Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

929 Đê La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội , Ba Đình , Hà Nội

Giới thiệu

Giới thiệu

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Lịch khám bệnh: (thời gian mở cửa phòng khám)
- Từ 6h30 đến 16h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6
- Khám dịch vụ mở cửa thứ 7, chủ nhật.

Các dịch vụ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội:

- Đẻ và mổ theo yêu cầu
- Khám chữa bệnh theo yêu cầu
- Đặt giường theo yêu cầu
- Hỗ trợ sinh sản: Khoa được thành lập do sự kết hợp của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Bộ môn Mô phôi Trường Đại học Y Đại học Hà Nội. Khoa được sắp xếp thực hiện theo mô hình khép kín trong lĩnh vực khám và điều trị vô sinh, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại nhất phục vụ cho khám và điều trị vô sinh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân được tiếp cận phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinhhiện đại nhất, trong thời gian sớm nhất:

+ Phòng khám, siêu âm và tư vấn hiếm muộn: phòng khám số 1 tầng 1 nhà B. Khám, tư vấn, điều trị và theo dõi cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

+ Lab tinh trùng: phòng 12 tầng 1 nhà B, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm tinh trùng, lọc rửa tinh trùng, đông tinh, ngân hàng lưu trữ tinh trùng.

+ Phòng thủ thuật: phòng 12 tầng 1 nhà B, thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng lọc rửa vào buồng tử cung (IUI).

+ Khu thụ tinh trong ống nghiệm: tầng 5 nhà C.

+ Khám, tư vấn làm hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm, kích thích buồng trứng, siêu âm theo dõi nang noãn

+ Thực hiện các kỹ thuật cao, chuyên sâu: chọc hút noãn, chọc hút mào tinh lấy tinh trùng (PESA), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), thụ tinh ống nghiệm xin noãn, chuyển phôi.....

+ Trữ lạnh phôi, đông phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá (đông phôi nhanh).

+ Một số thủ thuật khác: chọc hút u nang cơ năng buồng trứng dưới siêu âm đầu dò âm đạo, nong tách dính buồng tử cung, nong cổ tử cung, siêu âm bơm nước buồng tử cung.....

- Sinh đẻ dịch vụ:

Giá cả cho các dịch vụ này cũng khá “mềm”, cụ thể nếu sinh thường thì mức giá khoảng 3 triệu đồng, nếu đẻ mổ thì đắt hơn 1 chút, khoảng 4 triệu đồng.

Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều các bệnh viện phụ sản, các bệnh viện của nước ngoài… đảm bảo được về chất lượng chuyên môn cũng như vệ sinh, an toàn và thoải mái cho sản phụ. Giữa hàng loạt các bệnh viện đó, lựa chọn bệnh viện nào để sinh đẻ quả là bài toán khó cho các bà mẹ.

Đây là thông tin rất bổ ích để các sản phụ có thêm sự lựa chọn cũng như biết rõ hơn thông tin, chúng tôi xin giới thiệu về việc sinh dịch vụ (D3) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Sinh dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bao gồm dịch vụ sinh thường, sinh mổ và phẫu thuật. Giá cả cho các dịch vụ này cũng khá “mềm”, cụ thể, nếu sinh thường thì mức giá khoảng 3 triệu đồng, nếu đẻ mổ thì đắt hơn 1 chút, khoảng 4 triệu đồng.

Giá phòng nghỉ ngơi sau sinh cho cả mẹ và con có 3 mức giá:

- 150.000đ/1 đêm (nếu dùng nhà vệ sinh chung)

- 200.000đ/1 đêm (nếu nhà vệ sinh khép kín)

- 250.000đ/1 đêm (có người nhà ở cùng).

Mẹ tròn, con vuông là mong muốn của tất cả các bà mẹ.

Khác biệt giữa sinh dịch vụ và sinh thường

Đa phần các bà mẹ khi chuẩn bị sinh thích được sử dụng dịch vụ bởi sự sạch sẽ, thoải mái và không bị đông đúc, lúc nghỉ ngơi được hoàn toàn tĩnh tâm. Được chăm sóc khá chu đáo và các bác sỹ thường xuyên túc trực.

