ngoài sao Diêm Vương ra nên có một hành tinh lớn. Khoảng cách của hành tinh này so với mặt trời là 77 đơn vị thiên văn. Điều đáng tiếc là các nhà thiên văn học đã dùng kính viễn vọng tìm kiếm nhiều năm trong bầu trời xa xôi, nhưng cũng không hề tìm thấy dấu vết của hành tinh lớn này.
Điều đáng nói là, nhà thiên văn học Tabo - người phát hiện ra sao Diêm Vương cũng rất hứng thú với việc tìm kiếm hành tinh bên ngoài sao Diêm Vương, ông đã mất 14 năm để tìm kiếm nó và đã kiểm tra tỉ mỉ các vùng trời có trên 70% khả năng xuất hiện hành tinh mới, nhưng tất cả đều vô ích.
Mặt khác, các nhà thiên văn học còn nghi ngờ rằng, phải chăng trong quỹ đạo sao Kim vẫn tồn tại hành tinh vận hành quanh mặt trời, hay còn gọi là ''hành tinh trong nước''. Do đã xuất hiện ''hành tinh trong nước'', nhưng vì gần mặt trời và khó quan sát nên đến nay vẫn chưa có bất kỳ phát hiện nào.
Rốt cục trong hệ mặt trời có hành tinh lớn thứ 10 không? Hiện nay chưa có ai dám khẳng định điều đó cả.