Chùa: Đền Rồng (Đền Lý Chiêu Hoàng)

Bắc Ninh
Đền Rồng (Đền Lý Chiêu Hoàng)
Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
N/A
Từ Sơn

Giới thiệu

Đền Rồng (Đền thờ Lý Chiêu Hoàng) (thị xã Từ Sơn)

Đền Rồng thờ Lý triều Thánh hậu, nằm trong cụm Di tích lịch sử Đền Đô - thờ 8 vị vua nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII cuối đời Trần Nhân Tông (1281).
Bà húy là Phật Kim Công Chúa, sau đổi là Thiên Hinh - thứ nữ của Lý Huệ Tông, (Nhà vua không có con trai nên Bà được lập làm Thái tử, sau được truyền ngôi. Bà sinh năm Đinh Sửu (1217), mất năm Mậu Dần (1278).
Vua Lý Huệ Tông là Long Sản, con trưởng của Vua Lý Cao Tông, mẹ là Hoàng hậu Đàm Thị, sinh tháng 7 năm Giáp Dần niên hiệu Bình Trị Long Ứng thứ tư, lên ngôi năm 1211, đến năm 1224, Người 32 tuổi mà vẫn chưa có con trai, lại mắc bệnh nan y. Vua nghe Hoàng hậu Trần Thị Dung và cận thần là Trần Thủ Độ ra ở chùa Chân Giáo chữa bệnh, tạm giao ấn ngọc, long bào cho Thiên Hinh tức vị xưng là Lý Chiêu Hoàng - Đệ cửu Hoàng đế năm Giáp Thân (1224) niên hiệu Thiên Chương Hữu Đạo mới 7 tuổi, mặc xiêm y, buông rèm ngồi nghe trị nước của quyền thần… Trần Thủ Độ tuyển cháu là Trần Cảnh 8 tuổi làm Chi cục chánh hầu nội trong cung cấm, mưu đồ cho hai người lấy nhau, hợp pháp hóa việc chuyển nhượng ngôi báu. Dân gian cũ có câu:
“Chiêu Hoàng là phận nữ nhi
Giang sơn gánh vác dẫu chi được nào
Cơ trời tạo hóa khéo sao
Bỗng dưng nội thị lọt vào lầu trong
Người yểu điệu, kẻ tự phong
Bén hơi người ngọc, động lòng mây mưa”
Bà làm vua được 2 năm, đến ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (tức tháng 2 năm 1225), bà lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh nhận Long Bào, tức vị xưng Thái Tôn Hoàng Đế, đổi liên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhât, Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu Chiêu Thánh. Để phòng hậu họa “Tiểu thảo trừ căn”, Trần Thủ Độ ra chùa Chân Giáo bức tử Vua Lý Huệ Tông (tức Huệ Quang Đại Sư) chết ngày 20 tháng Chạp năm Ất Dậu, thọ 33 tuổi).
Bà làm Hoàng hậu nhà Trần 9 năm mà vẫn chưa có con. Tháng 8 năm Giáp Ngọ (1234), Trần Thủ Độ ép chị ruột của Bà là Thuận Thiên vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) đã có mang 4 tháng lấy Trần Cảnh, tôn làm Hoàng hậu, giáng Bà xuống làm phu nhân Trần Liễu…
Sử sách cũ phê bình:
“Trần gia thường luân, bại lý
Giá mẫu hậu đoạt huynh thê
Giai tạo đoan chi bất thẩm
Thiên cổ kim chi hữu nhất…”
Bà chống lại việc làm thường luôn bại lý đó
“Vật vô chi cũng hiểu luân thường,
Huống chi là bậc đế vương
Giang sơn đã mất còn thương tiếc gì?”
Bà bỏ Trần Liễu, ra ở chùa Trấn Quốc, đất Tây Hồ để giữ trọn đạo làm người.
Được nước rồi, nhà Trần vẫn lo hậu họa, ráo riết truy sát tôn thất nhà Lý. Trần Thủ Độ còn cho lập Hoa Lâm Lầu ở cõi Thái
Dương Đường (bên bờ sông Đuống ngày nay), giả mời các cựu thần nhà Lý ra làm lễ tế thần, ăn thề, rồi làm sập lầu, giết chết 43 hữu quan tôn thất nhà Lý.
Đến năm Giáp Thìn (1244), có tướng Lê Tần, một người văn võ song toàn, có nhiều công lớn trong cuộc chiến đấu chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, đã từng giải vây cứu được Vua Trần Thái Tông, được phong chức Bảo Giá Vương, sau đổi là Lê Phụ Trần đến cầu hôn với Bà. Bà chỉ ưng thuận khi triều đình thực hiện 3 điều kiện:
1. Xóa bỏ lệnh truy sát, Hoàng tộc Lý được đổi họ về họ cũ, về quê làm ăn.
2. Các lăng miếu, đền thờ các vị công thần triều Lý được tu bổ, thờ phụng như xưa.
3. Dinh của Lê Phụ Trần phải ở xa Hoàng Thành, khỏi phải nhìn thấy Vua Trần nữa.
Vua và Trần Thủ Độ đồng ý ba điều kiện trên.
Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở đất Thanh Hóa, sinh hạ được 2 con, một trai, một gái là Lê Phụ Hiểu làm quan thời Trần Anh Tông và Kiều Thụy Minh Khuê lấy trạng nguyên Trần Cố.
Bà mất ngày 23 tháng 9 năm 1278, hưởng thọ 62 tuổi. Theo nguyện vọng (trong huyết tâm thư), Bà được nhân dân kính trọng đưa thi hài về quê nhà Hương Cổ Pháp. Bà được an táng tại bìa rừng phía Tây Thọ lăng Thiên Đức, gần lăng Tiên Đế.
Bà được người sau lập đền thờ ở Long Miếu Điện. Nhân dân thành kính gọi là Đền Rồng hay Đền Bà Chiêu.
“Trích Việt Nam Đại Hồng Sử”.

Đền Rồng (Đền Lý Chiêu Hoàng) - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh



Thư viện ảnh

Ảnh Mô tả ảnh

Nguồn: www.place.vn/dia-diem/den-rong-den-ly-chieu-hoang-65505


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận