Việc tốt thường gặp nhiều trắc trở, không bỏ ra nhiều tâm huyết và sức lao động thì không làm được việc lớn. Muốn ăn hạnh đào thì phải cắn vỡ phần vỏ cứng trước đã.
..................................................... Grimmclshausen (Đức)
Khi cuộc sống gặp phải những vấn đề khó giải quyết thì đừng khóc lóc;
Tập trung tâm sức, suy nghĩ là xem phải đối mặt như thế nào; Chính là con đường giải quyết khó khăn tốt nhất;
Lựa chọn thái độ như thế nào để đối mặt với muôn vàn sự việc và sự vật;
Chính là mấu chốt thành công của mọi nhân vật vĩ đại.
Một cô con gái phụng phịu trước mặt người cha, việc này làm không xong, việc kia cũng làm không xong.
Cha cô là một đầu bếp nổi tiếng, ông đưa cô con gái vào bếp, trước tiên đổ một ít nước vào ba chiếc nồi, sau đó đặt nồi lên bếp đun. Không lâu sau nước trong nối đều đã sôi. Ông cho một ít cà-rốt vào chiếc nồi thứ nhất, cho trứng gà vào chiếc nồi thứ hai và cho bột cà-phê vào nồi thứ ba. Ông đun sôi chúng. Khoảng 20 phút sau, ông tắt lửa rồi vớt cà-rốt ra cho vào một chiếc bát, rồi vớt trứng gà ra cho vào một chiếc bát khác, sau cùng đổ cà-phê vào một chiếc cốc.
Người cha giải thích với cô con gái, ba thứ này đều được đun trong nước sôi, nhưng phản ứng của chúng lại khác nhau.
Cà-rốt là “từ cứng thành mềm” - trước khi cho vào nồi chúng rất rắn chắc, không hề mềm yếu, nhưng sau khi đun sôi, chúng trở nên mềm yếu.
Trứng sống là “từ mềm thành cứng” - vỏ cứng mỏng manh bên ngoài bao bọc dịch thể bên trong, sau khi đun sôi, dịch thể bên trong trở nên rắn lại.
Còn cà-phê thì lại là “thay đổi chất nước” - bột cà-phê sau khi nhúng vào nước sôi, ngược lại đã làm thay đổi nội dung và hình thức của nước.
Thế nên, người cha đầu bếp đã nói với cô con gái rằng, cho dù gặp phải tình huống khó khăn nào cũng không được oán trách, cũng đừng buồn, không dược nghĩ này nghĩ nọ. Trước khó khăn và nghịch cảnh, bạn có thể là cà-rốt, cũng có thể là quả trứng và cũng có thể là cà-phê.
Thứ mà bạn có là cơ hội lựa chọn, bạn có thể bị khuất phục, cũng có thể làm cho bản thân trở nên kiên cường hơn, thậm chí bạn có thể thay đổi được cả môi trường.
Nhà soạn nhạc vĩ đại Handel (1685 - 1759), là nhà soạn nhạc người Đức vĩ đại hậu kì Baroque. Sau đó, ông đã nhập quốc tịch Anh, và cho ra đời những tác phẩm dung hòa phong cách của Đức, Pháp, Ý. Điều này đã giúp ông không những thành danh ở nước Anh, mà còn trở thành nhân vật quan trọng trong truyền thống âm nhạc dân tộc của Đức.
Handel từng lâm vào hoàn cảnh vô cùng đau khổ vì bị liệt nửa người do cảm, và cuối cùng đã rơi vào cảnh khốn cùng. Vận mệnh ác nghiệt dường như không để cho Handel được yên thân, những chủ nợ tới tấp kéo đến gõ cửa nhà của con người khốn khổ này, họ thậm chí còn liên kết lại với nhau, dự định đưa người nhạc sĩ nghèo khó bệnh tật này vào nhà lao.
Trước những áp lực rất lớn, Handel gần như phát điên lên để cố gắng sáng tác, ông làm nhiều đến mức quên ăn quên ngủ. Kết quả là trong 20 ngày ngắn ngủi, ông đã hoàn thành được bản trường ca “Messiah” và bản hợp xướng bất hủ “HaUeluja”
Giới âm nhạc đã đưa ra kết luận về hai sáng tác vĩ đại của Handel như sau: “Nếu lúc đó ông buông lơi, hoặc lựa chọn
việc chạy trốn, quên đi nỗi phiền não và khổ đau, thì toàn thế giới và bản thân ông đều sẽ bị tổn thất nặng nề”.
Enrico Caruso (1873-1921) là một ca sĩ giọng nam cao nổi tiếng người Ý đầu thế kỷ 20, ông cũng là một trong những ca sĩ đầu tiên dùng đĩa hát ghi lại giọng hát của mình.
Tuy Caruso có được chất giọng tuyệt vời như vậy, nhưng ông đã từng bị người thầy đầu tiên nhận xét là “chất giọng khủng khiếp, không đủ hơi”. Người xuất thân từ dân nghèo như ông, tuy có khả năng âm nhạc trời cho từ nhỏ, đi tới đâu cũng hát dân ca Naples, chín tuổi tham gia vào đội hợp xướng trong nhà thờ, nhưng vẫn chưa được học về âm nhạc một cách chính thức, cho tới tận năm ông 18 tuổi mới chính thức tìm thầy học nhạc.
Giọng ca tuyệt vời của diễn viên ca kịch Caruso cho đến nay vẫn nổi tiếng khắp thế giới, nhưng ít ai biết rằng, ban đầu cha mẹ ông lại mong ông trở thành một kĩ sư, còn người thầy của ông thì cho rằng giọng của ông không thể trở thành ca sĩ được.
Stevenson (1850-1894), là nhà thơ, nhà văn, tác giả của các bài du kí và tùy bút người Scotland. Ông nổi tiếng thế giới với các tác phẩm “Đảo giấu vàng”, “Trường hợp kì lạ của Tiến sĩ Jekyll và ông Hyde”.
Ông yếu ớt từ nhỏ, lại mắc thêm bệnh phổi nên luôn phải có chế độ chăm sóc chữa trị thường xuyên. Tuy thường xuyên ho ra máu, nhưng với sự phấn đấu không ngừng của bản thân, ông đã viết xong cuốn tiểu thuyết bất hủ “Đảo giấu vàng”.
Fired Astaire - Ngôi sao này trước khi trở thành nhân vật mà mọi gia đình đều biết đến, thì khi tham gia thử giọng lần đầu tiên vào năm 1933, giám khảo lúc đó đã đưa ra lời bình luận rằng: “Động tác chậm chạp, ánh mắt khô cứng, chỉ hiểu được một số bước múa cơ bản của người mới nhập môn” và loại ông ngay tại phòng thi.
Fired luôn ghi nhớ lần thất bại này trong lòng, đồng thời bắt đầu quyết tâm phấn đấu, ông luôn treo “bảng kết quả” của vị giám khảo đó dành cho ông trong căn biệt thự của mình ở Beverly Hills, hàng ngày nhìn vào đó để luôn nhắc nhở bản thân. Cuối cùng, ông đã thành công.
Walt Disney (1901-1966), nhà sản xuất phim người Mỹ, nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng sớm nhất, các nhân vật hoạt hình chuột Mickey và vịt Donald mà ông sáng tạo ra đã đi khắp thế giới và nổi tiếng trong suốt quãng thời gian dài.
Con người quá nổi tiếng - Walt Disney đã từng bị một tòa soạn báo cho nghỉ việc với lí do “ý tưởng kém”. Không chỉ có thế, trước khi xây dựng thành công vương quốc Walt Disney, ông cũng đã từng phá sản vài lần, nhưng do giỏi nắm bắt được tâm lí của khán giả, nên năm 1933, khi Mỹ thi hành chính sách “Cải cách”, tác phẩm “Ba chú lợn con” do Ông sáng tạo ra đã gây chấn động một thời trong giai đoạn đại khủng hoảng. Năm 1935, ông sáng tác bộ phim cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chủ lùn”, đến các nhà bình luận khó tính nhất cũng phải bị thuyết phục.
Vince Lombardi đã từng được phong danh hiệu “Huấn luyện viên phù thủy”, khi chưa nổi tiếng, rất nhiều chuyên gia trong giới bóng đá đều cho rằng sự hiểu biết của ông trong lĩnh vực bóng đá có hạn, tương lai sẽ không làm được việc gì. Thậm chí còn phê bình ông thiếu sự khích lệ đối với bản thân, thiếu kĩ năng khích lệ người khác, không thích hợp trong việc dẫn dắt học trò. Nhưng những việc sau đó đã chứng minh sự sai lầm của các chuyên gia này.
Nhà hóa học, nhà vi sinh học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) do không cẩn thận đã sử dụng một lọ dung dịch đã hết hạn, gây nên một sai lầm, nhưng sai lầm đó lại giúp ông có được một phát minh, khi tiêm loại vắc-xin này lên con gà, con gà không hề bị chết, ông đã nắm bắt ngay ý tưởng đặc biệt bắt nguồn từ một sai lầm này, và cuối cùng đã phát hiện ra loại vắc-xin bệnh tả ở gà. Lợi dụng thất bại này đã giúp cho Pasteur có được những thành tựu vĩ đại.
Dường như mọi vĩ nhân trước khi được mọi người ca ngợi đều đã từng chịu rất nhiều sự dày vò, nhưng họ đã lựa chọn thái độ không trốn chạy, đầu hàng, cuối cùng đã gặp được những điều tốt đẹp, gặp dữ hóa lành và chạm được tới thành công.
Xét từ các hiện tượng tự nhiên, bão không thể nhìn thấy được từ lục địa mà chỉ có thể cảm nhận thấy; nhưng trên biển lại có thể nhìn thấy được, sóng biển dâng cao như một bức tường, từ xa tới gần, như những dãy núi trên biển dồn tới.
Một vị thuyền trưởng đầy kinh nghiệm đã nói rằng: “Nhìn thấy bão trên biển thường sẽ có ba sự lựa ch ọn: con đường thứ nhất là nhanh chóng quay thuyền bỏ chạy, nhưng con đường này không thoát được, bởi vì tốc độ bão nhanh hơn tốc độ của bất kì con thuyền nào. Con đường thứ hai là quay sang trái hoặc quay sang phải; nhưng cách này cũng không được, bởi vì khi xoay thuyền, diện tích hứng gió sẽ tăng lên, gió thổi mạnh sẽ dễ làm lật thuyền. Con đường thứ ba chính là đóng hết cửa lại, tăng hết tốc lực, ngắm chuẩn vị trí của hướng gió và lao xuyên qua, bởi vì nơi mạnh nhất của cơn bão chính là nơi có khoảng cách ngắn nhất, nếu đối mặt trực tiếp thì có thể dễ dàng thoát khỏi tình huống khó khăn đó”
Gặp phải tình huống khó khăn, có người lựa chọn sự chạy trốn, có người lại lựa chọn sự đối mặt, do đó kết quả của họ rất khác nhau.
Cảm nhận:
Nhân vật chính trong bộ phim truyền hình "Oshin” của Nhật Bản lớn lên trong một gia đình nghèo, thường xuyên bị bắt nạt, nhưng cô luôn lựa chọn thái độ đối mặt với khó khăn một cách lạc quan, hay mỉm cười, không khóc lóc, gây được thiện cảm lớn trong lòng người khác, và cũng để mang lại nguồn sống cho bản thân. Lựa chọn của cô là sự thành công. Scarlett, nhân vật nữ chính trong bộ phim “Cuốn theo chiều gió” của phương Tây, tuy phải đối mặt với sự rời bỏ của người chồng trong cuộc loạn chiến nhưng cũng không hề rơi lệ; cô luôn ôm ấp niềm hi vọng vào tương lai, thế nên cô đã từng nói: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày khác”. Sự lựa chọn của cô thật lãng mạn.
Grimmclshausen từng nói: "Việc tốt thường gặp 'nhiều trắc trở, không bỏ ra nhiều tâm huyết và sức lao động thì không làm được việc lớn. Muốn ăn hạnh đào thì phải cắn võ phần vỏ cứng trước đã’’. Lựa chọn thái độ như thế nào để đối mặt vối muôn vàn sự việc và sự vật, chính là mấu chốt thành công của mọi nhân vật thành công.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!