Ở Rể (Chuế Tế)
Tác giả: Phẫn Nộ Đích Hương Tiêu
Quyển thứ ba: Long Xà
Chương 465: Mùa xuân ấm áp, họ hàng bằng hữu gần xa.
Nguồn: Mê Truyện
Qua những ngày đầu tháng hai âm lịch này, những ngày đông lạnh lẽo dần qua đi, muôn vật tràn trề sức sống. Các hộ nông dân đã bắt đầu cày bừa chuẩn bị cho vụ xuân. Trong và ngoài thành Biện Lương càng thấy rõ được hơi thở ấm áp của nước sông được gió xuân đưa đi mọi nơi. Các chồi non trên cây lột xác, đóa hoa từ từ hé nở. Các hộ nông dân đã vào thành mua các loại nông cụ. Những đứa trẻ đi theo cha mẹ ra phố hơi thở của mùa xuân đã đến càng trở nên ấp áp...
Ngoài việc quan trọng là cày bừa cho vụ xuân ra, hai tháng này trong thành Biện Xuân còn có đại sự náo nhiệt hơn. Đó là vì kì thi mùa xuân năm nay sắp đến. Thi cử tại kinh thành chính là việc trọng đại vì nước mà chọn ra nhân tài, cứ ba năm một lần.
Nhưng quy tắc thi thường không nhất quán. Có lúc Hoàng đến cảm thấy thiếu người hoặc là văn đàn hưng thịnh. Võ triều một thế hệ hai năm, một năm một lần cũng không phải là chuyện lạ. Đặc biệt là sau khi định ra kế hoạch Bắc phạt, dù là thành công hay thất bại tương lai cũng đều phải cần dùng đến rất nhiều nhân tài. Mấy năm gần đầy việc chọn nhân sĩ cũng trở lên thường xuyên hơn.
Tuy rằng các quan viên của Lại Bộ rảnh rỗi đến mức làm cho đau đầu nhưng đối với Hoàng đến mà nói nhân tài thực sự có thể dùng được dù thế nào cũng là ít.
Vì kì thi mùa xuân đã đến gần, các thí sinh vào kinh ứng thi từ năm ngoái đã tụ tập lại, chẳng khác nào không khí tết vẫn còn đến tận bây giờ. Mọi tầng lớp, các học trò đến tham dự, có người thì tìm kiếm cơ hội để thể hiện tài năng, có người hoặc là đến chỗ của quan viên, văn hào quý phủ để đút lót mong được quan to ưu đã đã thành lệ thường.
Trên thực tế, tuy các cuộc thi quan trọng của thời hiện đại để tránh việc thiên vị chuyện mà không cho người châm bài biết được tên của thí sinh đó là điều đương nhiên. Nhưng thực tế thời Võ triều không dán bảng tên. Một thế hệ Đường triều, về tên của thí sinh đối với quan giám khảo chấm bài mà nói tất cả đều rõ rành. Cuộc thi càng nhiều lần kiểm tra, là học sinh bên trong phòng thi có nổi tiểng ở bên ngoài hay không, có khả năng chạy bài hay không … Thì xuất phát từ một ý nghĩa nào đó mà nói đây cũng là một cuộc kiểm tra thực tế với đối phương, về bối cảnh gia đình, dựa vào đó để tuyển chọn làm quan ,cũng là một lý do nhất định trong đó.
Sau đời đầu tiên của Võ triều thi cử bắt đầu dán bảng tên. Nhưng các thí sinh đến từ mọi nơi vẫn có thói quen như cũ mà không có thay đổi gì, dù sao cũng đã chạy bài có thể lúc lấy đề thi sẽ có tiền bối chỉ điểm. Còn cho dù là sau khi thi đậu những người này cũng vẫn những tác dụng to lớn. Còn những việc ồn ào huyên náo này cũng làm cho không khí thi cử trong thành Biện Lương sôi nổi hơn. Đối với những người thích những chuyện này thế này thì quả thực họ sẽ rất thích thú.
Trước và sau mùa xuân đều có những văn nhân, học tử chạy đến quý phủ Ninh Nghị tặng hành quyển, đến nhà thăm hỏi nhằm tìm được mối quan hệ nào đó từ nơi này.
Đặc biệt là những ngày trong tháng hai này, có mấy nhóm học sinh đến chỗ Ninh Nghị muốn được chỉ bảo về thơ ca. Cũng có kẻ đến cửa để chỉ trích việc làm của Ninh Nghị. Ví dụ như có một kẻ tên là Trần Đông, học sinh của Quốc Tử Giám sau khi đến thăm hỏi thì chỉ trích Ninh Nghị đã luồn cúi cho những kẻ đi buôn. Thân hữu dụng mà lại không thể vì nước mà dốc lực, uổng công đọc sách thánh hiền. Ninh Nghị nghe thấy mà đau đầu đuổi kẻ đó ra ngoài.
Cũng may là đối phương đã nói rồi chứ không lôi thôi lâu lắm. Gã Trần Đông này còn hơn Ninh Nghị mấy tuổi rất có tâm huyết. Là một trong những học sinh của trường Thái học Quốc Tử Giám. Tuy tài học không được coi là xuất chúng nhưng từ trước đến nay cũng được gọi là người có lực hiệu triệu đại diện cho những kẻ giàu có.
Khi Ninh Nghị nhắc đến với Nghiêu Tổ Niên, nghe nói Trần Đông kia thậm chí có vài lần soạn văn chửi rủa Thái Sư Thái Kinh không còn đương chức, thật sự là lực sĩ chân chính. Đương nhiên vận may thi cử còn kém một chút, danh khí có đấy, nhưng chưa bao giờ đỗ quan, có lẽ cũng là vì ảnh hưởng của Thái kinh bên kia.
- Nhưng Trần Đông lại chủ động đến đây chửi, cũng đủ để nói rõ gần đây danh tiếng của ngươi ở kinh thành khá nổi. Tuy nhiên vì hai tửu lâu mà chuyện thành ra như vậy ta tiếc cho ngươi rèn sắt không thành được thép …
Về chuyện này, Văn Nhân Bất Nhị đánh giá như thế:
- Tâm tình của Trần Đông ta có thể hiểu được.
Bây giờ cục diện lại thành ra thế này, thực ra ở một phương diện khác cũng là Ninh Nghị cố ý làm ăn kinh doanh. Thời gian mấy ngày gần đây, tin tức về tác giả của hai bài thơ mới là đại tài tử Ninh Lập Hằng được Trúc Ký tuyên bố đã truyền ra khắp văn đàn Biện Lương. Chủ yếu nhất là Sưu Sư cô nương thậm chí còn vì tác giả biểu diễn hai bài thơ mới này, từ chối mấy lời quan trọng, sau khi chuyện này truyền ra ngoài đã dẫn đến không ít sóng gió.
Đơt thi đầu tiên của mùa xuân năm đó là mùng chín tháng hai, chính là thời điểm mà các tài tử có cơ hội tốt nhất để phát triển thanh danh của mình ở thành Biện Lương. Nhưng vào tháng cuối Ninh Nghị đã lan truyền tin tức này nhất thời làm cho không ít người nhớ lại nhiều câu thơ mà hắn đã cho lan truyền vào Tết Đoan Ngọ đầu năm. Bởi vậy, có người đang mong đợi nội dung mới của hai bài thơ này, có người thì xoa tay nghĩ phải chờ đến ngày công bố bài thơ để lấy một tác phẩm hay hơn nữa nhằm áp đảo đối phương.
Nói chung là dù ở tâm lý nào thì hai tòa Trúc Ký trong thành Biện Lương với hai cái tên của Trúc Kí là "Vãn Chiếu", "Vũ Yến" đã đủ thấy hấp dẫn rồi. Dù là trong mấy ngày ngắn ngủi công việc kinh doanh của hai toà Trúc Kí rất sôi nổi, ngay sau đó thì tiếp theo việc kinh doanh ngó sen, than đá, lò than cũng được mở rộng ra gấp mấy lần. Đương nhiên cũng có người có phương pháp, bắt đầu tìm hiểu xuất thân, bối cảnh và những tin tức liên quan đến Ninh Nghị.
Cho dù là hai quán tửu lâu này có chật ních người thì số người chứa được cũng không nhiều. Tại một thời đại thiếu thốn những thủ đoạn tiếp thị mà nói, bất luận là danh tiếng của Lý Sư Sư vẫn là nổi tiếng dựa vào mấy bài thơ của hắn, tiềm lực có thể khai thác sẽ càng nhiều. Ví dụ về đến nhà, đám người Tô Yến Bình đã đề nghị hắn và Lý Sư Sư có thể làm những chuyện mờ ám, đi Phàn Lầu, đi dạo … nhưng dù sao Ninh Nghị cũng biết đạo lý nên hắn đã bác bỏ đề nghị kia.
- Thù hận cũng đủ rồi, chuyện làm ăn buôn bán dù sao cũng phải năng nhặt chặt bị. Ta mở cửa hàng chính là xứng với bài thơ, để mọi người làm theo hay hơn. Nếu cuối cùng lại đem tất cả hiếu kì đổ vào người Lý Sư Sư thì chuyện kinh doanh chẳng phải là như những quán bình thường sao? Các ngươi ra chủ ý này giúp mọi người thật là ghê tởm … Kinh doanh là kinh doanh.
Đàn Nhi, Tiểu Thiền, Vân Trúc, Cẩm Nhi, sau khi họ lần lượt bỏ đi, Ninh Nghị trong mắt mọi người cũng có phần cô đơn hơn.
Đương nhiên, cảm giác như vậy cũng không khiến người ta cảm thấy ủ rũ mà lại khiến hắn có cảm giác mới. Ninh Nghị thường xử lý những chuyện trong nhà tiện thì mang theo con trai, có lúc ngồi bên cạnh trong chiếc xe nhỏ nói với Ninh Hi:
- Đợi cha xử lý trong những chuyện này sẽ mang con đi tìm mẫu thân trốn nhà kia được không?
Đứa nhỏ cầm đồ chơi ngồi trong xe gỗ chỉ gật đầu vỗ tay đáp lại:
- Ồ, ồ!
- Đến lúc đó đánh mông mẹ con nhé!
- A a …
- Con xem, con cũng cảm thấy cha có lý.
Hắn cười cầm bút lông bắt đầu viết chữ.
Lúc Đàn Nhi và Tiểu Thiền đi Hạnh Nhi cũng đi theo. Bình thường chăm sóc đứa trẻ vẫnlà Quyên Nhi hoặc mời bà vú nuôi ki đến chăm sóc. Ninh Nghị cũng không định để chuyện như vậy tiếp tục kéo dài. Ngoài việc hắn cảm thấy bên cạnh mình lạnh lẽo thì thực ra trong phủ vẫn rất náo nhiệt...
Sau khi nói chuyện với Ninh Nghị, đám người Tô Văn Định nghĩ rằng chuyện giữa vợ chồng họ không phải là chuyện gì to tát cho lắm. Thực ra bọn họ vẫn cho rằng chuyện rắc rối này trong nhà Ninh Nghị hoàn toàn xuất phát từ chuyện hắn không biết tán gái.
Chúc Bưu đảm nhiệm trọng trách bảo bệ Ninh phủ, đồng thời cũng cảm nhận được sự mới lạ của thành phố Biện Lương này.
Mặt khác, từ đầu năm đến cuối năm, tại Ninh phủ cũng có người thân của Tô gia đến thăm hỏi, người ở lại chính là con trai thứ hai Tri châu Tống Mậu có quan hệ thân thích với Tô gia, tên là Tống Vĩnh Bình, đứng thứ tư trong nhà Tống Mậu, mọi người gọi anh ta là Tiểu Tứ, nghe nói từ nhỏ đã rất thông tuệ. Có danh là thần đồng, năm nay vừa tròn 19 tuổi, đã đậu tú tài lần này cũng là vào kinh tham dự kì thi mùa xuân năm nay.
Trước kia Tống Vĩnh Bình này từng theo chân cha vào kinh nên cũng có khá nhiều kinh nghiệm. Anh ta dẫn theo hai gia phó cùng lên kinh, kết giao bằng hữu cũng có trật tự. Thoạt nhìn anh ta thật thà, chất phác nhưng thực tế lại là người rất khôn khéo, tài hoa cũng khá. Bởi vì sinh trưởng trong nhà quan cho nên khá thân thích với Tô gia. Nhìn ra được cảm quan của anh ta rất bảo thù đặc biệt là đối với Ninh Nghị, cảm quan rất phức tạp.
Người ở rể ở Tô Gia lại là một tài tử nổi tiếng nhất Giang Ninh. Năm ngoái Tô gia có họa diệt môn, hắn đã cứu toàn bộ Tô gia đã chứng tỏ hắn rất có bản lĩnh, lại không bước chân vào trốn quan trường … Những tin tức này, Tống Mậu biết được cũng là điều lý giải, nhưng khitruyền đến tai Tống Vĩnh Bình nên khó mà nói được nó sẽ thành ra thế nào.
Sau khi anh ta đi vào Ninh phủ, đám người Tô Văn Định vẫn được đối xử với anh ta rất thân cận, nhưng con cháu quan lại mười tám mười chín tuổi đã đỗ Tú tài, giao thiệp những thương nhân này đương nhiên là sẽ có cảm giác ưu việt. Vừa duy trì tu dưỡng vừa lịch sự lễ phép, anh ta vừa quan sát Ninh Nghị, cảm thấy người này cũng khá phức tạp.
Nhưng lần này đến kinh thành lại chứng kiến chuyện Tô Đàn Nhi bỏ nhà ra đi.
Một bà vợ của mình không áp nổi một người đàn ông, thật khó để nói bản lĩnh lớn đến đâu. Giữa anh ta và đám huynh đệ Tô Văn Định tuy là thân thiết. Trong ngôi nhà này không khí trất thoải mái nhưng không khí thoải mái cũng không có nghĩa là không có sự uy nghiêm. Đối với Tống Vĩnh Bình một đứa trẻ lớn lên trong nhà quan mà nói tất cả cũng chỉ có thể suy nghĩ theo hướng này.
Vị tỷ phu này có lẽ là thông minh đấy, cũng có cả những thủ đoạn lợi hại của một người khôn khéo. Nhưng cũng chỉ là sự khôn khéo của một thương nhân e rằng cũng không để được trên mặt bàn, không có gì đáng giá. Một mình ở nhà cũng có thể chơi đùa với con trẻ cũng chẳng còn uy nghiêm gì. Đối với một người thân thích coi như là kết giao với một người nhàn hạ. Nhưng gần đây hắn có quá nhiều chuyện lớn cần phải làm cũng không còn tâm tư mà để ý đến chuyện kinh doanh nữa.
Đầu tháng hai, vị thư sinh trẻ tuổi này ở trong Ninh gia cũng đánh giá tỷ phu của mình như vậy. Tuy rằng thậm chí còn nghe nói hắn có quan hệ với Lý Sư Sư nhưng có thể giúp mình những thứ gì đây? Xuất phát từ một văn nhân ngông nghênh, tạm thời anh ta còn chưa muốn có một mối quan hệ như vậy. Còn về phần quan hệ giữa anh ta và Hữu tướng, thực ra Tống Mậu và Tần Tự Nguyên lúc đầu cũng có lui đến.
Lần này lên kinh, trước khi chưa đến Ninh phủ, anh ta đã xin phép phụ thân cho đến phủ Hữu tướng để thăm hỏi.
Đối với nơi quan trường quen thuộc, Tống Vĩnh Bình biết rõ lợi ích của các mối quan hệ, nghĩ đến thực ra cũng rất dễ hiểu, không phải là không thể cùng với tầng lớp trên ở cùng chiến tuyến. Nhưng cho dù là ở trong đó rồi thì cũng nên lui đến thương trường. Đối phương chưa chắc đã coi ngươi làm được việc, nhưng mình có năng lực thì đương nhiên cũng không cần tìm người giúp. Hơn nữa anh ta nghĩ, dù là trong lòng Hữu Tướng chỉ có tôn trọng phụ thân mình, thì đương nhiên mình vẫn muốn cao hơn vị tỷ phu này.
Tuy rằng lúc đi gặp vị lão nhân kia, đối phương từng nhắc đến cái tên tỷ phu của mình hai lần nhưng đương nhiên anh ta nghĩ đó cũng chỉ là thủ đoạn để tỏ ra thân thiết … Về ý tưởng của cậu em vợ này, đương nhiên là Ninh Nghị cũng chẳng có thời gian mà tìm tòi nghiên cứu. Đúng là phải nói cuộc thi kia làm rối loạn kỉ cương … Tống Mật chưa mở miệng, nghiệp vụ của mình cũng chưa tới bước này. Còn về phần quan hệ thân thiết, nếu đối phương đến đây thì mình chuẩn bị cho anh ta ăn ở tốt là được. Nhưng thực ra sau khi đến Tần phủ hắn và đám Nghiêu Tổ Niên cũng có suy nghĩ qua chuyện này. Nghêu Tổ Niên đã cho một ít trọng điểm của cuộc thi. Hôm nay mùng bốn, Tần Tự Nguyên và Ninh Nghị cũng có nhắc đến cậu em vợ kia, tiện tay ông ta còn cho Ninh Nghị mấy cái đề tham khảo:
- Mang về cho cậu ta xem, nhưng có vào đề thi hay không thì ta cũng không rõ, ngươi mang về đi để cậu ta ôn tập cho tốt.
Nói xong chuyện này ông ta lại nói tiếp với Ninh Nghị về chuyện cày bừa cho vụ xuân.
Ninh Nghị biết tính cách của Tần Tự Nguyên, ông không cần phải giúp chuyện này, bởi vì thực sự là chuyện quá nhỏ, căn bản là không cần ông phải ra tay. Những đề mục có thể ra đề này, đại khái là sau khi hắn nói chuyện với những quan viên khác mà suy đoán. Độ tin cậy hiển nhiên là hơn bên ngoài nhiều. Hôm nay sau khi trở về, tiện tay hắn đưa luôn xấp đề thi cho Tống Vĩnh Bình:
- Tần tướng bảo ta giao cho đệ, bảo đệ mấy ngày này phải nghỉ ngơi thật để tiện cho việc ôn tập. Còn phần này nữa, là Nghiêu Tổ Niên tiên sinh trong phủ tướng đoán đấy.
Đương nhiên là Tống Vĩnh Bình biết tên của Nghiêu Tổ Niên, hôm đó anh ta đến phủ thăm hỏi, vị lão nhân gia kia cũng ở đó. Sau khi biết anh ta là con của Tống Mậu, thậm chí còn nói mấy câu để cổ vũ anh ta.
Nhớ lại, lúc Tần Tự Nguyên bãi quan, phụ thân mình cũng có cho người đến thăm hỏi ông ta.
Tối hôm đó, Tống Vĩnh Bình cầm sách vở ra sân đọc tự nhiên nhớ đến chuyện này anh ta cười thản nhiên.
Đưa than cho người sưởi ấm trong ngày giá rét tốt hơn thêu hoa dệt gấm nhiều.
Thể diện của cha mình quả nhiên là hữu dụng. Trong chuyện này, tỷ phu hẳn là cũng được thơm lây. Dù sao cũng là người một nhà cho bọn họ thơm lây một chút cũng là chuyện đương nhiên … Vì thế sáng ngày hôm sau, anh ta và đám người Tô Văn Định, Tô Văn Phương nói chuyện lại càng hợp nhau hơn … Sau khi ăn sáng xong, Ninh Nghị và đám người Tống Vĩnh Bảo có chào nhau rồi đi đến Phàn Lâu. Biểu diễn ở hai toà Trúc Kí là vào mùng 6 và mùng 7. Hôm nay chắc chắn phải có Sư Sư cô nương đến phụ trách cùng biểu diễn. Hắn muốn đến Tần Phủ, xem xét xem Mật trinh ty có tin tức gì về chuyện Phương Thất Phật không.
Tuy là quyết định sau kì thi mùa xuân mới định chuyện của Trúc Kí. Nhưng phải mình còn phải mang con đi tìm mẹ nó, hẳn là không đợi được đến lúc Phương Thất Phật vào kinh. Nhưng ít ra đối với tình hình gần đây của đám Trần Phàm hắn cũng vẫn quan tâm. Bộ hình bên kia đã ra quyết định, một đường áp giải tù nhân sẽ gây sự chú ý cho bọn cướp tù, lôi kéo dần dần, một mẻ lưới mà bắt hết loạn đảng, nghe nói là hai vị Bộ đầu rất có kinh nghiệm sẽ phụ trách việc này. Dù thế nào thì hắn cũng hy vọng ít nhất là Trần Phàm không bị vùi lấp trong chuyện này mà mất đi tính mạng.
Đương nhiên, trong chuyện này chung quy lại là hắn cũng không thể có ảnh hưởng gì được. Ngoài việc quan sát tiến triển ra thì cũng không có cách nào khác …