Văn bản pháp luật: Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP

Đỗ Quang Trung
Toàn quốc
Công báo số 21/2001;
Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP
Thông tư
01/01/2001
11/04/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Bộ trưởng
2.001
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việctrong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

 

Thi hành Nghị định số68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một sốloại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọitắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫnthực hiện như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ quan hành chínhnhà nước, các đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nướccấp thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc theo quy định tại Điều 1của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, bao gồm:

1.1 Cơ quan hành chínhnhà nước ở Trung ương ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở quận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

1.2. Các cơ quan, tổchức khác sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, quyết định việc áp dụngcác quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong cơ quan, tổ chức mình như Vănphòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa annhân dân các cấp;

1.3 Cơ quan đại điện nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài gồm: cơ quan đại diện ngoạigiao, phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ và cơquan lãnh sự;

1.4. Các đơn vị sựnghiệp hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

2. Công việc khác nóitại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được hiểu là các công việc như:nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổchức, đơn vị,...

3. Cá nhân, tổ chứckinh doanh dịch vụ ký hợp đồng để làm những công việc nói tại Điều 1 của Nghịđịnh số 68/2000/NĐ-CP được điều chỉnh theo Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân sự vàkhông thuộc chỉ tiêu biên chế, quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Những người đã kýhợp đồng lao động trước khi có Nghị định số 25/CP, sau đó vẫn tiếp tục ký hợpđồng lao động và những người ký hợp đồng lao động dài hạn sau khi có Nghị địnhsố 25/CP để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đếnnay có đủ điều kiện quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện ký hợpđồng lao động, trừ trường hợp nói tại điểm 5 Phần I của Thông này.

5. Không thực hiện chếđộ hợp đồng đối với những người:

5.1 Làm bảo vệở các cơ quan Vản phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; những người trực tiếp đượcgiao công tác bảo vệ kho bạc, kho ấn chỉ thuế, kho ấn chỉ hải quan;

5.2. Lái xe cho cácchức danh quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ;

5.3. Lái xe chuyêndùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc nhà nước;

5.4. Những người đanglàm công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP nhưng đã được tuyểndụng vào biên chế trước ngày Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 củaChính phủ có hiệu lực cũng chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng theo hướng dẫncủa Thông tư này.

6. Những người đanglàm các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đã đượctuyển dụng kể từ ngày Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủcó hiệu lực cũng chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng theo hướng dẫn của Thôngtư này.

 

II. KÝ KẾT, THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, THANH LÝHỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI HỢP ĐỒNG CÁC CÔNG VIỆC NÓI TẠI ĐIỀU 1 CỦANGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP

1. Một số loại Côngviệc theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11năm 2000 của Chính phủ trong các cơ quan nói tại điểm 4 Phần I của Thông tư nàyđược thực hiện thông qua ký kết một trong các hình thức hợp đồng sau đây:

1.1 Hợp đồng kinh tế:được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với cá nhân có đăngký kinh doanh theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;

1.2 Hợp đồng lao động:được giao kết trực tiếp giữa người lao động hoặc đại diện hợp pháp của ngườilao động với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động;

1.3. Hợp đồng thuêkhoán tài sản: được ký kết giữa bên giao tài sản và bên thuê tài sản theo quyđịnh của Bộ Luật Dân sự;

1.4. Hợp đồng mượn tàisản: được ký kết giữa bên cho mượn tài sản và bên mượn tài sản theo quy địnhcủa Bộ Luật Dân sự;

1.5. Hợp đồng dịch vụ:được ký kết giữa bên làm dịch vụ và bên thuê dịch vụ theo quy định của Bộ LuậtDân sự.

2. Việc ký kết, thựchiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên tuântheo các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng laođộng, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng dịch vụ.

3. Mẫu hợp đồng đượcthực hiện theo các quy định hiện hành.

4. Trường hợp ký hợpđồng lao động không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm các công việcnói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thì ngoài những quy định được ghitrong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số 207/LĐTBXH ngày 02tháng 4 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp làmhợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quanhành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:

4.1. Được áp dụng bảnglương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 28 tháng 5 năm 1998 đểxếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghi định số68/2000/NĐ-CP;

4.2. Được nâng bậc lươngtheo thâm niên quy định;

4.3. Được điều chỉnhmức lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lươngmới do cải cách chính sách tiền lương;

4.4. Được tham gia họctập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan;

4.5. Được hưởng cácchính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;

4.6. Nếu được cơ quancử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức,...

 

III. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI EÊN KÝ HỢP ĐỒNG VỚI CƠ QUANHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KÝ HỢP ĐỒNG

1. Điều kiện đối vớibên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

1.1. Cá nhân:

a) Có đủ sức khỏe đểlàm việc theo yêu cầu của công việc do Bệnh viện đa khoa huyện, quận, tỉnh xácnhận;

b) Có lý lịch rõ ràng,được Uỷ ban nhân dân xã phường, thỉ trấn nơi cư trú xác nhận;

c) Có năng lực vàtrình độ để hoàn thành công việc (năng lực, trình độ ở đây phụ thuộc vào từngcông việc mà cơ quan yêu cầu, cá nhân ký hợp đồng xuất trình những văn bằng,chứng chỉ cần thiết để có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong hợp đồng ký kết);

d) Không trong thờigian truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giamgiữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dụctại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục vàtrong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh có liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.

1.2. Cá nhân, tổ chứckinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc quy định tại Điều 1Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của phápluật.

2. Điều kiện và thẩmquyền đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng.

2.1. Điều kiện: Cơquan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp phải thực sự có nhu cầu về các côngviệc quy định tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;

2.2. Thẩm quyền ký hợpđồng:

a) Việc ký hợp đồng đongười đứng đầu các cơ quan quy định tại điểm 1 Phần I của Thông tư này thựchiện.

Trường hợp người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện ký hợp đồng thì phải ủyquyền bằng văn bản cho người phụ trách công tác tổ chức cán bộ để ký hợp đồngđối với những trường hợp người làm các công việc thường xuyên không xác địnhthời hạn và cho người phụ trách Văn phòng thực hiện ký những hợp đồng kinh tế,hợp đồng thuê khoán, hợp đồng dịch vụ,...

b) Trường hợp những cơquan thuộc Chính phủ quản lý theo hệ tháng dọc như Tổng cục Hải quan, Tổng cụcThống kê, Bảo hiểm xã hội Việt Nam,... thì thủ trưởng cơ quan phải ủy quyềnbằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc như Cục trưởng Cục Thống kêtỉnh, Giám đốc Hải quan tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh,...

c) Trường hợp những Bộcó Tổng cục, Cục trực thuộc, thực hiện quản lý theo hệ thống dọc như Tổng cụcThuế, Kho bạc Nhà nước Việt Nam,... thì thủ trưởng các cơ quan này phải ủyquyền bằng văn bản cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc như Cục Thuế tỉnh Khobạc Nhà nước tỉnh,...

d) Trường hợp các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có các đơn vị trực thuộc mà các đơn vị này có đầy đủ tư cáchpháp nhân như Tổng cục, Cục Viện Sở, Ban, ngành, trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, trung tâm... thì thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền bằng vănbản cho thủ trưởng các đơn vị này thực hiện ký hợp đồng.

e) Trường hợp Uỷ bannhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chunglà huyện) có các đơn vị trực thuộc, nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện khôngtrực tiếp ký hợp đồng thì ủy quyền bằng văn bản cho Trưởng Phòng Tổ chức laođộng huyện thực hiện ký hợp đồng.

Người được ủy quyềnquy định tại các tiết a, b, c, d, e phải trực tiếp ký hợp đồng và không được ủyquyền tiếp cho người khác để ký hợp đồng.

 

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

l. Kinh phí thực hiệnhợp đồng các công việc quy định tại điểm 1 Phần I của Thông tư này dongân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàngnăm giao cho các đơn vị.

2. Các cơ quan quyđịnh tại điểm 1 Phần I của Thông tư này có trách nhiệm xây dựng phương án cáccông việc thực hiện hợp đồng của cơ quan, đơn vị mình để bảo vệ phương án vớicơ quan tổ chức và cơ quan tài chính cùng cấp và gửi báo cáo về Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ để theo dõi, nhưng dự toán trong những năm đầu không vượt quátổng chi phí mà năm 2000 đã thực chi để làm các công việc quy định tại Điều 1của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

3. Các năm tiếp theonếu chi phí tăng thêm do yêu cầu công việc thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phảixây dựng phương án cụ thể để báo cáo với Ban Tổ chức - Cán bộ-Chính phủ và BộTài chính làm căn cứ xem xét cấp phát tăng thêm.

4. Việc cấp phát, sử dụng,quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trongcơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tạiThông tư số 07/2001/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2001 của Bộ Tài chính.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thôngtư này.

2. Các cơ quan hànhchính nhà nước, đơn vị sự nghiệp quy định tại điểm 1 Phần I của Thông tư nàysau khi đã hợp đồng các loại công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số68/2000/NĐ-CP và điểm 2 Phần I của Thông tư này không được thu tiền trông giữphương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, tổchức, đơn vị.

3. Các cơ quan, tổchức, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tỉnh, huyện khi thực hiện khoản 6 Phần I củaThông tư này lập danh sách gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (đối với các Bộ, ngành) vàBan Tổ chức chính quyền (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đểtổng hợp và báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để làm căn cứ giao biênchế từ năm 2001.

4. Thông tư này cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001. Những văn bản trước đây trái với quyđịnh tại Thông tư này đều không có hiệu lực

5. Trong quá trìnhthực hiện nếu có vướng mắc, phản ảnh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đểnghiên cứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22661&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận