Ca dao:

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi! nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùị

Nội dung chi tiết

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi! nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùị

Tên:Huỳnh Ngọc Minh Thư STT:36
Lớp : 10a8

Đề bài : Cảm nhận tác phẩm trữ tình “ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra ,mới biết rằng em ngọt bùi”
Bài làm
Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thụât đậm màu sắc dân gian của ca dao là những gì ca dao than thân đạt được.Câu ca dao” Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “
“Thân em như củ ấu gái
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “thể hiền rõ cuộc đời còn nhiều xót xa của thân phận phụ nữ trong xã hội xưa.
“Thân em như tấm lụa đào. Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “.Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “
Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình.
Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. “Thân em như củ ấu gai.Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .Ai ơi,nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi “Mở đầu bằng một câu quen thuộc của ca dao Việt Nam “ Thân em…củ ấu gai “ .Cô gái trong câu ca dao này lại tự ví mình như củ ấu đen cũng để than thân trách phận.Bên ngoài thì xấu xí,nhưng bên trong lại có màu trắng nõn .Tác giả đã sử dụng một bạt những từ ngữ,hình ảnh đối lập nhau. Ruột trắng liên tưởng đến tâm hồn còn hình ảnh “ vỏ ngoài thì đen “ nói về hình thức bên ngoài.Hai hình ảnh đối lập nhau làm nổi bật hơn vẽ đẹp tâm hồn được ẩn dấu bên trong và tất nhiên phải qua một quá trình tìm hiểu để biết được rằng bên trong tâm hồn lại ẩn chứa những điều không ngờ được,trong trắng không như vẻ xù xì bên ngoài của củ ấu gai.Thông qua hình ảnh so sánh,ta có thể cảm nhận được nhân vật trữ tình là một cô gái không được mặn mà về nhan sắc cho lắm nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức và tài năng.
Qua 2 câu ca dao than thân,ta thấy được thân phận của người phụ nữ thời xưa,không quyết định được số phận của mình cũng như không có được nhan sắc đẹp nhưng ẩn hiện bên trong tâm hồn lại là một vẻ đẹp thầm kín.2 câu ca dao còn thể hiện được niềm chua xót, đắng cay được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân.

Tham khảo thêm:

 

Lời than thân độc đáo

Mở đầu bài “ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” (trang 62, sách Ngữ văn 10, tập 1 , NXB Giáo dục , 2006 ) là câu ca dao:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Đây là lời than thân trách phận –điều này là hiển nhiên . Nhưng nghiên cứa kỹ ta thấy lời than thân này có nét riêng biệt , rất độc đáo, khác hẳn với những lời than thân khác.

Trước khi làm rõ nét độc đáo đó ta hãy thử tìm hiểu một số câu ca dao khác về người phụ nữ Việt Nam được bộc lộ qua những lời than thân trách phận như thế nào? Trong triều đại phong kiến, người nông dân- tầng lớp bị áp bức bóc lột chịu một cuộc sống khổ cực, thiếu thốn trăm bề nhưng họ nhẫn nhịn chịu đựng bởi niềm tin vào định mệnh “ số đói khổ đi mô đố khỏi” . và trong những con người đó có một nửa là khổ hơn tất cả -đó là những người phụ nữ.Họ phải suốt ngày: “ bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”, phải ăn đói, mặc rét đã đành , nhưng mẩu hạnh phúc cuối cùng –đó là tình yêu –họ cũng bị tước đoạt nốt . Cái thứ không mất tiền, không dành mất phần của ai họ cũng chẳng thể có được. Họ không hề được làm chủ một thứ gì hết . Số phận cũng hoàn toàn do người khác định đoạt. Trong cái xã hội đó họ vĩnh viễn nằm lại lứa tuổi vị thành niên, nghĩa là suốt đời phải theo, theo và theo…một ai đó, theo một cái gì đó . Cái đạo “ tam tòng” đã chung thân xiềng xích họ lại “ sống mòn” bởi cái “ tứ đức” lệch lạc đã đè bẹp ý thức của họ . Và vì vậy họ chỉ tự làm vơi đi nỗi buồn bằng những lời than trách phận. nhìn chung trong những lời than đó thường bộc lộ một tâm lý mặc cả, tự ty, luôn cho mình là loại người thấp kém trong xã hội . ngay trong câu thơ thứ hai trong bài lời than thân cũng đã bộc lộ rõ điều đó :

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi ! nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi

Ở đây ta thấy tuy có sự tự khẳng định về những phẩm chất tốt đẹp của minh nhưng rõ ràng tâm lý mặc cảm còn đè nặng vì dẫu sao “ thân em” vẫn là thân phận “củ ấu, củ gai” – một phẩm chất bình thường này cũng có thể nói là tầm thường trong con mắt xã hội . Bởi đó là thứ vứt lăn lóc ở xó nhà. Còn có lời than vãn mà khi đọc lên ta thấy thật ngậm ngùi và chua xót:

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa xa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy.

Vâng- một hạt mưa nhỏ nhoi thì phỏng có giá trị gì trong vũ trụ bao la hay trong bộn bề lo toan cuộc sống .Ngay cả nàng kiều , con người nổi tiếng vẹn toàn: “ sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” mà khi phải bán mình chuộc cha cũng phải rơi vào tâm trạng đó:

Hạt mưa xá nghĩ phận hèn

Quyết đem tấc cỏ báo đền ba xuân

( truyện Kiều- Nguyễn Du )

Trong xã hội cũ, thân phận người dân vốn đã thấp kém thì phận người phụ nữ vốn bị đè nén, cái tư tưởng: “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” càng thấp kém hơn nữa, tự huyễn hoặc mình bởi “ cái mình bỏ đi”

Thân em như giếng giữa làng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Và có những khi quá ư là thê thảm, não nùng bởi lời cầu xin thấm đầy nước mắt:

Chàng ơi! Phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

Nhưng rất may, trong muôn ngàn lần than vãn số phận với mặc cảm thấp hèn , đã có một lần người phụ nữ Việt Nam vượt qua được sự kìm toả của xã hội, vượt qua được cái bóng của mình để xác định lại chân giá trị:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Rõ ràng họ đã nhận thấy : Họ chưa thể thay đổi được môi trường xã hội, chưa thay đổi được cái tập tục cố hữu ngàn năm, vẫn phải chấp nhận sự lê thuộc khi “ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” nhưng ý thức về giá trị thật của mình ở đây đã thực sự được thức tỉnh: ‘thân em” giờ đây không phải đáng thương nữa, không còn bóng dáng của sự hèn kém trái lại nó tràn đầy niềm kiêu hãnh bởi thân em giờ là “tâm lụa đào” . Đó là thứ cả xã hội phải trân trọng. Về hình thức đây vẫn là lời than nhưng ngầm ẩn chứa trong đó là niềm tự hào, là niềm kiêu hãnh. Vì dẫu có “ phất phơ” đi chăng nữa thì thông thường cũng không ai dám dùng tấm lụa đào vào những việc bình thường được. Mà nó được đặt vào vị trí trang trọng vốn có của nó. Đây chính là nét độc đáo của lời than này. Than nhưng không phải là than.Than chẳng qua là sự khiêm nhường. Đó cũng chính là nét đẹp của người con gái Việt Nam: kín đáo, ý nhị khi tự giới thiệu về mình mà không tự hạ thấp mình.

Thực ra hình ảnh : “thân em như tấm lụa đào” cũng đã được dùng khá nhiều trong ca dao. Ví dụ như:

Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

Hay :

Thân em như tấm lụa đào

Đã đông nơi chuộng, lại nhiều nơi thương…

Nhưng ở các trường hợp này ta thấy không phải là lời than thân mà là khẳng định về phương châm hành xử, về tư cách đạo đức…của mình. Xét mặt tư tưởng thuộc một cung bậc cao hơn.

Nói tóm lại sự o ép của cuộc sống đã khiến cho người phụ nữ cất tiếng than cho cuộc sống khổ cực. cho vị trí thấp kém của mình trong xã hội bằng những câu ca dao ngậm ngùi xúc động, khiến cho chúng ta phải thương xót: “ đau đớn thay phận đàn bà”( Nguyễn Du-Truyện Kiều). Thế nhưng trong sự an phận đó rất may có lần họ đã bừng tỉnh nhận ra gí trị thật của mình và nói lên lời than thân độc đáo:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

N.X.T.

Nguồn TC Lang Bian

Đại Chúng

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi! nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùị




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận