Dao Kề Gáy Chương 30


Chương 30
Diễn biến vụ án

Poirot nhìn tất cả chúng tôi, rồi nhẹ nhàng nói:

Thưa các vị, bây giờ tôi xin thuật lại diễn biến từ đầu của cái đêm bi thảm đó.

“Bảy giờ, cô danh hài Carlotta Admas rời khỏi nhà, đi taxi đến khách sạn Piccdilly Palace.

Tôi ngạc nhiên kêu lên một tiếng. Poirot nhìn tôi nói tiếp:

Đúng thế, Hastings, khách sạn Piccadilly Palace. Tại đây Carlotta Adams đã đặt trước một phòng, lấy tên giả là Phu nhân Van Dusen. Cô đeo kính cận rất dầy để làm khuôn mặt cô thay đổi hẳn. Khi đặt phòng, Carlotta Adams đã báo trước với khách sạn là sẽ chỉ ở đấy một buổi tối và ngay trong tối hôm đó sẽ đi Liverpool và hành lý của cô đã được gửi đi trước rồi. Đúng tám rưỡi, bà Jane Wilkinson đến khách sạn xin gặp “phu nhân Van Dusen”. Bà ta được nhân viên khách sạn đưa lên phòng “phu nhân”. Tại đây hai người đổi quần áo cho nhau. Mặc bộ áo liền váy màu trắng và đội bộ tóc vàng giả, khoác them ra ngoài tấm áo choàng bằng lông chồn, Carlotta Adams, chứ không phải Jane Wilkinson, rời khỏi khách sạn, lên xe đến biệt thự Chiswick. Đúng thế, chuyện ấy là có thể.



Tối hôm sau tôi đã đến biệt thự của Huân tước Montagu. Bàn ăn chỉ được chiếu sáng bằng những ngọn nến. Các ngọn đèn điện đều được bọc kín khiến không thực khách nào thấy rõ mặt bà Jane Wilkinson. Mọi người chỉ nhìn thấy bộ tóc vàng và nghe thấy giọng nói du dương và đinh ninh đó là bà ta. Trường hợp việc “đánh lừa” không kết quả vì bị một thực khách nào đó phát hiện ra thì Carlotta Adams cũng không việc gì.

“Còn Huân tước phu nhân Edgware, đội bộ tóc giả màu đen, trong bộ y phục của “phu nhân Van Dusen” cả đeo thêm chiếc kính cận, xuống quầy tiếp tân thanh toán tiền thuê phòng, xách va li lên taxi đi đến ga xe lửa Euston. Bà ta vào phòng vệ sinh bỏ bộ tóc giả rồi gửi va li ở ngăn gửi đồ của nhà ga. Trước khi đến biệt thự của chồng ở đại lộ Regent Gate, bà ta dùng điện thoại công cộng gọi đến biệt thự Chiswick xin gặp bà Jane Wilkinson. Hai người đã quy ước với nhau, nếu mọi sự trót lọt, Carlotta Adams phải trả lời: “Rất tốt”! Không cần nói thêm rằng Carlotta Adams hoàn toàn không hiểu lý do thật của cú điện thoại ấy. Khi nghe thấy hai chữ “Rất tốt!” Huân tước phu nhân Edgware tiếp tục thực hiện kế hoạch. Đến biệt thự của chồng trên đại lộ Regent Gate, bà yêu cầu cho gặp Huân tước Edgware, xưng tên, vào phòng đọc sách … rồi gây vụ án đầu tiên. Bà ta không biết rằng cô thư ký Carroll ra chỗ chiếu nghỉ ở tầng trên nhìn xuống. Bà ta cho rằng nhân chứng duy nhất nhìn thấy bà là người quản gia (anh này chưa gặp bà ta bao giờ, thêm nữa bà ta lại đội chiếc mũ che kín nửa mặt), vả lại chỉ riêng lời khai của người quản gia này không địch nổi những lời khai của mười hai thực khách thuộc giới thượng lưu ngồi ăn tiệc ở biệt thự của Huân tước Montagu Corner.

“Bà Jane Wilkinson ra khỏi biệt thự của chồng, quay lại nhà ga Euston, từ tóc vàng lại thành tóc đen và lấy va li. Bây giờ bà phải đợi Carlotta Asams từ biệt thự của Huân tước Montagu ở Chiswich ra. Hai người hẹn gặp nhau vào một điểm đã định trước, và trong lúc chờ đợi, bà Jane Wilkinson vào một quán giải khát. Chốc chốc bà lại nhìn đồng hồ đeo tay, rồi chuẩn bị cho vụ án thứ hai. Bà ta bỏ chiếc hộp nhỏ bằng vàng đặt làm ở Paris vào xắc tay của Carlotta Adams mà cô luôn mang theo. Phải chăng chính lúc này bà ta nhìn thấy bức thư? Hoặc có thể bà ta thấy từ trước đó, điều này không quan trọng. Khi đọc địa chỉ trên bì thư, bà ta ngửi thấy sự nguy hiểm. Bà ta bèn bóc phong bì ra xem và hoảng sợ.

“Hẳn phản ứng đầu tiên của bà ta là hủy bức thư. Nhưng rồi bà ta nghĩ ra cách xử lý hay hơn. Xé đi một tờ thế là bức thư đem lại thành chứng cứ buộc tội Ronald Marsh. Thậm chí nếu Ronald Marsh có bằng chứng ngoại phạm, bà ta có thể đổ tội lên đầu một người đàn ông khác, bằng cách lấy đi mất chữ “bà ấy” trong bức thư. Nghĩ thế, bà ta thực hiện ngay, cho thư vào phong bì rồi bỏ vào xắc của Carlotta Adams như cũ.

“Sắp đến giờ hẹn gặp nhau, bà đi về phía khách sạn Savoy. Khi nhìn thấy xe ô tô của người đóng giả mình, đến, bà ta rảo bước, cũng đi vào đúng lúc đó rồi lên cầu thang. Bộ quần áo đen khiêm nhường giúp bà ta đi qua mà không bị ai phát hiện.

“Jane Wilkinson vào phòng liền sau gót Carlotta Adams. Lúc tối, trước khi ra khỏi nhà, bà ta đã dặn chị giúp việc Ellis là cứ ngủ đi, đừng đợi. Do đó, chỉ có hai diễn viên trong phòng và họ lại đổi quần áo cho nhau. Tôi đoán lúc đó bà Jane Wilkinson đề nghị cùng cạn ly ăn mừng vở hài kịch đánh lừa đã thành công mỹ mãn. Trong ly rượu đưa Carlotta Adams đã có Verona!”

“Bà Jane Wilkinson ca ngợi tài giả trang của cô diễn viên Carlotta Adams và hứa hôm sau sẽ trao ngân phiếu. Carlotta Adams về nhà, rất mệt. Cô định gọi điện đến một người bạn trai …Ông Bryan Martin hoặc đại úy Ronald Marsh, vì cả hai đều có quan hệ với Trung tâm Victoria … nhưng rồi lại thôi. Cô quá mệt. Chất veronal bắt đầu phát huy tác dụng. Cô nằm lên giường, ngủ thiếp đi… để không bao giờ thức dậy nữa. Vụ án mạng thứ hai đã được hoàn tất.

“Bây giờ chúng ta sang vụ án mạng thứ ba. Hôm ngồi ăn với bè bạn tại khách sạn Claridge, Huân tước Montagu Corner có nhắc đến cuộc trò chuyện giữa ông với Huân tước phu nhân Edgware buổi chiều hôm Huân tước Edgware bị giết. Trước đó không có chuyện gì rắc rối. Huân tước phu nhân Edgware chỉ trả lời bằng những câu nhã nhặn. Nhưng Nemesis (vị thần Báo thù trong thần thoại Cổ Hy Lạp) đã ra tay. Một thực khách nói đến “sự phán xét của chàng “Pâris” trong khi khối óc vô học của bà Huân tước phu nhân Edgware lại chỉ biết đến thành phố Paris hoa lệ với các kiểu thời trang và trang sức!

“Trước mặt bà ta là một chàng diễn viên trẻ. Hôm trước, anh ta cũng có mặt trong bữa tiệc của Huân tước Montagu ở Chiswick và nghe thấy bà Huân tước phu nhân Edgware nói về nền văn minh và nghệ thuật cổ Hy Lạp một cách am hiểu. Hôm nay nghe thấy bà ta nói một câu dốt nát đến như thế, anh ta lạ hết sức. Rồi đột nhiên chàng tròn xoe mắt nhận ra: Huân tước phu nhân hôm nay không phải Huân tước phu nhân hôm trước! Chàng không còn hiểu ra sao nữa … Hết sức lạ lùng, chàng bèn đến gặp tôi hỏi ý kiến. Không may lúc đó tôi đã về mất, thế là chàng diễn viên kia thổ lộ với anh bạn tôi, đại úy Hastings.

“Ai ngờ bà Huân tước phu nhân Edgware hay nữ nghệ sĩ Jane Wilkinson bắt gặp cuộc trò chuyện nguy hiểm. Nghe Hastings nói với chàng diễn viên kia rằng phải năm giờ tôi mới về nhà, thế là năm giờ kém mười bà ta đến nhà Donald Ross. Anh chàng diễn viên ra mở cửa, hết sức ngạc nhiên thấy bà ta, nhưng lại không nghi ngờ gì. Vả lại một trai trẻ cường tráng việc gì phải lo sợ và dè chừng một phụ nữ yếu đuối? Chàng đưa vị khách quý vào phòng ăn, và Jane Wilkinson kể cho chàng nghe một câu chuyện vớ vẩn. Có thể bà ta còn ôm chầm lấy anh ta. Thế là chàng bị sa vào trạng thái im lặng vĩnh viễn.

Poirot ngừng nói. Thanh tra Japp hỏi:

Vậy là ông quy cả ba vụ án mạng ấy vào cho Huân tước phu nhân Edgware?

Poirot gật đầu.

Nhưng bà ấy giết chồng để làm gì, một khi ông chồng đã bằng long ly hôn?

Bởi công tước Merton là một tín đồ Thiên chúa giáo rất sùng đạo. Không bao giờ ông ta chịu lấy một phụ nữ mà chồng vẫn còn sống. Nhưng nếu bà ta là quả phụ thì ông ta lại có thể lấy được. Chắc hẳn bà ta đã nói với ông Công tước rằng có thể sẽ có ly hôn nhưng ông này vẫn không nghe.

Nhưng tại sao bà ấy lại nhờ ông đến gặp ông Huân tước chồng bà ấy?

Để che mắt tôi!! Để tôi chứng kiến theo hướng có lợi cho bà ta, và để tôi khẳng định với tất cả mọi người rằng bà ta không có động cơ nào để giết chồng. Và quả thật lúc đầu bà ta đã che mắt được tôi. Bộ óc của người đàn bà ấy quả là ranh ma đồng thời rất khờ khạo kiểu trẻ con. Nhưng phải công nhận bà ta là một diễn viên có biệt tài. Bà ta đã giả bộ ngạc nhiên khi tôi nói đến bức thư của chồng bà ta đồng ý ly hôn gửi đến cho vợ. Bà ta thề là không hề nhận được bức thư đó! Và bà ấy không lộ chút nào nỗi hối hận!

Bryan Martin kêu lên:

Tôi chẳng cảnh báo ông rồi sao? Tôi bảo Jane Wilkinson hết sức ranh ma, kiểu ranh ma của một con ác quỷ. Tôi rất mong bà ấy bị kết án!

Mặt anh ta đỏ bừng lên vì phẫn nộ. Cô chủ hiệu thời trang Jenny Driver vội an ủi anh ta.

Thanh tra Japp hỏi:

Thế còn chiếc hộp nhỏ bằng vàng trên nắp có nạm chữ D. “Paris tháng Mười một”?

Bà Jane Wilkinson đã gửi thư đặt làm và cử chị giúp việc Ellis sang Paris nhận hộp đem về. Ellis chỉ nhận gói hàng và trả tiền, không hề biết trong gói ấy là cái gì. Bà Jane Wilkinson mượn chiếc kính cận của Ellis để đóng vai phu nhân Van Dusen. Và bà ta đã để quên chiếc kính đó trong xắc của Carlotta Adams,

“Tất cả nhưng chuyện đó xuất hiện trong óc tôi trong lúc tôi qua đường và nghe nói đến cái tên Ellis! Lúc đó tôi chợt nghĩ, có thể Ellis là người được cử sang Paris nhận chiếc hộp, là người có chiếc kính cận … Chắc chắn bà ta còn mượn thứ gì nữa của chị giúp việc Ellis …

Thứ gì chẳng hạn?

Con dao …

Tôi rùng mình. Một sự im lặng bao trùm. Rồi thanh tra Japp lên tiếng:

Ông Poirot, mọi thứ liệu có đúng như ông kể không?

Đúng, thưa ông thanh tra. Toàn bộ đều là sự thật.

Đột nhiên Bryan Martin kêu lên:

Còn tôi, ông Poirot? Ông gọi tôi đến đây làm gì? Tại sao ông lại buộc tội tôi?

Poirot lạnh lung đáp:

Tôi đã nói rồi, để phạt ông về tội hỗn láo: tại sao ông dám kể những chuyện bịa đặt ra với Hercule Poirot?

Cô chủ hiệu thời trang Jenny Driver bật cười thích thú:

Anh đã bỏ lỡ một cơ hội im lặng, Bryau. Thế là may cho anh rồi đấy.

Rồi cô quay sang nói với Poirot:

Tôi rất sung sướng thấy Ronald Marsh vô can. Anh ấy bao giờ cũng rất tốt đối với tôi. Tôi cũng thấy nhẹ bỗng trong lòng khi nghĩ rằng Carlotta Adams sắp được trả thù. Còn về Bryan Martin thì xin nói để ông biết, hai chúng tôi sẽ làm lễ thành hôn, chỉ nay mai thôi. Và nếu anh ấy tính sẽ sống theo kiểu Holywood, vài ba năm lại ly hôn và lấy vợ khác thì anh ấy đừng hòng! Lấy tôi, anh ấy sẽ phải sống với tôi suốt đời.

Poirot chăm chú nhìn cô gái trẻ.

Tôi tin bà, thưa bà Jenny Driver. Chẳng có lần tôi đã nói đấy ư? Jenny Driver là loại phụ nữ có khả năng làm được những thứ người khác không làm nổi!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/82593


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận