Đại Tranh Chi Thế Chương 91: Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay (Trung)

Nói tới đây, nàng xoay thân thể mềm mại, lại liếc về phía Khánh Kỵ một lần nữa, nhìn chăm chú một lúc lâu, chậm rãi nhấc tấm lụa mỏng trên mặt lên, lộ ra khuôn mặt kiều mỵ làm điên đảo chúng sinh, chỉ có điều khuôn mặt của nàng hướng về phía "Khánh Kỵ" đang hôn mê bất tỉnh trên giường, người bên ngoài không thể nhìn thấy được.

Một đôi mắt như nước hồ thu tập trung chăm chú nhìn lên cổ của "Khánh Kỵ", Khánh Kỵ ngửa mặt kê cao gối mà ngủ, nặng nề bất tỉnh. Thành Bích phu nhân sóng mắt hơi động, một tia ý cười cổ quái chợt lóe lên trên miệng nàng rồi vụt tắt, nàng buông tấm lụa che mặt, thoáng cái đứng dậy, nói:

- Khánh Kỵ công tử cát nhân thiên tướng (1), liên tiếp gặp đại nạn mà không chết, chính là đứa con được ông trời bảo hộ. Tánh mạng của ngài đã không còn đáng ngại, là thiếp thân yên tâm rồi. Đông tướng quân, thiếp thân bây giờ phải khởi hành trở về thành, nếu công tử ở nơi đây cần thứ gì, hoặc đồ ăn bổ dưỡng gì, Đông tướng quân không cần khách khí, cứ việc đi tới quý phủ của ta mà lấy.

- Đa tạ phu nhân!

Đông Cẩu chắp tay thi lễ, một trận hương thơm thanh nhã lướt qua chóp mũi , Thành Bích phu nhân đã lắc mình ra khỏi phòng.

Màn xe vừa buông xuống, nụ cười nhạt trên mặt Thành Bích phu nhân liền biến mất, nàng nhíu đôi mày ngài thanh tú, khẽ cắn môi dưới mềm mại, lâm vào trầm tư.

Sẽ không có chuyện nàng nhớ lầm, khi hai người mật đàm ở Lỗ Quái cư, có một lúc Khánh Kỵ cúi người về phía trước, ngôn ngữ ám muội, hại nàng hiểu sai ý, cảnh tượng lúc đó về sau nàng thường xuyên nhớ tới, cho tới nay ký ức hãy còn mới mẻ. Lúc Khánh Kỵ cúi người hướng tới nàng, nàng chỉ nghĩ rằng Khánh Kỵ có chủ ý gì đó với nàng, vừa thẹn vừa giận, vừa khẩn trương lại sợ hãi, không dám đối diện với ánh mắt của hắn, cho nên đôi mắt liền nhìn vào cổ của hắn. Lúc ấy nhìn thấy rõ ràng, trên cổ Khánh Kỵ không có cái gì cả, có điều vừa rồi khi nhấc cái chụp đèn lên để nhìn cho kĩ, trên cổ của "Khánh Kỵ" này lại có một vệt tròn nhỏ, không phải là do bẩn hay vết máu, mà là một nốt ruồi, một nốt ruồi vốn có từ khi sinh ra tới khi lớn lên.

Thành Bích phu nhân dựa thân mình mềm mại yêu kiều lên chiếc gối mềm, trên mặt lộ ra một thần khí tựa cười lại như không cười:

- Gia hỏa này, lưu một gã thế thân ở đây, còn chính hắn thì... đi đâu nhỉ?

o0o

Triệu khách man hồ anh.

Ngô câu sương tuyết minh.

Ngân an chiếu bạch mã.

Táp đạp như lưu tinh. Bạn đang đọc chuyện tại Truyện.YY

Dịch nghĩa:

Khách nước Triệu đeo giải mũ thô sơ

Có thanh gươm Ngô câu sáng như sương tuyết.

Yên bạc soi chiếu con ngựa trắng,

Lấp lánh như sao bay.

Dịch thơ:

Khách nước Triệu phất phơ dải mũ,

Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương.

Long lanh yên bạc trên đường,

Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay

(Hiệp khách hành - Lý Bạch. Bản dịch thơ của GS Trần Trọng San)

Bóng đêm nặng nề, trăng như lưỡi liềm. Thớt ngựa vụt bay, nhanh như xé gió. Chính là bởi vì tiếng vó vội vã này, khiến cho những chú chim đang ngủ trong rừng phải kinh hãi...

Lại là một ngày mặt trời ban mai mọc lên ở phương Đông, Tề quốc tiểu thành Kiền Hậu nghênh đón hai vị khách nhân phong trần mệt mỏi, Khánh Kỵ và Đậu Kiêu Kính. Hai người vẫn một thân áo vải thô cát bào, râu ria rậm rạp. Những vật đặc biệt như yên ngựa, bàn đạp đã được bọn họ giấu đi ở vùng ngoại ô, hai người dắt ngựa đi vào thành, tìm một quán rượu để nghỉ chân.

Khi đang uống rượu, Đậu Kiêu Kính hỏi người hầu rượu chỗ ở của Lỗ Quân Cơ Trù, tin tức nhận được quả thật không khiến cho người ta phải thất vọng: Lỗ Quân Cơ Trù cùng phu nhân Ngô Mạnh Tử đã rời khỏi Kiền Hậu, tới Lâm Truy mừng thọ Tề quốc Tể tướng Yến Anh.

Đậu Kiêu Kính nói tin tức này cho Khánh Kỵ, Khánh Kỵ nghe thấy vậy thì trong lòng không khỏi mắng to: "Người ta nói cấm có sai, Cơ Trù này thực là rất không biết điều. Thúc Tôn, Mạnh Tôn lập tức sẽ phái người tới đón ngươi về nước, là loại sự tình khẩn cấp đến thế nào, hẳn là nên sớm chuẩn bị để về nước, lúc này ngay cả Yến Anh có mời, cũng nên tìm một lí do gì đó để thoái thác. Huống chi Yến Anh luôn luôn phản đối việc vì Cơ Trù mà khai chiến với ba nhà Lỗ quốc, căn bản sẽ không chủ động thân cận với hắn. Cơ Trù a, ngươi bảo ngươi tới Lâm Truy để nịnh hót cái gì hắn?"

Lỗ quốc tiên quân qua đời khi chưa chỉ định người kế vị, con trai trưởng của hắn lại mất sớm, Cơ Trù này là con vợ kế. Lúc ấy Quý Thị gia chủ Quý Vũ Tử dốc hết sức tiến cử để hắn trở thành Lỗ Quân, gia chủ Thúc Tôn thế gia Thúc Tôn Báo từng phản đối mạnh mẽ, lý do có nhiều lắm, đại ý là người này làm việc không biết nặng nhẹ, hành vi hoang đường, không có đầu óc, lại chẳng có mưu kế. Có điều Quý Vũ Tử muốn chọn một gã hồ đồ như vậy làm Quốc Quân, "ưu điểm" này hắn đương nhiên là nhìn thấy trong mắt.

Lúc ấy gia chủ Mạnh Tôn Thị vừa mới qua đời, gia chủ mới còn chưa kế vị, Thúc Tôn Báo một người không thể đối kháng với Quý Thị, kết quả tóm lại là vẫn phải chọn hắn làm Quốc Quân. Phu nhân của hắn là Ngô Mạnh Tử, lại nói tiếp chính là bà cô họ hàng xa của Khánh Kỵ, tuy nhiên hắn chưa từng ra mắt, cũng chưa từng có liên hệ gì. Ngô Mạnh Tử là nữ nhi trong hoàng tộc Ngô quốc, cùng họ Cơ với Cơ Trù, vốn tên là Cơ Mạnh Tử, rất được Cơ Trù sủng ái, khi Cơ Trù chạy trốn sang Tề quốc còn dẫn nàng đi theo.

Hiện giờ nghe nói Lỗ Quân tới Lâm Truy, hơn nữa cũng đã đi được ba ngày, Khánh Kỵ tự biết rằng đuổi theo cũng không kịp nữa rồi, chỉ đành thở dài một tiếng, phân phó Đậu Kiêu Kính đi tìm một lữ quán để nghỉ ngơi nửa ngày, sau đó khởi hành đi Lâm Truy.

Trời nhá nhem tối, ánh tịch dương như lửa, hai người vội vàng ra khỏi thành, ở ngoài thành lấy yên ngựa bàn dậm đeo lên lưng ngựa, nâng cao tinh thần, ra roi thúc ngựa chạy thẳng tới Lâm Truy.

Lâm Truy, chính là đô thành của phương Đông đệ nhất đại quốc Tề quốc, mang danh là đô thành của thiên hạ, phồn vinh còn hơn cả Khúc Phụ. Lúc chưa tới Lâm Truy, Khánh Kỵ còn tưởng rằng Lâm Truy thật sự giống như ở trong lời đồn, rằng bởi vì pháp luật tàn khốc nghiêm khắc, trên đường nơi nơi đều là những người bị chặt đứt hai chân chỉ có thể dùng nghĩa túc (chân giả) để đi đường. Tới nơi rồi mới phát hiện ra rằng lời đồn đại đúng là khuyếch đại thái quá, những kẻ ngu muội khi ngưỡng mộ văn hóa, luôn luôn không biết tự lượng sức mình đi miêu tả đối phương sao cho càng kém văn hóa hơn chính mình càng tốt.

