Tròng trành (Chòng chành) như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ
Gái không chồng như phản gỗ long đanh
Phản long đanh anh còn chữa được
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi
Không chồng khổ lắm chị em ơi
Một cây được gọi là cây hoa thì đến độ trưởng thành phải nở hoa và người ta mới gọi là cây hoa. Lúc đó người ta trầm trồ chiêm ngắm bông hoa bởi thấy được; hương hoa, sắc hoa...xa hơn nữa hoa sẽ kết trái ngọt cho đời(dĩ nhiên có loại hoa không kết trái). Ngược lại, cây không có hoa thì chỉ có dùng vào việc đốt cháy, thành than, hay được ủ để thành phân xanh. Đã là hoa thì phải tỏa sắc, tỏa hương cho đời, còn hoa giả chưng cho có đó mà thôi chứ chẳng giúp được gì nhiều.
Tôi không hiểu nhiều lắm về cuộc sống, đời sống của người xưa cũng như cả cuộc sống hôm nay như thế nào. Nhưng những kinh nghiệm hay một trạng huống nào đó người xưa để lại như một lời nhắn nhủ tới thế hệ sau, tôi đang cố lần mò trong những năm tháng của cuộc đời.
Người xưa có nói về người con gái không có chồng được gọi là “ế”, “ở giá”. Ế có thể bởi nhiều nguyên nhân; kén chọn, kể cả…hay không được ai để ý đành lòng chấp nhận kiếp “ế”. Còn ở giá lắm lúc tự cao mà ra hoặc nữa là người đó không có cơ may để lấy chồng…Cuộc sống đã có những câu thế này;
Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như gái không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ
Gái không chồng như phản gỗ long đanh
Phản long đanh anh còn chữa được
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi
Bắt đầu chúng ta cùng làm vài việc như thế này nhé. Bạn tưởng tượng đội một cái nón lên đầu nhưng không có quai. Bạn bắt tay vào làm việc, đi lại...bạn sẽ thấy cái nón trên đầu bạn thế nào! Có phải là “tròng trành”, chao đảo, lắc qua lắc lại, không cân đối, nghiêng ngược nghiêng xuôi... trên đầu bạn. Bạn cảm thấy thế nào; dễ chịu, thoái mái hay bực tức, bạn than lên than xuống…Hình như bạn muốn vứt nó ra khỏi đầu mình bởi vướng víu. Tiếp đến, bạn đã chứng kiến một con thuyền ở giữa sông mà không có người cầm sào, người điều khiển chưa. Tắt một lời là không có người “lái” ấy? Lúc đó con thuyền muốn trôi đâu, dạt đâu mặc lòng như kiểu cây Lục Bình trôi giữa sông, hay một túi xốp lập lờ dưới nước...Người xưa nói người con gái mà “không chồng” như thế đó. Người xưa còn nói thêm; gái không chồng như phản gỗ long đanh. Có lúc nào bạn ngồi trên một cái ghế mà cứ xiêu xẹo, cọt kẹt, chao đảo chẳng vững vàng gì cả “long đanh” là thế. Rồi sao nữa; chạy ngược chạy xuôi chứ còn gì! Năm xưa lấy chồng đã khó khăn thì thời buổi này càng khó khăn gấp bội, khi đời sống hôn nhân gia đình không còn nền tảng, không còn yêu thương, tin tưởng vào nhau sống vì nhau… Bởi vì còn đó lấy chồng; Gái có chồng như gông đeo cổ và “cái nợ ở đời”. Cái nợ ấy nhưng lắm người muốn mà không được, thèm mà không thấy.
Thế nào gọi là “ế” và hiểu thế nào là ở “giá” để đừng có ai hiểu nhầm hai khái niệm của cùng một tình trạng người phụ nữ không lấy chồng hoặc không có chồng. Xã hội nào và ở thời đại nào cũng có những con người ở trong tình huống này. Và hình như cũng luôn ở trong tình trạng nữ nhiều hơn nam. Nhưng với thời đại hiện nay không lấy chồng hình như là một mốt, một phong trào có tính tỏa lan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khôn lường và cũng còn đó một sự chọn lựa. Điều tự nhiên và tất yếu nam đến với nữ hoặc ngược lại để có một gia đình; cha mẹ- con cái. Nhìn thẳng vào thực tế, đàn ông lắm kẻ vũ phu, ong bướm, bún phở…sống vô trách nhiệm với gia đình…Điều này có phải là một trong những nguyên nhân để người phụ nữ không muốn lấy chồng nhưng có lúc lại muốn có con với một ai đó. Thế nhưng, thời đại hôm nay, phụ nữ có những phong trào và thích cái mình muốn để khẳng định chính bản thân mình cái gọi là; có quyền bình đẳng như người nam. Bình đẳng ở đâu thì tôi chưa thấy, hiếm thấy nhưng nếu bình đẳng trong việc lấy chồng, người phụ nữ sẽ khập khểnh trong cuộc sống; không chồng chạy ngược chạy xuôi.
Nếu nói phụ nữ “ế ” thì sao? Có thể thời con gái có cái gọi là quá lứa lỡ thì, hay
Còn duyên kẻ đón người đưa,
Còn duyên kén cá chọn canh,
Còn duyên kén những trai tơ,
Nhưng bởi mình tự kiêu, kén chọn, lọc lựa… bao nhiêu cũng không vừa “kén cá chọn canh” tính không vừa nhiều nhất có lẽ; người con trai đó không có nhiều tiền, nhà cao cửa rộng…đã kén chọn nhưng không được thì cuối cùng đành; ba chân bốn cẳng chạy, vơ…như thế này;
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ.
Hết duyên củ ráy dưa hành cũng trôi.
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi.
Và thế này nữa;
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng,
Ai đó cứ tưởng vơ là được. Muốn vơ cũng không có để vơ nữa. Tội gì mà làm thế nhĩ. Phải chăng hối hận nên vơ đại một người nào đó. Nếu thế thì cái giá bi đát, chua cay quá chừng. Nếu không vơ được ai nữa thì người ta gọi “ế”. Ở như vậy và sống nhờ, cậy dựa vào người khác. Ở “ế” có phải là một sự chọn lựa hay một sự đã rồi. Con người ở “giá” là ở thế nào?
Nhìn bên ngoài thì có vẽ như nhau nhưng kỳ thực thì khác nhau bởi cách chọn lựa. Người ở “giá” có lẽ họ đã chọn một giá trị nào đó hay một lý tưởng nào đó nữa. Họ sống có mục đích và có tương lai định hướng nào đó. Họ đã đánh đỗi cả cuộc đời; sống vì một ai đó, những ai đó ngoài mình. Có những người “con gái” đã nói với tôi; thà kiếm một đứa con với một người qua đường nào đó để nuôi, chứ tội tình gì mà lấy chồng. Tôi chỉ cần đứa con, sống với nó là đủ rồi. Thế nhưng, họ có nghĩ đứa con đó sẽ sống trong tình trạng không có bố mà người đời gọi là; con hoang. Người “con gái” đó có đặt vị trí mình của đứa con khi người ta nói; mày là đồ con hoang không? Con không có cha nên mới thế…Mẹ nó thì… Con chim mà có một cánh thì bay làm sao được. Đứa con đó sẽ lớn lên trong tình trạng thiếu một cánh như con chim. Hỏi mẹ nó sẽ như thế nào? Tương lai đứa con ấy ra làm sao?
Tham khảo thêm:
Tam tòng: Giam hãm người phụ-nữ trong hàng rào lễ-giáo khắc-nghiệt phi-nhân: phu tử tòng tử. Ở nhà, thờ cha mẹ; lấy chồng, theo nhà chồng đã đành, nhưng chồng chết thì phải ở vậy thủ tiết thờ chồng theo con. Cái trật-tự này hoàn-toàn không biết đến nhân-vị con người, đó không phải là triết-lý nhân-bản lấy con người làm gốc. Cho nên với khát- vọng quyền làm người, người goá-phụ Việt đã mĩa-mai cúng chồng mà xin phép người chết để đi thêm bước nữa:
Giàu thì thịt, cá, cơm, canh,
Khó thì lưng rau đĩa muối, cúng anh, tôi đi lấy chồng.
Hỡi anh chồng cũ của tôi ơi!
Anh đã khôn thiêng, xin anh trỗi dậy ăn xôi nghe kèn.
Thôi anh đã về kiếp ấy xin đừng ghen,
Để cho người khác cầm quyền thê nhi.
Như đã đề-cập, người con gái trong Kinh Thi của Khổng-Tử, một thứ văn-học dân-gian của Trung-Hoa cổ xưa, vẫn phảng- phất hình-ảnh của một thứ nô-lệ cho giáo-điều khắt-khe phi- nhân, phi-lý chỉ biết "cúi đầu nép xuống sân mai một chiều", người con gái Việt thì trái lại, vùng lên chống cái thứ tam tòng mà Hán-Nho đem sang áp đặt đi ngược lại với truyền- thống Việt, với bản-năng con người, để gào lên những khát- vọng thực sự của con tim, nói lên cái tinh-thần nhân-bản trong đời sống. Họ đã chẳng ngần-ngại mà táo-bạo trả lời rằng:
Đi đâu mà chẳng lấy chồng,
Người ta lấy hết chổng mông mà gào.
Gào rằng: "Đất hỡi, Trời ơi!
Sao không thí bỏ cho tôi tấm chồng?
Hoặc nói thẳng ra lời than-thở với nỗi ấm-ức trong lòng:
Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái, như ai không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ,
Gái không chồng như phản gỗ long đanh.
Phản long đanh, anh còn chữa được
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi
Không chồng khổ lắm chị em ơi!