Bác phó thoáng ngần ngừ:
Bản mặt chú to, loại mặt đại quan, hợp với đám râu tóc này, cắt nó phí đi.
Vâng, xin bác cứ mạnh tay, lúc này quan hay không lại thuộc về những cái khác kia chứ có liên quan gì đến cái râu cái tóc. Dạ!
Nói thì nói thế nhưng khi lưỡi kéo sáng bạc cứ mặt cứ đầu tôi mà lia xoèn xoẹt, mà lách ca lách cách cho lông lá rơi ra từng búi từng mảng thì của đáng tội cũng xót ruột thật! Vĩnh biệt Hùng Ka Rô, vĩnh biệt mái tóc bồng bềnh mà có lần “Cái nhìn” đã luồn sâu những ngón tay mềm mại vào đó mà thốt lên: “ Tóc của anh như một khu rừng râm mát khiến cho không một con đàn bà nào không thèm khát được chui vào đó mà duỗi dài chân tay ngủ một giấc. Ả nói năng cho có vẻ văn chương lãng mạn vậy thôi chứ đến khi dụi mái tóc vào ngực ả, ả lại toàn tham lam sờ sịt vào những chỗ khác chả liên quan gì đến râm mát hết. Chợt nghĩ đến ả, lồng ngực tự nhiên thắt bóp. Hoá ra cuộc đời chả cho không, cho hết ai cái gì bao giờ, cho cái này lại tước đi cái khác. Giá như ngày ấy mình đừng lần khân nữa, đừng quá mê mải những khát vọng, lý tưởng không đâu mà về kịp để bế thốc ả lên chiếc giường cưới có lót vải trắng sẵn dưới mông thì chưa biết chừng số phận sẽ đi về đâu. Nhưng thôi, cái gì qua là cho qua, mấy thằng cha đào vàng người Nam Bộ nói đúng. Chỉ hơi tiếc đêm ấy, giá biết đúng là ả thì mình đã dứt khoát bỏ mục tiêu tiền bạc để chuyển làn sang mục tiêu xác thịt rồi.
Xong! Nhìn thử đi, tôi đã bảo mà.
Nhìn lên, tí tẹo nữa thì phi cười. Đúng là tôi không còn ra cái thằng tôi nữa, ngô nghê, đần hiền, nhẵn thín, như đứa con nít ăn quá nhiều chất đạm, vẻ mặt hầm hố sắt vụn đã được thay bằng một vẻ mặt gần như là bạch diện thư sinh nữa mới chết chứ. Với cái mặt nửa tỉnh táo nửa tâm thần này, không nói cánh công an họ phát chán mà ngay đến con điếm thối chắc nó cũng còn quay lưng nguẩy đít bỏ đi. Tốt! Quá tốt! Cám ơn ông bác, xin trả ông bác gấp năm. Ông bác đúng là một nghệ sĩ tài ba mà cả gầm trời này không có ai hơn.
Cầm tiền, ông phó cạo đứng ngây ra một lúc rồi nhìn theo tôi, lẩm bẩm:
Điên! May mà nó không đập phá cái gì.
Xong một việc. Việc tiếp theo là mò ra chợ, đến hàng đồ cũ ở sát tường rào mua vài bộ quần áo, tất nhiên vẫn là quần áo bộ đội! Cái loại quần áo màu lá cỏ này bao giờ cũng có giá, có giá trong thời chiến, rõ rồi, có giá cả trong thời bình, trong một đám đánh nhau, đám đâm xe, người ta bao giờ cũng đứng về phía người mặc quân phục và, khốn nạn chưa, có giá ngay cả với bọn buôn lậu, bọn tội pham, như tôi, để có được độ tin cậy tức thời trong mắt nhìn thiên vị, nhìn đâu cũng thấy tội phạm của các chàng cảnh sát.
Xong quần áo là đến kính, không phải loại kính râm dữ dằn mà chỉ nhác nhìn đã ra cái thằng có máu quấy rối tình dục tôi vẫn đeo mà là kính trắng, loại kính không số thanh cảnh, trí thức đàng hoàng.
Đâu đó, tôi tìm một chỗ vắng sau bãi tha ma thưc hiện động tác hoá thân.
Từ bãi tha ma bước ra, lại một lần nữa rõ ràng là dáng đi, mặt mũi tôi trở nên tự tin hơn hẳn, tự tin đến nỗi tôi còn ngửa mặt tru miệng huýt gió một bài hành khúc biên cương réo rắt, xa vời nữa.
Gió se lạnh. Bầu trời màu chì. Mưa phùn rải nhẹ như sương lên cảnh vật. Chết thôi, sắp tết rồi còn gì nữa. Lại một cái tết xa nhà, một cái tết lưu vong cô độc.
Ghé vào một cái quán lá dựng trên vỉa hè, tôi làm một lúc bốn cái bánh chưng, năm chiếc bánh rán, chiêu thêm hai cốc nước trà rồi đứng dậy, thay vì ra tàu xuôi Nam, tôi lại tìm đường ra bến xe đi Tây Bắc. Ra với nắng gió, ngập trong hơi xuân, chìm nghỉm trong dòng người đang cuồn cuộn mưu sinh rồi tôi mới thấy mấy triệu bạc trong túi thật ít ỏi làm sao để làm cú vi hành phương Nam xa ngái. Đất lạ quê người, hành trình dằng dặc, giá cả càng vào trong càng đắt đỏ, từng đây tiền chỉ có ăn ở tàu xe đi lại cũng chưa chắc đã đủ chứ nói gì kiếm sống, cho nên phải tranh thủ kiếm thêm một món kha khá cho chắc túi, chắc bụng. Tất nhiên là kiếm một cách tử tế rồi sau tết ngày rộng tháng dài sẽ lên đường.
°
Toạ độ đầu tiên tôi muốn đến là Điện Biên. Mảnh đất này lâu nay chỉ nằm trong kiến thức học trò, trong những câu chuyện gần xa của các bậc cha anh còn tôi lại chưa một lần đặt chân tới. Trời Điện Biên mây trắng... Đâu chả có mây trắng, các bố nhà thơ, nhạc sĩ có lẽ thiếu vốn sống, thiếu ngôn từ nên cứ hay vẽ chuyện. Các bố đâu có biết, hay biết mà khó đưa vào thơ vào nhạc nên cho qua, ngoài mây ra còn có một cái cửa khẩu sang Lào tấp nập nữa. Có cửa khẩu là có buôn bán, có cửu vạn, có ông chủ và người làm thuê... tóm lại là có việc làm.
Từ Hà Nội lên Điện Biên chỉ ngót nghét vài trăm cây số mà chiếc xe khách già nua, lèn chật ních những người là người phải hục hặc bò hết hai ngày hai đêm mới tới nơi. Đường lên Tây bắc xa xôi, nếp nhà sàn thấp thoáng... Cha nhạc sĩ này tài đáo để! Y sì đoạn đường tôi đang đi đây. Chênh vênh, uốn lượn, mênh mang, vắng lặng, mưa giăng đầy trời, buồn không chịu được. Như đang tiến thẳng vào nơi tận cùng thế giới, thảm sầu, hoang mạc. Nhà sàn! Biết đâu sau này tôi lại chả dính sâu vào cái loại nhà chông chênh người ở trên, trâu cọ sừng ở dưới này với một cô vợ người Thái áo trắng, váy đen, ngực nở, hông nở, bắp chân như chân voi, nói ít cười nhiều, làm tình bão tố và sau đó là một đàn con trần truồng nhe răng sún cởi truồng chạy nghịch trong mưa lạnh. Biết đâu, phải biết đâu, thế cũng coi như xong một kiếp người mà có khi thế lại hay,xa lánh đô thị, xa lánh nhà tù, xa mọi cám dỗ, đỉnh núi non ngàn, ngày tắm nắng đêm gội trăng, bồng bềnh siêu thoát, đóng khố ở trần, chả có thằng đểu thằng hèn nào ở xung quanh cả. Sướng. Phiêu linh.
Chú ốm à?
Tiếng nói ân cần của bà khách có dáng vẻ buôn chuyến ngồi bên làm tôi tỉnh giấc mộng gió trăng.
Không ạ! - Tôi lúng túng trả lời.
Tại tôi thấy chú cả ngày không nói năng gì cả, lại cũng không chịu ăn uống gì nữa. Chắc chú lên đơn vị trả phép?
Tôi gật đầu và bất giác nhăn quắt mặt lại như cái thằng lòi trĩ nội trĩ ngoại. Đến khổ, bà ta đang nhầm tôi, một tên cướp với một anh bộ đội Cụ Hồ rất mực dễ thương. Chợt thấy đầu óc lắng đọng. Thì ngày trước tôi cũng chả đã là một anh bộ đội dễ thương, thậm chí còn hơn cả dễ thương nữa sao. Sông có khúc người có lúc thật. Bà khách đưa tôi một chiếc bánh mỳ to tướng, vàng rộm có nhét chả bên trong, giọng như chị như mẹ:
Chú ăn một miếng đi kẻo đói. Khổ! Bộ đội các chú thời nào cũng khổ. Tôi cũng có một đứa con đi bộ đội nhưng đang học sĩ quan thông tin ở tận Nha Trang, thành thử cứ nhìn thấy màu áo bộ đội là thấy thương thấy quý. Nhà tôi ở ven đường, sắp đến rồi, nếu chú không vội tôi mời ghé nhà chơi. Nhà chả còn ai ngoài hai vợ chồng già với đứa con gái đang làm giáo viên.
Dạ, con cám ơn bác nhưng xin để dịp khác ạ. Con phải... về đơn vị ngay.
Rất may bà khách trở về im lặng chứ cứ tiếp tục đối thoại kiểu này thêm một chặp nữa có khi chính tôi cũng tưởng mình đang là thằng lính biên thuỳ đi trả phép thật. Lại còn cái cô con gái đang làm giáo viên kia nữa, nhìn nét mặt mẹ cũng có thể đoán ra nhan sắc cô con, chắc là đẹp, nếu ghé vào, chưa biết chừng lại nảy sinh một mối tình chớp nhoáng theo kiểu sơn cước phiêu lãng mà cái thằng tôi vốn thô rám, tham lam, đố mà dằn lòng được. Tôi lại nhăn mặt một lần nữa, lần này là một cú nhăn mang giá trị tinh thần, một cú vật vã tinh thần đàng hoàng. Một kẻ tốt bị nhầm là kẻ xấu đã cực, một thằng xấu lại bị nhầm là một thằng tốt, rất tốt còn cơ khổ ngàn lần hơn.
Sáng sớm. Xe vừa dừng bánh, để thoát ra khỏi cái trạng thái tâm lý ủ ê bẽ bàng đó, tôi nhảy xe ôm phóng một mạch ra cửa khẩu luôn.
Thị xã thì ngổn ngang hiu hắt, cửa khẩu lại rộn ràng, tấp nập như vào mùa trảv hội. Người, xe hai bên qua lại như mắc cửi, tiếng Việt xen tiếng Lào, tiếng Kinh quyện vào tiếng dân tộc, chói lói, chao chát, gầm gừ. Đã động đến tiền bạc, vật chất cái cổ họng nào chả gầm gừ một chút như chó đói giữ xương. Và hàng họ thì ôi chao, sao mà nhiều thế, đủ loại, cái nằm trong bao cái thò ra ngoài, cái chất đống trong thùng xe, cái đè oằn xuống lưng người. Hình dáng con người bỗng thành hình đáng con lạc đà. Và sắc phục. Cũng chưa ở đâu lại có lắm loại sắc phục như ở cái lỗ yết hầu này. Sắc phục bên kia sắc phục bên này, sắc phục công an, sắc phục biên phòng, sắc phục hải quan, thuê vụ. Sắc phuc nào cũng quân hàm quân hiệu chỉnh tề cả. Quái nhỉ, thời bình, còn oai phong qué gì cái sao cái vạch trên vai áo nửa mà thiên hạ ham thế? Nghe nói dưới Hà Nội, cánh trật tự chợ, cánh bảo vệ khách sạn cũng đeo ngù đeo vạch như nguyên soái, đại soái. Cứ đeo cho đã đi, làm phách làm lối đi, thử chiến tranh nổ ra một cái xem, chắc chắn chỉ còn mấy chú công an, bộ đội là quân hàm còn đọng lại. Thây kệ! Vốn dĩ cái nước đời nó là vậy, chỉ biết rằng giữa cơn hổ lốn kiếm sống mồ hôi mồ kê này, chắc chả thằng cha nào chú ý đến mình mà dù có chăng nữa thì chắc cũng chỉ chú ý đến bọn buôn lậu bọn trốn thuế. Tội phạm và tiền bạc đễ ươm hạt nảy nầm trong nhau.
Để ớt được một đêm tiền thuê trọ và cũng để thăm dò đường đi nước bước nơi đây thế nào, tôi quyết định xông thẳng vào trận ngay. Hít một hơi thở cho giãn xương cốt, tôi tiến lại một chiếc xe đò mang biển sổ Nam Bộ đang chất hàng, hạ một cái giọng rất ư là lễ độ với một gã quần áo bò, mũ Levis, mặt mày bặm trợn vẻ như là chủ xe:
Thưa anh...
Cái gì?
Một hơi thở nồng nặc mùi bia rượu, mùi thuốc lá nặng xộc thẳng vào mặt. Tôi càng hạ giọng:
Em ở dưới quê lên, mùa màng năm nay thất bát quá nên...
Dài quá! Muốn gì nói mẹ nó ra đi. Xin quá giang xe hay xin mần việc.
Dạ! Mần việc ạ. Việc gì cũng được, càng nặng càng tốt.
Mần! Trời đất, tôi bắt đầu nói tiếng Nam từ lúc nào thế này? Mần nghe như mân. Có lẽ người tứ xứ đến đây xin mần việc nhiều quá nên gã chủ chỉ hất cái cục cằm râu ria lởm khởm:
Zô đi! Nhưng phải cẩn thận, cấm không để đổ bể, bể đến đâu bắt thường đến đó.
Thì zô, mẹ, lại Nam Bộ rồi, chuyện vặt. Tiền nhét kín trong túi quần, áo cởi ra vắt trên cọc, tôi chui tọt vào đống hàng cao quá đầu. Thùng nhẹ hai tay cắp hai cái, thùng nặng đặt lên vai, chỉ loáng một cái, đống hàng cao chất ngất dưới đất đã lùn hắn xuống. Tôi càng tăng tốc độ.
Làm như tâng công, làm như chết khát, làm bằng ba thằng khác cộng lại. Nắng bắt đầu lên. Mồ hôi bắt đầu chảy. Khát khô họng nhưng vẫn không muốn nghỉ tay. Thế này đã thấm gì với hồi làm gạch trong trại, càng làm càng khoẻ, càng thấy đầu óc giãn nở ra. Khoảng hai tiếng sau hàng họ đã được chất gọn lên thùng xe. Đầu việc coi như xong. Lúc ấy mới thấm mệt, mới thấy chân tay oải ra và đói, đói cồn cào, thì hai ngày trên đường tôi ăn uống có ra cái gì đâu. Giá lúc này có một mâm cơm, tôi có thể khoắng được chục bát chỉ với nước mắm dầm ớt.
Gã chủ quần bò đi tới, cả giọng nói cả mặt mũi đều toát ra vẻ trịch thượng:
Tốt! Chú em làm rất tốt. Tiền công của chú đâv! Mai mốt xe ra mần nữa nghen!
Gã móc túi sau xỉa ra bốn tờ năm ngàn nhàu nát, cáu bẩn lia vào mặt tôi. Hả, cái gi thế này? Tôi hơi lùi lại. Trời đất, bốc cả đống hàng nặng vài tấn mà chỉ có hai chục đồng bạc, chỉ vừa đủ một bữa cơm thôi ư? Nó coi mình bằng con trâu con b ò chứ đâu phải con người. Mà trâu bò cũng không đến nỗi bị đối xử quá tệ thê này.
Sao? Chê ít à? Vậv là nhiều đó, người khác chỉ một nửa, qua thấy thằng em xốc vác lại ngay thật nên... Thôi, cầm đại đi, để lần sau qua bù cho, heng!
Tôi nhìn thẳng vào mặt gã, giọng chả còn chút lễ độ nào:
Một, tao không phải là chú em của mày. Hai, không còn lần nào nữa. Mấy cái đồng bạc này mày giữ lấy mang về lau l... cho con điếm vợ mầy, rõ chửa, thằng khốn ỉa ra cứt sắt!
Có lẽ quá bất ngờ trước phản ứng dữ dội của tôi, thằng khốn ngớ ra một chút rồi nhe răng cười vô nghĩa.
Cười xong, cái vô nghĩa lập tức chuyển thành có nghĩa khi gã muốn lấy le trước một vài con mắt đã bắt đầu tò mò chiêu lại:
Mày nói cái gì điếm điếm? Có ngon nói lại lần nữa coi!
Đến lượt hắn tiến sát vào mặt tôi, cằm bạnh, mắt lồi như thể sẵn sàng chơi sát ván nếu tôi tiếp tục mở miệng. Mấy thằng đàn em của gã từ sau xe cũng bước đến, gầm ghì. Cục nóng trong tủy tôi lại rần rật bay lên đầu. Chao ôi, nếu không vì chút thân phận cần phải giấu kín lúc này thì tôi đã cho cả mấy cái mặt lợn kia be bét máu me rồi. Cười nhạt, nhổ phẹt một bãi nước bọt xuống đất, tôi quay lưng bỏ đi. Mẹ nó, thì ra ở đời càng biết điều, càng tỏ ra tử tế lại càng bị bố láo.
Chính lúc đó tôi phát hiện ra một ánh mắt bên kia bãi trống đáng đau đáu nhìn về phía mình. Ánh mắt của một người đàn bà đẹp nhưng không còn trẻ, cũng phải trên dưới bốn mươi rồi. Tôi, chưa đến ba mươi tuổi, tình trường chưa dày dạn nhưng mẫn cám về tình trường lại có sẵn, chỉ một ánh nhìn thế thôi là tôi cũng đủ đọc được khá nhiều những cái ẩn ngầm bên trong. Và tôi cũng rất biết lợi thế của mình trước mắt những con cái: Cao lớn, thân xác cường tráng, phong trần, có thể gọi là đẹp trai, đẹp theo lối nam tính như cánh đàn bà con gái ít nhiều có dính dáng đến tôi đã hít hà nhận xét, nhất là lúc này tôi lại đang ở trần, bụng và ngực cuộn bắp cuộn múi, nhếnh nháng mồ hôi, hiện nguyên hình là một con đực nhẫy nhụa... Đàn ông càng bụi bặm, gồ ghề đàn bà càng thích, thích như thích cái phần ngược lại không có được của minh, họ làm sao có thể mê được một anh chàng mũm mĩm, nhẩn nhụi, ỏn ẻn như họ?... vẫn là đúc kết của vị nhà văn già tỉnh lẻ, một cây bút cũ kỹ cả đời chẳng có mảnh tình vắt vai nào, vậy cho nên mới thích triết lý, thích tuyên ngôn, thùng thiếc rỗng nào kêu chả to nhưng mà tài thật, rất đúng, hoàn toàn đúng, đúng với tất cả những gi tôi đã trải qua như một đối tượng thực nghiệm.
Cái nhìn ấy làm dịu đi trong tôi những nhức nhối đang muốn chửi rủa, muốn đánh nhau. Nhưng cũng chỉ làm dịu thôi chứ lúc này, quả thật là tôi chả có lòng dạ nào. Tìm một cái quán ăn đang bốc mùi hành tỏi điếc lỗ mũi, tôi tạt vào. Kệ, ăn cái đã, ăn thật no, tằn tiện làm con mẹ gì, liệu cơm gắp mắm, đời đến đâu tính đến đấy. Nghĩ thế, tôi bèn gọi một tô phở to, nhúng nhiều hành củ vào, cho xin đĩa quẩy, thế, thái thêm năm ngàn thịt bạc nhạc nữa, cái thứ thịt mà trước đây, dù có đói rã họng tôi cũng không thèm động đến. Ngon quá, thơm quá! Nín nhịn trả thêm mắm thêm ớt, vắt một múi chanh xong, cầm đũa định và húp một cú vĩ đại thì bất ngờ cô chủ quán bưng ra đặt ngay ngắn trước mặt cả một đĩa thịt bò tái tươi rói, chưa hết, đặt tiếp hai cái đùi gà tròn căng, óng mẩy nữa. Tôi giật thót:
Ấy! Tôi có gọi đâu?
Cô chủ mỉm cười:
Thì cứ ăn đi, có người mời đấy.
Ai?
Rất ranh mãnh, cô ta liếc xéo về phía người đàn bà có cái nhìn hồi nãy cũng đang ngồi âm thầm ở một góc phòng, mặt quay nhìn hướng khác như không hề có liên quan gì đến ba cái bò cái gà này cả.
Sướng nhé! Tự nhiên được người đẹp cửa khẩu chú ý thì còn gì bằng.
Cô chủ quán choắt cheo ném lại một câu chả chớt rồi lại đung đưa bộ mông nhọn hoắt sang bàn khác. Tư dựng bụm phở trong miệng tôi trở nên chua loét. Tính tôi từ bé vẫn vậy, cực đoan, khó chịu, càng những lúc khó khăn càng không thích ai rủ lòng thương xót, nhất đó lại là một người xa lạ. Khốn nạn, tại cái dáng bộ của mình bệ rạc như sắp chết đói nên bà ta giở trò từ thiện, không, gọi mẹ nó là bố thí đi cho xong, đây mà. Còn lâu nhé, thưa phu nhân, cái thằng tôi chưa đến nỗi phải ngửa tay đi ăn mày của thiên hạ nhé!
Cố nuốt cho xong tô phở tự gọi, tôi rút cây tăm định đứng dậy trả tiền thì cô chủ quán lại xà đến, cái miệng nhọn hoắt không thua gì cái mông còn ranh mãnh hơn:
Người ấy bảo nếu anh không ăn nữa thì xin mời sang quán bên cạnh dùng cà phê, cũng có chuyện muốn nói. Tất cả chỗ này người ấy trả tiền xong rồi.
Chuyện gì? Tình tang tí tỏn hay thuê cửu vạn? Thì sang, đằng nào mình cũng phải làm một ly cà phê buổi sáng kia mà. Gài lại khuy áo cẩn thận, tôi bước sang. Tiếng cô bán phở còn quết dính vào lưng một lần nữa:
Lão này trúng sô độc đắc rồi. Bao nhiêu đàn ông trong vùng chỉ cần được một cái nhìn của bà ấy còn không xong mà đằng này... Hí! Hí!
Hí hí cái mông nhà cô! Cô tưởng thằng nào cũng chó dái hèn hạ như thằng nào cả à?
°
Người đàn bà đã ngồi sẵn ở đó, bên cửa sổ, tóc vấn cao quý, ánh mắt đẹp và buồn vuốt nhìn ra xa về phía những sườn đồi nhâp nhô, trùng điệp. Tôi ngồi xuống phía đối điện. Lúc ấy bà mới quay lại, giọng Huế hay Quảng Bình êm ái như không thể êm ái hơn:
Đói, sao không ăn?
Người ta bảo chị có chuyện muốn nói với tôi?
Anh uống gì?
Chị cho xin một cốc Cafe đá.
Chắc anh chưa biết tôi là ai?
Chưa. Chỉ nghe lỏm thấy họ bảo chị là... người đẹp cửa khâu.
Đôi môi hơi nhạt khẽ phác một nụ cười buồn. Rồi rút trong xắc nhỏ ra một gói Ba Sô dẹt, bóc, rút một điếu đưa lên miệng, đẩy cả gói lại phía tôi, những ngón tay dài và trắng:
Anh hút thuốc không?
Tôi quen hút thuốc lào, cái này dành cho phụ nữ.
Thế bao giờ anh cũng nói thẳng tuột những suy nghĩ trong đầu ra cả à?
Chả lẽ chuyện ăn uống, chuvện thuốc men mà cũng phải nói quanh co?
Lại khì cười. Hơi ngửa mặt nhả một làn khói ngu ngơ, bảng lảng rồi bà ta nhìn thẳng vào mắt tôi, vẻ mặt thoắt trở nênđầy uy lực:
Tôi là chủ đoàn xe mười chiếc đang ăn hàng ngoài kia. Hồi nãv thấy anh bốc vác rồi lại thấy anh đối thoại với cái gã hợm hĩnh ấy, thực lòng tôi thấy quý.
Đấy là chị chưa nhìn thấy cái mặt nó nát vụn ra như thế nào nếu như tôi không kịp đè cơn điên xuống.
Tốt! Tôi cũng đã hình dung ra và đó chính là điều tôi cần.
Cần?
Cần một người như anh để cai quản cả đoàn xe cho tôi. Đường dài nhiều chuyện, lái xe non nớt, hàng họ phức tạp, lần nào đi cũng vất vả.
Thế... anh nhà đâu mà để chị đi một mình?
Có nên hỏi những câu hỏi kiểu này khi gặp nhau mới lần đầu không nhỉ?
Tôi bỗng thấy bị lột trần. Khốn khổ, trước người đàn bà quyền quý này tôi đã phơi ra tất cả cái vẻ cục kịch, thô rám của một gã trai miền núi của mình. Đã vậy thì cho quê kệch luôn. Tôi hỏi độp:
Vậy chị đã biết gì, đã hiểu gì về tôi mà dám giao việc? Chị không sợ tôi là kẻ xấu à?
Không quan trọng. Có những người cả đời ở cạnh cũng không hiểu gì, có người chỉ thoáng qua đã hiểu hết, như hành động của anh lúc nãv.
Chị định trả lương cho tôi bao nhiêu?
Tôi thích cách nói thẳng đó. Bước đầu ba trăm ngàn một tháng, không tính ăn ngủ, sau này quen việc sẽ tăng thêm.
Ba trăm ngàn là một chỉ rưởi vàng, so với hồi ở bãi chỉ là muỗi nhưng ở hoàn cảnh tôi lúc này là được, quá được. Hơn thế, chui người vào đoàn xe luôn rong ruổi sẽ dễ tránh được con mắt dòm ngó của cánh công an hơn.
Được, tôi nhận lời.
Khoan! Lát nữa tôi sẽ cho thảo hợp đồng đàng hoàng, có điều anh cần chú ý: Làm tốt, làm có trách nhiệm tôi sẽ không tiếc nhưng nếu để xảy ra cái gì, tôi sẽ không dễ tính đâu.
Bao giờ tôi sẽ nhận việc?
Ngay ngày mai hoặc có thể là ngay bây giờ. Tuỳ anh.
Chính lúc đó tôi bắt gặp ánh mắt kia chuyển nhanh từ
mặt xuống cặp đùi căng nhức của tôi, thoáng dừng lại ở đó và khẽ một tiếng thở dài. Cái cách nhìn nhớp nháp, nóng bỏng như rắn trườn nàv tôi đã từng nếm náp nhưng riêng lần này tôi không thể không nổi gai người lên. Không phải rắn nữa mà là nham thạch trườn, vừa trườn vừa đông lạnh, một dòng nham thạch buồn.
Thế thôi, rồi lại nhìn lên, nghiêm lạnh. Bà ta đưa những ngón tay gầy xanh vỗ nhẹ vào những ngón dùi đục sần sượng của tôi:
Vậy nha! Đêm nay anh có thế tạm tìm chỗ nghỉ hoặc đến nhà nghỉ của đoàn xe, vẫn còn dư một phòng đơn, sáng mai gặp lại. À quên, anh tên gì?
Phùng, Doãn Quang Phùng.
Tất nhiên tôi phải nói thác nhưng có ý nói thác cùng vẫn để khỏi quên.
Còn tôi là Mai, Phạm Trần Song Mai.
°
Cái gọi là phòng đơn đó đúng là không chịu nổi. Dài rộng chừng bốn thước vuông nhưng ẩm mốc, muỗi mẵm, hôi xì, vừa chớm đặt lưng xuống rệp mạt ở đâu đã nhông nhông bò ra cắn nổi hòn nổi cục. Nhưng cái tệ hại hơn vẫn là mùi vị. Chỉ hôi xì không thôi đã khá, đằng này nó tanh tanh, ngai ngái, khăm khăm, đúng cái kiểu phòng trọ cho thuê giờ để bọn gái điếm tự do dắt khách vào. Mùi của những chiếc bao cao su vừa tác nghiệp chưa kịp vất đi. Núi rừng khoáng đạt đã quen, biết rằng kiểu này đêm nay
sẽ thành địa nguc, tôi trở dậy khoác áo ra bờ suối ngồi, nếu cần ngả lưng đánh một giấc luôn ngoài đó.
Dòng suối ngày giáp tết nghe chừng cũng có vẻ nôn nao khác lạ. Tiếng nước chảy trong hơn, mùi cây cỏ thơm thoảng hơn và bầu trời dường như cũng có cái gì xao xuyến hơn mà các bố thi sĩ nhà ta thường hay nhọn lưỡi ví von là mơ hồ đâu đây như có tiếng cựa mình khe khẽ của cỏ cây tình tự đón chúa xuân về. Tình tự! Hình như đã khá lâu rồi, kể từ cái đận trên thuyền với con bé Thái trắng đó, cái cơ thể tràn căng nhục cảm của tôi chưa có dịp tình tự với một con cái nào thì phải. Vậy mà vẫn không thấy háo thấy thèm gì cả. Ví như lúc nãy ở trong phòng nghe tiếng những con cái con đực rên ư ử, thở hồng hộc, da thịt miết vào nhau sần sật, nhớp nhép ở bên kia tấm liếp phòng kế bên mà tôi đâu có cảm thấy gì ngoài một chút tởm tởm dội ngược lên. Cứ đà này rồi không khéo tôi sẽ trở thành một gã vô sinh, bất lực mất.
Đang lẩn thẩn nghĩ suy, chút nữa tôi đã vấp phải một dáng người đang âm thầm ngồi nhìn ra mặt sông man man sương khói.
-Ai?
Tôi hỏi lấy lệ với hy vọng cái bóng kia sẽ biến đi để tôi được một mình độc quyền cái không gian hoang mạc này và cũng để suy nghĩ thêm về cái hợp đồng mới mẻ tôi sắp nhận ngày mai. Nhưng cái bóng không trả lời và cũng không biến đi mà chỉ bất ngờ để bật ra một tiếng nói giọng Huế quen thuộc:
Anh đấy à? Lạ chỗ không ngủ được phải không? Tôi cũng không ngủ được. Thời tiết trên này thế nào ấy. Ngồi xuống đi!
Tôi ngồi xuống, cách người đàn bà một đoạn. Bật lên một tiếng cười khẽ:
Phùng đã có vợ hay người yêu gì chưa?
Tý nữa thì tôi đã không trả lời vì tưởng bà ta hỏi một người nào khác.
Chưa.
Cũng lạ nhỉ! Tưởng người như anh đàn bà con gái họ phải xếp h àng chứ.
Tôi im lặng, cả hai cùng im lặng. Gió từ mặt sông thổi lên lạnh buốt. Bất giác người đàn bà hơi co người lại:
Lạnh quá...
Như một bản năng che chở, tôi cởi chiếc áo gió khoác ngoài ra choàng cho chị, khẻ kéo chị lại gần sát hơn:
Đàn bà con gái như chị Mai đáng lẽ không nên làm cái việc trần ai chỉ dành cho đàn ông thế này.
Lại im lặng. Lát sau, một hơi thở ấm nồng phả đầy cổ tôi:
Tôi đành trả lời cái câu hỏi lúc chiều Phùng hỏi mà không bao giờ muốn trả lời... Người ấy chết rồi, chết trong một chuyến xe cũng lên biên giới như thế này nhưng chết với một con đàn bà khác, chỉ bằng tuổi con... Đã được tròn bốn năm.
Câu nói đó làm đầu óc tôi se lại. Thảo nào mà đôi mắt lại buồn thế. Nhìn bề ngoài ai biết người đàn bà kiêu sa này lại có nỗi buồn không nói ra được như vậy. Niềm vui chóng quên, nỗi buồn dễ lây, tôi bất giác kéo chị lại sát người mình hơn. Chị ngoan ngoãn để mặc rồi từ từ áp mặt vào ngực tôi, áp nhẹ, mắt nhắm lại như ngủ, tin cậy, yếu đuối, bé bỏng, khuôn mặt nhìn nghiêng trong bóng đêm thật trẻ thật đẹp với cặp môi hé mở. Không kìm được và cần quái gì phải kìm, tôi cúi xuống đặt đôi môi khô nứt của mình lên cái hé mở thắm sâu và ẩm ướt đó với một suy nghĩ rất ư là chân tình rằng, đêm nay, ngay bây giờ, tôi một thằng cũng đang buồn, đang cô đơn sẽ bù trừ trở lại cho chị tất cả, bù dâng hiến. Bất ngờ người đàn bà vùng mặt ra khỏi ngực tôi, đứng dậy, nhìn tôi với cái nhìn của một cô giáo, lại như cái nhìn của một bà chủ, lạnh lùng, nghiêm khắc:
Cậu hiểu lầm tôi rồi, chàng trai ạ! Thứ nhất, tôi không phải là loại người mà cậu vơ lúc nào cũng có như mấy con bé làm gái rẻ tiền trong kia. Hai, khi một người đàn bà cô đơn đang có nhiều tâm sự thì không có nghĩa là người đàn bà đó sẵn sàng nằm ngửa ra cho cậu muốn làm gì thì làm.
Say máu, đúng là say máu, lại nghĩ một cách võ đoán rằng, lòng vả như lòng sung, con mụ này thèm chết người đi rồi mà còn sĩ, vớ vẩn, cứ phải đốt cháy rụi cái sĩ dở người ấy đi thi mụ sẽ lại nhũn như con chi chi ngay, thậm chí còn cuồng nộ hơn bất cứ con đàn bà đang đói khát nào khác. Nào, đốt tí nhé, nhanh thôi. Tôi nhào đến, ghì chặt lấy tấm thân mảnh gầy kia và định dằn xuống cỏ nhưng lần thứ hai chị ta lại vùng ra được và tiếp liền là một cái tát khá mạnh vào giữa mặt tôi nổ cả đom đóm.
Cậu lại nhầm nữa rồi. Tôi đang cần một trợ tá chứ không cần một người tình và nếu có cần thì chắc cũng không tới lượt cậu, cậu không thuộc cái gu của tôi. Xin lỗi nhé!
Câu nói này làm thân thể tôi nguội hẳn. Nó đã chạm vào chỗ dễ bị tổn thương nhất của một thằng đàn ông xưa nay chỉ có chiến thắng chứ không hề nếm mùi chiến bại, và lúc này thằng đàn ông tự cho mình là kiêu hãnh ấy chỉ còn biết đứng im, trơ mắt nhìn, thở. Bà ta bước đến gần, đặt bàn tay nhẹ như lá xuống vai tôi, giọng dỗ dành:
Không sao đâu, tôi hiểu tuổi trẻ là thế nào. Tôi vẫn quý cậu, vẫn muốn cậu về làm việc với tôi, Mai mốt nếu cậu muốn, vô trong kia tôi sẽ giới thiệu cho cậu một cô bé còn trẻ đẹp hơn tôi nhiều. Tôi già rồi, đáng gì để cho cậu phải mất công. Vậy nhen!
Giá mụ đừng nói câu này thì có khi tôi còn nghĩ lại nhưng một khi cái sự giả tạo, kệch cỡm, hoạnh tiền đã lên đến đỉnh điểm như thế thì...
Xin lỗi! Bà chọn sai người rồi. Tôi không quen đi hầu hạ một kẻ có cái miệng lưỡi rắn rết như thế. Hơn nữa, nếu được khuyên bà một câu thì câu đó sẽ là: Tốt nhất bà đừng có tìm ra chỗ vắng ngồi một mình như thế nữa, vì rất may cho bà đêm nay là tôi chứ vớ phải đứa khác, nó sẽ không để yên cho bà thở ra cái giọng dạy đời giả dối ấy đâu. Chào!
Để mặc cho bà chủ đội xe hùng hậu đứng đó như một gốc cây im lìm, tôi bỏ đi một mạch về khu nhà trọ với tâm trạng thực sư chán ngán và có phần tủi hổ. Thì ra, rút cục lại tôi vẫn chưa hiểu quái gì về đàn bà, cứ tưởng mình có thể làm chủ hoàn toàn, có thể điều khiển được cảm xúc vui buồn của họ đề rồi chính họ lại điều khiển mình như một con nộm rơm rách mướp trên cánh đồng khô hạn.
Tại khu nhà trọ nhung nhúc bọn buôn lậu qua các hẻm núi, khe suối, tôi đã nhận được một vài lời rủ rê đi buôn cùng, hơi nguy hiểm song kiếm khá lắm. Tất nhiên là tôi lắc đầu. Buôn lậu giống như đánh bạc trước sau gì rồi cũng chết mà tôi lại chưa muốn chết, tôi thật sự muốn làm lại cuộc đời theo kiểu của tôi. Còn kiểu nào, giữa đồi núi biên cương ngày giáp tết đến chính tôi tôi cũng chưa biết nữa nhưng chắc chắn là không có tiểu tiếc gì cả mà phải là đại cơ, và có lẽ cái đại đó trước sau gì rồi vẫn cứ phải dính líu đến vàng đến đá như một nghiệp chướng, một tiền định.
Tuy vậy trong gian nhà trọ nhung nhúc bọn tiêu ngạch ấy tôi cũng vô tình thu lượm được một thông tin dáng để lọt vào sọ: Thiên hạ lúc này đang đổ xô lên mạn Mường La vì nghe nói ở đó có rất nhiều vàng. Thì đi. Không cần rất, chỉ cần nhiều thôi là đủ tạo cảm hứng để đi. Ghé chợ mua kim chỉ, kiếm một miếng vải dai, Y hệt cái ông Giăng gì trong tiểu thuyết Pháp khi ra khỏi tù mà ông nhà văn tỉnh lẻ đã có lần cao hứng kể cho nghe, tôi lúi húi khâu một cái túi thật kín bên trong áo để nhét số vàng và tiền vào đó cho chắc rồi nhảy xe vượt 50 cây số đến toạ độ hy vọng. Nếu đúng như lời đồn thì sẽ hạ trại, hợp pháp hoá giấy tờ, chọn điểm, lập đội, sắm dụng cụ và a lê hấp, kiếp bưởng trưởng phu bãi lại bắt đầu.
Nhưng, sau một hồi trinh sát nghe ngóng, thậm chí lặn lội lên tận bãi, lang thang, sục sạo chỗ này chỗ khác đến cả ba ngày, chao ôi, hy vọng đã thành thất vọng. Địa hình hiu hắt, vỉa quặng mỏng tang, lại xâu nữa, bốc nắm vàng cám vừa được đãi trên tay cứ xin xỉn như màu cám gạo ẩm, bằng con mắt tạm gọi là tương đối có thâm niên nghiệp vụ, tôi biết chắc rằng vàng ở đây sẽ không tiêu thụ được ở bất kỳ thị trường khó tính nào, hoặc giả có tiêu được thì cũng chỉ là cái động thái vừa bán vừa cho, mất công.
Dân đào bãi lại kháo dọc sông Đà có nhiều vàng lắm, chỉ phải cái khai thác hơi khó thôi. Khó cũng đi. Đã mang xác đến đây rồi, khó thể chứ khó nữa cũng phải kịch mục sở thị một cú xem sao. Kể ra cũng là hoang khi dám bỏ ba chỉ vàng thuê riêng một chiếc Kole máy dầu để chạy thám thính dọc sông suốt một tuần. Thời buổi này muốn làm cái gì chả phải đầu tư, đến con điếm cũng phải đầu tư áo quần son phấn nghệ thuật làm tình huống chi là cái công việc liên quan trực tiếp đến kim tiền này, đầu tư một biết đâu sinh lợi được một trăm, một ngàn, còn nếu không, mất trắng, cũng không sao, coi như một kinh nghiệm.
Dòng sông hung dử ngày cuối năm cũng bỗng trở nên hiền lành, xao xác khác lạ. Chả lẽ giống con người, cứ đến những thời khắc linh diệu mơ hồ này cảnh vật cũng có hồn có vía hơn như thầm thì nhắc nhở, rủ rê con người đang xô dạt kiếm sống ở mọi phương trời hãy mau mau trở về với người thân, với mái nhà nồng nàn mùi bánh chưng đêm trừ tịch của mình. Mà hôm nay đã là ngày 23, ngày ông Táo lên trời rồi chứ còn sớm sủa gì nửa.
Sông thượng nguồn chảy xiết, nước đoạn trong đoạn đục, hai bên bờ toàn một màu xanh hiu hắt, chiếc thuyền con như trôi ngược dòng sông Mê về nơi chín tầng địa ngục. Toàn thân như tan chảy nhưng đầu óc lại sột sệt. Giữa cảnh sắc hư vô và mẩu đời hữu hạn trong tôi sao lại trái chiều nhau như thế, như không hề dính líu ăn nhập gì hết đến mọi đa đoan, khổ đau, tủi nhục của thân phận con người. Đã có lúc chìm giữa màn sương hoang vu trên mặt nước, tôi thầm ước mình được tan ra, biến mất như một hạt bui nước để ngày mai không còn lo lắng, trăn trở gì nữa về muôn vàn cái thống đau của kiếp người, của tôi, một kẻ có tiền án, đang bị đẩy ra ngoài lề xã hội ở đằng sau và quá sức mơ hồ chờ ở phía trước.
Có lẽ với tâm trạng châng lâng, bảng lảng như thế nên cả tuần trời, dù đã chú ý ghé lên hàng chục bãi vàng không chỉ bãi nhiều người mà cả bãi vắng người suốt dải Mường Tè, Sìn Hổ mà con mắt khá nhạy cảm của tôi vẫn chưa tìm dược cái cần tìm. Vàng còn xấu hơn cả ở Mường La, mà lại toàn nằm ở trong nước, sát mép nước, múc cả trăm thùng cát lên cũng chả lọc nổi một bụm gọi là. Đây không phải là vùng vỉa của những bãi vàng mà thực chất chỉ là những làng Tòi ven sông, thứ làng du mục, manh mún, chiều tan sáng hợp, đâu đâu cũng chỉ có một màu vàng của cát, của da người, mắt người, của cây cỏ, cái màu vàng chết chóc trong một ngôi làng đang mang bệnh dịch hạch mà dân đãi chuyên nghiệp chưa bao giờ để mắt đến.
Tạm biệt Mường Tù, tạm biệt mảnh đất sơn cùng thuỷ tận mà có lẽ suốt cả cuộc đời này chắc sẽ không có dịp trở lại.
Một lần nữa lại phải chán ngán nhổ neo. Nhưng để bù trừ, cái tâm hồn cằn cỗi và lở lác của tôi xuân này lại được một cú vi hành phương Bắc phiêu bổng và không thể nói rằng không có một chút ý nghĩa mới mẻ, khác lạ, thăm thẳm về cuộc đời, về con người và thiên nhiên. Thiên nhiên có thể xoa dịu, làm nhoà mòn đi tất cả và cũng có thể đánh thức dậy tất cả những gì ẩn chứa trong chiều sâu hóc hiểm của con người, ở tôi, có lẽ cả hai. Phải chăng, nói như cách nói của ông nhà văn già ở quê, đó có thể là một thứ hành trang phi vật thể nhưng vô cùng quý giá sẽ theo tôi đi hết quãng đời sau này, nếu còn có nó. Lạy trời!
Trên đường làm nước mã hồi thất thểu, đi qua khu vực Lai Châu, một cảnh sắc tang thương hiện ra trước mắt. Cơn lũ quét thế kỷ vừa liếm qua đây. Nó liếm kỹ càng, tỉ mỉ và cuồng nộ đến nỗi cả một vùng đất chỉ sau một đêm kinh hoàng đã biến thành bình địa, chỗ nào cũng thấy nhà đổ, đất đè, người chết, ruộng vườn tan hoang như có cả một đoàn voi rừng man rợ vừa kéo qua. Những bóng người vật vờ đi moi tìm người thân trong những tiếng khóc đặc nghẹn. Thấp thoáng đó đây có cả bóng dáng những bộ sắc phục bộ đội, công an lấm bùn đất. Rút cục, vẫn chỉ là những bộ sắc phục này xuất hiện bên cạnh nỗi đau trong những hoàn cảnh hiểm nghèo, chiến tranh hay địch hoạ. Một cái gì đó như bản năng hoặc cũng có thể những năm tháng làm lính biên cương đã ăn vào máu, bất chấp có thể gặp nguy hiểm nếu một khi đụng độ những bộ sắc phục kia, tôi quyết định rời thuyền đi lên, cởi áo xông vào đám đông, cũng moi tìm, bới móc, cũng hô hét, vận sức cùng mọi người lôi đỡ từ trong đống đổ nát ra những thi thể đàn bà, trẻ con còn nóng hay đã lạnh. Người bị vùi nhiều quá, càng đào tìm càng phát hiện thêm. Mải làm, mặt trời lặn xuống bên kia sông lúc nào không hay. Công việc tìm kiếm cũng đã vãn, tôi thả người ngồi xuống, lúc ấy mới thấy toàn thân rã rời, lỏng lẻo, chỉ muốn hạ lưng nằm ngửa giữa đất trời ngủ vùi một giấc.
Và tôi sẽ ngủ thật nếu như lúc ấy không có một tốp cả công an cả bộ đội quân hàm xanh lừ lừ đi tới. Bỏ mẹ rồi!
Chắc lộ rồi, chúng đến tóm mình đây. Ai bảo, dại chưa con, cá nằm trên thớt còn đua đòi làm hiệp sĩ. Tôi định trườn nhanh theo mô đất ướt lỉnh ra phía sau rồi lao cắm ra sông thì tiếng nói của người đi đầu cất lên: “Anh kia, chờ một tý!” đã khiến tôi không thể không dừng lại và dầu có không dừng cũng không được, kiệt quệ sức lực rồi.
Người công an thấp đậm, có mái tóc húi cua đi đầu đeo hàm đại úy bước đến cùng với một trung tá biên phòng, cả hai nhìn tôi lạnh lẽo, đúng cái nhìn của giám quản phòng giam đặc biệt:
Anh người vùng này hay ở đâu đến?
Bắt đầu rồi đây, tôi nghĩ, và tốt nhất là cứ nói thẳng rồi liệu cơm gắp mắm:
Thưa cán bộ... (Chết cha rồi, sao lại Cán bộ như ở trong trại thế này) Thưa đồng chí, dạ báo cáo em... em là dân đi đãi vàng ở xuôi lên ạ.
Vàng ở Mường Tè, đây đâu có mà đãi?
Dạ, nhà có việc, em phải về nên mới đi qua đây
Vợ đẻ à?
Dạ, đẻ, đẻ ạ!
Có giấy tờ gì không?
Dạ, có... có chứ ạ, có ủ, có cả giấv của xã cấp nữa nhưng vừa rồi bị... bị sập hầm, trôi sạch ra sông rồi, em định kỳ này về xin xã cho làm lại.
Vậy anh có biết chúng tôi đi tìm anh để làm gì không?
Dạ, không!
Được, đồng chí trung tá biên phòng đây sẽ nói với anh.
Ông trung tá bước lên, mặt mày trang trọng như sắp
thi hành án nhưng, bất ngờ làm sao, thay vì nòng súng đen xì lại là một miệng cười hiền khô, nẻ toác cùng một cái xiết tay khá chặt, thô rám:
Thế này đồng chí ạ! (Tốt, đồng chí thì ổn rồi) Chúng tôi thay mặt nhân dân và chính quvền ở đây mời đồng chí về trụ sở đồn biên phòng để cho thân nhân, đại diện của hai mươi nhăm gia đình có người bị nạn được tỏ lòng cám ơn.
Về... về đồn ạ?
Đáng lẽ sẽ về uỷ ban nhưng trụ sở uỷ ban cũng sập rồi. Đồng chí vừa rồi đã nêu một tấm gương quả cảm, hết lòng vì dân, xứng đáng phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ, à mà đồng chí chắc đã từng là bộ đội chứ?
Dạ...
Đó, cậu thấy chưa - Ông trung tá quay sang vị công an - Mình nói có sai đâu.
Thì em cũng nói cậu ấy chắc chắn không bộ đội thì cũng là công an. Cám ơn chàng trai!
Lại một cái bắt tay nữa, tuy có mềm hơn, thì công an bao giờ chả mềm hơn bộ đội, nhưng chính sự va chạm này đã làm cho tôi tỉnh giấc vinh quang, một thứ cảm hứng rất dễ ru con người vào giấc ngủ. Về đồn bây giờ có khác gì tự chui đầu vào rọ nếu ở đó có một tay hình sự nào đó táy máy nhận ra. Tốt nhất là...
Báo cáo các anh, thấy người bị nạn thì xông vào, chuvện đó là bình thường, đâu cứ phái là bộ đội hay công an mới làm, vâng, các anh cho phép em đi luôn, chậm, sợ con vợ nó đẻ khó, không có ai nhảy mái nhà, lội xuống ao lại mang oán suốt đời.
Ông trung tá cười to, để lộ cả một hàm răng ám thuốc vàng khè:
Cậu nghĩ thế là phải, không có gì kinh khủng bằng vợ vượt cạn mà chồng lại vắng nhà, nó chì chiết suốt đời, tôi đã trải qua rồi. Thôi thế cậu đi đi, khi nào trở lại nhớ ghé đây nhé! Bộ đội Cụ Hồ mình phải thế chứ.
Còn người đại úy đầu húi cua lại vỗ vai tôi đến bốp một cái:
Mình là Lẫm, Lẫm lùn, chỉ huy đường sông, đến cứ
hỏi, bắt cá nhậu đã đời một bữa nhé!
Tôi vâng dạ lấy lệ rồi quyết định phải co cẳng phóng luôn xuống bến chứ nếu không cứ đứng đây bắt tay bắt chân một chập nữa có khi đến chính tôi, tôi cũng nhầm tưởng mình là công an, bộ đội thật mất. Thoáng chạnh lòng, nếu cuộc đời đừng rẽ ngoặt thì giờ đây biết đâu mình cũng đại uý, thiếu tá ngẩng cao đầu giữa nắng trời như họ rồi. Số kiếp chết tiệt! Chợt thấy có cái gì thiêu thiếu trong lồng ngực, luồn tay sờ vào, chợt giật nảy người. Cha mẹ ơi, toàn bộ tiền và vàng để ở túi trong đã biến sạch! Chắ c trong khi tận lực đào bới, nó đã bứt khuy rơi ra rồi! Khốn nạn chưa! Đúng là làm phúc phải tội, có được một chút tôn vinh rổm mà cái giá phải trả đắt quá! Biết làm sao đây hở giời? ở lại tìm à? Biết chỗ nào mà tim và liệu có còn không mà tìm khi từ trưa đến giờ đã có biết bao người đi qua đi lại?
Thôi, coi như của đi thay người, thì cứ nói an ủi theo kiểu nói của ông bà cho đỡ choáng chứ ở đời có ối đứa của vẫn vào như nước mà người vẫn khoẻ như vâm, dừng lại đây phút nào là nguy hiểm phút đó.
Nhưng xuống bến, vừa định đặt chân lên mạn chiếc Kole thì có một tiếng bé gái gọi giật đằng sau:
Chú ơi...
Tôi nhìn lại. Một cô bé người Thái chừng 13, 14 tuổi đang xăng xái chạy xuống, trên tay cầm một vật gì. Chắc lại một mo xôi hay mấy củ khoai của thân nhân người bị nạn muốn biếu mình đây, tôi nghĩ và xoay người bước lên. Lại tiếng gọi:
Chú ơi! Cái này có phải của chú không?
Tôi trố mắt nhìn... Cha trời, cái quỷ gì thếnàv, không thể tin được, trên tay cô bé là gói vàng và tiền bọc trong miếng giấy ni long màu xanh của tôi!
Cháu... cháu tìm thấy trong đống đất.
Cầm lại gói tiền, tôi bất giác nhóng mắt nhìn lên dốc: viên đại uý và ông trung tá cũng đang nhìn xuống, vẫy tay cười. Nhưng tôi lại không cười được. Không thể cười. Trước mắt tôi là một khuôn mặt bụi đất lấm lem nhưng đôi mắt lại rất trong như chứa cả bầu trời Lai Châu trong đó. Tôi nhảy xuống ôm lấy bé, dù không muốn nhưng giọng tự dưng cứ nghẹn lại:
Cám... cám ơn cháu! Nhà cháu có ai bị sao không?
Chị cháu chết rồi... Mẹ cháu được chú cứu thoát.
Tôi lấy trong gói ra một tệp tiền không biết là bao nhiêu đưa cho bé:
Cháu cầm chỗ này về đưa cho mẹ.
Không, mẹ cháu nói cháu chạy theo đưa cho chú, nhớ là không được lấy lại của chú một đồng nào cả.
Nhưng cũng cần phải làm đám cho chị chứ?
Cháu không biết. Cháu về đây. Cháu chào chú!
Không kịp để cho tôi nói thêm câu gì, cô bé quay người chạy luôn lên dốc. Nhìn theo tấm váy đen nhỏ xíu phơ phất ôm lấy đôi chân gầy ngang, xanh xao của em, tôi thấy tim mình thắt lại. Tôi chợt nhớ đến con Nết em tôi
ngày nào, cũng đôi mắt ấy, dáng chạy ấy, cái nhìn trong vắt ấy... Cũng như con Nết, tôi biết rằng hình ảnh cô bé người Thái có tâm hồn thiên sứ này sẽ còn nằm lại trong trí nhớ của tôi lâu lắm.
Chiếc Kole nổ máy lao ra giữa dòng để làm một đường cua về xuôi. Và tôi không biết sẽ trôi đi đâu trong dòng sông cuộc đời này nếu như lúc ấy bác chủ chiếc Kole suốt ngày chụp chiếc mũ lông Trung Quốc có tai che sùm sụp nhìn tôi ái ngại:
Giờ cậu tính thế nào?
Cháu cũng không biết nữa.
Một tuần lênh đênh sông nước với cậu, thấy cậu là người hiền lành, sống có nghĩa có tình, tôi cũng quý. Giờ tôi chỉ có thê khuyên cậu một câu: nên vào Nam mà tìm việc. Trong đó đất rộng người thưa, việc làm dễ kiếm, con người thật thà hơn ngoài này. Thì hàng ngàn năm nay ông bà ta chỉ có Nam tiến chứ có ai lội ngược đâu. Tôi có một thằng cháu đang ở Tây Nguyên, mạn Đắc Lắc gì đó, cũng mới vào được đôi năm thôi mà nhắn tin ra nghe có vẻ ổn lắm.
Đắc Lắc! Một cái tên mới thoạt nghe đã thấy xa tít mù khơi, một địa danh chỉ thấy trên sách báo, phim ảnh với những cánh rừng cà phê bạt ngàn và màu hoa dã quỳ nở vàng rực cả sườn đồi, thế thôi. Chả lẽ tôi, một thằng từ đồng đất đi ra bây giờ lại trở lại đồng đất làm cái kiếp lão nông tri điền ư? Như đọc được cái suy nghĩ u ám ấy, ông chủ thuyền nói thêm:
Vùng ấy người ta không chỉ sống bằng trồng trọt đâu, nó còn là cái vựa của gỗ quý, thú quý nữa.
Thú quý à? Một tiếng nổ khẽ trong ngực. Vậy thì hợp tạng tôi. Cứ cái gì quý quý là được. Vàng quý, đá quý, thú
quý, gỗ quý, gái quý... đều là quý hết. A lê, xin cám ơn ông bác, với thông tin cũng... quý này, cháu sẽ thử một phen lên đường, càng xa càng an toàn và biết đâu tại đó, đời cháu sẽ trộn sâu vào đất đồ cao nguvên, cũng đóng khố, cũng cà răng, cũng ở trần để vĩnh viễn không bao giờ trở lại đồng bằng, trở lại đất Bắc nữa. Khổ đau, vinh nhục thế đủ rồi.
Hôm ấy đã là ngàv 27 tết.