Ca dao:

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi! Nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ

Nội dung chi tiết

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi! Nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ

* Sao Mai là sao xuất hiện vào lúc gần sáng; Sao nầy chính là Kim Tinh Sao Hôm và Sao Mai cũng chỉ là môt. Sao Mai còn có tên khác là Sao Sâm và Sao Thương. Xem thêm: Sao Hôm; Hoặc: Nửa đêm ra đứng bờ ao

Đã là người Việt Nam thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người.Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lện một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi.Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có...mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả 1 cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao.tooi nhớ có một bài ca dao thế này:

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trưx tình ở đây là một cô gái-một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ ng yêu.Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa-cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải.Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng 1 mình, thử hỏi sao không buiồn cho được! Quá mong ng yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh.Thế nhưng " trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ.Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng.Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông.Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ.Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào.Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":
Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đó chính là " buồn trông"- 1 điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao.Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái.Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Ngoại cảnh mà như tâm cảnh.Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.Bởi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao.Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh.Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu?Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng.Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai.Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng.Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi.Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái.Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, 1 nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian.Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là 1 không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào.Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.
Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau.Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

 

LTS:  Xin trưng 2 bài tiểu luận liên quan đến "Ra đứng bờ ao"

Bài một nguyên thủy nói lên tâm trạng mông lung của bất cứ ai trong cõi thương cõi nhớ.

Bài hai là tâm trạng của người chinh phụ hay là của một cô dâu mới, vì hoàn cảnh đặc biệt phải xa chồng trên ba năm trường coi như là một dị bản của bài nguyên gốc:

Đêm Qua Ra Đứng Bờ Ao

Đã là người Vn thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người. Đó có thể là những lời dân ca tình tứ,lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lên một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi. Vui có, buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có... mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đều được diễn tả một cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao. Tôi nhớ có một bài ca dao thế này:

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mạc, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trữ tình ở đây là một cô gái- một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ người yêu. Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa - cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải. Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng một mình, thử hỏi sao không buồn cho được! Quá mong người yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh. Thế nhưng "

trông cá cá lặn trông sao sao mờ".

Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ. Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng. Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông. Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cõi lòng hiu hắt của cô gái trẻ. Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào. Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":

Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Đó chính là " buồn trông" - một điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao. Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái. Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngoại cảnh mà như tâm cảnh. Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.

Bởi:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?


Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao. Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh. Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu? Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng. Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai. Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng. Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi. Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái. Cô lẻ loi quá! Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, một nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian. Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là một không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.

Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

Khuyết Danh


Bài Ca Dao "Đêm Qua Ra Đứng Bờ Ao" (hay "Buồn Trông") và Nỗi Lòng Chinh Phụ

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn.
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ.


Bài Buồn Trông được truyền khẩu trong nhân gian từ lâu. Có thể trước cả Chinh Phụ Ngâm của ông Đặng Trần Côn ( không rõ năm sinh, thọ 40 tuổi ) và dịch giả bà Đoàn Thị Điểm ( 1705- 748 ) vì căn cứ vào tiếng Việt qua cấu trúc chữ nôm và ngữ âm học, lịch sử của bài ca dao.

Nhận xét bài Buồn Trông, giáo sư Phạm Văn Diêu viết:

Đây là môt bài ca dao rất quen thuộc mô tả môt niềm nhớ mong thấm thía. Dưới ngòi bút nhẹ nhàng của thi nhân không tên tuổi, nỗi buồn nhớ nghi ngút kia . Hình ảnh nỗi buồn ấy thấy trong bóng cá mất tăm, bóng sao xa mờ, bóng nhện bâng khuâng trong đường tơ dang dở. Hình ảnh nỗi buồn ấy càng thấy trong bóng sao mai chênh chếch nghiêng xế, trong giải ngân hà lạnh nhạt buồn mơ như môt tấm nhung rời rạc u trầm.’’

Nhưng đọc kỹ bài thơ, chúng ta không những buồn mà còn thương xót cái hoàn cảnh cô đơn của nàng dâu trẻ phải xa chồng. Nàng lựa lúc đêm khuya, đợi cho mọi người ngủ hết, mới lẳng lặng ra đứng bờ ao với hy vọng nhìn đàn cá bơi lôi cho vui mắt, nhưng đêm khuya, mặt ao lạnh, cá đã lặn sâu từ lâu. Buồn quá! Nàng ngước mắt nhìn những vì sao trên trời và chợt nghĩ đến người yêu đang nơi quan ải xa xăm. Nàng khóc. Qua làn nước mắt, những vì sao sáng trở nên mờ dần :

“Đêm qua ra đứng bờ ao “
“Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.


Người chinh phụ trẻ trong Chinh Phụ Ngâm có cùng môt nỗi buồn xa chồng:

“Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?
“Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.

Những cô dâu mới cưới thời đó, chẳng bao giờ dám “ ngỏ “ nỗi vui buồn với người trong gia đình chồng:

“ Làm dâu khổ lắm con ơi,
“ Vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than.


Chính vì vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than mà những cô dâu trẻ phải lựa đêm khuya để giãi bầy tâm sự.
Người chinh phụ cũng nhìn sao trời ( thiên chương ), cũng nghĩ đến chồng mà lòng thẫn thờ như người mất trí:

Sửa xiêm, dạo bước tiền đường,
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ.


Bờ ao vắng, bên cạnh cô dâu trẻ, chỉ có môt con nhện đang âm thầm chăng tơ. Nhìn cái lưới chưa dệt xong, nàng lại nghĩ đến mối tình dang dở của mình mà chạnh lòng. Hay là nhện cũng đang chờ đợi người yêu?

“ Buồn trông con nhện chăng tơ.
“ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?


Người thiếu phụ trẻ đứng ở bờ ao từ đêm tới lúc lúc sao mai chênh chếch nghĩa là lúc trời gần sáng. Môt lần nữa nàng lại khóc. Những giọt nước mắt lại làm lu mờ ngôi sao mai buổi sáng:

“ Buồn trông chênh chếch sao mai,
“Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.


Trong giải Ngân hà có vô lượng tinh tú và nếu tin tưởng mỗi người có môt ngôi sao hô mạng; thì nàng tin chắc người chồng yêu kính của mình là ngôi Tinh Đẩu, môt vì sao sáng nhất của chùm Đại Hùng. Đã ba năm rồi, hằng đêm ngắm vì sao bản mệnh để cầu nguyện cho chàng sớm về xum họp:

“ Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
“ Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn.


Người chinh phụ cũng nhìn giải ngân hà, có lúc không cầm được nước mắt: “ bóng ngân hà khi mờ khi tỏ “. Bà tin rằng chàng là ngôi sao Khuê ở trên trời. (Sao Khuê là môt trong 28 vì sao, thập nhị bát tú ) :

“ Bóng ngân hà khi mờ khi tỏ.
“ Đô khuê triền buổi có buổi không.


Người thiếu phụ trẻ xa người thương đã 3 năm, nhưng nàng tự hứa với lòng là dù xa cách bao lâu đi nữa, nàng vẫn giữ môt lòng chung thủy:

“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.

Đến câu chót, tác giả vô danh nhắc tới địa danh “Tào khê “mà hầu hết những người nghiên cứu Phật giáo đều biết ; Tào khê hay khe Tào là cái khe suối nhỏ, phía đông huyện Thúc Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa nơi Lục tổ Huệ Năng tĩnh tu .
Nguyễn Trãi trong “ Quốc Âm Thi Tập “ cũng nhắc tới nơi đây:

“ Tào khê rửa ngàn tầm suối.
“ Sạch chẳng còn môt chút phàm
.


Như vậy câu “ Tào khê nước chảy lòng còn trơ trơ “ nói lên tấm lòng trong sạch của nàng như dòng Tào khê.

Bài ca dao Buồn Trông và Khúc Ngâm Chinh Phụ được truyền tụng trải qua bao thế kỷ như môt tấm gương trong sáng và lòng chung thủy tuyệt vời của người đàn bà Việt./.

Nguyễn Mộng Khôi


Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mạc, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình.Nhân vật trữ tình ở đây là một cô gái- một nàng thiếu nữ với trái tim " bồi hồi trong ngực trẻ" đang tha thiết mong nhớ người yêu. Trong đêm đen tĩnh mịch-thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa - cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải. Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng một mình, thử hỏi sao không buồn cho được! Quá mong người yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh. Thế nhưng "

trông cá cá lặn trông sao sao mờ".

Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ. Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng. Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông. Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng " gặm nhấm" cõi lòng hiu hắt của cô gái trẻ. Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xot xa đang dâng trào. Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất " ca dao" và cũng rất " Việt Nam":

Buồn trông con nhện giăng tơ
...
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Đó chính là " buồn trông" - một điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao. Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa.Điệp từ " buồn trông " xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái. Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngoại cảnh mà như tâm cảnh. Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng.

Bởi:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?


Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình-1 tiếng lòng thổn thức ngóng trông."Nhện giăng tơ" là 1 hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao. Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây " trăm mối tơ vò".Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh. Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt-liệu có là ám chỉ tình yêu? Nhện chăng tơ xong mà vẫn 1 mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng. Tiếp đó cô gái nhìn " chênh chếch" lên ngôi sao Mai. Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phài nhìn thẳng. Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình-rằng cô đang quá trống trải, đơn côi. Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái. Cô lẻ loi quá! Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đén hiu hắt, một nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian. Từ " bờ ao" tới " bầu trời" là một không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ "đêm qua" tới " sao Mai" là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.

Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp bín của ca dao-một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.

Khuyết Danh


Bài Ca Dao "Đêm Qua Ra Đứng Bờ Ao" (hay "Buồn Trông") và Nỗi Lòng Chinh Phụ

Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn.
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ.


Bài Buồn Trông được truyền khẩu trong nhân gian từ lâu. Có thể trước cả Chinh Phụ Ngâm của ông Đặng Trần Côn ( không rõ năm sinh, thọ 40 tuổi ) và dịch giả bà Đoàn Thị Điểm ( 1705- 748 ) vì căn cứ vào tiếng Việt qua cấu trúc chữ nôm và ngữ âm học, lịch sử của bài ca dao.



Nhận xét bài Buồn Trông, giáo sư Phạm Văn Diêu viết:

Đây là môt bài ca dao rất quen thuộc mô tả môt niềm nhớ mong thấm thía. Dưới ngòi bút nhẹ nhàng của thi nhân không tên tuổi, nỗi buồn nhớ nghi ngút kia . Hình ảnh nỗi buồn ấy thấy trong bóng cá mất tăm, bóng sao xa mờ, bóng nhện bâng khuâng trong đường tơ dang dở. Hình ảnh nỗi buồn ấy càng thấy trong bóng sao mai chênh chếch nghiêng xế, trong giải ngân hà lạnh nhạt buồn mơ như môt tấm nhung rời rạc u trầm.’’

Nhưng đọc kỹ bài thơ, chúng ta không những buồn mà còn thương xót cái hoàn cảnh cô đơn của nàng dâu trẻ phải xa chồng. Nàng lựa lúc đêm khuya, đợi cho mọi người ngủ hết, mới lẳng lặng ra đứng bờ ao với hy vọng nhìn đàn cá bơi lôi cho vui mắt, nhưng đêm khuya, mặt ao lạnh, cá đã lặn sâu từ lâu. Buồn quá! Nàng ngước mắt nhìn những vì sao trên trời và chợt nghĩ đến người yêu đang nơi quan ải xa xăm. Nàng khóc. Qua làn nước mắt, những vì sao sáng trở nên mờ dần :

“Đêm qua ra đứng bờ ao “
“Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.


Người chinh phụ trẻ trong Chinh Phụ Ngâm có cùng môt nỗi buồn xa chồng:

“Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?
“Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.

Những cô dâu mới cưới thời đó, chẳng bao giờ dám “ ngỏ “ nỗi vui buồn với người trong gia đình chồng:

“ Làm dâu khổ lắm con ơi,
“ Vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than.


Chính vì vui chẳng dám cười, cực chẳng dám than mà những cô dâu trẻ phải lựa đêm khuya để giãi bầy tâm sự.
Người chinh phụ cũng nhìn sao trời ( thiên chương ), cũng nghĩ đến chồng mà lòng thẫn thờ như người mất trí:

Sửa xiêm, dạo bước tiền đường,
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ.


Bờ ao vắng, bên cạnh cô dâu trẻ, chỉ có môt con nhện đang âm thầm chăng tơ. Nhìn cái lưới chưa dệt xong, nàng lại nghĩ đến mối tình dang dở của mình mà chạnh lòng. Hay là nhện cũng đang chờ đợi người yêu?

“ Buồn trông con nhện chăng tơ.
“ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?


Người thiếu phụ trẻ đứng ở bờ ao từ đêm tới lúc lúc sao mai chênh chếch nghĩa là lúc trời gần sáng. Môt lần nữa nàng lại khóc. Những giọt nước mắt lại làm lu mờ ngôi sao mai buổi sáng:

“ Buồn trông chênh chếch sao mai,
“Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.


Trong giải Ngân hà có vô lượng tinh tú và nếu tin tưởng mỗi người có môt ngôi sao hô mạng; thì nàng tin chắc người chồng yêu kính của mình là ngôi Tinh Đẩu, môt vì sao sáng nhất của chùm Đại Hùng. Đã ba năm rồi, hằng đêm ngắm vì sao bản mệnh để cầu nguyện cho chàng sớm về xum họp:

“ Đêm đêm tưởng giải ngân hà,
“ Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn.


Người chinh phụ cũng nhìn giải ngân hà, có lúc không cầm được nước mắt: “ bóng ngân hà khi mờ khi tỏ “. Bà tin rằng chàng là ngôi sao Khuê ở trên trời. (Sao Khuê là môt trong 28 vì sao, thập nhị bát tú ) :

“ Bóng ngân hà khi mờ khi tỏ.
“ Đô khuê triền buổi có buổi không.


Người thiếu phụ trẻ xa người thương đã 3 năm, nhưng nàng tự hứa với lòng là dù xa cách bao lâu đi nữa, nàng vẫn giữ môt lòng chung thủy:

“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.

Đến câu chót, tác giả vô danh nhắc tới địa danh “Tào khê “mà hầu hết những người nghiên cứu Phật giáo đều biết ; Tào khê hay khe Tào là cái khe suối nhỏ, phía đông huyện Thúc Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa nơi Lục tổ Huệ Năng tĩnh tu .
Nguyễn Trãi trong “ Quốc Âm Thi Tập “ cũng nhắc tới nơi đây:

“ Tào khê rửa ngàn tầm suối.
“ Sạch chẳng còn môt chút phàm
.


Như vậy câu “ Tào khê nước chảy lòng còn trơ trơ “ nói lên tấm lòng trong sạch của nàng như dòng Tào khê.

Bài ca dao Buồn Trông và Khúc Ngâm Chinh Phụ được truyền tụng trải qua bao thế kỷ như môt tấm gương trong sáng và lòng chung thủy tuyệt vời của người đàn bà Việt./.

Nguyễn Mộng Khôi

Đại Chúng

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi! Nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ


Các mục liên quan:



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận