Top of Form
– Tụi bây không lo học hành mà tề tựu ở đây cả vậy?
Hai đứa nó cùng nhảy xổ lại:
– Ơn trời! Cuối cùng mày cũng về bình an.
Lan Hương hỏi liền:
– Đi với hắn, hắn có giở trò gì với mày không?
Thục Uyên vênh mặt:
– Mày quên tao là ai à? Một sợi lông chân của tao, hắn cũng không dám động chứ đừng nói tới việc giở trò.
– Vậy ba mẹ hắn có hiền không?
Lan Hương vừa dứt lời, Hiền Thục nạt:
– Hiền thì sao mà dữ thì sao, mày làm như nhỏ Uyên về làm dâu nhà đó thật hổng bằng.
Lan Hương gân cổ:
– Nếu ba mẹ hắn hiền thì tốt cho nhỏ Uyên khỏi sợ người ta xét nét.
Hiền Thục gật gù:
– Nói cũng phải. Uyên, mày nói xem gia đình hắn có hiền không?
Lan Hương hưởng ứng:
– Phải đó, mầy kể lại cho bọn tao nghe đi!
Mặc cho hai bạn hỏi dồn, Thục Uyên vẫn thong thả uống từng ngụm nhỏ ly nước lọc trong tay.
Đặt ly xuống bàn, cô nói:
– Có một điều mà tụi bây không thể nào ngờ được đâu.
– Điều gì?
– Đó là mẹ và nội hắn chính là chủ nhân ngôi nhà này.
Hai cái miệng cùng há ra:
– Hả! Mày không đùa đấy chứ?
– Không, tao hoàn toàn nghiêm túc đấy.
Thục reo lên:
– Vậy thì dễ rồi.
Lan Hương ngơ ngác:
– Dễ? Mà sao dễ?
Thục phấn khởi:
– Thế này nhé, giờ nhỏ Uyên muốn thoát khỏi bản hợp đồng ma quỷ đó thì chỉ việc nói thật cho bác gái biết. Bác ấy vốn rất quý nhỏ Uyên, bà sẽ giúp nhỏ Uyên rất nhiều. Nói không chừng, để bênh vực cho nhỏ Uyên mà bác ấy tống cổ cái gã gàn dỡ kia ra đường cũng nên.
Lan Hương nhln Thục Uyên:
– Vậy mày còn chờ gì nữa, cơ hội ngàn vàng đó nghe.
Mắt Thục Uyên ánh lên tia nhìn lạnh lẽo:
– Không! Tao sẽ không làm thế?
Hiền Thục và Lan Hương ngó bạn:
– Mày có điên không, đây là dịp may hiếm có đấy.
Thục Uyên nghiến mấy chiếc răng nhỏ xíu trắng đều như ngọc:
– Hắn phải trả giá vì làm phật lòng “đại soái”. Ta sẽ làm hắn sống dở chết dở cho xem.
Lan Hương kêu lên:
– Ôi, tội nghiệp hắn! Hắn đã rơi vào vuốt con sư tử nhà... í lộn, “chuồng”.
mình rồi.
Thục cũng nói:
– Tao không biết trong chuyện này ai xui xẻo hơn ai, nhưng những ngày sắp tới đúng là hắn gặp “hạn”, mà “hạn” nặng mới chết chứ.
Thục Uyên lườm hai bạn:
– Giờ có chịu học bài chưa hay ngồi đó “Tám”? Tối nay mà không làm bài xong thì ngày mai người gặp “hạn” là tụi mình nè.
Hai nhỏ cùng bật dậy:
– Thôi chết! Mải lo cho mày nên môn Triết tụi tao đã “liếc qua” được chữ nào đâu. Lạng quạng ngày may gặp “hạn” thiệt chứ chẳng chơi.
Cả ba cô nàng cùng ngời vào bàn học. Trời càng về khuya, không gian càng yên tĩnh, vì thế các cô cũng dễ dàng tiếp thu bài hơn.
Vũ Nguyên vừa bước vào nhà đã chạm phải hai ánh mắt lạnh như băng miền Bắc Cực của nội và mẹ đang chiếu vào mình. Anh giả lả:
– Khuya rồi, sao nội và mẹ không đi nghỉ? Còn thức làm gì cho mệt?
Bà Cầm nghiêm nghị ra lệnh:
– Con ngồi xuống đó đi!
Vũ Nguyên ngoan ngoãn ngồi xuống ghế Bà Cầm hỏi tiếp:
– Con quen Thục Uyên bao lâu rồi?
Vũ Nguyên gãi tai... Biết nói sao bây giờ? Không lẽ nói quen được... một tuần. Nói như thế thì mẹ anh sẽ ném anh ra đường không thương tiếc, cứ nhìn cái cách bà dịu dàng ân cần với Thục Uyên thì biết.
Anh ấp úng:
– Dạ cũng được... vài tháng. Bộ nội với mẹ không hài lòng về cô ấy à?
Bà Cầm thở ra:
– Mẹ thật không hiểu Thục Uyên nó yêu con điểm nào.
Bà chiếu tia nhìn xoáy vào Vũ Nguyên.
– Còn con, định bao giờ thì chia tay con bé hả?
Bà Kim cũng nhìn xoáy vào anh chờ đợi Vũ Nguyên kêu lên:
– Mẹ! Ngay cả con mà mẹ cũng không tin sao? Tại sao mẹ lại nghĩ con lúc nào cũng chỉ đùa cợt phụ nữ chứ?
Bà Cầm lạnh giọng:
– Con có thể đùa cợt với bất cứ ai, mẹ không quản. Riêng với con bé thì con đừng hòng. Nếu con có ý định đùa cợt con bé thì hãy quên đi. Chỉ cần con bé nhỏ một giọt nước mắt vì con thôi thì mẹ sẽ... ném con ra đường không thương tiếc.
Bà Kim cũng nhìn anh gườm gườm:
– Con mà làm khổ con bé thì đừng có hòng nhìn mặt nội.
Vũ Nguyên bất bình:
– Rốt cuộc thì con cháu của nội con, của mẹ, hay cô ta?
Bà Cầm thản nhiên:
– Là con, nhưng mẹ cũng yêu và quý mến con bé đó như con vậy.
Ba Kim thêm vào:
– Nội cũng thế! Nên con liệu mà đối xử với con bé cho tử tế, nếu không đừng trách nội sao không nói trước.
Nói xong, bà đứng dậy về phòng riêng, bà Cầm cũng đứng lên theo đỡ bà về phòng. Vũ Nguyên ngồi vò đầu bức tai. Xem ra lần này là anh tự mua dây buộc mình rồi.
Ngồi quây quần bên bàn ăn, Thục Uyên hít hít mũi:
– Chà, thơm quá! Chắc em phải xin thêm tô nữa quá, chị Liên ơi.
Chị Liên cười hiền:
– Ừ, em ăn đi, rồi chị múc thêm cho.
Thục lườm bạn:
– Nói nhỏ Hương chứ mày cũng phàm ăn không kém gì nó.
Thục Uyên tỉnh bơ:
– Có thực mới vực được đạo mà.
Lan Hương cười xì xụp vừa nói:
– Tạ ơn chúa, con lại có thêm một đồng minh nữa rồi.
Nghe ba cô nói, ông Hải và bà Phượng nhìn nhau mỉm cười. ông Hải lên tiếng hỏi:
– Sao, dạo này tụi con học hành thế nào?
Ba đứa đồng thanh hô:
– Rất tốt, bố ạ.
Ông Hải gật gù:
– Tốt vậy chủ nhật tuần sau, bố thưởng tụi con một ngày tắm biển ăn hải sản ở Vũng Tàu nhé.
Cả bọn vỗ tay lôp bốp:
– Hoan hô bố, cảm ơn bố, bố thật tuyệt vời!
Quay sang bà Phượng Lan Hương lém lỉnh:
– Đó là phần của bố. Còn mẹ nữa?
Bà Phượng tủm tỉm:
– Mẹ sẽ tặng các con mỗi đứa một bộ váy mới để tuần sau dự tiệc kỷ niệm ba mươi năm ngày cưới của bố mẹ.
Cả bọn lại vỗ tay ầm ĩ:
– Hoan hô mẹ! Mẹ thật tuyệt!
Ông Hải và bà Phượng đứng lên:
– Bố mẹ no rồi, các con cứ thong thả xong rồi nghỉ ngơi. Gời bố mẹ phải ra ngoài có chút việc.
Thục Uyên hỏi:
– Chiều, ba mẹ có về không?
– Ba cũng không biết, vì hôm nay ba mẹ đi họp nhóm bạn bè và đối tác làm ăn có thể sẽ về muộn.
– Vậy tụi con xin phép về bên nhà luôn.
Bà Phượng gật đầu:
– Các con cứ thong thả ăn xong hẵng về. Hôm nào rảnh, mẹ sẽ sang chỗ của các con. Nói xong, bà Phượng và ông Hải vễ phòng chuẩn bị ra ngoài, còn lại cả bọn vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả. Ăn xong các cô phụ chị Liên dọn dẹp đâu vào đấy rồi mới lên phòng khách dùng trái cây.
Lan Hương nhìn đồng hồ rồi kêu lên:
– Thôi chết! Chiều nay tao có giờ học tiếng Hoa mà tao quên mất. Sắp trễ rồi.
Thục Uyên hỏi:
– Vậy chiều nay đến phiên đứa nào kiểm hàng ở siêu thị đây?
Hiền Thục xoa khẽ thái dương nói:
– Là tao, nhưng sao tao nhức đầu quá không biết có làm nổi không.
Thục Uyên nói:
– Nếu mệt, mày cứ lên phòng tao mà nghỉ. Chiều nay tao làm thay cho.
– Cám ơn mày nha. - Thục nói nhỏ.
Thục Uyên phát nhẹ vào vai bạn:
– Mày học thói khách sáo từ bao giờ vậy. Thôi lên nghỉ đi, tao đi với nhỏ Hương kẻo trễ. Tối, tao ghé qua đón mày về.
Nói rồi, Thục Uyên bước ra sân. Thấy Lan Hương lom khom dắt xe ra, cô nói:
– Mày bỏ con ngựa sắt đó lại đầy đi. Giờ trễ rồi, phải lên “chiến mã” mà phi thì mới kịp.
Thục Uyên mở cửa gara đẩy chiếc Attila màu trắng cáu cạnh ra. Lan Hương leo lên ngồi phía sau nói:
– Mày chê con ngựa sắt, chứ với tao nó là báu vật, mai mốt có lấy chồng, tao sẽ mang theo làm của hồi môn.
Thục Uyên lườm bạn trước khi đề máy cho xe chạy đi:
– Tao có nói là tao chê đâu. Tao bảo mày để đó chiều tối ghé lấy. Đó là “tài sản” đầu tiên do chính mình làm ra mà chê sao được.
Hai bạn vừa đi khỏi, Thục thấy mặt mày choáng váng, hai mắt trĩu xuống.
Vì không thể nằm ở phòng khách, cô bèn gượng đứng lên vịn chặt cầu thang lần bước lên lầu về phòng của Thục Uyên, mở cửa phòng bước lại giường cô ngã xuống và không còn biết gì nữa.
Đang ngủ ngon, Phú Khang phải giật mình tỉnh dậy,vì một cánh tay tê rần.
Mở mắt nhìn đồng hồ. Hơn ba giờ chiều. Anh ngủ một giấc hơn nửa ngày. Đang định ngồi dậy thì cánh tay nặng trịch tê rần khiến anh quay qua và giật mình kinh ngạc vì một người đang gối đầu lên tay anh ngủ ngon lành. Phú Khang bật dậy cái lò xo nhưng người bên cạnh vẫn say sưa ngủ không phản ứng.
Phú Khang nhìn kỹ và há hốc mồm kinh ngạc:
– Hiền Thục? Sao cô ấy lại ở đây? Phú Khang nhìn kỹ. Vẫn quần tây và áo sơ mi giản dị, Hiền Thục thật ngoan hiền trong giấc ngủ như tên gọi của cô. Phú Khang để ý thấy hơi thở của cô khó nhọc, trán ướt mồ hôi dù phòng anh có mở máy lạnh. Khẽ đặt tay lên tránThục anh giật mình rụt tay lại. Cô ấy sốt cao quá.
Anh phóng xuống giường chạy nhanh xuống nhà tìm vú lên nhờ giúp đỡ.
Nhưng một mảnh giấy đặt trên bàn, vú thông báo cho anh biết là vú với chị Liên có việc ra ngoài đến tối mới về. Phú Khang đành lấy cái thau thêm ít đá lạnh và cái khăn lông đem lên phòng. Nhúng khăn ướt, anh chườm lên trán cho Thục.
Một lúc sau thấy vẫn không hạ sốt, anh bèn gọi điện cho bác sĩ. Sau khi khám xong tiêm cho Thục một mũi thuốc, ông nói:
– Cậu yên tâm, cô ấy không sao đâu. Tôi đã tiêm thuốc cho cô ấy rồi. Tối cô ấy tỉnh dậy, cậu ép cô ấy ăn hoặc uống chút gì đó rồi hãy uống thuốc.
– Vâng, cảm ơn bác sĩ.
Tiễn bác sĩ ra cổng xong, anh lật đật quay trở về phòng, nhấc lấy cái ghế để bên giường anh ngồi xuống ngắm Thục. Trong giấc ngủ cô bé hiền và dễ thương đến lạ. Không kìm được anh cúi xuống hôn nhẹ lên trán lên má, chợt có tiếng hắn giọng ngoài cửa làm Phú Khang giật mình nhìn ra anh làu bàu:
– Làm gì mà lặng lẽ như bóng ma vậy bà chị?
Thục Uyên thản nhiên bước vào phòng, nói:
– Nhờ vậy ta mới thấy được hành động mờ ám của mi chứ. Nè, cậu em muốn làm gì thì đợi người ta tỉnh lại chứ thừa lúc người ta mê man mà làm bậy thì không hay đâu.
Phú Khang gắt:
– Chị nghĩ đi đâu vậy. Tại cổ bị sốt nên em mới lo cho cổ chứ sao.
Thục Uyên đến bên giường tủm tỉm:
– Thì ra bấy lâu nay mi siêng đến nhà trọ không phải là vì bà chị này, mà là vì cô bé nhỏ nằm trên giường kia phải không?
Phú Khang đứng lên thở ra:
– Chị đã thấy thì em cũng không giấu, đúng là em đang yêu cô ấy nhưng không biết cô ấy nghĩ gì và càng không dám hỏi thẳng cô ấy.
Thục Uyên vỗ vai Phú Khang:
– Nào, phải tự tin lên chứ! Ta gởi nó lại đây, có gì chút nữa nó dậy, mi đưa nó về giùm. Cơ hội cho mi đó, cố mà nắm bắt.
Phú Khang cười rạng rỡ:
– Cám ơn bà chị nha, lời cảm ơn chân thành nhất đó.
Thục Uyên phẩy tay:
– Là người trong nhà cả, mi không cần phải khách sáo. Nhưng ta nói trước là đừng có làm cho nó buồn đấy. Nếu không, dù là chị em, ta cũng không nương tay với mi đâu. Nhỏ Thục lâu nay theo ta tuy chưa luyện đủ mười thành công lực nhưng cũng được bảy tám thành, mi cứ liệu chừng đấy.
Mở cổng cho Thục Uyên, Phú Khang làu bàu:
– Ai ở gần chị một thời gian thì từ thỏ đều hóa thành sư tử hết.
Tiễn Thục Uyên ra cổng xong, Phú Khang vào nhà mở tủ lạnh tìm nước uống thì giật mình khi nghe tiếng Thục hét trên lầu, anh chạy vội lên. Thục đang giãy giụa trên giường mắt nhắm nghiền, mỗ hôi tuôn đầm đìa, anh lật đật chạy lại ôm chặt Thục,tay anh vỗ nhẹ vào má Thục:
– Thục, mau tỉnh dậy đi em, mở mắt ra nào!
Hiền Thục mở mắt ra ôm lấy Phú Khang òa khóc. Phú Khang vỗ nhè nhẹ vào lưng cô:
– Nín đi, ngoan nào, có ai làm gì em đâu mà khóc!
Hiền Thục thút thít:
– Em nằm mơ thấy lũ quét, nước nhiều lắm trôi hết nhà cửa. Người chết nhiều lắm, có cả anh nữa.
Phú Khang siết chặt Thục vào mình hơn. Anh từng nghe Thục Uyên kể ngày trước nhà Thục bị nước cuốn trôi, ba Thục vì phải cứu mẹ con Thục mà chết.
Cái chết của người cha làm Thục suy sụp một thời gian dài. Từ đó mỗi lần ngã bệnh Thục đều gặp ác mộng và la hét thất thanh như thế.
Phú Khang vỗ về:
– Ổn rồi, không sao đâu chỉ là một giấc mơ thôi mà. Em xem, anh còn sống sờ sờ đây nè!
Thục đã bình tỉnh lại đôi chút, liền đẩy Phú Khang ra, cô nhìn quanh ngơ ngác:
– Ơ, đây là đâu?
– Phòng của Thục Uyên. Em sốt từ chiều đến giờ.
Thục nhíu mày. Phải rồi, lúc chiều mình chuẩn bị đi làm thì đau đầu dữ dội không đi nổi. Thục Uyên phải đi thay cho mình.
Đang suy nghĩ miên man thì Phú Khang đặt tay lên trán Thục:
– Đầu đã bớt nóng, có vẻ như em đã hết sốt rồi. Giờ uống thêm một liều thuốc nữa thì mai sẽ khỏi bệnh thôi.
Thục ngước mắt lên:
– Em muốn về.
Đưa thuốc và đặt ly nước vào tay Thục, Phú Khang nói:
– Uống thuốc đi rồi anh đưa về.
Thục lắc đầu:
– Em mang về nhà uống cũng được. Vả lại em khỗe rồi, em tự về được.
– Không được, anh đã hứa với Thục Uyên là phải đưa em về. Anh mà để em về một mình là chết với bà chị “nhí” đó cho coi.
– Hóa ra anh đưa em về là vì Thục Uyên dặn? Vậy để em về một mình, em biết cách nói cho nhỏ ấy khỏi giận.
Nói xong, cô đứng lên bước ra ngoài. Nhưng được vài bước cô thấy mình lọt thỏm trong vòng tay Phú Khang, tiếng anh thì thầm sát bên tai:
– Giận gì anh vậy? Có một chuyện mà anh muốn em biết, đó là anh muốn em ở mãi bên anh như thế này, nhưng bây giờ thì chưa phải lúc, cô bé ạ.
Hiền Thục đỏ mặt vùng ra định bỏ chạy nhưng Phú Khang nhanh hơn chụp tay cô kéo lại:
– Định trốn hả, đâu có dễ vậy. Mau uống thuốc đi rồi anh đưa về.
Thục phụng phịu:
– Đang đói mà uống thuốc nó cào ruột chịu sao nổi.
Phủ Khang vỗ trán cười xòa:
– Xin lỗi, anh quên.
Nói rồi, anh bỏ tọt mấy viên thuốc vào túi áo, nắm tay Thục kéo đi:
– Anh đưa em đi ăn chút gì, rồi uống nhé Phú Khang đưa Hiền Thục đi ăn, ép cô uống thuốc xong mới đưa về nhà trọ. Xe dừng trước cổng, mở cửa xe cho Hiền Thục, Phú Khang khoác lên người cô cái áo khoác của anh, hôn nhẹ lên trán cô, anh thì thầm:
– Chúc em ngủ ngon.
Đợi Hiền Thục khuất sau cánh cổng, Phú Khang mới cho xe chạy đi. Nhìn nhà cửa tối om, Hiền Thục thở phào nhẹ nhõm. May quá, hai con tiểu yêu nữ đó ngủ rồi. Nếu không, cô sẽ bị hai đứa nó tra khảo một cách “dã man rợ” cho xem. Rón rén như một con mèo Hiền Thục mở nhẹ cửa phòng khách. Nhưng vừa đặt chân vào thì đèn phòng khách bật sáng, Hiền Thục giật mình giấu vội chiếc áo khoác sau lưng. Thục Uyên ranh mãnh:
– Mày đi đâu mà giờ này mới về?
Thục ngắc ngứ:
– Tao đến thư viện chứ đi đâu.
Lan Hương tinh quái:
– Mày giấu cái gì sau lưng thế, hay mượn được sách hay rồi giấu xem một mình.
Vốn không quen nói dối, Thục bị sụp bẫy ngay:
– Sách đâu mà sách, chỉ là cái áo khoác thôi.
Lan Hương nhíu mày hỏi lại:
– Áo khoác? Tao nhớ lúc chiều đi mày đâu có mặc áo khoác?
Biết mình bị hố, nhưng nhìn ánh mắt tinh quái cửa hai nhỏ bạn, Thục bỏ chạy về phòng kèm câu nói:
– Tụi bầy thật quỷ quái!
Lan Hương sửa lưng:
– Vậy hả!
Thục Uyên cũng nói vọng theo:
– Ai chứ mày làm em thì tao chịu.
Thả Thục Uyên xuống, Phú Khang cho xe chạy ngay vì anh có hẹn với Thục. Đang loay hoay mở cổng, chợt Thục Uyên giật mình buôn rơi xâu chìa khóa vì có người đang ở sát sau lưng cô. Thục Uyên quay ngoắt người lại.
Trông thấy Vũ Nguyên, cô sầm mặt:
– May mà tôi không mắc bệnh tim – Rồi cô cao giọng sừng sộ - Anh làm gì mà tới nhà tôi giờ này?
Vũ Nguyên điềm nhiên:
– Tới thăm người yêu không được sao?
Thục Uyên quác mắc:
– Ai là người yêu của anh? Hợp đồng cô ghi rõ tôi chỉ là người yêu của anh khi cô sự hiện diện của gia đình anh thôi. Đừng có nói là anh quên nhé, điều này chính là anh đề nghị mà.
Vũ Nguyên bực bội:
– Vậy gia đình tôi sẽ nghĩ gì khi thấy cô là người yêu của tôi mà lại ngang nhiên cặp tay với người khác vậy hả?
Thục Uyên bĩu môi:
– “Người yêu của tôi”, đề nghị anh dùng từ cho chính xác nha. Nếu không vì cái hợp đồng quái quỷ kia thì nói thật nhé, có chất mười tám xe vàng đi mòn nhưng con đường trong thành phố này cũng chưa chắc làm tôi xìu lòng trước một đại gia hữu danh vô thực, ăn chơi đàng điếm như anh đâu.
Vũ Nguyên trừng mắt:
– Cô biết gì về tôi mà dám nói thế?
Thục Uyên khoanh tay tựa vào cổng, mặt hơi hất lên:
– Tôi biết nhiều hơn anh tưởng đấy! Chẳng phải tôi đã nói với anh rồi sao, tôi sẽ không vào cuộc chơi nếu không biết đối thủ của mình là ai và thực lực như thế nào.
Vũ Nguyên cười mỉa:
– Bây giờ thì cô biết hết rồi chắc?
Thục Uyên thản nhiên:
– Tôi không thể đếm xem đầu anh có bao nhiêu sợi tóc, hay anh có bao nhiêu bộ quần hợp thời trang. Nhưng thành tích ăn chơi của anh thì tôi có thể liệt kê rõ ràng, chẳng hạn như một đêm anh vung vãi bao nhiêu tiền, nhảy nhót với bao nhiêu cô bồ. Nói một cách khác, thành tích ăn chơi của anh, tôi liệt kê hết đêm này cũng chưa hết. Tôi chỉ gói gọn một câu “Anh là một tên phá gia chi tử”.
Vũ Nguên trừng mắt:
– Cô là chị cả của tôi chắc. Mà cô cũng rảnh rỗi quá nhỉ, theo dõi tôi kỹ thế cơ à?
Thục Uyên nhún vai:
– Thời buổi này, ngồi ở đây cũng có thể điều hành một công ty tầm cỡ ở nước ngoài hoạt động trôi chảy, thì việc nắm bắt thông tin cá nhân của một người “nổi tiếng” như anh đối với tôi dễ hơn ăn bánh lọt. Mà tôi cũngkhông rảnh rỗi để tò mò theo anh vậy đâu.
Nói rồi, cô nhìnVũ Nguyên từ đầu đến chân rồi phán:
– Anh đâu có giá như thế!
Vũ Nguyên tức tối:
– Cô thật là... quái quỷ, không hiểu sao tôi lại xui xẻo dây vào cô cho mệt thân nhỉ!
Thục Uyên thản nhiên:
– Muốn khỏi dây dưa với tôi thì dễ lắm, xóa nợ cho tôi đi!
– Cô thật biết đùa. Tiền của tôi chứ đâu phải... lá mít. Tóm lại, chừng nào tôi chưa lấy được tiền thì cô đừng mong tôi hủy hợp đồng.
Thục Uyên tỉnh bơ:
– Tùy anh thôi, nhưng xin nhắc cho anh nhớ là chỉ còn năm tháng mười bốn ngày nữa thôi, anh thừa kế được hay không thì hợp đồng cũng chấm dứt.
Nói rồi, cô bước vào đóng cổng. Vũ Nguyên đẩy cổng ra:
– Nè, cô đi đâu đó, tôi chưa nói hết mà.
Thục Uyên quay lại mặt nhăn nhăn:
– Lại chuyện gì nữa “đại thiếu gia”?
Vũ Nguyên gườm gườm nhìn Thục Uyên khi cô dùng danh từ “đại thiếu gia”.
để gọi anh, nhưng anh không thể làm gì khác ngoài câu nói:
– Ngày mai là sinh nhật mẹ tôi, nên mai tôi sẽ đón cô đi mua quà và về đó dự sinh nhật mẹ tôi luôn.
Thục Uyên nhíu mày:
– Này, bộ anh tưởng tôi lúc nào cũng rảnh rỗi như anh chắc, nói đi là đi?
Vũ Nguyên trợn mắt:
– Nè nè, cô định giở trò lật lọng phải không?
Thục Uyên khoanh tay hất mặt:
– Tôi lật lọng cái gì nào?
Vũ Nguyên hoa tay múa chân:
– Còn không phải sao? Rõ ràng khi ký hợp đồng đã cam kết cô có thể không đi cùng tôi tới những nơi khác, nhưng nhà tôi thì b 6a00 t buộc cô phải đến cùng tôi.
Thục Uyên cũng không kém:
– Nhưng trong đó cũng có nói nếu tôi bận thì tôi có thể không đi rồi còn gì.
Vũ Nguyên gân cổ:
– Vậy mà cô còn dám nói là không lật lọng. Tôi đã xem kỹ lịch của cô rồi, ngày mai cả buổi chiều cô rảnh rỗi chứ có làm gì đâu. Thục Uyên vẫn không chịu thua vì như thế Thục Uyên đâu còn là Thục Uyên, bởi thế cô cũng cao giọng:
– Cuộc sống luôn có nhiều biến động. Một giờ đồng hồ cũng làm thay đổi mọi thứ, huống hồ từ đây đến chiều mai:
Vũ Nguyên nghẹn giọng:
– Cô.
Anh tựa người vào cổng thở ra. Một người khôn ngoan như anh mà sao lần lập bảng hợp đồng này anh lại để nhiều kẽ hở thế không biết! Từ đầu chí cuối đều có lợi cho “con nợ”, bản thân anh là “chủ nợ” mà cứ bị “con nợ” lấn át hoài:
Vũ Nguyên vuốt mặt nhìn Thục Uyên, nói:
– Cô không thể vì mẹ tôi một chút được sao, bà rất quý cô mà.
Thục Uyên thở cái khì:
– Thôi được, chiều mai tôi sẽ đến.
Vũ Nguyên chắp hai tay:
– Tạ ơn trời! Cuối cùng cô cũng chịu đi!
Đóng sầm cổng lại, Thục Uyên nói:
– Tôi nói trước, anh đừng có đem bản hợp đồng đó ra mà dọa tôi. “Con dao”.
này tôi là người cầm cán. Mọi ưu thế đã thuộc về tôi trong cuộc chơi này, anh cứ liệu chừng đấy.
Vũ Nguyên thất thiểu bưđc ra xe mà lòng thầm hỏi, liệu có bao nhiêu người giống như anh, là “chủ nợ” mà suốt ngày bị “con nợ” hăm dọa đủ điều, đúng là chuyện có nằm cũng không mơ thấy nổi.
Đang ngủ ngon lành thì một hồi chuông cổng ngân vang làm Thục Uyên giật mình, nhưng rồi cô mặc kệ lấy gối bịt chặt hai tai cô quyết định ngủ tiếp.
Chẳng mấy khi được rảnh rỗi thế này phải ngủ bù chứ.
Bấm một hồi không thấy ai ra họ sẽ bỏ đi thôi.
Nhưng không như Thục Uyên nghĩ, từng hồi chuông cứ ngân dài vọng vào phòng ngủ một cách kiên nhẫn. Hết chịu nổi, Thục Uyên bật người dậy, mắt nhắm mắt mở ra mở cổng. Gương mặt Vũ Nguyên hiện ra sau cánh cửa.
– Xin chào!
Thục Uyên sầm mặt:
– Chào, chào cái con khỉ! Làm gì mà anh bấm chuông như báo động cứu hỏa vậy hả?
Vũ Nguyên tửng tửng:
– Không bấm như vậy thì làm sao cô nghe thấy.
– Tôi đâu có điếc.
– Hôm nào rảnh, cô đi kiểm tra lại hệ số nghe của cô đi, bằng chứng là tôi đứng tê cả chân bấm chuông đỏ cả tay mà bây giờ cô mới nghe được.
Thục Uyên quay phắt lại:
– Giá mà nhà có “cẩu” thì tôi thả ra cho nó “xực” anh rồi. Người gì lì quá, muốn ngủ một tí cũng không được yên. Hừ...
Vũ Nguyên tưng tửng:
– Nhất ì nhất lì mà, muốn đưa được “nàng” về cho mẹ vui thì phải vậy thôi.
Thục Uyên giật mình nhớ ra là hôm qua cô đã lỡ nhận lời đi mua quà sinh nhật cho mẹ hắn với hắn. Lời đã hứa giờ không thể nuốt được, đành phải đi với hắn thôi. Thiệt tình, năm tháng với cô nó dài như năm thế kỷ.
Không thèm nhìn Vũ Nguyên, cô nói trống không:
– Ngồi đó chờ năm phút Vũ Nguyên tủm tỉm cười nhìn bóng Thục Uyên khuất dần ở thang lầu. Năm phút đủ để Thục Uyên trở xuống với chiếc quần Jeans ống “pát” đen và áo sơ mi trắng, tóc buộc gọn sau lưng, trông cô lúc này thật hiền lành dễ mến. Có lẽ bà và mẹ anh gặp Thục Uyên với bộ dạng này nên mới bảo là cô ấy hiền lành dễ thương. Chứ còn anh, anh thấy lúc nào Thục Uyên cũng như con... nhím cả.
Nhưng mà là con nhím thật dễ thương...
Thục Uyên hối:
– Này, có chịu đi chưa hay là ngồi ì ra đó?
– Đó, thấy chưa, con nhím nhỏ lại xù lông lên nữa rồi! Không biết đến bao giờ thì con nhím mới thành con thỏ nằm ngoan trong tay anh đấy, mơ hoài mà hổng thấy.
Đưa Thục Uyên đến một khu trung tâm mua sắm rất náo nhiệt. Hai người bước vào một tiệm kim hoàn, nhìn khắp nơi, Thục Uyên chỉ chuỗi hạt màu ngà treo trong tủ kính:
– Tôi thấy cái này đẹp sang trọng rất hợp với mẹ anh.
– Vậy thì lấy cái này, nhưng ai trả tiền đây?
Thục Uyên giẫm một cái như trời gián lên chân Vũ Nguyên, giọng cô rin rít:
– Nếu có tiền chọn mấy món đồ xa ỉ như thế này để tặng mẹ anh thì tôi đâu có dính vào cái hợp đồng quái quỷ kia.
Vũ Nguyên vừa xuýt xoa vừa nói:
– Cô có biết bao cô gái mong được tặng quà để lấy lòng mẹ tôi mà không được đó.
Thục Uyên phán:
– Chỉ có những người... khùng mới làm vậy. Tôi đầu có khùng và cũng không có tiền để làm những việc xa xỉ đó. Để có tiền trang trải cho việc học đôi khi tôi phải ăn mì gói cả tháng trời đấy, thưa “thiếu gia”.
Vũ Nguyên lặng người một hồi lầu. Anh đề nghị:
– Hay cô đến nhà tôi ở đi.
Thục Uyên trừng mắt:
– Anh có bị ấm đầu không mà đưa ra đề nghị quái gỡ như thế.
– Tôi lại chẳng thấy quái gở một chút nào. Mẹ tôi quý cô như thế, cô đến đó ở mẹ tôi càng vui hơn nữa. Mẹ tôi chẳng phải đã hứa lo cho cô đầy đủ trong những năm học còn lại của cô là gì.
– Anh nghĩ tôi là ai hả? Tuy nghèo tiền nghèo bạc nhưng lòng tự trọng của tôi không nghèo.
Vũ Nguyên búng tay:
– Vậy thì coi như gia đình tôi cho cô vay tiền đi học, sau khi tốt nghiệp ra trưởng thì về công ty tôi làm việc trừ nợ.
Thục Uyên xua tay lắc đầu lia lịa:
– Thôi thôi, sáu tháng đối với tôi đã là quá đủ. Tôi thà ăn mì gói cho lòng thanh thản chứ không muốn nợ nần gì nhà anh nữa đâu, chủ nợ là anh thì càng không.
Biết có nói gì nữa cũng không ích gì nên anh dúi chiếc hộp vào tay cô:
– Cầm giúp anh một lát, anh lại xem cái kia.
Nói rồi, anh đi mất. Thục Uyên đưa mắt nhìn những món đồ trong tủ kính lấp lánh thật đẹp mắt, thì một giọng nói vang lên phía sau làm Thục Uyên giật mình quay nhìn cô gái lạ.
– Hóa_ ra, cô là bạn gái mới của Vũ Nguyên.
Thục Uyên chưa hết bực mình thì cô gái lạ lại nói tiếp sau khi săm soi Thục Uyên từ đầu đến chân:
– Trông cũng tầm thường thôi. Vũ Nguyên lần này điên mất rồi.
Thục Uyên cười nửa miệng:
– Tôi thấy cô điên thì có. Nhìn cô hình thức cũng không đến nỗi nào mà sao nói năng vừa vô duyên vừa bất lịch sự thế hả? Cô nói xem, thế nào là tầm thường, còn thế nào là không tầm thường?
Cô gái kia ngẩng cao đầu đáp:
– Tôi trông cô quê mùa xấu xí chẳng hợp với Vũ Nguyên tí nào.
Thục Uyên khoanh tay đáp tinh:
– Vâng, tôi quê mùa xấu xí, nhưng Vũ Nguyên đã chọn tôi, như vậy cũng đủ cho tôi thấy “giá trị” của mình rồi. Thế còn cô, có bao giờ cô tự hỏi mình xinh đẹp thời thượng như thế mà Vũ Nguyên không chọn mình không?
– Cô...
Trong khi cô gái nghẹn lời chẳng biết nói sao thì Thục Uyên thản nhiên cầm hộp quà trên tay bước đi kèm câu nói:
– Hôm nay là sinh nhật “mẹ chồng” tương lai của tôi. Nếu rảnh, mời cô đến dự, cô biết nhà mà phải không?
Nói rồi cô đi về phía Vũ Nguyên, giọng cô lạnh như nước đá:
– Anh xem xong chưa, tôi muốn về nhà.
Nói rồi, cô đi thẳng ra ngoài chẳng kịp chờ Vũ Nguyên nói xong hay chưa.
Vũ Nguyên lật đật chạy theo, bụng than thầm vì cái tính sớm nắng chiều mưa của Thục Uyên, vừa mới ngừng bắn đó thì bây giờ lại giơ súng lên rồi.
Ra đến xe mở cửa lêo lên, anh nhìn Thục Uyên cất tiếng:
– Nè, cô đừng nói là đổi ý không đi nghen! Lúc nãy tôi gọi điện báo cho mẹ tôi hay là sẽ về cùng cô, giờ tôi về một mình thì biết giấu mặt vào đâu hả?
Thục Uyên hất mặt:
– Bộ tôi có nói là sẽ không đi sao?
Vũ Nguyên chưng hửng:
– Thế sao cô còn đòi về nhà?
– Tôi về có chút việc không được sao?
Vũ Nguyên thở phào:
– Thế mà tôi cứ tưởng...
Thục Uyên gắt lời:
– Thay vì ngồi đó tưởng thì anh nên cho xe chạy đi thì hơn.
Vũ Nguyên lúc này mới nổ máy cho xe chạy đi.
Về đến nhà, bỏ Vũ Nguyên ngồi một mình ở phòng khách, Thục Uyên về phòng đóng sầm cửa lại sau khi nói một câu trống không.
– Chờ đó!
Vũ Nguyên lắc đầu nhìn theo. Liệu có ai trên thế gian này tiếp khách kiểu đó không nhỉ, không mời ngồi cũng chẳng có nước non gì cả. Vũ Nguyên ngồi xuống ghế thở ra. Đành vậy, chẳng phải cô bé từng nói anh không phải là khách mà là chủ nợ, có ai đón chủ nợ vào nhà mà vui vẻ niềm nở đâu...
Thục Uyên trở lại phòng khách mang theo mùi hương dịu dàng thanh thoát, kèm câu nói:
– Ta đi thôi, sắp đến giờ hẹn rồi.
Vũ Nguyên quay lại và sững sờ, là Thục Uyên đó ư. Trong bộ váy trắng tinh, cô đẹp thanh thoát như một thiên thần, mái tóc dài được búi cao để lộ chiếc cổ cao thanh mảnh. Hình ảnh này trông rất quen thuộc, lẽ nào...
Nhưng Vũ Nguyên không kịp nghĩ thêm vì Thục Uyên đã quay gót bước đi trước. Anh đành phải lật đật bước theo cho Thục Uyên đóng cổng, nếu không cô nhỏ sẽ xù lông nhím lên với anh ngay.
Trên suốt đường đi, nhiều lần anh muốn hỏi xem cô bé từng dự tiệc ở đâu chưa nhưng rồi không dám sợ cô bé đùng đùng nổi giận bỏ về thì khổ cho anh.
Thỉnh thoảng, anh cứ liếc nhìn cô bé, còn cô bé cứ tỉnh như không. Thực ra mọi biến đổi trên gương mặt của Vũ Nguyên không phải là Thục Uyên không biết nhưng cô cứ lờ đi. Đêm qua, hai nhỏ bạn đã làm công tác tư tưởng dữ lắm nhưng cô nào có nghe. Đêm qua, Lan Hương nói:
– Quà thì mày có thể không mua, nhưng nhất định mày phải đến và phải ăn mặc cho đẹp nghe chưa.
Thục cũng nói vào:
– Đúng đó, mày đã nói dối thân phận thật sự của mày, thế nhưng cũng không vì thế mà ăn mặc lừi xừi đến đó được.
Thục Uyên gạt phắt:
– Tao đến đó là vì quý và nể bác ấy. Nhưng cứ nghĩ đến cái tên đại thiếu gia chết tiệt đó lúc nào cũng như ma bám theo tao là tao chỉ muốn ở nhà cho xong.
Lan Hương và Hiền Thục thở ra:
– Thôi được, tùy mày muốn làm sao thì làm. Tiếc là mai tụi tao có giờ học không thể bỏ được. Nếu mày đi, tụi tao gởi quà cho mày. Không đi thì tụi tao đưa bác ấy sau vậy.
Cho đến tận chiều nay, Thục Uyên vẫn mang ý định sẽ đến dự với bộ đồ thường nhất không điểm trang chi hết. Nhưng lúc mua quà sinh nhật bị người ta chê quê mùa, xấu xí, tầm thường, máu tự ái nổi lên, cô liền bảo Vũ Nguyên chở về nhà cho mình sửa soạn. Quần áo cô mặc không sang đến mức phải đặt mua ở Ý hay mua ở Pháp nhưng cũng được mua từ những nhà may nổi tiếng trong thành phố chỉ vì Thục Uyên không thích chưng diện se sua, cô chỉ thích những gì giản dị bình thường như thế sẽ cho cô cảm giác gần gũi thân thiện với những người xung quanh cô.
Biệt thự đèn thắp sáng choang, nhiều tiếng cười nói vọng ra làm Thục Uyên hơi khớp, vừa mở cửa xe định bước xuống thì bị Vũ Nguyên giữ lại:
– Em chờ anh một chút!
Trong lúc Thục Uyên còn ngơ ngác thì Vũ Nguyên mở hộp lấy ra sợi dây chuyền bằng bạch kim, nói:
– Anh có cái này tặng em.
Nhìn thấy sợi dây, Thụe Uyên lắc đầu:
– Cám ơn, nhưng tôi không quen nhận quà có giá trị thế đâu.
Vũ Nguyên nhăn mặt:
– Có đáng là bao đâu, chỉ là món quà nhỏ anh tặng em làm kỷ niệm. Em từ chối là anh buồn lắm.
Thục Uyên hỏi:
– Vậy món quà này có tính gộp với số tiền tôi mắc nợ không?
Vũ Nguyên đeo sợi dây vào cổ cho Thục Uyên và nó – Em thật là... sao em cứ nghĩ mãi đến cái hợp đồng quái quỷ đó mà không nghĩ là anh yêu em.
Thục Uyên trừng mắt:
– Này, đã nhập tiệc đâu, chưa uống một giọt rượu nào mà anh đã say thế hả?
Mau tỉnh lại đi.
Nói rồi, cô mở cửa xe bước xuống luôn, Vũ Nguyên cũng lật đật bước xuống xe. Vào đến tận nhà, mọi cặp mắt đều dồn đổ ra khiến Thục Uyên bối rối. Vũ Nguyên khẽ nắm tay Thục Uyên dắt vào. Thục Uyên cúi đầu chào mọi người rất lễ phép. Xong, cô cầm hộp quà trao tận tay bà Cầm:
– Cháu chúc mừng sinh nhật bác.
Bà Cầm vui vẻ:
– Cám ơn con, đến chơi với bác được là tốt rồi, con bày vẽ chi cho tốn kém.
Thục Uyên chỉ cười. Cô lôi trong chiếc hộp khác ra một chiếc khăn choàng, choàng lên cổ bà Kim, Thục Uyên vui vẻ:
– Đây là quà của bà cháu tặng bà.
Bà Kim bất ngờ:
– Cả bà cũng có quà à?
– Là quà do tự cháu làm lấy nên không được xuất sắc lắm ạ.
Kéo Thục Uyên ngồi xuống cạnh mình, bà Kim nói:
– Cháu dâu bà giỏi quá, cái gì cũng biết làm.
Nghe bà Kim nói vậy, ai cũng hỏi bao giờ thì đám cưới, bà Cầm cười đáp:
– Thong thả đã, con bé còn đang học đại học. Đợi cháu tết nghiệp rồi cưới luôn.
– Thì cưới xong vẫn đi học được mà.
Bà Cầm cố gỡ rối cho Thục Uyên:
– Đợi cháu tốt nghiệp đã. Giờ nhìn chững chạc vậy chứ còn trẻ con lắm, cưới chồng vào lớp bạn bè chọc rồi lại khóc chạy về mách mẹ cho xem.
Cả nhà cười rần. Còn Thục Uyên thĩ đỏ tía mặt mày.
Tiệc tan, mọi người lần lượt ra về. Bà Cầm nắm tay Thục Uyên, nói:
– Ta cám ơn con rất nhiều. Nhờ có con mà sinh nhật lần này vui và có ý nghĩa hơn cả Uyên này!
– Dạ, có gì xin bác cứ nói.
Bà Cầm ngập ngừng rồi nói:
– Hay là con với Vũ Nguyên làm lễ đính hôn đi, bác coi được ngày rồi làm lễ cưới luôn.
Thục Uyên giật mình:
– Lần trước bác nói...
Bà Cầm ngắt lời:
– Bác còn nhớ. Nhưng rồi bác lại sợ đêm dài lắm mộng nên bác nghĩ khi cưới nhau xong biết đâu Vũ Nguyên sẽ khép mình vào bổn phận không sa đà đàn đúm với bạn bè nữa.
Thục Uyên lầm bầm trong bụng:
– “Trời đè hắn còn không sợ, một Thục Uyên này thì nghĩa lý gì”.
Tuy nghĩ thế nhưng Thục Uyên nào dám nói ra. Cô nhỏ nhẹ từ tốn:
– Tình cảm mà bác dành cho con, con rất cảm kích. Con thầm cảm ơn trời đã cho con gặp được một người có tấm lòng tốt như thế. Nhưng xin bác hãy hiểu và cho con thêm thời gian.
– Con còn e sợ điều gì?
Thục Uyên thở dài, cô nói như đang độc thoại:
– Càng lúc con càng tự hỏi, yêu anh Nguyên có phải là sự lựa chọn đúng đắn hay không. Từ ngày yêu anh ấy, con gặp không ít phiền phức với những cô gái trước đây của ảnh. Niềm tin của con càng lúc càng lung lay. Mới vào yêu đã thế không biết sau này sẽ ra sao?
Nghe những lời như thế lòng bà Cầm nhói đau, bà hiểu cần phải có thời gian.
Bà nhẹ nhàng:
– Bác hiểu rồi, thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất, nếu không có được một đứa con dâu như con thì đó cũng là ý trời, nhà bác vô phước thì đành chịu vậy. Để bác gọi thằng Nguyên đưa con về. Trễ rồi, về nghỉ để mai còn đi học.
Thục Uyên thở phào:
– Vâng, con cám ơn bác.
Khi đã yên vị trong xe và cho xe chạy một quãng, Vũ Nguyên hỏi:
– Em nghĩ thế nào về đề nghị của mẹ anh?
Thục Uyên quay phắt lại:
– Hóa ra anh nghe hết rồi à?
Vũ Nguyên gật đầu:
– Thế em nghĩ gì?
– Không nghĩ gì cả.
Vũ Nguyên nhìn cô:
– Hay ta cứ làm theo ý mẹ của anh.
– Là sao, tôi không hiểu anh muốn nói gì.
Vũ Nguyên ngập ngừng:
– Là chúng ta hãy đính hôn với nhau.
Thục Uyên trừng mắt:
– Đính đính cái đầu anh chứ đính hôn, làm ơn tỉnh táo lại giùm đi!
Vũ Nguyên nhăn mặt:
– Em không thể nói chuyện tử tế hơn được sao?
Thục Uyên quay mặt đi:
– Vì anh đâu phải là người tử tế mà bảo tôi nói chuyện tử tế.
Vũ Nguyên trợn mắt:
– Anh làm gì mà em cho là không tử tế?
Thục Uyên nhìn Vũ Nguyên rồi phán:
– Người tử tế chẳng bao giờ đòi bồi thường chỉ vì người ta gọi nhầm điện thoại cả.
Vũ Nguyên đành ngậm miệng. Hồi lâu, anh nói nhỏ:
– Thấy mẹ vì chuyện này mà buồn, anh thấy bứt rứt quá.
Thục Uyên nhìn mông lung qua cửa xe rồi nói:
– Chuyện này cũng không có kết quả gì nên tốt nhất là đừng tạo thêm hy vọng cho bác ấy. Sau sáu tháng, hợp đồng chấm dứt, tôi với anh không còn quan hệ gì, lúc đó sẽ nói là không hợp nên chia tay.
– Thì đính hôn hay không có khác gì nhau đâu?
Thục Uyên quay phắt lại:
– Khác chứ sao không! Chuyện này rồi sẽ chẳng đi đến đâu, giờ anh nói đính hôn chẳng khác nào khẳng định với bác rằng chắc chắn chúng ta sẽ kết hôn. Vả lại...
Nói đến đây Thục Uyên ngập ngừng.
Vũ Nguyên hỏi:
– Vả lại sao?
Thục Uyên chu môi:
– Tôi như vầy mà đi đính hôn với một tên ăn chơi khét tiếng như anh thì thật chẳng ra làm sao cả.
Vũ Nguyên hừ giọng:
– Nè cô bớt tự cao một chút đi, bạn gái tôi khối cô còn xinh đẹp hơn cô gấp nhiều lần.
Thục Uyên thản nhiên:
– Tôi biết chứ, nhưng anh không chọn họ nhập vai mà chọn tôi, bấy nhiêu đó đủ để tôi thấy “giá trị” của tôi rồi.
Vũ Nguyên đành im miệng. Lần nào cũng như lần nấy, hễ mỗi lần châm ngòi nổ chiến tranh thì anh lúc nào cũng là kẻ bại trận.
Bottom of Form