Pháp luật ở Tề quốc hiện nay đúng là rất nghiêm khắc, nhưng cũng không tới mức cường điệu hóa như thế kia. Nét đặc trưng của Tề quốc, tổng thể mà nói là, từ khi Khương Tử Nha kiến quốc, xây dựng nên một bầu không khí thư giãn, lạc quan, tự do, cởi mở. Khương Thái Công sau khi được phong Tề, phương pháp trị quốc đầu tiên được áp dụng chính là đơn giản hóa những lễ nghi quân thần phức tạp, thuận theo phong tục địa phương, bình dị gần dân. Điều này gây ra ảnh hưởng rất sâu sắc, trước mặt chư hầu các quốc gia, đại thần muốn không tuân theo Chu lễ còn phải ngại ngại ngùng ngùng, che che giấu giấu, mà Tề quân còn dám đem vũ nhạc, trang phục của tứ di (2) vào trong cung đình. Dân gian cũng tương tự như vậy, nữ tử mặc nam trang, đường hoàng đi chợ, cũng là trào lưu do Tề quốc khởi xướng, ở nhiều mức độ khác nhau, hiện giờ phong cách ăn mặc của các quốc gia trong thiên hạ, đều là do Tề quốc khởi xướng trào lưu.

Tề quốc để cổ vũ cho buôn bán, từ thời đại Quản Trọng (3) trở đi, liền mở bỏ các lệnh cấm, hạ thấp thuế quan, quy định những thương nhân đi xe tứ mã đến Tề quốc, miễn phí ăn cơm; mang hai thớt ngựa ba chiếc xe đã được miễn phí ăn cơm lại còn được miễn phí cung cấp thức ăn cho gia súc; mang hai mươi con ngựa năm chiếc xe thì ngoại trừ những điều kiện kể trên, còn được trang bị đặc biệt năm nhân viên lao dịch, tùy ý sai sử. Cứ như thế Tề quốc buôn bán cực kỳ phát đạt, khách nhân từ bên ngoài tới rất nhiều, bởi vậy Khánh Kỵ và Đậu Kiêu Kính từ xa tới mang theo bốn con ngựa, tuy rằng phong trần mệt mỏi trông có chút đặc biệt, nhưng ở trong mắt người nước Tề đã nhìn quen những người ngoại quốc lạ lẫm, thì lại chẳng lấy gì làm kỳ quái.

Tề quốc từ khi Quản Trọng thiết lập nữ lư (kỹ viện), các quốc gia tới tấp mô phỏng, trước mắt theo quy mô mà nói, vẫn đang là Tề quốc lớn nhất. Khánh Kỵ cùng Đậu Kiêu Kính sau khi vào thành, đi tới nơi tập trung Tề quốc nữ lư. "Khu đèn đỏ" ở Tề quốc ngang dọc giao nhau mấy khu phố lớn, nơi nơi đều là xướng liêu kỹ viện (4). Những con kỵ mã đứng dựa bên thành cầu, những bóng tay áo hồng vẫy chào đầy trên lầu gác, oanh oanh yến yến, son phấn thơm hương. Những thành phần nơi đây thường phức tạp, sẽ không ai hỏi thăm thân phận lẫn nhau, chính là nơi tốt nhất để ẩn thân.

(giỏi cho lão Nguyệt Quan, cái lí do tới lầu xanh thật là đường hoàng)

Khánh Kỵ đổi một chút Tề quốc đao tệ (5) rồi giao cho Đậu Kiêu Kính, cười nói với hắn:

- Mới vừa rồi nhìn thấy nơi này nữ tử xinh đẹp mỹ lệ rất nhiều, dọc đường đã phải bôn ba vất vả rồi, ngươi cũng cần phải tìm một chỗ thưởng thức tư vị ôn nhu đi?

Đậu Kiêu Kính cười khổ nói:

- Công tử, hai bên đùi của kẻ hèn đều đã tê rần, đã cưỡi ngựa cả đoạn đường rồi, hiện tại làm gì còn khí lực mà cưỡi ngựa son (6), vào lúc này đại sự của công tử vẫn quan trọng hơn.

Khánh Kỵ ha ha cười lớn, nói:

- Được, chúng ta tìm một nhà riêng, giả làm khách nhân buôn ngựa, thả lỏng nghỉ ngơi một chút. Khi tinh thần khỏe khoắn lại, sẽ ra bên ngoài để hỏi thăm tìm kiếm nơi hắn ở.

Đậu Kiêu Kính nói:

- Công tử, kẻ hèn không vấn đề gì, chúng ta cứ đi luôn cũng được.

Khánh Kỵ lắc đầu:

- Không được, dù thế nào cũng phải tìm chỗ trụ đã, còn có chỗ để ngựa, rồi tắm rửa nghỉ ngơi một chút. Sự tình càng cấp bách, tới thời khắc quan trọng lại càng phải giữ bình tĩnh, để tránh thất bại trong gang tấc

Hai người dắt ngựa đi men theo con phố, vừa thấy hai gã đại hán thô lỗ tục tằn như vậy, nữ tử hai bên thanh lâu vội dựa vào lan can vẫy tay loạn lên, mị nhãn tung bay, muốn hấp dẫn bọn họ đi vào. Hai người lại chẳng để ý tới, cứ thẳng đường mà đi, men theo ngõ nhỏ đi sâu vào trong, nhìn thấy một hộ gia đình, sân trong không lớn, lại có vẻ tĩnh mịch, trên cửa có treo một ngọn đèn hoa nhài, cho thấy đây là một nhà riêng.

Đậu Kiêu Kính tiến lên gõ cửa, một lát sau một nữ tử xinh xắn lanh lợi ra ngoài nghênh đón, mặc một bộ xiêm y màu đỏ tươi, nhìn diện mạo da dẻ trắng nõn, mặt mày thanh tú, lại phối hợp với dáng người nhỏ xinh, hương thơm tươi mát đáng yêu như đứa trẻ, có điều nhìn bộ dáng cũng phải tới hai mươi lăm hai sáu tuổi rồi.

Nàng vừa mở cánh cửa, nhìn thấy ở ngoài cửa là hai đại hán uy phong lẫm lẫm, chính mình chỉ cao tới dưới bộ ngực của bọn họ, không khỏi lắp bắp kinh hãi. Nàng hơi đánh mị nhãn, một tay nhẹ nhàng vuốt mái tóc dài, hi ha cười quyến rũ nói:

- Ai nha, hai vị đại gia chịu tới chiếu cố sinh ý của nhân gia, nhân gia thực rất hoan hỉ, có điều... Các ngươi là hai đại hán uy vũ như vậy, người ta lại chỉ là một tiểu nữ tử, sợ là sẽ không ứng phó nổi.

Nhân vật như vậy Khánh Kỵ đương nhiên sẽ không tiến lên trả lời, Đậu Kiêu Kính xoay chuyển con ngươi, hung hăng nói:

- Nói nhảm ít thôi, mở kỹ liêu (7) lại còn sợ chim to (con chim à nha, ai hiểu ý gì khác thì tùy). Bọn ta vừa mới tới Lâm Truy, thấy viện của ngươi thanh tĩnh trúng ý ta, muốn ở nơi này trụ lại hai ngày mà thôi. Kéo đèn xuống đi, tiền cho ngươi sẽ không ít đâu.

Nói xong, một xấp đao tệ đã được ném vào trong tay nàng, nhãn tình của nàng sáng lên, lập tức vui vẻ nói:

- Có thể có thể, hai vị đại gia mau mời tiến vào. Ôi, sao lại có tới những bốn con ngựa nha.

Đậu Kiêu Kính buồn bực khó chịu nói:

- Tiền coi ngựa ta sẽ đưa cho, lo lắng cái gì, kéo đèn xuống rồi đóng cửa viện lại, đun nước nấu cơm, đại gia muốn nghỉ ngơi một chút.

------------------------

(1) Cát nhân thiên tướng: Người hiền được ông trời phù hộ.

(2) Tứ di: người Trung Hoa xưa vốn coi các dân tộc khác là bốn rợ (tứ di). Cái nhìn của họ đối với các dân tộc Mông, Tạng, Hồi, Khất Đan, Tây Hạ... rất khinh bỉ. Ngay chính trong Liên thành quyết, Kim Dung cũng không giấu được cái nhìn khinh bỉ đó. Chỉ đến Thiên Long bát bộ, ông mới xác nhận rằng người Khất Đan, Nữ Chân, Tây Hạ là những giống loài bình đẳng như bao giống loài khác.

(3) Quản Trọng: Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.

(4) Xướng liêu: xướng - kỹ nữ, con hát, liêu: lều, căn nhà nhỏ. Những căn nhà nhỏ của kỹ nữ, có thể để khách nhân ở trọ đồng thời phục vụ những nhu cầu quan trọng khác.

(5) Đao tệ: Tiền lưu hành thời kỳ Xuân Thu.

(6) Ngựa son: Ngựa trang điểm. Đậu Kiêu Kính không muốn cưỡi thêm ngựa gì, ai ai cũng hiểu

(7) Kỹ liêu: Như xướng liêu bên trên thui.

Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/dai-tranh-chi-the/chuong-113/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận