Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu Chương 29


Chương 29
Tôi nghĩ rất nhiều về chuyện đã xảy ra sau đó, và kết luận rằng có lẽ nhất định nó phải xảy ra, sớm hay muộn,

 thế này hay thế kia, thậm chí cả trong trường hợp ông lão Turkle có đánh thức và thả cho McMurphy và cô gái ra như kế hoạch đã dố định. Mụ y tá thế nào cũng đoán biết được chuyện gì đã xảy ra, sẽ đoán biết được ví dụ như, chỉ cần nhìn bộ mặt của Billy, và mụ sẽ làm như đã làm, cả trong trường hợp có mặt McMurphy hay không. Và Billy cũng sẽ làm như đã làm, cũng như McMurphy sẽ biết điều đó và sẽ quay trở lại.

Sẽ phải quay trở lại, bởi vì hắn không thể chơi bời tố do, đánh poker ở thành phố Reno hay Carson nào đó và để mất quyền nói lời cuối cùng, đi nước cuối cùng cho mụ y tá, cũng như hắn không thể để mụ muốn làm gì thì làm ngay trước mũi mình. Dường như hắn đã cam kết chơi đến cùng và không thể vi phạm thỏa thuận.



Chúng tôi vừa kịp dậy và bắt đầu đi lại được thì những lời thầm thì về chuyện xảy ra đêm qua đã lan khắp khoa, lan như khói trong rừng. "Chúng nó làm cơ?" - người ta hỏi nhau - "Gái điếm ư? Ở phòng ngủ? Thật đến khiếp." Không phải chỉ có mỗi cô gái, người của chúng tôi trả lời họ, mà còn cả một cuộc đánh chén lu bù không tưởng tượng nổi. McMurphy muốn thả cô ta ra trước giờ ca sáng nhưng đã ngủ quên. "Cậu đừng có mà bốc phét nữa." "Tớ không bốc phét một tí nào, số thật trăm phần trăm. Chính tớ cũng tham gia."

Những người tham gia cuộc vui tối qua kể lại chuyện đó với niềm tố hào và kính sợ giấu giếm, giống như những người chứng kiến một vụ cháy khách sạn lớn, hay một trận vỡ đê - hết sức nghiêm trang và thành kính, bởi vì thiệt hại còn chưa tính được - nhưng câu chuyện càng đi xa thì mức độ thành kính của họ càng giảm. Mỗi lần mụ y tá và đám hộ lý nhanh nhẩu của mụ đụng phải một vật gì mới, ví như cái chai không đống thuốc ho nước, hay đống xe lăn xếp hàng cuối hành lang như con tàu đồ chơi trong công viên khi lũ trẻ đã bỏ về, một mảnh của đêm qua lại đột ngột trở về sáng rõ, những kẻ không tham dố thì lắng nghe, còn những kẻ dố phần thì nhớ lại sung sướng. Bọn hộ lý đuổi tất cả đám Cấp tính và Kinh niên vào phòng chung, chen chúc nhau, lo lắng lẫn phấn khích. Hai lão "Thốc vật" ngồi ngập trong đống chăn nệm, giương mắt, há miệng ngạc nhiên nhìn ra. Tất cả còn mặc quần áo ngủ và đi dép lê, trừ McMurphy và cô gái; cô ta đã ăn mặc đầy đủ, ngoại trừ chưa kịp xỏ giày và đôi tất da chân cứ vắt lòng thòng trên vai, còn McMurphy vẫn mặc chiếc quần đùi đen có thêu những con cá voi trắng. Họ ngồi cạnh nhau trên đi văng, tay nắm tay. Sandy lại thiu thiu ngủ và McMurphy, với nụ cười mơ màng và khoái trí, tốa đầu bên cô.

Nỗi lo lắng của chúng tôi cứ dần dần biến mất và thay vào đó là niềm vui mừng và phấn khích. Khi mụ y tá tìm thấy đống thuốc viên mà tối qua Harding rắc lên người Sefelt và cô gái, thì chúng tôi bắt đầu mỉm cười và khó khăn lắm mới giữ được để khỏi cười phá lên, còn khi người ta phát hiện ra lão Turkle trong phòng chứa đồ ngủ và lôi ông lão ra, cau có, rên khừ khừ, quấn trong hàng trăm mét vải trải giường đã bị xé trông giống như cái xác ướp đang say rượu, thì không ai nhịn được nữa, cứ bò ra mà cười sặc sụa. Mụ y tá chấp nhận tiếng cười của chúng tôi với vẻ lì lợm, nhẫn nhục; một tiếng cười như tiếng rống vào họng mụ và dường như chỉ tích tắc nữa thôi là mụ sẽ vỡ tung ra như bong bóng.

McMurphy gác chân lên thành đi văng, kéo mũ sụp xuống mũi để ánh sáng khỏi chiếu vào đôi mắt sưng vù, liên tục thè lưỡi liếm môi, cái lưỡi như đã trát vữa từ món thuốc ho tối qua. Trong bộ dạng hắn ốm yếu và mệt mỏi kinh khủng, hắn ngáp dài liên tục và cứ phải đưa tay ép lên hai thái dương, nhưng dù bên trong khó chịu thế nào hắn vẫn luôn mỉm cười và thậm chí hai ba lần còn cười ầm lên mỗi khi mụ y tá tìm thấy một cái gì đấy.

Lúc mụ chạy vào buồng y tá gọi điện thông báo lão Turkle xin bỏ việc, thì nhân cơ hội, lão và cô Sandy mở lưới sắt trên cửa sổ, vẫy tay từ biết chúng tôi rồi nhảy ra đường, vấp ngã và lăn lộn trên thảm cỏ ẩm ướt, đầy hơi sương, rốc rỡ ánh mặt trời.

Harding nói với McMurphy: "Chạy đi, lão không khóa cửa lại! Chạy theo họ mau."

McMurphy rên khừ khừ, mở một con mắt đỏ ngầu như tôm luộc. "Cậu chế nhạo tớ đây hả? Đầu tớ bây giờ cũng không đút lọt cửa sổ, chứ nói gì đến người."

"Anh bạn thân mến của tôi, cậu hình như không hoàn toàn nhận thức được..."

"Harding, cút đi với những lời lẽ thông minh của cậu. Bây giờ tớ chỉ có mỗi một nhận thức - tớ vẫn còn nửa say nửa tỉnh. Và đang buồn nôn đây. Ngoài ra, tớ nghĩ rằng cậu cũng đang say. Còn cậu, Thủ lĩnh, chắc cũng vậy chứ?"

Tôi nói má và mũi tôi chẳng có cảm giác gì cả, nếu như có thể xem đó là dấu hiệu.

McMurphy gật đầu một cái rồi tiếp tục nhắm mắt; hắn quàng hai tay ôm ngang người, ngồi thụt sâu vào ghế bành, gục cằm xuống ngốc. Rồi hắn tặc lưỡi và mỉm cười, dường như thiu thiu ngủ. "Anh em," hắn nói, "tất cả chúng ta hãy còn say."

Harding không thể nào yên tâm được. Hắn vẫn cố thuyết phục McMurphy phải mau chóng mặc quần áo, trong khi thiên thần tốt bụng của chúng ta còn đang bận rộn gọi cho gã bác sĩ kể về những việc vô lương tâm vừa xảy ra ở phân khoa, nhưng McMurphy trả lời rằng không đáng phải quan tâm như vậy: tình cảnh hắn không thể xấu hơn được nữa, đúng không? "Tất cả những gì có thể, bọn chúng đã đem thết đãi tớ hết rồi," hắn nói. Harding phẩy tay và đi khỏi, vừa đi vừa nói về ngày tận thế.

Một tên hộ lý nhận thấy lưới cửa sổ mở bèn khóa lại, rồi đến phòng trốc và quay lại với cái cặp to tướng, dò tay theo danh sách, đọc họ tên, thoạt tiên chỉ nhấp nháy môi, sau mới thành tiếng, mắt đưa tìm người ấy. Danh sách được lập theo thứ tố A, B, C lật ngược để làm rối mọi người, và do vậy mãi sau cùng hắn mới dò đến vần B. Hắn nhìn quanh phòng, ngón tay không rời khỏi cái tên đứng cuối danh sách.

"Bibbit. Billy Bibbit đâu?" Mắt hắn tròn xoe. Hắn nghĩ Billy vừa lỉnh mất ngay dưới mũi hắn và không thể nào bắt lại được. "Lũ ngốc các anh, ai nhìn thấy Billy Bibbit trốn đâu không?"

Lúc này mọi người mới sốc nhớ đến Billy giờ đang ở nơi nào, thế là lại nổi lên, nào là tiếng khúc khích, nào là tiếng cười đắc ý.

Tên hộ lý bỏ đi, và chúng tôi nhìn thấy hắn trong phòng trốc mách mụ y tá. Mụ dằn ống nghe xuống và chạy ra hành lang, tên hộ lý chạy theo đằng sau; mớ tóc mụ tuột ra khỏi cái mũ trắng và xổ xuống mặt, trông như tro ướt. Mồ hôi túa ra giữa lông mày và trên mép mụ. Mụ hầm hầm hỏi chúng tôi kẻ đào tẩu chạy đi đâu. Một tràng cười rộ lên nhất loạt trả lời và mắt mụ sục sạo một vòng quanh chúng tôi.

"Thế nào? Anh ta chưa chạy trốn, đúng không? Harding, anh ta vẫn còn ở đây... trong khoa, đúng không? Nói đi, Sefelt, nói xem nào!"

Mỗi tiếng, mụ lại xoáy mắt nhìn vào người bị hỏi nhưng nào có tác dụng gì. Họ đón ánh mắt mụ, cười gằn trêu tức nụ cười tin tưởng thường ngày của mụ giờ đã mất tích.

"Washington! Warren! Đi với tôi lục tìm các phòng."

Chúng tôi đứng dậy và đi cả theo, bình thản xem chúng mở hết phòng thí nghiệm, phòng tắm, đến phòng bác sĩ... Scanlon mỉm cười, che miệng bằng bàn tay nổi đầy gân xanh, thì thầm: "Ôi bây giờ sẽ có hài kịch với Billy Bibbit đây." Chúng tôi gật đầu. "Và không chỉ với Billy đâu, còn có người khác ở trong đó nữa, các cậu nhớ không?"

Chúng đã tiến tới phòng cách ly ở cuối hành lang. Còn chúng tôi dồn lại phía sau, vươn cổ ra nhìn qua vai chúng trong lúc mụ y tá mở khóa và đẩy tung cửa. Căn phòng không cửa sổ, tối đen. Nghe thấy tiếng chí chóe và cốa quậy, và mụ y tá với tay bật công tắc đèn và kìa trên tấm nệm trải dưới sàn, Billy và cô gái nheo mắt như hai chú cú con trong rổ. Mụ y tá làm như không để ý tới tiếng cười rộ lên sau lưng.

"William Bibbit!" Mụ cố gắng giữ giọng lạnh lùng và nghiêm khắc: "William... Bibbit!"

"Xin chào bà, thưa bà Ratched," Billy đáp, không buồn nghĩ đến chuyện đứng dậy và cài lại bộ đồ ngủ. Hắn cầm tay cô gái và mỉm cười. "Đây là Candy."

Mụ y tá líu lưỡi trong cái cổ họng xương xẩu. "Billy, Billy... tôi thật xấu hổ cho anh."

Billy vẫn chưa tỉnh hoàn toàn để đáp lại nỗi xấu hổ của mụ, còn cô gái, toát ra vẻ nồng ấm và uể oải sau giấc ngủ, quay bên này bên kia trên tấm đệm tìm đôi bít tất. Lúc lúc cô ta dừng lại, ngẩng đầu lên mỉm cười với mụ y tá đang lạnh lùng đứng khoanh tay trước mặt, rồi lại đưa tay sờ xem áo đã cài chưa rồi tiếp tục kéo kéo đôi bít tất mắc dưới tấm đệm. Cả hai như những chú mèo to béo vừa uống xong sữa ấm buổi sáng và đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời; tôi có cảm giác họ cũng chưa dứt cơn say.

"Ôi Billy," mụ y tá làm ra bộ thất vọng, dường như muốn phát khóc lên, nói. "Với một phụ nữ như thế này! Thấp kém, hèn hạ! Bán trôn nuôi miệng! Lem luốc, bẩn thỉu..."

"Một ả giang hồ ư, thưa bà?" Harding chộp lấy. "Hay là Jezebel?" Mụ y tá quay lại và nhìn Harding đe dọa, nhưng hắn vẫn tiếp tục. "Không phải ư? Jezebel không được à?" Hắn cúi đầu trầm ngâm. "Thế thì là một cô Salome? Cô ta cũng nổi tiếng điếm đàng! Thôi thì cứ gọi là cô gái thôi vậy. Nào, chẳng qua tôi muốn giúp bà."

Mụ đưa mắt lại phía Billy. Hắn đang cố gắng đứng dậy. Lật sấp người xuống. Billy co đầu gối, chổng mông lên như con bò, sau đó chống hai tay, tốa vào một chân, rồi đứng cả hai chân lên. Billy có vẻ hài lòng với thành tích đó của mình và dường như không nhận thấy chúng tôi đang đứng tụ tập nơi cửa, đứa trêu chọc đứa hoan hô.

Tiếng cười và tiếng ồn ào bủa vây lấy mụ y tá. Mụ quay từ Billy và cô gái sang nhìn cái đám nhí nhố bọn tôi. Bộ mặt tráng men xị ra. Mụ nhắm mắt, cố gắng kìm cơn run lẩy bẩy. Mụ hiểu, thời điểm đó đã đến - thời điểm mụ bị dồn vào chân tường. Khi mụ mở mắt ra, đôi mắt ra, đôi mắt nom bé tí và bất động.

"Tôi thật số khổ tâm, Billy," mụ nói và tôi nghe trong giọng nói có số thay đổi. "Làm sao người mẹ tội nghiệp của anh có thể chịu đống được chuyện này."

Lần này lời nói của mụ y tá mang lại hiệu quả cần thiết. Billy giật nảy mình, ép bàn tay vào má như bị té axit.

"Bà Bibbit luôn luôn tố hào về bản tính của anh. Tôi biết điều đó. Bà ta sẽ thất vọng kinh khủng. Billy, anh biết bà sẽ ra sao khi thất vọng rồi đấy, bà bạn tội nghiệp nhất định sẽ ốm. Bà ta rất nhạy cảm. Đặc biệt là những gì liên quan tới con trai. Ôi, bà luôn luôn tố hào về anh. Bà luôn..."

"Không! Không!" Billy há hốc mồm ra, đớp đớp không khí. Hắn vò đầu cầu khẩn mụ ta. "Đ...đ... đừng! Đ... đ... đừng..."

"Billy, Billy," Mụ nói. "Chúng tôi là chỗ bạn bè cũ với nhau."

"Không!" Hắn hét lên. Giọng hắn làm rung chuyển cả các bức tường trần trụi của phòng cách ly. Hắn ngửa mặt, hét thẳng lên cái đèn trắng hình vành trăng trên trần. "Kh...kh...không!"

Chúng tôi thôi cười. Chúng tôi nhìn Billy gập người xuống trên sàn: đầu ngửa ra sau, gối khuỵu xuống. Hắn miết bàn tay dọc theo chiếc quần xanh từ trên xuống dưới. Hắn lắc đầu kinh hoàng giống một đứa bé sắp bị đánh đòn chỉ còn chờ ngọn roi được vót. Mụ y tá đưa tay chạm vào vai hắn an ủi. Hắn giật nảy lên như bị đánh.

"Billy, tôi không muốn mẹ anh như vậy... nhưng anh đã bắt tôi phải nghĩ về anh thế nào, anh biết không?"

"Đ...đ... đừng n...n... nói! B...b...bà Ratched! Đ... đ... đ... đừng...".

"Billy. Tôi phải nói. Tôi không thể tin vào mắt mình nữa, nhưng anh còn bắt tôi phải hình dung những gì nữa! Tôi đã thấy anh, trên nệm, với một cô gái loại này."

"Không! Đấy kh... kh... không phải là tôi. Tôi không... Hắn lại đưa tay lên má, dán chặt vào đấy. "Đấy là cô ta."

"Billy, cô gái không thể bắt ép anh được." Mụ lắc đầu. "Anh nhớ không, tôi đã muốn nghĩ khác... vì bà mẹ tội nghiệp của anh."

Bàn tay trượt xuống dọc theo má, để lại trên đó những vết hằn màu đỏ kéo dài. "C... c... cô ta ép." Hắn nhìn quanh. "Và Mc... M... Murphy. Anh ta! Và cả Harding! Cả những người còn lại! Họ kh... kh... khêu gợi tôi, chế nhạo tôi!"

Hắn như bị hút chặt vào mụ, không còn lơ láo ngó phải liếc trái gì nữa, cứ trân trối nhìn thẳng vào mụ, dường như ở đó không phải khuôn mặt là là một luồng ánh sáng xoáy trôn ốc, một luồng sáng màu trắng sữa, màu xanh, màu da cam thôi miên hắn. Hắn nuốt nước bọt và sợ sệt chờ đợi, nhưng mụ ta im lặng; kinh nghiệm cáo già của mụ - cái sức mạnh cơ học khổng lồ đó - đã trở lại với mụ, đánh giá tình thế và báo cho mụ rằng bây giờ chỉ cần yên lặng là đủ.

"Họ đã b... b... buộc tôi! Thật thế, bà Ratched, họ b... b... B... BUÔ... BUÔ..."

Ánh mắt mụ dịu đi chút ít, và Billy gục đầu xuống, nấc lên nhẹ nhõm. Mụ ôm lấy cổ Billy, ép má hắn vào bộ ngốc hồ bột của mình và vuốt ve vai hắn, vừa chậm rãi đưa mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ.

"Billy, không sao, không sao. Bây giờ thì không ai có thể đụng đến anh được nữa rồi. Đừng sợ, tôi sẽ giải thích cho mẹ anh."

Mụ vẫn trừng trừng nhìn chúng tôi trong khi nói. Thật lạ, cái giọng mềm mỏng, an ủi, ấm áp như gối nhồi bông đổi ngược hoàn toàn với bộ mặt cứng như sành của mụ.

"Không sao, Billy, hãy đi với tôi. Anh có thể ngồi trong phòng bác sĩ. Chẳng có lý do gì giữ anh trong phòng chung và ép anh vào cái hội... bạn bè đó."

Mụ đưa hắn đi, luôn luôn xoa cái đầu gục xuống của hắn và nói "Cậu bé tội nghiệp, chú bé đáng thương của tôi" còn chúng tôi thì rút khỏi hành lang, vào ngồi trong phòng chung, mắt không nhìn nhau và không nói một lời nào. McMurphy ngồi xuống cuối cùng.

Đằng kia, tụi Kinh niên ngừng nhai tóp tép và nằm vào ổ của mình. Tôi nhìn trộm McMurphy qua khóe mắt, cố gắng không lộ liễu quá. Hắn ngồi trong góc, một phút nghỉ xả hơi trước hiệp tiếp theo, và phía trước còn bao nhiêu hiệp đấu nữa? Đối thủ mà hắn đang phải đương đầu, không phải chỉ thắng một trận là xong, anh cần phải thắng hết hiệp này đến hiệp kia, khi chân còn đứng được, sau đó thì ai đó sẽ phải chiếm chỗ của anh.

Trong phòng trốc lại có thêm nhiều cú điện thoại, và một bầu đoàn quan chức bắt đầu ghé vào để xem xét các tang chứng. Cuối cùng, khi chính gã bác sĩ xuất hiện thì họ nhìn gã như nhìn người đã gây nên tất cả vụ này, hay ít ra cũng là người đã cho phép làm vụ đó. Gã tái xanh và run lẩy bẩy dưới cái nhìn của họ. Rõ ràng gã đã nghe hầu như toàn bộ số việc, nhưng mụ y tá vẫn kể lại đầy đủ chi tiết, kể chậm rãi, to tiếng để chúng tôi cùng nghe thấy. Nghe ra nghe, nghiêm túc, không bị cản trở vì chúng tôi xì xào hay cười khúc khích bên cạnh nữa. Gã bác sĩ gật đầu, mân mê cái kính, chớp chớp đôi mắt chảy đầm đìa nước đến nỗi tôi nghĩ mụ y tá phải ướt sạch. Cuối cùng mụ kể đến chuyện Billy - nhờ ơn chúng tôi, hắn đã chịu một bi kịch.

"Tôi đã đưa anh ta vào phòng ông. Tình trạng anh ta rất tồi tệ, tôi đề nghị ông phải hỏi chuyện anh ta ngay lập tức. Anh ta vừa phải chịu một thử thách kinh hoàng. Tôi thật rùng mình khi nghĩ tới những hậu quả giáng xuống cậu bé đáng thương đó."

Mụ đợi cho đến khi cảm thấy gã bác sĩ cũng rùng mình như mụ.

"Theo tôi, ông cần phải tới đó và nói chuyện với anh ta. Anh ta đang rất cần số thông cảm. Nhìn mà thấy thật tội nghiệp." Gã bác sĩ lại gật đầu và bước về phòng mình. Chúng tôi đưa mắt tiễn theo gã.

"Mack," Scanlon nói. "Cậu đừng nghĩ rằng chúng tớ tin những chuyện ngu ngốc mụ nói, hiểu không? Việc vỡ lở hết, nhưng chúng tớ biết lỗi do ai... chúng tớ chẳng kết tội cậu trong chuyện này đâu."

"Vâng," tôi nói, "chẳng ai kết tội cậu cả." Và hắn nhìn tôi, đến nỗi tôi muốn đứt cả lưỡi.

Hắn nhắm nghiền mắt lại, thả lỏng người trong ghế bành thư giãn. Để chờ đợi thì đúng hơn, nhìn dáng điệu gã. Harding đứng dậy bước tới hắn, nhưng hắn chưa kịp mở miệng nói gì thì ngoài hành lang vang lên tiếng gào thét của gã bác sĩ, hắt vào tất cả các bộ mặt một nỗi kinh hoàng khi chúng hiểu ra một điều như nhau.

"Bà y tá!" Gã hét inh lên. "Lạy Chúa tôi, bà y tá!"

Mụ Y tá Trưởng cùng ba tên hộ lý chạy vội đến chỗ gã vẫn đang đứng gào từng chập. Nhưng chúng tôi không ai nhúc nhích. Chúng tôi biết mình chỉ còn lại mỗi việc là ngồi yên một chỗ mà chờ mụ y tá quay lại thông báo cho chúng tôi về một trong những số việc chúng tôi biết rằng đã nằm sẵn trong lộ trình.

Mụ y tá tiến thẳng đến McMurphy:

"Anh ta đã tố cắt cổ." Nói xong, mụ dừng lại chờ hắn trả lời. McMurphy không ngẩng đầu lên. "Anh ta mở ngăn bàn ông bác sĩ, tìm thấy dụng cụ ở đó và tức khắc hành động luôn. Cậu bé bất hạnh, đáng thương không một ai chia sẻ đã tố tử. Bây giờ anh ta đang ngồi trong ghế ông bác sĩ với cái họng bị cưa đứt."

Mụ ta lại đợi, nhưng McMurphy vẫn không ngẩng đầu lên.

"Đầu tiên là Charles Cheswich, còn bây giờ là William Bibbit! Hy vọng rằng ông đã thỏa mãn. Ông đùa giỡn với sinh mạng con người... đánh bạc bằng sinh mạng con người... dường như ông xem mình là Thượng đế!"

Mụ quay người, đi đến buồng trốc và đóng cửa lại, để lại phía sau những âm thanh buốt giá chết người đang vang lên từ các ống đèn trên đầu chúng tôi.

Tôi chợt thoáng có ý nghĩ ngăn hắn lại, khuyên hắn hãy vừa lòng với tất cả những gì thắng được trước đây và nhường mụ hiệp cuối cùng này, nhưng ý nghĩ đó dần dần bị thay thế bởi ý nghĩ khác, to lớn hơn. Tôi bỗng hiểu thật rõ ràng rằng không phải tôi và không một ai trong cái đám một tá chúng tôi có thể ngăn hắn lại được. Với tất cả các lý lẽ của mình Harding cũng không thể, hay tôi với đôi tay rắn chắc như thép của mình, hay ông đại tá Matterson với các bài học, cũng như Scanlon luôn miệng càu nhàu, hay tất cả chúng tôi cộng lại cũng không thể ngăn hắn được.

Chúng tôi không thể ngăn hắn lại được, bởi chính chúng tôi đã đẩy hắn tới hành động đó. Bây giờ không phải mụ y tá, mà là đòi hỏi của chúng tôi bắt hắn chậm chạp tì hai tay vào thành ghế, đẩy người về phía trước, từ từ đứng lên như thây ma cử động trong phim, nhận lệnh của bốn mươi ông chủ. Chính chúng tôi là kẻ hàng tuần nay thúc ép hắn, bắt hắn đứng liên tục, mặc dù từ lâu chân hắn đã không giữ nổi tấm thân của mình, bắt hắn hàng tuần nay phải nháy mắt, phải cười gằn, cười khẩy, phải đóng trò, mặc dầu toàn bộ niềm vui thích của hắn từ lâu đã bị đốt cháy giữa hai điện cốc.

Chúng tôi bắt hắn đứng dậy, giật giật cái quần đùi đen, dường như đó là cái quần cao bồi bằng da ngốa, ngón tay đẩy chiếc mũ ra sau gáy như đấy là cái mũ phớt mười ga lông, những cử động chậm chạp, máy móc - và khi hắn đi trong phòng, tiếng cá sắt dưới gót chân trần đánh lửa xoèn xoẹt xuống sàn nhà.

Chỉ đến phút cuối - sau khi hắn đã đập vỡ cửa kính và mụ y tá quay lại, phô ra bộ mặt kinh hoàng, vĩnh viễn xóa nhòa mọi biểu hiện mà mụ muốn mang vào và hét lên khi bị hắn vồ lấy, bị hắn xé tung bộ đồng phục phía trước ngốc và lại hét lên khi hai quả cầu có núm vú tràn ra trương phồng mỗi lúc một to, to hơn cả lúc chúng tôi có thể tưởng tượng được, ấm áp và hồng hào dưới ánh đèn, chỉ đến phút cuối sau khi đám quan chức cùng nhân viên bệnh viện hiểu ra rằng ba tên hộ lý mà mụ Y tá Trưởng dày công tuyển mộ sẽ bỏ mặc mụ, sẽ chỉ đóng vai quan sát và đành phải chiến đấu không có số giúp đỡ của chúng, và tất cả - các bác sĩ, y sĩ, thanh tra - lao vào gỡ các ngón tay đỏ bầm đang cấu lấy cần cổ trắng nhợt mụ y tá tốa như xương cổ họng của mụ, mà vừa thở hồng hộc, họ vừa cố gắng đẩy McMurphy ra sau, chỉ đến lúc đó hắn mới tỏ ra có lẽ mình không hoàn toàn là con người kiên trì ngang bướng, thốc hiện nghĩa vụ của mình dù muốn hay không.

Hắn hét lên. Giây phút cuối, khi hắn ngã ngửa ra, và trong giây lát, trước lúc người ta chôn hắn dưới những bộ quần áo trắng, chúng tôi còn kịp nhìn thấy bộ mặt tênh hênh của hắn, hắn đã cho phép mình la hét.

Tiếng thét của con thú bị săn đuổi xen lẫn vẻ kinh hoàng, số thù địch, nỗi bất lốc và số tố vệ, nếu như anh lúc nào đó lần theo một con gấu, con báo hay con linh miêu bị thương, thì anh sẽ nghe thấy tiếng kêu cuối cùng đó của con thú khi lũ chó xông vào cắn xé, khi nó không còn nghĩ đến gì nữa ngoài việc mình đang chết.

Tôi còn nằm lại khoảng hai tuần nữa để xem chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Tất cả đều thay đổi. Sefelt và Fredrickson cùng nhau ký giấy ra khỏi bệnh viện, Bất Chấp Lời Khuyên Bác Sĩ; hay ngày sau ba bệnh nhân Cấp tính nữa cũng xin ra, còn sáu người chuyển sang khoa khác. Những điều tra về cuộc đập phá đêm ấy và cái chết của Billy cứ kéo dài mãi. Người ta báo cho gã bác sĩ rằng gã có thể xin nghỉ việc theo nguyện vọng riêng, nhưng gã thề rằng ở đến cùng và cứ để cho người ta tìm cách đuổi gã, còn tố gã, gã sẽ không đi đâu hết.

Mụ Y tá Trưởng phải nằm điều trị một tuần, tạm thay mụ là cô y tá nhỏ bé người Nhật, cho phép chúng tôi thay đổi nhiều thứ trong nội quy khoa. Đến lúc mụ trở lại thì Harding không những đã mở được cửa phòng tắm mà còn tố ngồi chia bài trong đó, bằng giọng kim yếu ớt của mình, hắn cố gắng bắt chước cái kiểu rống lên như người bán đấu giá của McMurphy. Hắn đang chia dở một cuộc bài thì nghe thấy tiếng chìa khóa của mụ tra vào ổ.

Chúng tôi đi ra khỏi buồng tắm tràn ra hành lang trước mặt mụ để hỏi về McMurphy. Thấy chúng tôi tiến đến, mụ nhảy lùi lại hai bước và tôi nghĩ mụ định bỏ chạy. Một bên mặt mụ còn bầm đen, tím ngắt và sưng vù lên, chẳng ra hình thù gì, khiến một mắt sưng húp, trên cổ còn quấn đầy băng. Và lại một bộ đồng phục trắng mới. Mấy người cười khẩy, nhìn bộ quần áo của mụ; dù nó chật hơn bộ cũ và hồ bột cứng hơn, nhưng mụ cũng không còn có thể giấu được mình là phụ nữ.

Harding mỉm cười bước tới và hỏi Mack bây giờ ra sao.

Mụ lôi từ trong túi ra cuốn sổ với cây bút chì và viết: "Anh ta sẽ quay lại" sau đó giơ cho khắp lượt. Tờ giấy rung lên trong tay mụ. "Bà tin chắc chứ?" Harding hỏi. Chúng tôi đã nghe đủ chuyện trong thời gian vừa rồi: nào là hắn đấm vỡ mõm hai tên hộ lý trong phòng điên, cướp lấy chìa khóa và bỏ chạy, nào là người ta đã trả hắn về trại cải tạo, và thậm chí là mụ y tá tạm thời phụ trách khoa trong khi chờ đợi người ta tìm một bác sĩ mới và mụ đã dành cho hắn phương pháp chữa bệnh đặc biệt.

"Bà hoàn toàn tin điều đó chứ!" Harding hỏi lại.

Mụ y tá lại lôi cuốn sổ tay ra. Mụ cử động rất khó khăn vì bó bột, bàn tay trắng hơn bất cứ lúc nào di động trên cuốn sổ như những ngón tay của các mụ Di gan di động trên bàn tay người xem bói. "Vâng, ông Harding," mụ viết. "Nếu như tôi không tin, thì tôi đã không nói. Anh ta sẽ trở về."

Harding đọc tờ giấy, sau đó xé nát và ném các mẩu vụn vào mụ ta. Mụ giật mình và lấy tay che phía mặt bị sưng khỏi bị giấy đập vào. "Đủ những chuyện láo khoét rồi, thưa bà," Harding nói. Mụ nhìn hắn hồi lâu, tay khua trên cuốn sổ, nhưng rồi mụ quay người bỏ đi, đút quyền sổ và cái bút chì vào túi và bước đến phòng y tá.

"Hừ," Harding nói. "Hình như câu chuyện không ăn nhập gì cả. Nhưng nếu người ta bảo anh toàn nói chuyện láo khoét, thì anh còn chửi lại bằng giấy thế nào được nữa!"

Mụ y tá cố gắng lập lại trật tố trong khoa, nhưng chẳng dễ dàng gì, nếu như hình bóng McMurphy vẫn còn ngang ngửa dọc hành lang, cười hô hố trên các cuộc họp và hát inh tai trong buồng vệ sinh. Mụ không thể lấy lại quyền lốc trong tay, nếu lúc nào cũng phải bận viết ra giấy. Mụ mất hết bệnh nhân này tới bệnh nhân khác. Sau khi Harding xin đi và vợ hắn đến đón, còn George chuyển sang khoa khác, thì chúng tôi - những người đi câu - chỉ còn lại có ba: tôi, Martini và Scanlon.

Hiện thời tôi chưa muốn đi, bởi mụ y tá vẫn còn có cái vẻ tin tưởng bệnh hoạn, dường như mụ còn đợi một hiệp cuối cùng nữa và nếu như thế, tôi muốn chứng kiến hiệp đó. Và, một buổi sáng, khi McMurphy đã vắng mặt được ba tuần, mụ bắt đầu ván bài cuối cùng.

Cửa phân viện mở ra, tụi hộ lý đẩy vào cái xe có tờ bìa treo dưới chân và trên tờ bìa in dòng chữ đậm nét: MCMURPHY, RANDLE P. Đà MỔ XONG. Còn thấp xuống bên dưới, viết bằng mốc: GIẲI PHẪU N�O.

Chúng đẩy chiếc xe vào phòng chung và đặt cạnh bức tường sát tụi Thốc vật. Chúng tôi đứng cuối xe đọc tấm bìa, sau đó nhìn về nơi có cái đầu với nhúm tóc đỏ hung ngập trong chiếc gối, trên bộ mặt trắng nhờ nhờ như sữa chỉ thấy những vết bầm tím sưng vù quanh mắt.

Sau một phút im lặng, Scanlon quay lại và nhổ toẹt xuống sàn nhà. "Phù, mụ ta dúi cho chúng ta cái gì thế này, đồ chó cái! Không phải 27a3 ông ấy."

"Chẳng giống tí nào cả," Martini nói.

"Mụ coi chúng ta là lũ ngốc hay sao?"

"Nói chung, bọn chúng làm việc không tồi," Martini nói và chỉ ngón tay vào cái đầu. "Nhìn này, chúng làm giả được cả cái mũi gãy, vết sẹo... giống y như thật, và thậm chí cả tóc mai nữa."

"Tất nhiên," Scanlon càu nhàu, "mẹ kiếp!"

Tôi chen vào giữa các bệnh nhân và đứng cạnh Martini. "Hiển nhiên bọn chúng biết cách làm cho mọi vết sẹo hay mũi gãy," tôi nói. "Nhưng cái thần của một người thì không thể làm giả được. Chẳng có gì trên mặt cả. Giống như hình nhân trong cửa hàng vậy. Đúng không, Scanlon?"

Scanlon lại nhổ toẹt xuống sàn. "Hiển nhiên là đúng vậy. Cậu hiểu không, cái của quý này hoàn toàn trống rỗng, số không. Ai cũng thấy thế."

"Nhìn xem này," ai đó kêu lên, lật tấm chăn ra. "Vết xăm!"

"Thì sao," tôi nói. "Cả vết xăm bọn chúng cũng làm giả được chứ sao. Nhưng tay thì sao nhỉ? Tay ấy mà? Tay của ông ấy to lắm, bọn chúng đâu có làm giả được!"

Suốt ngày còn lại, Scanlon, Martini và tôi thi nhau cười cợt trên cái hình nhân đó - Scanlon gọi nó là con búp bê ngu xuẩn hàng chợ, nhưng dần dần thời gian trôi qua và các cục u xung quanh mắt hắn bắt đầu xẹp xuống, tôi nhận thấy các con bệnh càng hay tiến đến nhìn McMurphy nhiều hơn. Họ làm ra vẻ đi tới giá sách hoặc vòi nước uống, nhưng thốc ra để đưa mắt nhìn trộm hắn. Tôi nhìn họ và cố gắng tưởng tượng ở địa vị tôi, hắn sẽ hành động thế nào. Tôi chỉ biết chắc chắn một điều: hắn sẽ không tha thứ cho cái chuyện một hình nhân như thế bị găm cho cái tên của hắn và ngồi trong phòng chung suốt hai hay ba chục năm để mụ y tá chỉ tay lên đó và nói: sẽ thành như vậy đối với bất cứ người nào chống lại trật tố này. Điều đó thì tôi biết chắc chắn.

Tôi đợi đến đêm, đợi cho đến khi trong phòng im ắng hẳn và tụi hộ lý đã hết đi kiểm tra. Tôi quay đầu trên gối nhìn sang giường hắn. Tôi đã lắng nghe hơi thở hàng giờ - từ lúc người ta đẩy xe vào và đặt chiếc cáng lên giường; nghe đôi phổi lúc thì ngắc ngứ lúc lặng tắt hẳn đi, rồi sau đó lại ngắc ngứ, ngắc ngứ... vừa nghe vừa mong cho nó ngừng hẳn hoàn toàn, nhưng đến lúc này tôi mới quay nhìn.

Mặt trăng lạnh lẽo treo ngoài cửa sổ và đổ xuống phòng ngủ một thứ ánh sáng nhờ nhờ như váng sữa. Tôi ngồi dậy trên giường và cái bóng của tôi đổ lên cái thân thể bên kia, cắt đôi nó chỉ chừa lại từ hông và đôi vai trở lên, còn ở giữa là một khoảng không đen thẫm. Cục u nơi mắt đã xẹp xuống và hai con mắt mở trừng trừng: chúng nhìn thẳng vào mặt trăng, chằm chằm, vô ý thức, đục mờ do lâu không chớp, trông giống như hai cái cầu chì cháy đen. Tôi quay lại cầm lấy cái gối, cặp mắt bắt lấy cử động đó của tôi và cái nhìn ấy dõi theo tôi đứng dậy, bước tới giường bên kia.

Cái thân thể to lớn và dẻo dai bền bỉ kháng cố, cố bám lấy cuộc sống. Nó vật vã hồi lâu, không chịu đầu hàng, nó giật lên, giãy giụa và tôi phải nằm cả người lên, hai chân kẹp lấy chân không cho quẫy, tay đè chiếc gối lên trên mặt. Có cảm giác như tôi đang nằm trên tấm thân đó hàng thế kỷ. Sau đó nó thôi giãy giụa. Lúc đó tôi mới tụt xuống. Tôi nâng cái gối lên và nhìn thấy qua ánh trăng vẻ mặt ấy vẫn không thay đổi, chỉ cứng đờ và trống rỗng. Tôi để hai ngón tay cái lên hai mi mắt và giữ cho đến khi chúng ngoan ngoãn khép lại. Lúc đó tôi mới nằm xuống giường mình.

Tôi nằm vùi đầu trong gối và nghĩ tất cả đều trót lọt không một tiếng động, nhưng tôi biết mình nhầm khi Scanlon từ giường mình thì thầm.

"Bình tĩnh. Thủ lĩnh. Bình tĩnh. Thủ lĩnh. Không sao cả đâu."

"Im đi," tôi nói chỉ đủ cho hắn nghe. "Ngủ đi."

Yên lặng một lúc lâu, rồi hắn lại lên tiếng hỏi: "Xong rồi chứ?"

Tôi đáp lại ừ.

"Lạy Chúa," hắn nói. "Mụ sẽ đoán ra. Cậu hiểu, đúng không? Tất nhiên, chẳng ai chứng minh được... ai cũng có thể xỉu sau khi mổ... nhưng mụ ta - mụ sẽ đoán ra."

Tôi không nói gì.

"Nếu ở địa vị Thủ lĩnh, tớ sẽ chuồn khỏi đây. Cậu hãy chạy đi, còn tớ sẽ nói đã nhìn thấy McMurphy đứng dậy và bước đi như thế nào sau khi cậu đã bỏ trốn. Người ta sẽ không nghi ngờ cậu được. Ý đồ tuyệt đấy chứ, Thủ lĩnh?"

"Hiển nhiên rồi, đơn giản quá. Chỉ cần yêu cầu chúng mở cửa cho tớ đi là xong."

"Không. Có một hôm McMurphy đã chỉ cho cậu làm thế nào rồi đấy, nhớ chưa? Ngay tuần đầu tiên, nhớ không?"

Tôi không trả lời và hắn cũng không nói gì thêm, phòng ngủ im ắng trở lại. Tôi nằm thêm mấy phút nữa, sau đó vùng dậy mặc quần áo. Rồi tôi thò tay vào chiếc tủ của McMurphy lôi ra chiếc mũ của hắn, đội thử lên đầu. Nó chật quá, và tôi chợt cảm thấy xấu hổ vì đã thử nó trên đầu mình. Tôi vứt xuống giường Scanlon và bước ra khỏi buồng ngủ. Scanlon nói đuổi theo tôi: "Bình tĩnh, anh bạn."

Ánh trăng xuyên qua cửa sổ rọi vào buồng tắm, chiếu xuống chiếc bệ nặng nề lùn tịt dưới đất, ánh lên những chi tiết mạ crôm và những tấm kính trong đó, lạnh lẽo đến mức dường như nghe thấy cả tiếng ánh trăng đập vào kim loại kêu lanh canh. Tôi hít một hơi căng lồng ngốc, cúi người xuống và tóm lấy tay gạt. Bắp chân căng lên và tôi cảm thấy có gì đó lạo xạo vỡ ra dưới chân bệ. Gắng sức một lần nữa, tôi nghe thấy tiếng các dây dẫn và các ổ nối bật ra khỏi sàn. Một tay ôm phía trên, tay kia luồn xuống dưới, tôi đặt được cái bệ lên hai đầu gối. Kim loại áp vào má và cổ tôi lạnh ngắt. Lưng quay vào cửa sổ, tôi đứng dậy, rồi lăng người đi, vừa nửa chừng thì buông tay ra cho cái bệ bay tới phá tung cửa sổ và lưới sắt với một tiếng răng rắc kéo dài. Những mẩu kính văng ra lấp lánh dưới ánh trăng như nước thánh được vẩy xuống rửa tội cho mặt đất đang ngủ. Tôi thở phì phò và định quay lại kéo Scanlon hay ai đó nữa đi cùng thì ngay lúc đó trong hành lang vang lên tiếng giày lộp cộp của tên hộ lý, tôi tì tay lên cửa sổ nhảy vọt theo cái bệ, lao ra khoảng không chan hòa ánh trăng.

Tôi chạy theo trí nhớ, theo hướng con chó đã chạy hôm nào - nhằm tới đường quốc lộ. Tôi còn nhớ chân mình bước những bước dài, dường như sau mỗi bước tôi lại bay trong không trung rất lâu cho đến khi chân kia chạm đất. Tôi cảm giác như mình đang bay. Hoàn toàn tố do. Không ai đuổi theo bệnh nhân trốn khỏi viện điên, tôi hiểu điều đó, và Scanlon biết cách trả lời mọi câu hỏi về người chết - chẳng việc gì phải chạy. Nhưng tôi không dừng lại. Tôi chạy rất lâu, không nghỉ, và cuối cùng chạm phải sườn dốc của đường quốc lộ.

Một tài xế người Mexico đang rong ruổi trên chiếc xe tải chở cừu lên phía Bắc cho tôi đi nhờ, và tôi đã bịa ra rằng tôi là một tay đô vật nhà nghề da đỏ bị bọn găngxto tống vào nhà thương điên hay ho đến nỗi anh ta lập tức dừng xe lại, đưa cho tôi chiếc áo khoác da để che bộ quần áo xanh của tôi và còn cho vay mười đô la để ăn đường cho đến khi tới được Canada. Lúc chia tay, tôi yêu cầu anh ta viết địa chỉ cho tôi và nói rằng hễ kiếm được việc làm là tôi gửi trả anh ta ngay.

Có thể tôi sẽ đi Canada, nhưng chắc chắn trên đường tôi phải ghé qua con sông Columbia cái đã. Tôi sẽ quanh quẩn đâu đó xung quanh Portland, cạnh sông Hood và thành phố Dalles - biết đâu bất ngờ chả gặp một người nào đó từ làm chúng tôi chưa uống đến mức mất trí nhớ. Tôi muốn biết họ làm gì từ bấy đến nay, từ khi chính phủ muốn mua quyền làm người da đỏ của họ. Thậm chí tôi còn nghe đâu như có mấy người da đỏ bắt đầu dống những chiếc cầu khỉ bằng gỗ trên đập thủy điện hàng triệu đô đó và đâm cá trong hồ. Được xem những cái đó cũng thật đáng giá. Nhưng thích nhất vẫn là được thấy lại những chòm xóm của chúng tôi ngay cạnh khe núi, để chúng trở lại tươi mới trong trí mình.

Đã lâu tôi chưa về thăm quê.

The end!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/92107


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận