Hai Ông Già Ma Chương 2

Chương 2

- Chừng nào ông trở lại? Đừng quên cháu, nghe bác. Ở đây một mình, buồn lắm.

- Đừng lo…

Nói xong, ông hương cả về nhà.

Thầy giáo Chích, sống trơ trọi một mình. Từ hồi binh đao bắt đầu dấy lên ở tận Sài Gòn, thầy đã biết lo xa, cho vợ con về Bến Tre để khỏi bận rộn thê nhi.

Người trong xóm lần lượt tản cư, cất chòi ngoài ruộng. Thầy giáo Chích tha hồ lục lọi những nhà vô chủ. Ngày vui sướng nhứt trong đời đã đến: tình cờ gặp một bộ truyện Đông Châu Liệt Quốc, suốt ngày đêm, thầy nằm vùi, đọc không bỏ sót một hàng, đọc tới đọc lui. Năm bữa sau, tự dưng thầy giáo Chích tự phong mình làm nhà… thông thái. Thầy ghi chép những cảm nghĩ lên giấy, phê bình các nhân vật Đông Châu. Dưới mắt thầy, Kinh Kha là kẻ khờ dại, Khánh Kỵ Yếu Ly là kép hát vô danh, Thái tử Đan là kẻ chí lớn tài mọn… Thầy muốn ghi lại những kinh nghiệm từ ngàn xưa để hy vọng lưu truyền cho hậu thế…

Ông hương cả lắc đầu:

- Thầy giáo nhớ tới tôi, tôi cám ơn. Ngặt trong thời loạn ly, khó làm thi phú cho có thần.

Thầy giáo Chích nài nỉ:

- Hết giấy rồi, uổng quá, tôi lục lạo mấy cuốn tập cũ của học trò, bằng không thì bộ sách nầy còn dày thêm cả trăm trang. Ông cứ làm một bài thơ bát cú để khi nào in ra thành sách, cháu in bài thơ đó lên hàng đầu, ông ghém tâm trạng u uất vô bài thơ, ví thời đại nầy như thời Đông Châu Liệt Quốc, ai dám bắt bẻ…

Rốt cuộc, ông hương cả nhận lời với một điều kiện nghe qua thì hữu lý:

- Thanh Niên Tiền Phong biết được bài thơ đó thì nguy lắm. Cũng như tập sách bình luận cổ kim của thầy có thể làm “bên kia” thắc mắc. Tốt hơn, thầy xin làm thầy giáo vô ngạch… nhà nước. Ông quan hai Phẹt-Năng ở ngoài chợ T.B là người hiền hậu. Hôm qua, ông ta mời những thân hào tới, lập lại ban hương chức hội tề để người “An Nam cai trị người An Nam”, còn ổng thì sớm muộn gì cũng về Mạc-Xây, làm nghề điều khiển hành khách du lịch…

Giáo Chích nhận lời. Trên đường đi ra chợ T.B, trong một thoáng, thầy ta hơi chạnh lòng. Làm sao lừa dối lương tâm được. Như vầy là… theo Tây rồi! Một kiểu theo Tây hơi sạch sẽ. Nhứt là khi thấy vài cụ già ngồi làm cỏ vườn cây ăn trái, hai bên đường. Trai tơ gái lứa đều vắng. Các cụ hiên ngang ở lại, giả dại, giả ngây:

- Chào ông đại hương cả! Chào thầy giáo!

Giáo Chích gật đầu, lấy lệ:

- Chào mấy ông…

- Bậy nè! Nay mai, thầy lên chức “ông” mấy hồi. Quan hai Phẹt-Năng là người trọng dụng tất cả nhơn tài. Thầy là người trí thức… sướng hơn tụi tui… Tụi tui tối ngày săm soi mấy gốc mận… cho tới chết.

Ông hương cả day qua thầy giáo Chích:

- Hay quá. Mình kiếm vài chục trái mận sọc tặng cho ông quan hai Phẹt-Năng. Ổng ưa trái cây lắm.

Vùng đất T.B từ lâu nổi danh về mận. Ở đây, có hai loại mận to trái, ngọt như đường, không có hột. Nhiều người nhìn nhận: ăn mận nầy ngon hơn ăn trái bôm, trái xá lỵ. Màu mè tươi tắn hơn.

Thầy giáo Chích gật đầu:

- Mận hồng điều, ăn ngon vô kể. Bên Tây, làm sao tìm cho ra thứ trái đó.

Vào buổi giao thông vận tải còn quá khó khăn dân làng sẵn sàng tặng cho giáo Chích hàng trăm trái mận hồng điều. Họ nói vài câu nghe đau xót mà chân thành:

- Để mà làm gì, nó rụng xuống mương cũng uổng. Miễn là mấy ông Tây đừng đốn cái vườn mận là tụi tôi vui rồi. Trái cây mà! Hiếm hiệm. Miễn gốc còn thì trái còn…

Câu nói xa xôi mơ hồ ấy khiến thầy giáo Chích hơi buồn. Phải chăng mấy người đó muốn ám chỉ kẻ làm Việt gian… chạy theo bơ sữa của quan hai Phẹt-Năng là mất gốc?

Sau khi trình diện với quan hai Phẹt-Năng, giáo Chích được cấp cho cái giấy thông hành tạm. Quan hai căn dặn:

- Chừng hai ngày nữa, tôi cho thầy dạy học tại chợ nầy.

Giáo Chích ngỏ lời cảm ơn. Quan hai Phẹt-Năng nói tiếp:

- Tôi muốn cho thầy làm thơ ký trong đồn nầy nhưng bấp bênh lắm.

Rồi quan hai Phẹt-Năng phàn nàn về một vụ trộm cắp hết sức “dơ dáy”. Cách chừng ba hôm trước, bọn lính Pháp và bọn thân binh phơi quần áo kaki bên hông đồn. Dè đâu, dân ở gần đồn rủ nhau trộm, lấy tất cả quần áo và dây kẽm gai. Thủ phạm là một lũ trẻ con. Theo 

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t101707-hai-ong-gia-ma-chuong-2.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận