THÔNG TƯ
Hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượngQuản lý thị trường ở địa phương
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủvề tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số696/CP-KTTH ngày 02 tháng 8 năm 2000 và Quyết định số 1211/QĐ-BTM ngày 28 tháng8 năm 2000 của Bộ Thương mại về việc giao chức năng, nhiệm vụ của Thanh trachuyên ngành thương mại cho lực lượng Quản lý thị trường;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tạiVăn bản số 76/TCCBCP ngày 09 tháng 4 năm 2001;
Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn củalực lượng Quản lý thị trường ở địa phương như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1-Lực lượng quản lý thị trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn qui địnhtại Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về kiểm tra,kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thươngmại và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành thươngmại theo Luật Thương mại;
2-Lực lượng Quản lý thị trường được xây dựng theo hướng chính qui, tổ chức chặtchẽ (theo Điểm 7, Mục III, Phần thứ hai - Nghị quyết số 12 - NQ/TW ngày03/01/1996 của Bộ Chính trị); bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo thống nhất từ trungương đến địa phương.
3-Hoạt động của lực lượng quản lý thị trường nhằm mục đích thiết lập trật tự, kỷcương, lành mạnh hoá thị trường và bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh trênthị trường đúng theo theo pháp luật Nhà nước;
4-Lực lượng Quản lý thị trường hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật,tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan cấptrên về các quyết định xử lý của mình.
5-Khi thi hành công vụ, Kiểm soát viên thị trường phải thực hiện đúng nhiệm vụ,quyền hạn được giao; bảo đảm kiểm tra và xử lý vi phạm đúng pháp luật, côngminh, khách quan, chính xác, kịp thời.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
Căncứ Điều 5 Nghị định số 10/CP và Điều 250, 257 Luật Thương mại, nhiệm vụ chủ yếucủa lực lượng Quản lý thị trường địa phương như sau:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường
Chicục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Thương mại hoặc Sở có chức năngquản lý Nhà nước về thương mại (sau đây gọi tắt là Sở). Chi cục có nhiệm vụkiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhậplậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm tra việcchấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thươngmại trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể là:
1.1-Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thịtrường; phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trườngvà các hành vi kinh doanh trái phép khác.
1.2-Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm quyđịnh về thương nhân và hoạt động thương mại theo Luật Thương mại, như:
Kinhdoanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dungghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Hoạtđộng thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
Khôngcó trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệutrái với nội dung, được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
ĐặtVăn phòng đại diện, Chi nhánh không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chinhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
Kinhdoanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật cấm kinh doanh;
Viphạm về điều kiện kinh doanh đối với những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điềukiện theo quy định của pháp luật.
Viphạm các qui định của Nhà nước về thực hiện khung giá, mức giá; niêm yết giáhàng hoá, giá dịch vụ thương mại;
Khôngthông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợiích của người tiêu dùng;
Viphạm các qui định về ghi nhẫn hàng hoá;
Viphạm các qui định của Nhà nước về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệuhàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;
Viphạm các qui định về thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ trong mua - bán và lưuthông hàng hoá;
Cáchành vi gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụthương mại;
Viphạm các qui định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
Cáchành vi cạnh tranh bất hợp pháp;
Cáchành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại;
Cáchành vi chống Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ.
1.3-Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường từng thời kỳ báocáo Sở quyết định; tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành phápluật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; áp dụng các biện phápngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục, các vụviệc do các Đội quản lý thị trường chuyển lên, chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh đó.
Đốivới các vụ việc ngoài thẩm quyền thì Chi cục trưởng báo cáo Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục trưởng Cục Quản lý thịtrường xử lý.
1.4-Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, kiểm tra việc chấphành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểmsoát viên thị trường.
1.5-Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với Uỷ bannhân dân tỉnh các biện pháp đảm bảo việc thi hành pháp luật thương mại và ngănngừa các hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửađổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếncông tác quản lý thị trường.
1.6-Làm chức năng thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạtđộng giữa các ngành, các cấp ở địa phương chống buôn lậu, chống sản xuất - buônbán hàng giả, hàng cấm và các hoạt động kinh doanh trái phép khác diễn ra ở địaphương.
1.7-Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạtđộng kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường và cáchành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên thị trường.
1.8-Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra,kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
1.9-Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theophân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soátviên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định; xây dựng cơsở vật chất và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toànChi cục và quản lý quĩ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượngQuản lý thị trường địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Quản lý thị trường
ĐộiQuản lý thị trường là đơn vị trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường. Đội thựchiện các nhiệm vụ sau:
2.1-Phát hiện kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường;kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành nội dung đã đăng ký;kiểm tra việc chấp hành các qui định về thương nhân và hoạt động thương mại,phát hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn theo sựphân công, phân cấp của Chi cục Quản lý thị trường qui định cụ thể tại cácKhoản 1.1, 1.2, Điểm 1, Mục II của Thông tư này.
2.2-Áp dụng các biện pháp ngăn chặnvà xử lý các vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượtthẩm quyền của Đội thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý.
2.3-Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn được phân công để kiểm tra và xửlý các vi phạm hành chính liên quan đến nhiều lĩnh vực.
2.4-Đề xuất với Chi cục để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quảnlý thị trường, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn; nhữngbất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật thương mại cần được sửa đổi, bổ sung.
2.5-Tổng hợp tình hình thị trường trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo theo quyđịnh.
2.6-Kiểm tra hoạt động của Kiểm soát viên về thực hiện qui chế công tác và chấphành các qui định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
2.7-Quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức của Đội theo phân cấpquản lý; quản lý tài chính, tài sản, phương tiện hoạt động, ấn chỉ, lưu trữ hồsơ vụ việc theo quy định.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường
Căncứ Điều 6 Nghị định số 10/CP và Điều 252, 253 Luật Thương mại, khi tiến hànhkiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại, lực lượng quản lý thịtrường có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
3.1. Quyền hạn
Đượcquyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại cung cấp tình hình, sốliệu, tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết liên quan trực tiếpđến việc kiểm tra; được quyền kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phápluật thương mại tại hiện trường nơi sản xuất, cất giấu hàng hoá, tang vật, phươngtiện vi phạm; sổ sách, chứng từ, hoá đơn, hợp đồng và các giấy tờ có liên quankhác;
Đượcquan hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh, thu thập tình hình,số liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác kiểm tra;
Yêucầu các cơ quan chức năng giám định tang vật vi phạm trong trường hợp cầnthiết;
Lậpbiên bản kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết;
Đượcáp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền vàtheo các quy định của pháp luật.
3.2. Trách nhiệm
Tuânthủ pháp luật, quy chế công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
Khitiến hành việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường; Trong trườnghợp pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra phải có quyết định kiểm tra củacấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc xuất trình thẻ kiểm tra phải xuấttrình quyết định kiểm tra.
Thựchiện đúng thủ tục thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà sách nhiễu, cản trởhoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thươngnhân;
Báocáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị biệnpháp giải quyết;
III. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐỊAPHƯƠNG
1. Chi cục Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Sở
Chicục Quản lý thị trường do Chi cục trưởng với chức danh Phó giám đốc Sở phụtrách và một số Phó Chi cục trưởng giúp việc.
Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường do Giám đốc Sởđề nghị, theo tiêu chuẩn do Bộ Thương mại qui định, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định.
Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường do Chi cụctrưởng Chi cục Quản lý thị trường đề nghị, theo tiêu chuẩn do Bộ Thương mại quiđịnh, Giám đốc Sở ra quyết định sau khi đã trao đổi thống nhất với Trưởng BanTổ chức chính quyền tỉnh.
2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường gồm:
a- Các phòng tham mưu giúp việc cho Chi cục trưởng
Căncứ yêu cầu nhiệm vụ công tác, qui mô tổ chức Quản lý thị trường và việc phâncấp về tổ chức và cán bộ ở địa phương..., Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trườngxây dựng phương án tổ chức các Phòng của Chi cục báo cáo Giám đốc Sở quyếtđịnh, sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chứcchính quyền tỉnh.
Chứcnăng nhiệm vụ của các Phòng thuộc Chi Cục do Giám đốc Sở quy định theo đề nghịcủa Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường.
b- Các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục:
b.1-Căn cứ quy mô phát triển thị trường của từng khu vực tại địa phương và yêu cầucông tác kiểm tra, kiểm soát, Chi cục trưởng đề nghị Giám đốc Sở trình Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc thànhlập các Đội Quản lý thị trường theo các nguyên tắc dưới đây:
CácĐội trực thuộc Chi cục để giải quyết các vụ việc trong phạm vi toàn tỉnh, thànhphố;
CácĐội trực thuộc Chi cục đóng tại địa bàn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) nơi có thị trường tương đối phát triển, nơi tậptrung các đầu mối giao lưu hàng hoá;
CácĐội Quản lý thị trường liên huyện;
ĐộiQuản lý thị trường không tổ chức bộ máy giúp việc riêng: tuỳ theo quy mô tổchức của Đội, Chi cục trưởng quyết định việc bố trí công chức chuyên trách hoặckiêm nhiệm; việc kiêm nhiệm không được vi phạm quy chế tổ chức như: lãnh đạoĐội kiêm kế toán, thủ quỹ hoặc kế toán kiêm thủ quỹ.
b.2-Mỗi Đội có 1 Đội trưởng phụ trách và một số Phó Đội trưởng giúp việc.
b.3-Tên gọi của các Đội Quản lý thị trường thống nhất đặt theo số hiệu 1,2,3...
b.4-Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường doChi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường đề nghị, Giám đốc Sở quyết định trêncơ sở tiêu chuẩn do Bộ Thương mại qui định.
3.Biên chế của Chi cục Quản lý thị trường nằm trong tổng số biên chế quản lý Nhànước của tỉnh giao cho Sở.
IV.VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
1.Chi Cục Quản lý thị trường và Đội Quản lý thị trường có trụ sở làm việc, condấu, được trang bị phương tiện làm việc theo qui định và được ngân sách nhà nướccấp kinh phí phù hợp với đặc thù hoạt động của Quản lý thị trường; được mở tàikhoản giao dịch tại Kho Bạc nhà nước, trong đó:
ChiCục được tổ chức thành đơn vị dự toán ngân sách, được mở các tài khoản giaodịch, tài khoản tạm giữ tại Kho Bạc nhà nước và trích lập quĩ chống các hành vikinh doanh trái phép theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Độikhông phải là đơn vị dự toán, song được mở tài khoản để nhận lương và tạm ứngchi phí cần thiết bảo đảm hoạt động của Đội và thanh toán kinh phí với Chi Cục.
2.Chi cục Quản lý thị trường được trích lập Quỹ chống các hành vi kinh doanh tráipháp luật và được khen thưởng từ nguồn thu do xử lý các vi phạm theo qui địnhcủa Chính phủ.
3.Công chức Quản lý thị trường có tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức theo qui định, hưởnglương theo thang bảng lương của nhà nước quy định cho Quản lý thị trường; đượctrang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu thống nhất trong toàn lực lượngtheo hướng dẫn của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Những công chức đủ điều kiệnlàm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát được Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường)cấp thẻ kiểm tra để thi hành nhiệm vụ.
VI.QUAN HỆ CÔNG TÁC
1.Mối quan hệ giữa Bộ Thương mại với Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức Quản lýthị trường địa phương như sau:
a)Bộ Thương mại chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý thống nhất lực lượng Quản lý thị trườngcả nước về: nghiệp vụ kiểm tra; tiêu chuẩn công chức; bồi dưỡng nghiệp vụ; chếđộ trang bị đối với lực lượng Quản lý thị trường.
b)Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm giúp Bộ Thương mại thống nhất chỉ đạotheo ngành đối với các Chi cục Quản lý thị trường trong cả nước về: phương hướnghoạt động của lực lượng Quản lý thị trường trong từng thời kỳ; hướng dẫn; xâydựng lực lượng, chế độ chính sách, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức (kể cả tiêuchuẩn cán bộ Lãnh đạo Chi cục, Đội Quản lý thị trường), nghiệp vụ kiểm tra vàxử lý vi phạm, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra; kiểm tra hoạt động củacác Chi cục, Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường; tạo các điềukiện làm việc cần thiết (trang phục đồng phục, vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ,thống nhất phát hành ấn chỉ quản lý thị trường, cấp và thu hồi thẻ kiểm tra,biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu quản lý thị trường) cho lực lượng Quản lý thị trườngcả nước.
2.Uỷ ban nhân dân hoặc thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trướcChính phủ về công tác quản lý thị trường ở địa phương và quản lý lực lượng quảnlý thị trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Giámđốc Sở giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ươngquản lý, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường về chươngtrình, kế hoạch hoạt động của Chi cục; về tổ chức, biên chế và thực hiện cácchế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ.
ChiCục trưởng chịu trách nhiệm:
GiúpGiám đốc Sở chỉ đạo công tác quản lý thị trường và được Giám đốc Sở uỷ quyềnchủ trì tổ chức việc phối hợp giữa lực lượng Quản lý thị trường với các lực lượngkiểm tra kiểm soát khác trên địa bàn; có chương trình, kế hoạch phối hợp với Uỷban nhân dân huyện giám sát hoạt động của các Đội Quản lý thị trường và tạođiều kiện cần thiết cho Đội hoạt động.
Căncứ chỉ tiêu biên chế được giao, Chi cục trưởng báo cáo Giám đốc Sở đề nghị cấpcó thẩm quyền tổ chức thi - tuyển dụng mới công chức; bố trí lực lượng làm côngtác quản lý thị trường, chống buôn lậu, chống hàng giả trên địa bàn;
Điềuđộng công tác Đội trưởng, Phó đội trưởng, Trưởng, Phó phòng và cán bộ công chứctrong nội bộ Chi Cục theo yêu cầu nhiệm vụ khi cần thiết, sau khi đã báo cáoGiám đốc Sở;
Nânglương theo chế độ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của Chi cục theo phâncấp quản lý.
3.Đội trưởng Đội Quản lý thị trường hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên huyện,chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo qui định tại Điểm 2, Mục II Thông tưnày và các nhiệm vụ khác được Chi cục Quản lý thị trường và Uỷ ban nhân dânhuyện giao; báo cáo và tranh thủ sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyệnsở tại (nơi Đội hoạt động) về chương trình kế hoạch kiểm tra và kết quả hoạtđộng của Đội trong từng thời kỳ.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Giám đốc Sở căn cứ Thông tư này chỉ đạo các Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thịtrường xây dựng Phương án tổ chức, biên chế của Chi cục Quản lý thị trường đểtrình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương quyếtđịnh. Việc củng cố kiện toàn tổ chức cần được tiến hành khẩn trương nhưng phảituân thủ nguyên tắc tổ chức, chấp hành các quy định của pháp luật và không làmảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.
2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thaythế Thông tư số 10/TM- QLTT ngày 19 tháng 4 năm 1995 của Bộ Thương mại về chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn của Quản lý thị trường địa phương. Các quy định trướcđây do Bộ Thương mại ban hành trái với Thông tư này đều bãi bỏ./.