- Khi sinh, được nằm riêng một phòng, không phải nằm chung với những người khác tránh xô bồ, ồn ào và đôi khi ảnh hưởng tới tâm lý của sản phụ.

- Phòng ốc sạch sẽ, vì sử dụng dịch vụ nên các bác sỹ rất nhiệt tình và niềm nở.

- Được tự mình lựa chọn bác sĩ nào sẽ đỡ đẻ hoặc mổ đẻ.

- Trang thiết bị khá đầy đủ: Có nước nóng, quần áo, khăn, tã…

- Có người thân ở bên khi "vượt cạn".

Tuy nhiên, nếu sinh thường các sản phụ được bảo hiểm chi trả gần như toàn bộ chi phí thì sinh dịch vụ, bảo hiểm y tế không hỗ trợ được nhiều nên phần lớn bạn phải tự trả các khoản tiền dịch vụ này.

Đăng ký sinh dịch vụ

Về cơ bản, bạn không cần phải đến đây khám trước và theo dõi từ đầu mà có thể chờ đến lúc thai được 37 tuần thì bắt đầu vào đăng ký dịch vụ và khám tổng thể. Trước đó, bạn có thể lựa chọn khám tại một số cơ sở hoặc phòng khám khác để theo dõi thai nhi phát triển.

Bắt đầu từ tuần thứ 37, bệnh viện mới tiếp nhận hồ sơ của sản phụ, do đó, các bạn không cần quá vội vàng. Để đăng ký hồ sơ, bạn cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản như thử máu và nước tiểu…

Sau khi xét nghiệm, bạn hãy mang giấy tờ xét nghiệm và sổ khám bệnh sang đăng ký tại phòng 340, nhà D3. Thời gian đăng ký vào giờ hành chính, các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Lúc đăng ký, bạn có thể lựa chọn bác sĩ sẽ đỡ đẻ cho mình, bác sĩ được chọn sẽ có mặt khi bạn sinh ngay cả khi đó không phải là ca trực của họ.

Khi vào viện, sản phụ sẽ phải đóng trước 5 triệu tiền viện phí, đến khi ra viện sẽ được trừ tiền chi phí và trả lại khoản dư.

Bệnh viện không nhận đăng ký dịch vụ qua điện thoại nên các chị em có nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp tại bệnh viện

Giới thiệu chung bệnh viện

Gần đây các đơn vị và khoa phòng quan trọng đều được mở rộng bao gồm Phòng khám, Phòng đẻ, Phòng mổ, khu vực dịch vụ và nhiều khoa phòng khác. Phương tiện chẩn đoán và điều trị bao gồm các kỹ thuật mới đều được áp dụng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm siêu âm thế hệ mới, nội soi, các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện phụ sản Hà nội tăng dần theo từng năm. Các hình thức khám chữa bệnh dịch vụ và ngoài giờ đã được áp dụng và phát triển liên tục. Năm 2008, tổng số lượt khám bệnh là 400.975, bao gồm cả trong và ngoài giờ. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị trong bệnh viện là 41.171. Tổng số đẻ tại bệnh viện là 25.527, trong đó mổ đẻ là 12.311. Tổng số bệnh nhân mổ phụ khoa là 1.525, trong đó có 1.711 trường hợp mổ nội soi. Tổng số bệnh nhân được thực hiện trợ giúp kỹ thuật sinh sản có kết quả mang thai là 25.

Các nhiệm vụ khác của bệnh viện: nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, đào tạo, quan hệ quốc tế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mỗi năm, khoảng 10 nghiên cứu được hỗ trợ và thực hiện từ nguồn ngân sách của bệnh viện. Bên cạnh đó, các chương trình nghiên cứu và can thiệp cộng đồng có liên kết với các tổ chức khác và các đơn vị ngoài nước như Tổ chức Y tế thế giới, Global Fund, Family Health International, Ipas, UNFPA, hay Pathfinder tiếp tục được triển khai. Các chương trình đào tạo trong bệnh viện và đào tạo cho các cơ sở khác về làm mẹ an toàn hay phá thai an toàn được thực hiện thường xuyên. Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức giám sát các tuyến, tìm hiểu nhu cầu của các tuyến và trợ giúp khi cần thiết.

Maps:


Nguồn: www.place.vn/dia-diem/benh-vien-phu-san-ha-noi-1092


Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận