Chương 17 RICHARD ERSKINE Anstell Manor, nhìn xung quanh vắng lặng đìu hiu. Ngôi nhà màu trắng dựa lưng vào sườn đồi. Lái xe lên tới đó chạy quanh đường ngoằn ngoèo, hai bên đường bụi cây rậm rịt.
Giles quay qua hỏi Gwenda:
“Ta tới đây làm gì nhỉ? Biết ăn nói làm sao?”.
“Cứ nghĩ là thấy ra thôi”.
“Ồ, à ra thế, cũng mấy người bà con cô Marple còn ở gần đây… Đến thăm viếng xã giao mà muốn biết chuyện tình xa xưa nghĩ cũng kỳ”.
“Thì lâu lắm rồi. Có thể… có thể ông không còn nhớ ra”.
“Làm sao nhớ. Mà làm gì có chuyện yêu đương nhăng nhít”.
“Này Giles, coi bộ bọn mình muốn làm trò cười hay sao?”.“Đâu biết được… mà cũng có thể. Không hiểu sao bọn mình muốn lao vô mấy vụ này. Mà chuyện gì vậy?”“Theo em thấy… cả cô Marple với bác sĩ Kennedy đều đồng ý: “Để yên đó”. Này Giles, sao ta không chịu nghe? Động lực nào thúc đẩy ta đi tới? Có phải bà ta?”.“Bà nào?”.“Helen. Chính vì vậy nên em mới nhớ? Có phải ký ức tuổi thơ của em là nhịp cầu nối lại giữa bà với đời, với chân lý? Helen đã sử dụng hai đứa mình, nhờ đó mà tìm ra được chân lý?”.“Ý em muốn nói, vì bà chết bất đắc kỳ tử?”.“Ờ mọi người, cũng như sách vở không muốn để yên…”“Gwenda, em chỉ tưởng tượng thôi”.“Biết đâu. Ta còn nhiều cách để nghĩ cho ra. Lần đầu ta tới thăm xã giao. Chưa cần bàn tới, trừ khi nào ta muốn”.Giles lắc đầu.“Vụ này cần phải giải quyết. Một mình ta lo không hết”.“Ờ, anh nói có lý. Nói gì thì nói, Giles, em sợ lắm”.II“Quý vị cần mua nhà, phải không?”. Ngài thiếu tá Erskine vừa hỏi.Ông mời Gwenda một đĩa bánh sandwich. Gwenda chìa tay bốc một cái, ngước mắt nhìn Richard Erskine người nhỏ con tầm thước. Mái tóc điểm bạc, mắt nhìn lừ đừ nhức nhối. Giọng nói nghe nhỏ nhẹ nhưng hơi lè nhè. Thoáng nhìn không thấy có một điểm đáng ghi nhớ, mà theo Gwenda nhận xét có cái gì đó thu hút người nghe.… Gương mặt không điển trai như anh chàng Walter Fane nhưng thu hút hơn. Erskine trầm lặng đầy cá tính. Như có linh tính Gwenda đưa tay sửa lại chiếc váy, vuốt tóc, chỉnh lại môi son. Biết đâu mười chin năm trước nàng Helen Kennedy đã yêu ông. Gwenda đoán chắc như vậy.Nàng ngước mắt nhìn theo bà chủ nhà đang chăm chăm nhìn mình, bất chợt hai má nàng đỏ ửng lên. Bà Erskine vừa trò chuyện với Giles vừa để mắt nhìn theo Gwenda nửa muốn khâm phục, nửa ngờ vực. Bà Janet Erskine người cao lớn, giọng nói trầm, như giọng đàn ông. Thân hình vạm vỡ mặc bộ đồ vải chéo may hai túi lớn. Trông bà già hơn ông chồng, bởi mặt mũi bà phờ phạc, khắc khổ.“Bà sẽ chửi cho ông một trận”, nàng nghĩ bụng. Bà tiếp tục câu chuyện:“Dạo này tìm nhà coi bộ mệt lắm”, bà nói. “Bọn cò nhà chỉ nói láo, lúc tới xem thì mới hỡi ôi. Hai anh chị muốn về ở đây luôn hay sao?”.“Ồ chúng tôi thích ở địa phương này. Được gần chỗ Hadrian’s Wall, được vậy thì Giles thích lắm. Nói ra bà nghe có vẻ vô lý, nhưng bên nước Anh thì ở đâu cũng vậy thôi. Quê tôi bên New Zealand, tôi qua đây không có ai bà con. Giles đi cũng vậy, bọn tôi không thích sống gần London, thích miền quê hơn”.Ông Erskine cười.“Quý vị sẽ được thỏa mãn thôi, ở đây yên tĩnh lắm, dân cư quanh đây thưa thớt”.Nói vậy mà sao Gwenda cảm thấy như có vẻ buồn chán. Nàng chợt nghĩ tới cuộc sống quanh đây đơn điệu, những ngày mùa đông vắng bóng mặt trời, gió lùa từng cơn qua ống khói, cửa đóng then cài, chỉ còn mỗi mình chịu đói rét, hàng xóm thì xa cách.Những ngày u ám trôi qua, mùa hạ tới nhìn qua khung cửa sổ ra sau khu vườn, hương hoa hồng thơm ngát, chim hót rộn rã.Nàng lên tiếng:“Một ngôi nhà cổ kính đấy chứ?”.Erskine gật:“Tên gọi là Queen Anne, nó gần ba trăm năm, qua mấy đời người đã từng sống ở đây”.“Một ngôi nhà tráng lệ, ông phải lấy làm tự hào lắm?”.“Đến nay đã cũ kỹ, thuế cao khó mà giữ gìn được cho trọn vẹn. Con cái đã lớn đi làm ăn xa, bớt căng thẳng”.“Ông được mấy người con?”.“Tôi có hai đứa con trai. Đứa thì đi lính, đứa nữa tốt nghiệp trường Oxford ra, làm cho một nơi xuất bản”.Ông ngước nhìn bếp sưởi, Gwenda đưa mắt nhìn theo. Trên kệ bày tấm hình chụp hai an hem, tuổi mới mười tám mười chín, chụp cách đây vài năm. Ông kể lể với vẻ tự hào, trân trọng.“Đứa nào cũng ngoan”, ông kể.“Trông mặt mũi điển trai lắm”, Gwenda nói.“Ờ”, Erskine nói. “Xứng lắm chứ, lo cho con hết lòng”. Ông phân bua để cho Gwenda khỏi ngờ ngợ.“Muốn vậy, phải lo hết mình”, Gwenda nói.“Nhiều lúc phải cố cho được…”Nàng ngồi một mình suy diễn trong đầu, bà Erskine vội nói xen vô như muốn bày tỏ: “Quý vị cần tìm cho được một ngôi nhà vừa ý ở quanh đây? Không dễ gì tìm ra được đâu”.“Nếu có bà cũng không muốn chỉ”, Gwenda nghĩ bụng nếu trêu bà. “Con mẹ già âm binh muốn ganh tỵ”, nàng liên tưởng… trong đầu. “Ghen vì ta đang nói chuyện với chồng bà, ghen vì thấy ta còn trẻ đẹp!”.“Quý vị cần gấp hay không?” Ông Erskine hỏi.“Dạ không gấp”. Giles vui miệng nói. “Chúng tôi muốn tìm được một chỗ ưng ý, vì hiện đang có nhà ở Dillmouth, bên duyên hải phía Nam”.Ngài thiếu tá vừa đứng dậy, ông bước qua chỗ bàn bên cửa sổ lấy gói thuốc.“Dillmouth”, bà Erskine lên tiếng, nói vu vơ. Bà để mắt nhìn tới phía sau ót ông chồng.“Nơi đó rất đẹp”, Giles nói. “Bà biết chỗ đó?”.Lặng thinh một hồi bà lên tiếng nói vu vơ như lúc nãy.“Đã lâu lắm, chúng tôi tới đó để nghỉ hè. Thấy nơi đó yên tĩnh”.“Dạ”, Gwenda nói. “Chúng tôi thích vì nơi đó khí hậu trong lành”.Ông Erskine trở lại gói thuốc cầm trên tay, ông mời Gwenda.“Đây cũng tốt lắm”, ông nói, nghe có vẻ trân trọng. Gwenda ngước nhìn ông đang châm hút.“Ông còn nhớ ra Dillmouth chứ?”, nàng hỏi thiệt tình.Ông méo miệng như chợt nhớ ra điều gì nhức nhối, ông vui miệng nói giọng hững hờ.“Còn nhớ chứ. Ở lại đó - coi thử - tại khách sạn Royal George, à không, khách sạn Royal Clarence”.“Dạ phải, một chỗ nghỉ lại tuy cũ kỹ mà đủ tiện nghi. Nhà tôi ở gần đó, nhà Hillside hỏi ai cũng biết, dân địa phương quen gọi là St - St Mary’s. Đúng không, Giles?”.“St. Catherine mới phải”, Giles nói.Không thấy ai nói gì khác hơn. Ông Erskine quay qua chỗ khác, bà Erskine đặt tách xuống chiếc đĩa.“Hay là”, bà nói ra bất chợt, “quý vị có thể thăm khu vườn trước đi”.“Dạ được”.Mọi người bước ra ngoài. Trước mắt là một khu vườn xinh xắn được chăm sóc gọn gang, hai bên lối đi lát đá trồng hoa. Gwenda vừa đi vừa nghĩ bụng do công ngài thiếu tá Erskine chăm sóc tỉa tót. Được nghe nhắc tên mấy loài bông hồng, cây cỏ quanh vườn mặt mũi ông Erskine sáng rỡ. Bởi ông thích cái thú trồng cây kiểng.Lúc ra về ngồi trên xe Giles mới hỏi:“Có phải em, có phải em làm rớt?...”Gwenda gật đầu.“Gần chỗ mấy luống hoa tai thỏ”, nàng nhìn xuống chỗ ngón tay đeo nhẫn cưới xoay xoay nhìn ngó đâu đâu.“Nhỡ sau này em không tìm lại được?”.“Ôi, không phải chiếc nhẫn đính hôn đã làm phép, em đâu dại gì quăng đi”.“Thôi cũng được đi”.“Em còn nhiều kỷ niệm. Lúc đeo vô tay anh còn nhớ đã nói gì không? Chiếc nhẫn ngọc bích bởi vì em có đôi mắt xanh như mắt mèo”.“Có thể nói là”, Giles thản nhiên nói, “buổi gặp mặt thân mật như hôm nay là một sự kiện hiếm hoi với những người cùng thời với cô Marple”.“Cô ấy đang làm gì ngoài kia, ngồi phơi nắng hay sao?”.“Chí ít ta đã biết được đôi điều về cô ấy! Tính cô hay thóc mách, tò mò, hỏi này nọ. Mong sao từ rày về sau cô ấy đừng hỏi thêm gì nữa”.“Việc đó là lẽ thường tình - với một bà nhiều tuổi không chồng. Có điều ta thì không lộ liễu như vậy được”.Giles lại nói tỉnh khô.“Thế nên anh không muốn…” - anh buột miệng nói. “Em nên lưu ý việc đó. Làm sao anh có thể ngồi yên một chỗ nhờ em làm mấy việc chẳng ra gì kia”.Gwenda chìa ngón tay quệt vô một bên má anh chàng.“Em hiểu mà cưng, hiểu chứ. Anh nên hiểu đó là mưu mẹo. Vặn hỏi một người đàn ông chuyện yêu đương tự hồi nào là một điều bất nhã - nhưng với một phụ nữ mà bỏ qua chuyện đó càng bất nhã hơn - nếu cô nàng tỏ ra biết khôn khéo. Em cũng biết khôn khéo chứ”.“Anh biết em khôn khéo. Nếu đối tượng ta cần tìm hiểu là Erskine”.Gwenda nghĩ vẩn vơ trong đầu:“Ông ta không nằm trong số đó”.“Vậy em cho là anh đoán sai”.“Không hẳn vậy. Ông ta yêu nàng Helen, được thôi. Phải nói là ông ta điển trai, rất điển trai. Làm gì có chuyện siết cổ vợ cho chết”.“Em làm sao biết rành chuyện người ta siết cổ vợ cho chết, phải vậy không, Gwenda”.“Em không biết chuyện đó, nhưng em có linh tính bởi vì em là đàn bà”.“Chỉ có người bị hại mới nói ra được điều đó thôi. Còn em chớ nên nói đùa, khéo mà giữ mồm giữ miệng, nhớ đấy”.“Em biết chớ, tội nghiệp cho ông ta, gặp phải bà vợ sư tử Hà Đông. Sao mà ông khổ thế”.“Mụ đàn bà yêu quái… Khiếp thật”.“Đúng thế, đồ âm binh. Anh để ý bà ta nhìn theo em, mặt chòng chọc”.“Dù sao phương án ta đề ra sẽ được tiến hành nghiêm chỉnh”.IIIQua bữa sau phương án được tiến hành.Giles đóng vai một chàng thám tử trong một vụ kiện ly hôn, từ một vị trí đã chọn trước nhìn xuống ngôi nhà Anstell Manor. Khoảng mười một giờ rưỡi gã báo về cho Gwenda mọi việc diễn ra đúng như dự định. Từ xa anh nhìn theo bà Erskine bước ra leo lên chiếc xe Austin, nhắm hướng ra chợ. Trời hôm nay thật sáng sủa.Gwenda phóng xe tới trước cửa nhấn chuông, nàng hỏi thăm bà Erskine, bà mới vừa đi khỏi. Nàng hỏi qua ngài thiếu tá Erskine, ông đang ở ngoài vườn. Nhác thấy Gwenda bước vô ông đứng ngay dậy, dừng tay tỉa hoa.“Xin lỗi làm phiền ông”, Gwenda lên tiếng. “Hôm qua tôi lỡ tay đánh rơi chiếc nhẫn trong vườn. Lúc vừa xong bữa trà tôi nhớ còn đeo trên tay. Chiếc nhẫn đeo hơi rộng nên mới sút ra mong ông thông cảm vì đó là chiếc nhẫn đính hôn”.Nàng lo đi tìm ngay, Gwenda bước theo dấu chân bữa qua, nhớ lúc đưa tay ra sờ mấy bông hoa. Ngay tức thì nhìn xuống thấy chiếc nhẫn trong bụi bông tai thỏ. Bấy giờ Gwenda thấy nhẹ cả người.“Cho phép tôi được mời bà ly rượu mừng nhé, bà Reed, hay là uống bia?, hay rượu vang? Không thì cà phê hay gì đó cũng được”.“Dạ thôi, tôi không uống gì hết. Tôi chỉ xin một điếu thuốc, cám ơn”.Nàng ngồi xuống chiếc ghế dài, ông Erskine ngồi gần bên.Hai người ngồi lặng lẽ hút thuốc, Gwenda cảm thấy trong người phập phồng. Nàng phải liệu tính cho xong không còn con đường nào khác.“Cho phép tôi được hỏi ông một việc”, nàng mở lời. “Nếu có gì không phải ông bỏ qua cho. Tôi thiết tha được tìm hiểu, chỉ có ông mới biết được chuyện này. Bởi tôi cứ nghĩ trong đầu trước kia ông là tình nhân của bà mẹ kế tôi”.Ông ngỡ ngàng quay qua nhìn nàng.“Bà mẹ kế của bà đây?”.“Dạ đúng thế. Bà Helen Kennedy. Về sau người ta nhớ tên bà là Helen Halliday”.“Tôi hiểu”. Vẻ mặt ông bình thản, ông đưa mắt nhìn ra bãi cỏ nắng lung linh như nhìn khoảng không. Điều thuốc trên tay tắt ngúm từ lúc nào. Phải biết tỏ ra bình thản không kém, Gwenda nhìn qua ông vẻ mặt căng thẳng, bàn tay ông níu lấy tay nàng. Với ý định muốn kể lại những gì đã sắp đặt sẵn trong đầu, Erskine nói ngay:“Hay là mấy cái thư?”.Gwenda ngồi lặng thinh.“Tôi chả viết thư nhiều, như đâu đôi ba lần thì phải. Bà nó đã xé bỏ hết, nhưng có bao giờ mấy bà hủy hết thư từ đâu, phải vậy không? Mà sao lại lọt vô tay bà đây. Bà muốn biết chuyện đó?”.“Tôi nôn nóng muốn biết tung tích bà nay ra sao. Tôi rất thương mẹ tôi. Dù lúc bà bỏ tôi ra đi, lúc đó tôi còn nhỏ xíu”.“Bà bỏ đi luôn”.“Ông còn hỏi nữa?”.Ông đưa mắt nhìn trân trân qua nàng.“Tôi không được tin từ lâu” ông nói, “từ… từ mùa hè năm đó ở Dillmouth”.“Vậy từ đó tới nay ông không biết bà ở đâu?”.“Làm sao tôi biết được? Bao nhiêu năm rồi. Giờ có còn gì nữa đâu, quên hết rồi”.“Quên được sao?”.Ông nhếch mép cười cay đắng.“Không, chưa quên đâu… Đàn bà hay chột dạ. Bà Reed, bà còn biết gì nữa không? Hay là bà ấy chưa chết, có phải vậy không?”.Một luồng gió mát lạnh thổi ập tới, buốt cả gáy.“Không biết bà sống chết ra sao?”, Gwenda nói. “Không nghe tin tức gì hết. Tôi cứ tưởng ông biết hết rồi chứ?”.Ông nhìn qua lắc đầu:“Bà giã từ Dillmouth ra đi từ những ngày hè năm đó. Ra đi không kịp nói lời từ biệt, tôi còn nhớ buổi tối hôm đó. Không nói cho ai hay và không bao giờ trở lại nữa”.“Ông cứ nghĩ là tôi được tin bà?”.“Ờ”.Ông lắc đầu.“Không, không một chữ hồi âm. Nhưng bà còn người anh - ông bác sĩ ở Dillmouth. Ông ta phải biết thôi. Hay là ông ta đã chết?”.“Dạ không, còn sống. Ông cũng chẳng hay biết gì. Ai cũng tưởng bà bỏ đi luôn, theo anh chàng nào đó”.Ông quay qua nhìn nàng, vẻ mặt buồn xo.“Vậy họ nghi bà bỏ đi theo tôi”.“Dạ, họ đoán mò vậy thôi”.“Đoán ra được à? Làm gì có chuyện đó, không bao giờ. Hay biết đâu ta đã để cho niềm hạnh phúc vuột khỏi tầm tay”.Gwenda ngồi lặng thinh. Ông Erskine lại quay qua ngước nhìn nàng.“Lẽ ra bà phải biết tin tức. Mà thật ra chẳng nghe ngóng được gì. Bà cũng đừng nên gán tội cho Helen. Tôi gặp bà trên chuyến tàu qua Ấn Độ. Còn một đứa con bị ốm nên vợ tôi ở lại chờ đi chuyến sau. Helen đáp tàu đi qua đó định lấy một anh chàng làm nông trường hay sao đó. Bà không thương anh chàng đó. Tuy là anh chàng điển trai tử tế, bà thì tính chuyện bỏ nhà ra đi, buồn vô hạn. Trên chuyến tàu đó chúng tôi phải lòng nhau”.Ông dừng lại.“Tôi chẳng giấu giếm làm chi. Nhưng không phải - phải nói cho có đầu có đuôi - đi tàu dễ gặp chuyện yêu đương nhăng nhít. Nói thật tình. Vừa gặp nhau tôi với bà ấy bị choáng. Nhưng rồi chẳng đi tới đâu. Tôi không thể bỏ bê Janet với bầy con. Helen hiểu ra điều đó. Đâu chỉ có mỗi mình Janet - còn bầy con dại nữa chứ. Tình tuyệt vọng. Chúng tôi đành chia tay và cố quên đi”.Ông nhếch mép cười, miệng cười trông méo xẹo.“Quên sao. Tôi không thể nào quên được - cho dù trong giây lát. Cuộc sống này có khác gì cảnh đày đọa. Làm sao tôi quên được Helen…”.“Thế rồi, nàng không lấy được anh chàng như đã lỡ thề thốt. Chịu không thấu, bà quay về nước Anh, trên chuyến tàu hồi hương bà gặp một ông khác và - tôi đoán là cha bà đây. Mấy tháng sau bà gửi một cái thư kể lại chuyện đó. Ông buồn bã vì vợ bỏ ra đi để lại một đứa con. Bà nghĩ có một đứa con chắc là ông hài lòng. Thư này bà gửi đi từ Dillmouth, bạn bè chỉ cho tôi ngôi nhà này yên tĩnh phong cảnh xinh đẹp. Vợ tôi không biết Helen là ai. Bà có thể đoán chừng tôi muốn được gặp lại bà ấy lắm hay sao? Để được nhìn thấy mặt mũi chồng bà ấy ra sao?”.Sau một hồi lặng thinh, Erskine kể tiếp:“Vợ chồng tôi ở lại khách sạn Royal Clarence, nghỉ lại đó là một sự chọn lựa sai lầm. Gặp lại Helen có được ích gì. Lúc này bà đã thấy được yên vui chưa, làm sao biết được. Bà không muốn đối diện một mình với tôi… bà còn nhớ hay đã quên… có thể bà đã quên. Phần vợ tôi hay đa nghi… Tính bà hay ghen, xưa nay bà vẫn vậy”.Chợt ông buông thõng một câu:“Câu chuyện tới đó thôi. Vợ chồng tôi giã từ Dillmouth”.“Nhằm ngày mười bảy tháng tám”, Gwenda nói xen vào.“Hay là ngày đó? Hình như bữa đó, lâu lắm tôi không còn nhớ”.“Bữa đó nhằm ngày thứ bảy”, Gwenda nói.“Ồ, đúng thế. Bữa đó tôi nhớ lại Janet còn nhắc, đi nhằm ngày này kẹt xe, nhưng tôi cứ đi…”.“Thưa ngài thiếu tá Erskine, ngài cố nhớ lại coi. Lần cuối gặp Helen - người mẹ kế của tôi - là bữa nào?”.Một nụ cười thoáng hiện trên gương mặt phờ phạc.“Mà không cần phải kể lể dài dòng. Buổi tối hôm đó còn gặp nhau ngoài bãi biển, qua bữa sau bà ra đi. Nhớ lại lúc đó tôi đi dạo sau bữa ăn - bà cũng đi ra biển. Giờ đó nhìn quanh không còn người nào. Lát sau tôi đưa bà về. Đến nơi tôi với bà đi dạo ngoài vườn”.“Lúc đó mấy giờ?”.“Tôi không nhớ… đâu chừng chín giờ”.“Rồi ông chào bà ra về?”.“Vâng!”. Bất chợt, ông lại cười. “À, không phải là cách chào giã từ như người ta đâu, cũng một câu chào mà nghe sao cụt lủn khô khốc. Helen mở lời, “Thôi ông đi đi. Đi khuất đi. Thà tôi đừng…”. Bà không nói nữa - còn tôi, bỏ đi ngay”.“Về lại khách sạn?”.“Đúng thế. Tôi đi bộ một đỗi xa - ra ngoài vùng ngoại ô”.Gwenda nói ngay.“Hẹn hò không thành - sau bao nhiêu năm xa cách. Thế rồi bà dứt khoát ra đi ngay buổi tối hôm đó - không hẹn ngày trở lại”.“Tôi hiểu. Qua bữa sau vợ chồng tôi cũng đi khỏi chỗ đó, vậy mà thiên hạ đồn nhau bà bỏ đi theo tôi. Đúng là miệng tiếng thế gian”.“Vậy là”, Gwenda không rào đón “không phải bà bỏ đi theo ông?”.“Trời ơi, làm gì có chuyện đó. Ai mà ăn nói độc địa vậy?”.“Vậy thì sao”, Gwenda quất lại một câu, “ông dám nói bà bỏ đi luôn?”.Erskine cau mày, vẻ mặt hơi biến đổi.“Tôi hiểu”, ông nói. “Chuyện này khó nói. Bà bỏ đi có nhắn nhủ gì lại đâu?”.Gwenda ngẫm nghĩ mới nói.“Làm sao bỏ đi không một lời từ biệt hay là bỏ đi theo anh chàng nào?”.“Không, không có chuyện đó đâu”.“Ông có chắc không?”.“Chắc quá đi chứ”.“Vậy sao bà bỏ đi?”.“Bà bỏ ngang nửa chững - như vậy đó - chỉ có mỗi một lý do. Bà muốn tránh mặt tôi”.“Tránh mặt ông?”.“Đúng thế. Bà sợ tôi muốn níu kéo lại, thêm phiền muộn mà thôi. Bà biết là tôi còn si mê… Thế đấy”.“Bấy nhiêu đó”, Gwenda nói, “chưa thể nói bà bỏ ra đi mãi mãi. Tôi muốn biết bà Helen có nhắn nhủ gì lại với cha tôi? Bà còn nghĩ tới cha tôi. Hay là, bà sợ hãi vì cha tôi? Hay lý do nào khác hơn?”.“Sợ ông? Lạ nhỉ? À, tôi hiểu chắc là sợ ông nổi cơn ghen. Tính ông hay ghen lắm thì phải?”.“Chuyện đó tôi không biết, cha tôi mất lúc tôi còn nhỏ”.“Ra là vậy, ông là một người bình thường, vui tính, - ông thương bà và tự hào có bà. Tôi không muốn nói gì hơn nữa, chính tôi còn muốn được như ông ấy”.“Như vậy hai ông bà hạnh phúc mới phải”.“Có chứ. Được vậy tôi thấy vui - mà sao tôi cảm thấy nhức nhối… Không, Helen không kể chuyện ông cho tôi nghe. Như tôi đã kể ra, ít khi tôi được gần gũi, được trao đổi tâm tư thầm kín. Nghe bà nhắc tôi sực nhớ Helen có điều gì ấm ức…”.“Ấm ức là sao?”.“Có đấy. Biết đâu là vì vợ tôi” ông nói lấp lửng. “Mà có thể hơn vậy nữa”.Ông nhìn chăm chăm Gwenda.“Bà sợ chồng? Hay là ông ghen tức vì bà có tình nhân khác?”.Ông không cho là có chuyện đó?”.“Ghen tuông là một chuyện quái gở. Khi chưa thấy nó bộc lộ ra ngoài nên không ai để ý”. Chợt ông rùng mình. “Nhưng phải nói nó khiếp lắm… rùng rợn lắm…”.“Tôi còn thắc mắc một điều”. Gwenda chợt dừng câu chuyện.Ngoài sân chiếc xe ô tô vừa đỗ xịch lại, ngài thiếu tá Erskine cất tiếng:“Ô kìa vợ tôi đi chợ về”.Mới đó nhìn lại ông giả vờ như một người xa lạ đổi ra giọng khách sáo đưa đẩy, mặt mũi ngô nghê. Nhìn ông có vẻ luống cuống.Bà Erskine thong thả bước tới đi vô nhà.Ông bước vội ra đón.“Hôm qua bà Reed ghé đây chơi lỡ làm rớt chiếc nhẫn sau vườn”, ông vừa kể.Bà Erskine hỏi lại ngay:“Vậy sao?”.“Chào bà”, Gwenda mở lời. “Dạ, cũng may đã tìm lại được”.“Vậy là hên lắm đó”.“Dạ, còn hên. Nếu lỡ mất biết nói sao đây. Cám ơn hai ông bà, tôi phải đi ngay”.Bà không nói gì, ông Erskine vội đỡ lời.“Tôi đưa bà r axe”.Ông đưa Gwenda trở ra ngoài xe. Bà vợ nói với theo nhắc từng tiếng, giọng bà đanh đá. “Này Richard nói để bà Reed bỏ lỗi cho, hôm nay có hẹn gấp lắm thì phải”.Gwenda vội nói ra ngay.“Dạ, bà nói phải, ông cứ để mặc tôi”.Nàng bước nhanh vòng qua ngôi nhà ra tới chỗ đậu xe.Chợt nàng đứng lại. Bà Erskine đậu xe ngay chỗ này, Gwenda không biết có nên cho xe chạy tới hay lùi. Nàng chần chờ bước tới trước.Vừa qua khỏi chỗ cửa sổ chợt nàng đứng lại. Tai nàng nghe rõ mồn một từng tiếng nói của bà Erskine.“Ông nói gì thì nói. Ông dàn cảnh, sắp xếp đâu từ hôm qua. Ông dàn cảnh cho con bé này tới đây trong lúc tôi đi ra ngoài phố Daith. Ông quen thói… hễ thấy gái đẹp. Tôi không thể làm ngơ, nói cho ông biết tôi chịu không nổi”.Ông Erskine cắt ngang, đau khổ nói:“Này Janet, bà làm như là người mất trí”.“Tôi không mất trí, mà là ông đó. Thấy gái là mê tít”.“Bà nói sao vậy, làm gì có chuyện đó”.“Có thật mà! Ngay cả hồi xưa nữa kia, cũng cái chỗ con bé này đang ở, Dillmouth. Ông dám thề là không có chuyện dan díu với con bé tóc vàng nhà Halliday kia?”.“Bà không biết bỏ qua mấy cái chuyện đó? Bà nói dai thế. Bà chỉ được cái hay thêu dệt đủ chuyện”.“Ông chứ còn ai! Ông giết tôi bằng cái ưu sầu… Tôi chịu không nổi. Nói cho ông biết! Chịu hết xiết. Hẹn hò nhăng nhít yêu đương vụng trộm! Ông không đếm xỉa gì đến tôi - chẳng bao giờ. Tôi muốn chết cho xong! Nhảy xuống ghềnh đá mà chết cho yên thân”.“Janet, kìa Janet! Trời đất ơi!”.Giọng ông lạc đi. Tiếng nấc nghẹn ngào.Gwenda rón rén bước đi khỏi chỗ đó ra tới ngoài xe. Chần chờ một lúc, nàng đưa tay nhấn chuông.“Xin lỗi, nàng lên tiếng, “Làm ơn cho xe tránh qua một bên để tôi có thể lấy xe ra”.Người giúp việc trở vô nhà. Ngay tức thì từ chỗ chuồng ngựa một anh chàng bước ra. Gã giở mũ chào Gwenda, leo vô chiếc xe Austin lái đi. Gwenda trở vô xe, nàng nổ máy cho xe phóng nhanh trở lại khách s 3f9 n Giles đang ngồi chờ.“Sao mà lâu dữ vậy”, anh mừng rỡ. “Được gì không?”.“Có, nhiều cái hay lắm, câu chuyện tình lâm ly. Ông yêu bà Helen lắm”.Nàng kể lại câu chuyện sáng bữa đó.“Em thấy”, nàng kết thúc câu chuyện. “bà Erskine có vẻ tửng tửng, điên thật đấy. Ông nói bà ghen đúng thôi, khiếp thật. Đến đây ta mới biết không phải ông Erskine bỏ đi theo Helen, ông chẳng hay biết gì chuyện bà sống chết. Ngay buổi tối trước lúc chia tay và còn sờ sờ ra đó”.“Ồ, đúng thế”, Giles nói “nhưng ta chỉ nghe ông nói vậy thôi”.Gwenda mặt mũi bừng bừng.Giles nhắc lại như đinh đóng cột. “Chỉ biết ông nói vậy thôi”.