Chiếc Lọ Giáng Sinh Diệu Kỳ Chương 1. Cuộc gặp gỡ định mệnh

Chương 1. Cuộc gặp gỡ định mệnh
Vào cái hôm đáng nhớ ấy, khi đang một mình thưởng thức đĩa gà quay béo ngậy trong tiệm Chuck’s Chicken ‘n’ Biscuits trên Quốc lộ 4,

 bà Louise Jensen bỗng nghe thấy tiếng khóc gắt vọng ra từ buồng điện thoại công cộng phía sau lưng mình. Đó là một buổi chiều muộn ngày thứ Sáu, cũng là ngày cuối cùng trong năm. Những giờ phút cuối của năm cũ sắp qua. chi còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến Giao thừa.

Louise lại gần nơi phát ra tiếng khóc và thấy một bé gái sơ sinh có đôi mắt xanh lơ đang nằm bơ vơ một mình. Quả thật Louise chưa từng nghĩ đến tình huống này bao giờ, nhưng bà lại là người vốn tin rằng không có việc gì trên đời này xây ra mà không vì một mối lương duyên nào đó. Bà khom người, đưa hai tay cẩn thận ôm lấy đứa bé còn đỏ hỏn vào lòng. Chợt bà nhìn thấy một tờ giấy gắp đôi nằm bên trong chiếc khăn dày quấn quanh đứa bé. Đó là một phong thư với những nét chữ nguệch ngoạc viết vội và không hề có một dòng địa chi hay chữ ký. Louise có cảm giác như lá thư này được gửi cho chính bà chứ không phải ai khác:

Gửi tới ân nhân đang bồng con gái tôi trên tay, ở đây, cháu là con của ông bà. Là một người mẹ, chắc chắn tôi sẽ rất nhớ cháu. Nhưng tôi yêu con tôi nhiều đến nỗi tôi không thể đế bé lởn lên trong hoàn cành mà tôi đang phải gánh chịu. Tôi không thế đế con mình lớn lên bên cạnh một người cha thậm chí không hề muốn con mình có mặt trên cõi đời này. Càng không thể đế con bé sống với một người mẹ suốt ngày phải trốn chạy. Khi con tôi lớn, ông bờ làm ơn nói với nó rằng tôi yêu nó nhiều lắm, nhiều hơn cả bản thân tôi, hơn cà cuộc sống của tôi. Làm ơn nói với con bé rằng sẽ có một ngày nào đó, tôi sẽ lại được ôm nó trong vòng tay mình.

Trong hoàn cảnh hiện tại, tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Tất cả những gì tôi có thế làm là cố gắng mang lại cho nó một cuộc sống tốt hơn so với nếu ở với chúng tôi. Tôi chi còn biết hy vọng như vậy.

Louise là một phụ nữ trung niên đơn thân, sống bằng nghề tạp vụ với đồng lương ít ỏi mà bà phải khéo xoay xờ lắm mới đủ trang trải cho những chi tiêu hằng ngày. Không biết tự bao giờ mà năm nào cũng vậy, Louise tự tạo cho mình một nếp quen là luôn đón Giáng sinh tại quán ăn nhỏ trên Quốc lộ 4 này. Nhưng năm nay, vào tuần trước lễ Giáng sinh, bà phải nằm liệt giường vì bệnh cúm. Những cơn sốt cao và chứng đau nhức toàn thân khiến lần đầu tiên trong suốt bao nhiêu năm, bà đành phải bò lỡ bữa tiệc tối truyền thống của minh. Và hôm đó, khi đà khỏe lại, điều đầu tiên Louise muốn làm là đến tiệm Chuck’s. Cũng chính hôm đó, có lẽ định mệnh đã sắp xếp cho bà một cuộc gặp gỡ quan trọng khiến cuộc sống của bà thay đồi hoàn toàn.

Louise nhìn quanh. Trong tiệm chi có vài thực khách đang ngồi túm tụm với nhau phía dãy bàn đối diện, tại đó có cây thông Noel được trang hoàng rực rỡ.

Mọi người râm ran chuyện trò về những kế hoạch cho năm mới. Khuôn mặt họ mờ ảo trong ánh đèn trang trí xanh đò đang nhấp nháy theo một chu kỳ đều đặn được giăng trên bức tường phía sau. Tại quầy tính tiền, vợ của Chuck chủ quán đang loay hoay thay pin cho ông già Noel đồ chơi vẫn thường đứng nhún nhảy bên cạnh quầy vào mỗi dịp Giáng sinh. Không ai để ý đến Louise với đứa trẻ tội nghiệp. Cuộc đời đã gửi đến cho riêng bà một món quà tuyệt diệu trong ngày đặc biệt này.

Louise ôm chặt và ủ ấm đứa bé bên trong chiếc áo khoác dày minh đang mặc, đặt tờ giấy bạc mười đô-la trên bàn rồi nhanh chân bước ra khỏi cửa tiệm. “Chúc mừng năm mới!”- Vợ Chuck ngẩng đầu lên nói với theo. Ngay trước khi cánh cửa tiệm đóng lại, Louise ngoái đầu mỉm cười rồi tiếp tục sải bước đến chiếc xe E1 Camino cũ kỹ đậu phía cuối bãi xe. Bà cẩn thận nhìn quanh hai lần, rồi mờ cửa xe đặt đứa bé vào chiếc ghế bên cạnh, sau đó cho xe chạy với tốc độ thật chậm đi về hướng trung tâm thành phố. Trong đầu bà cứ ong lên hàng loạt câu hỏi mà bà biết có lẽ sẽ không bao giờ có câu trả lời. Và rồi bắt giác bà cảm thấy biết ơn căn bệnh đáng ghét kia, bời nếu mọi việc vẫn diễn ra như mọi năm thì có lè bà đă không có cơ hội gặp được thiên thần bé nhò này.

Chưa từng biết mặt bố, lớn lên trong sự chăm sóc của mẹ, Louise đã sớm học được tính tự lập. Năm lên mười, cô bé bắt đầu nhận giữ trẻ cho cả chục hộ gia đình trong khu chung cư cạnh nhà minh. Suốt thời thơ ấu, điều đọng lại sâu đậm nhắt trong lòng Louise là nỗi vất vả của mẹ. Mẹ cô không bao giờ quản ngại bất kỳ công việc nào - dù là những việc vô cùng nặng nhọc - miễn sao có thể kiếm tiền nuôi anh em Louise lớn khôn và ăn học nên người. Nghĩ về mẹ, Louise lại nhớ về đôi bàn tay chai sần và nụ cười hiền hậu của bà. Mẹ luôn là nguồn an ủi lớn lao, là người Louise luôn tôn thờ với tắt cả lỏng biết ơn và kính trọng sâu sắc.

Khi anh trai bà tốt nghiệp trường đại học Kỹ thuật, còn bà tốt nghiệp phổ thông trung học, bà vẫn tiếp tục phụ giúp mẹ trong việc thu dọn hàng hóa tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng rau quà và việc cả hai mẹ con yêu thích nhất là trồng nom nhà cửa cho các hộ gia đình lân cận. Sau khi mẹ mất, Louise kế tục công việc của bà. Đó không đơn thuần chi là một công việc vì kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích của bà.

Bà thích không khí đầm ấm của những gia đình mà minh làm việc, thích lau dọn mọi thứ sạch sẽ, giữ cho nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, chuẩn bị những bữa ăn ngon và chăm sóc mọi người clni đáo. Đây cũng là một cách để Louise cảm thấy dường như mẹ bà vẫn ờ gằn đâu đây.

Ngay từ giây phút đặt đứa bé vào chiếc ghế dành cho trẻ sơ sinh và thắt dây an toàn cho nó, Louise đã cảm thấy một tình câm trìu mến trào dâng trong lòng. Sang ngày hôm sau, niềm thương mến đó đã chuyển thành một tình yêu mãnh liệt, thế nên Louise quyết tâm sẽ giành được quyền dưỡng dục đứa bé này bằng mọi giá.

“Nó sẽ là con gái tôi.”- Louise nói với nhân viên xã hội phụ trách điều tra về nhân thân của bé gái. Và cho dù đà dùng mọi biện pháp tim kiếm, tổ chức xà hội vẫn không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về cha mẹ của đứa trẻ. Không một nhân chứng nào tại quán Chuck thấy mẹ bé mang bé đến vào ngày hôm ấy. Có lẽ người phụ nữ ấy không còn ở thị trấn. Sau nhiều tháng điều tra, phỏng vấn và qua nhiều thủ tục hành chính phức tạp, cuối cùng tòa án cũng chấp thuận để Louise nuôi đứa bé. Sau khi nhận quyết định của tòa án, trên đường về Louise nói với cô bé: “Giờ thi chúng ta đã là một gia đình rồi, con gái à. Nhưng để mẹ nghĩ xem sẽ gọi con bằng cái tên gì đây”.

Và rồi Louise đă chọn cho cô bé một cái tên gắn với niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp mà bà sẽ cố gắng tạo dựng cho con. Một cái tên nhẹ nhàng đầy yêu thương: Hope.

Năm Hope lên năm, sau rất nhiều lần đắn đo cân nhắc, Louise quyết định chờ Hope đến quán ăn Chuck’s trên quốc lộ số 4 - nơi từ lâu cũng đã trờ thành quán ăn yêu thích của hai mẹ con - và kể cho cô bé câu chuyện của 5 năm trước.

- Vậy ra mẹ không phải là mẹ ruột của con ư? - Hope hỏi.

- Tất nhiên mẹ vẫn là mẹ con chứ, con yêu. Nhưng ngoài mẹ ra, con còn có một người mẹ khác nữa, con có hiểu điều đó không?

Hope im lặng một lúc lâu rồi khẽ gật đầu.

- Nhưng mẹ ơi. liệu con có thể gặp lại mẹ ruột của con không?

- Mẹ chưa thể trả lời câu hỏi của con được, con yêu ạ. - Louise trà lời. - Nhưng mẹ tin chắc là mẹ con rất mong được gặp lại con đấy. Không một người mẹ nào nỡ rời xa một thiên thần nhỏ đáng yêu như con đâu!

Cô bé con ngồi trầm tư, mân mê chiếc nón trong tay:

- Mẹ con có yêu con không?

- Tất nhiên là có rồi, con yêu. Chắc chắn mẹ con rất yêu con nên mới quyết định trao cho con một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Hope gặt gù không hỏi gì thêm.

Một ngày nọ, khi hai mẹ con đang tay trong tay về nhà sau buổi bế giảng năm học mẫu giáo, Hope nói với mẹ về dự định tương lai của mình:

- Sau này con sẽ trờ thành tồổng thống hoặc một phóng viên thật nổi tiếng.

- Mẹ nghĩ nghề phóng viên sẽ họp với con hơn đấy, rồi mai này con gái bé bỏng của mẹ sẽ trờ thành một nữ phóng viên tài ba. - Louise vừa nói vừa nheo nheo mắt.

Lúc đó, Louise không hề biết rằng lời tiên đoán của minh lại chính xác đến vậy.

Những ai quen biết Hope vẫn thường kháo nhau rằng cô bé đă biết viết ngay từ trong bụng mẹ. Từ khi còn nằm nôi, Hope đã thích cầm bút và giấy thay vì chơi lục lạc hay búp bê. Năm học lớp hai, Hope đã viết được vài vờ kịch ngắn cho dịp liên hoan trường. Đến năm lớp ba, Hope viết một truyện ngắn thật cảm động về một chú chuột vô gia cư trúng số một khoản tiền kếch xù và đã dùng số tiền đó để cứu gia đình trong cơn khốn khó. Trong hai năm học lớp 4 và lớp 5, Hope đều đặn viết bài cho một tờ báo gia đình chi có một trang là tờ The Jemen Report. Lên lớp sáu, Hope đă biên soạn niên giám địa chỉ của tất cả họ hàng xa gần, bạn bè, thầy cô giáo cũ mà nhiều người trong số đó không có chút liên hệ nào với nhau

Quyển niên giám rất thành công và thu hút gần 40 người đăng ký thành viên qua email lớn hơn số tiểu bang, kể cà ở Canada.

Thời gian thấm thoát trôi qua, Hope lớn lên và trờ thành một thiếu nữ xinh đẹp. Đôi mắt màu xanh lơ thuở thơ bé của cô giờ bỗng có thêm một quầng xanh lục bích xung quanh. “Mỗi khi nhìn sâu vào mắt con, mẹ có cảm tưởng như đang nhìn thấy hai hạt ngọc long lanh ngời sáng!”- Louise vẫn thường âu yếm nói với con gái. Mái tóc vẫn cột cao trên khuôn cổ trắng ngần của Hope càng ngày càng sậm màu hơn trước - điều vốn rất hiếm hoi đối với những người có nước da trắng và đôi mắt xanh như Hope.

Cô gái trẻ vẫn thường nghĩ về người mẹ một đã bỏ mình lại quán Chuck’s.

- Mẹ ơi, mẹ có nghĩ rằng mẹ ruột con vẫn đang sống đâu đó quanh đây không mẹ? Chắc là nhìn con rất giống mẹ con phải không? Mẹ có nghĩ là bà ấy cũng thích uống nước chanh đỏ hơn chanh vàng như con không? Liệu có khi nào bà nhớ đến con không mẹ?

- Có thể con à... Có thể lắm chứ! - Louise vẫn thường trả lời Hope như vậy. về phần Hope. cô vẫn ấp ủ ước muốn một ngày nào đó sẽ được gặp lại mẹ ruột của minh, nhưng lý trí cô lại không cho phép cô kỳ vọng quá nhiều về điều đó. Cô sợ minh phải thất vọng khi tìm kiếm một con người giừa biển đời quá bao la và rộng lớn này.

Từ khi Hope lên hai, hai mẹ con duy trì truyền thống đón Giáng sinh bằng một buổi tối ngon lành tại quán Chuck’s. Bữa tiệc gồm có thịt gà, bánh quy kem và sau đó thực khách sẽ được phục vụ bánh nướng miễn phí ăn kèm kem va-ni thỏa thích. Hai mẹ con vừa thong thả dùng bừa vừa trò chuyện, đồng thời kín đáo quan sát từng thực khách trong quán, lòng thầm mong sẽ tìm được chút manh mối về mẹ ruột của Hope.

Suốt ba giờ quan sát, Hope luôn miệng nói với Louise:

- Rồi mẹ xem, mẹ ruột của con nhất định sẽ đến mà. Và lần nào cũng vậy, bà Louise sẽ trả lời con:

- Có thể lắm chứ, chúng ta cứ chờ xem.

Nhưng người phụ nữ bí ẩn đó vẫn chưa bao giờ xuất hiện. Và năm nào cũng vậy, Hope luôn kết thúc bừa tiệc bằng lời quả quyết:

- Chắc chắn là sang năm mẹ à! Con biết chắc như thế!

Lên trung học, Hope trờ thành tổng biên tập trẻ tuổi nhất trong lịch sử của một tờ báo trường. Công việc yêu thích hàng ngày của Hope là lên ý tường, biên tập bài viết và bán quảng cáo. Thế nhưng, viết lách vẫn là ưu tiên số một của cô. “Dường như con bé sinh ra là để viết báo vậy!”- Louise vẫn thường nói với những người bạn của minh như vậy với niềm tự hào hiện rõ trong ánh mắt.

Sự kiện đáng nhớ nhất trong những năm trung học của Hop e là một bài viết gây ảnh hưởng lớn trong giới học sinh sinh viên và được lưu vào Sách Kỳ Yếu của trường. Năm đó, cô giáo tư vấn nghề nghiệp của trường Hope bị bệnh nặng cần phải phẫu thuật ghép gan rất tốn kém mới mong giữ được mạng sống.

Nhưng với hoàn cành của cô, để có được khoản tiền chi trà cho cuộc phẫu thuật ấy là một điều không tưởng Bằng ngòi bút của mình, Hope kêu gọi một cuộc quyên góp khắp các trường trung học. Tồng số tiền thu được từ cuộc quyên góp ấy là 19.000 đô-la. Cô giáo được cứu sống, và bài viết cảm động của Hope giành được giãi nhắt cuộc thi báo chí học đường toàn quốc.

Một thời gian sau đó, tài năng đă giúp cô gái trẻ trúng tuyển vị trí phóng viên thực tập tại báo Daily Record - tờ báo địa phương uy túi trong khu vực. Được sống và làm việc trong mồi trường mong ước, Hope hăng hái làm mọi việc được giao, từ pha trà nước, tiếp khách, đến phô-tô tài liệu, trà lời thư điện tử hay tiếp nhận bài vờ của các cộng tác viên. Chi hai tuần sau khi tốt nghiệp trung học, cô được mời làm nhân viên chính thức.

Bàn làm việc của Hope là chiếc bàn bé xíu nằm khiêm tốn nơi góc phòng biên tập. Cô gái trẻ bắt đầu công việc với vị trí thấp nhắt giữa những đồng nghiệp vốn lớn hơn cô cà về tuồi đời lẫn tuồi nghề. “Đó chi là bước khời đầu thôi mẹ ạ!”- Hope nói với Louise khi cà hai mẹ con phô-tô tấm séc chi trà lương đầu tiên trong đời của cô để lồng vào khung kính. “Nhất định con sẽ giành được giải thường Pulitzer!”- Đó là mục tiêu của Hope. Cô muốn trở thành một nhà báo vĩ đại. Trên bức tường trước bàn làm việc khiêm tốn của Hope. cô treo ba bức ảnh chân dung của Đemstein, Woodward và Graharn - những tấm gương lẫy lừng trong nghề báo đã tạo động lực cho Hope phấn đấu không ngừng trên con đường đã chọn. Lồng bên trong khung kính của bức ảnh thứ tư là dòng chữ được viết bằng nét bút rắn rỏi: “Tôi sẽ là người tiếp theo!”.

Hope chi làm việc khoảng hai mươi tám giờ một tuần, nên cô có thời gian để học thêm tại trường cao đẳng cộng đồng. Những khách hàng gọi điện thoại đến tòa báo để đặt in quảng cáo không thể ngờ được người tiếp chuyện họ lại là một cô gái chi mới mười tám tuổi sắc sảo, thông minh và đầy nhiệt huyết - người viết những mẫu quảng cáo hay và độc đáo nhất mỗi tuần chi với giá 29 đô-la. Không cây bút nào viết được những mẩu quảng cáo đặc sắc như Hope.

Sau một năm viết quảng cáo, Hope được cất nhắc sang chuyên mục bàn tin địa phương. Những bài viết tinh tế về lễ hội mùa thu. về du lịch, hội sách... của cô tiếp tục gây chú ý. “Con có thể viết về những chủ đề như thế ngay trong lúc ngủ mẹ ạ. Chúng quá dễ. Con muốn được thử thách trong mảng đề tài khác khó hơn!”- Hope tâm sự cùng Louise.

- Phải biết kiên nhẫn, con gái ạ! - Louise âu yếm - Chi cần con bền chí, con có thể làm được tất cả những gì con muốn!

Thêm 18 tháng nữa tiếp tục trôi qua. Ngày Hope tốt nghiệp trường báo chí đã sắp đến. Trước kỳ lãnh lương. Hope nh ận được quyết định bổ nhiệm vào vị trí quan trọng hơn. Tất nhiên người đầu tiên cô báo tin là mẹ, khi cả hai mẹ con đang dùng bữa ăn vừa mua vội bên ngoài.

- Thật tuyệt vời! - Louise reo lên. - Mẹ thật sự tự hào về con!

- Con sẽ viết bàn tin nóng mẹ à, những bài viết của con sẽ được đưa lên trang nhất!

- Tất nhiên rồi, con yêu! Con rất có khiếu viết báo, mẹ biết điều đó từ khi con cỏn học mẫu giáo cơ. - Và tất nhiên con cũng sẽ đoạt giải bài viết ấn tượng nhất trong năm nữa. Rồi con sẽ được mời làm việc tại tờ Washỉngton Post.

Cứ thế hai mẹ con vừa thưởng thức từng mẩu khoai tây rán vừa râm ran về những kế hoạch mới, những dự định to lớn vốn là ước mơ cả đời của Hope. Bồng Louise nhẹ nhàng kéo con gái sát vào lòng, ôm cô thật chặt và khẽ nói:

- Con này, thật không đúng lúc nhưng mẹ muốn con là người đầu tiên biết tin này. Mẹ bị ung thư con à. Hope lặng người.

Suốt đêm hôm ấy, hai mẹ con thổn thức bên nhau đến tận sáng.

Không lúc nào Hope không nghĩ đến việc căn bệnh ung thư buồng trứng đang bào mòn cơ thể mẹ từng ngày từng giờ. Nỗi đau chi tạm nguôi ngoai khi Hope phải tập trung vào công việc mới. Một trong nhũng nhiệm vụ của cô là thinh thoảng phải viết những bài xã luận dựa trên dàn ý của một trong những biên tập viên kinh nghiệm của tòa soạn. Cô gái trẻ trau chuốt từng chữ, chinh sửa từng câu, cân nhắc từng từ để rồi bài viết sẽ được đăng với cái tên của người khác. “Một ngày nào đó, chắc chắn mình sẽ được đứng tên bài viết như họ.” - Hope tự trấn an.

Thời gian cứ thế trôi qua. Các bài viết của Hope được chọn đăng ngày càng nhiều. Mồi bài viết đều được Louise cắt ra và lồng khung kiếng cần thận, treo khắp căn hộ nhỏ ấm cúng của hai mẹ con.

Bệnh tình của Louise ngày càng xấu đi, khiến bà không thể tiếp tục làm việc được nữa. Bà đến từng hộ gia đình để nói lời từ biệt và miền cưỡng chuyển giao công việc hiện tại cho một công ty có đội ngũ nhân viên mặc đồng phục chinh tề, luồn sẵn sàng phục vụ các khách hàng khi có nhu cầu. Hope thật sự không thể hiểu được vì sao công việc dọn dẹp cho các hộ gia đinh lại khiến mẹ hạnh phúc đến vậy. Cô càng không hiểu vì sao chi với đồng lương eo hẹp từ công việc vất vả này mà mẹ vẫn có thể nuôi cô ăn học và lo toan bao việc khác. Dù sao Hope cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi mẹ nghi ờ nhà. “Mẹ cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Từ bây giờ việc đi làm kiếm tiền sẽ là trách nhiệm của con. ” - Hope nói.

Mỗi sáng, Hope đều dậy sớm chuẩn bị điểm tâm cho hai mẹ con, sau đó cô hồn tạm biệt mẹ để đến tòa soạn. Suốt thời gian Hope đi làm, niềm vui của Louise là đọc lại những bài viết của con gái, cắt chúng ra rồi dán vào một cuốn sồ kỳ niệm. Buổi tối, hai mẹ con lại quây quần bên bữa cơm tối với không biết bao nhiêu chuyện để kể, bao nhiêu dự định để sẻ chia. Đó là nhừng ngày thật êm đềm.

Vào những ngày cuối tuần, thường là vào thứ Bảy, hai mẹ con cùng đi dạo một vòng, mua sắm một vài vật dụng cần thiết và ghé vào quán Chuck’s thân thuộc để cùng ăn trưa.

Vào một chiều ấm áp như thế, Hope hỏi trêu mẹ:

- Mẹ ơi, sao hai mẹ con mình không ai tìm cho mình một bờ vai vững chãi để nương tựa nhì?

- Tuần này thì không được rồi con gái yêu, bắt đầu từ tuần sau nhé.

- Một ngày nào đó nhất định con sẽ tìm cho mẹ một người đàn ông lý tường. - Hope nói nhại giọng mũi khiến Louise phì cười.

- Vậy cuối tuần sau con nhớ nhắc mẹ đánh một lớp phấn nhẹ và thoa ít son nhé!

Nghe Louise nói vậy, Hope quay sang nhìn mẹ và nói:

- Ôi, thưa bà Jensen kính mến, trên đời này có một số phụ nữ thật sự không cần phải trang điểm đâu. - Hope cố ý trêu mẹ.

 

Nguồn: truyen8.mobi/t118411-chiec-lo-giang-sinh-dieu-ky-chuong-1-cuoc-gap-go-dinh-menh.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận