William vừa xem bài báo vừa cười. Ngân hàng Kane và Cabot thật là dại dột đã không chịu nghe lời khuyên của anh ủng hộ cho công ty Richmond. Anh lấy làm hài lòng thấy nhận xét trước đây của mình về Rosnovski là đúng, mặc dầu ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội như thế. Đọc đến chỗ Abel được mệnh danh là "Nam tước Chicago" anh càng buồn cười. Nhưng đột nhiên anh cảm thấy khó chịu ngay. Anh xem kỹ tấm
ảnh đăng kèm trong báo. RÕ ràng những dòng chữ chú thích dưới ảnh không còn có gì đáng ngờ nữa: Abel Rossnovski, Chủ tịch Công ty Nam Tước, đang nói chuyện với Mieczyslaw Szymczak, Thống đốc Quỹ Dự trữ Liên bang, và ủy viên Hội đồng thành phố Henry Osborne.
William để tờ báo xuống bàn và suy nghĩ một lúc. Vừa đến cơ quan làm việc, anh đã gọi điện ngày cho Thomas Cohen ở Công ty Luật gia Cohen và Yablons.
- Đã lâu rồi đấy nhỉ, ông Kane, - Thomas Cohen nghe điện đã nói ngay. - Tôi rất tiếc nghe tin về cái chết của bạn ông, Matthew Lester. Còn vợ con ông, Richard, có phải tên cháu là thế không, vẫn khỏe chứ?
William vẫn luôn khâm phục Thomas Cohen về trí nhớ của ông ta đối với tên người và các mối quan hệ.
- Vâng, cảm ơn ông Cohen, vợ và con tôi vẫn khỏe.
Lần này tôi làm gì được cho ông đây, ông Kane?- Thomas Cohen cũng vẫn nhớ rằng với Wiìliam thì chỉ hỏi thăm một câu thôi, rồi vào việc ngay.
- Tôi muốn nhờ ông cử người điều tra cho một việc.
Tôi không muốn người đi điều tra đó biết tôi là ai. Nhưng tôi cần có những thông tin mới nhất về Henry Osbome. Tất cả những gì ông ta làm từ khi rời Boston ra đi, nhất là xem giữa ông ta với Abel Rosnovski của Công ty Nam tước có quan hệ gì không.
Đầu dây đằng kia, nhà luật gia im lặng một lát rồi đáp:
- Vâng.
- ông có thể cho tôi biết trong vòng một tuần không?
- Xin ông cho hai tuần, ông Kane, - ông Cohen nói.
- Báo cáo đầy đủ gửi đến cho tôi trong vòng hai tuần nữa nhé, ông Cohen?
- Vâng, hai tuần, thưa ông Kane.
Thomas Cohen vẫn là một người đáng tin cậy như từ trước đến nay. Một báo cáo đầy đủ đã được gửi đến tận chỗ làm việc của William vào sáng ngày mười lăm. William giở hồ sơ ra đọc rất kỹ. Không có quan hệ làm ăn gì giữa Abel Rosnovski với Henry Osbome.
Hình như Rosnovski chỉ thấ y ở Oborne là một người có ích cho những quan hệ chính trị của mình, thế thôi.
Từ khi rời Boston, Osborne đã chạy từ việc này sang việc khác rồi cuối cùng về làm ở Công ty bảo hiểm Great Western. Theo nhận xét của họ, chính vì thế mà Osborne đã tiếp xúc với Abel Rosnovski, vì trước đây Công ty Richmond vẫn do cơ quan này bảo hiểm. Lúc khách sạn bị đốt cháy, công ty bảo hiểm này từ chối không chịu trả tiền bồi thường. Một người quản lý, có tên là Desmond Pacey, bị tù mười năm sau khi nhận tội là chính mình đã đốt, và trong vụ này người ta hơi có chút nghi ngờ là Abel Rosnovski có nhúng tay vào đó. Tuy nhiên, không có chứng cớ gì cụ thể, vì vậy
công ty bảo hiểm đành chịu trả 750.000 đô la. Báo cáo cũng nói thêm hiện nay Osborne là ủy viên Hội đồng thành phố và là một nhà hoạt động chính trì chuyên
môn ở Tòa thị chính, mọi người đều biết ông ta hy vọng trở thành nghị sĩ quốc hội đại diện cho Chicago.
Mới đây ông ta có lấy cô Marie Axton, con gái của một nhà sản xuất thuốc khá giàu có, và hai người vẫn chưa có con.
william lại xem lại toàn bộ báo cáo để chắc chắn là mình không bỏ qua điều gì dù là không quan trọng.
Nhưng anh vẫn thấy giữa hai người không có gì thật sự gắn bó với nhau lắm. Dù sao, trong thâm tâm anh vẫn lo lắng cả hai người, Abel Rosnovski và Henry Osbonle, đều là những người căm ghét anh, nếu quan hệ chặt chẽ với nhau tất thế nào cũng có điều gì nguy hiểm mà anh phải đề phòng. Anh ký một tấm séc gửi trả Thomas Cohen và yêu cầu ông ta cứ ba tháng một lần lại báo cáo thêm cho anh biết. Nhưng rồi tháng tháng trôi qua, những báo cáo ba tháng cũng không nêu được chuyện gì mới, vì vậy anh không còn lo nghĩ gì nữa, chỉ cho rằng mình đã quá quan tâm đến bức
ảnh đăng trong báo mà thôi.
* *
Mùa xuân năm 1937, Kate lại đẻ cho chồng được một đứa con gái. HỌ đặt tên nó là Virginia. Wilham vẫn làm cái việc thay tã cho con. Anh quá săn sóc "cô công chúa" này đến nỗi Kate tối nào cũng phải dành về cho mình kẻo nó không được ngủ. Còn Richard bây giờ dã lên hai tuổi rưỡi, chả thích gì em bé và cả ngày chỉ chơi với bộ lính gỗ để khỏi ghen với em được săn sóc cẩn thận hơn.
Vào quãng cuối năm, bộ phận của William trong ngân hàng Kane và Cabot thu về được món lợi nhuận khá to. Anh như vừa thoát ra khỏi trạng thái lơ mơ do cái chết cua Matthew gây ra và lại nhanh chóng giành lại uy tín của mình như một trong những người rất khôn khéo đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Anh cũng không còn thấy phiền lòng gì với sự điều khiển của Tong Simmons nữa: Tuy nhiên, William trong thâm tâm cũng không vui gì với triển vọng dù có được làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot thì cũng phải chờ mười bảy năm nữa cho Simmons về
hưu mới đến lượt anh, vì vậy anh tính đến tìm việc lành ở ngân hàng khác.
William và Kate vẫn đi New York thăm Charles Lester mỗi tháng một lần vào ngày cuối tuần. Trong ba năm qua kể từ khi Matthew chết đến nay, ông đã già đi ghê gớm. Trong giới tài chính người ta đồn ông chẳng còn thiết gì làm ăn và thỉnh thoảng mới thấy có mặt ở ngân hàng. William bắt đầu lo không biết ông già còn sống được bao lâu nữa. Thế rồi ít tuần sau ông qua đời luôn. Hai vợ chồng Kane xuống New York
dự tang lễ. Hình như mọi người ai cũng có mặt ở đám tang này, kể cả ông Phó Tổng thống Hoa Kỳ John Nance Gamer. Sau khi dự đám tang, William và Kate đi xe lửa trở về Boston, biết là từ nay trở đi đã mất hẳn mối quan hệ với gia đình Lester.
Khoảng sáu tháng sau William nhận được thông báo của Sullivan và Cromwell, một công ty Luật ở New York, yêu cầu anh đến dự nghe công bố chúc thư của Charles Lester tại văn phòng của họ ở phố Wall.
William nhận lời về dự vì tình nghĩa với gia đình Lester hơn là muốn biết nội dung chúc thư của Charles Lester. Anh chỉ muốn nhớ lại những kỷ niệm nhỏ với Matthew và những gì còn lại mà anh đang giữ trong nhà hiện nay. Anh cũng mong có dịp được gặp
lại những người khác trong gia đình Lester đã quen biết từ hồi còn nhỏ cũng như trong những năm ở đại học với Matthew.
William tự mình lái chiếc xe Daimler mới mua xuống New York từ đêm hôm trước và ngủ trọ tại Câu lạc bộ Harvard. Bản di chúc sẽ được công bố vào mười giờ sáng hôm sau, và Wiìham lấy làm lạ khi đến văn phòng công ty Sulhvan và Cromwell thấy đã có đến năm chục người tề tựu sẵn ở đó rồi. Nhiều người ngước nhìn lên khi Wilham bước vào phòng. Anh đến chào các cô dì chú bác của Matthew, thấy họ đã già đi rất nhiều và anh nghĩ bụng có lẽ họ cũng nghĩ về anh như vậy. Anh để ý tìm Susan, em gái của Matthew, nhưng không thấy cô ta đâu. Đúng mười giờ ông Arthur Cromwell vào phòng, có một trợ lý đi kèm và cầm trong tay một cặp da màu nâu. Mọi người im lặng chờ đợi. ông luật sư giải thích cho những hưởng di chúc biết rằng theo lời dặn của Charles thì di chúc này chỉ được mở ra sáu tháng sau khi ông đã qua đời.
Lý do là vì ông không có con trai để ông để lại gia tài nên ông muốn để cho thời gian chứng minh nguyện vọng của ông vậy.
William nhìn quanh căn phòng và các khuôn mặt đang theo dõi từng lời nói của ông luật gia. Arthur Cromwell đọc bản di chúc đó mất gần một tiếng đồng hồ. Sau khi đọc những mục thông thường để lại cho những thành viên khác nhau trong gia đình, cho
những cơ quan từ thiện và trường Đại học Harvard, Cromwell cho biết thêm rằng Charles Lester đã chia tài sản cá nhân của ông cho tất cả bà con họ hàng, nhiều hay ít tùy theo mức độ xa gần của họ. CÔ con gái, Susan, được nhận phần lớn nhất của bất động sản, còn năm người cháu trai và ba cháu gái, mỗi người được hưởng một phần tài sản ngang nhau còn lại Tất cả tiền của và chứng khoán dành cho họ đều do ngân hàng lưu giữ cho đến khi họ ba mươi tuổi.
Nhiều bà con cô bác và họ hàng xa đều được lĩnh tiền mặt ngay tại chỗ.
William ngạc nhiên thấy ông Cromwell tuyên bố.
- ĐÓ là tất cả những gì liên quan đến tài sản của ông Charles Lester để lại.
Mọi người bắt đầu rục rịch trở về chỗ và có tiếng rì rầm trao đổi giữa người này người kia.
- Tuy nhiên, đó chưa phải đã hết những gì ông Charles Lester dặn lại trong Di chúc, - luật gia bình tĩnh nói tiếp, và mọi người lại dằn lòng ngồi nghe, trong lòng rất lo không biết còn điều gì bất ngờ và không hay nữa chăng.
ông Cromwell tiếp:
- Tôi xin đọc tiếp những lời của chính ông Charles Lester. "Trước nay tôi vẫn cho rằng một ngân hàng và tiếng tăm của nó rất liên quan đến người quản lý nó. Ai cũng biết rằng tôi hy vọng con trai tôi là Matthew sẽ kế nghiệp tôi làm Chủ tịch ngân hàng Lester, nhưng nó chẳng may đã chết một cách bi thảm và không đúng lúc. Cho đến nay, tôi chưa hề nói cho ai biết tôi đã chọn người nào để quản lý ngân hàng Lester. Vậy nay tôi công bố đê mọi ngươi biết là tôi đã chọn William Lowell Kane, con của một trong những người bạn thân nhất của tôi lã Richard Lowell Kane trước đây, hiện đang là phó chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, làm chủ tịch ngân hàng Lester và
toàn bộ Công ty Tín dụng, và nhận chức đó trong cuộc họp toàn thể ban giám đốc tới".
Lập tức có tiếng xôn xao. Mọi người nhìn quanh phòng xem con người bí mật William Lowell Kane ấy là ai, con người mà chỉ có vài thành viên trực tiếp trong gia đình Lester biết đến.
- Tôi chưa đọc hết, - Arthur Crnmwell nói.
lại im lặng. Cử tọa nhìn nhau kinh hãi, e rằng lại một quả bom nữa sắp nổ tung.
Nhà luật gia đọc tiếp: tất cả những khoản trợ cấp và phân chia chứng khoán của Công ty Lester nói trên đây đều tùy thuộc vào việc những người được hưởng sẽ bầu cho ông Kane tại cuộc họp toàn thể hàng năm và vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy ít nhất là năm năm sau đó, trừ phi ông Kane tuyên bố là ông ta không nhận chức vụ chủ tịch".
Lại xôn xao ồn ào trong phòng. William ước gì mình ở cách xa chỗ này hàng vạn dặm, vì anh không biết mình nên sung sướng hay nên thừa nhận mình là người bị căm ghét nhất trong tất cả những ai có mặt ở đây
- Đến đây là kết thúc Di chúc của ông Charles Lester, - ông Cromwell nói. Nhưng chỉ có những người ngồi ở hàng đầu nghe rõ ông nói gì. William nhìn lên, Susan Lester đang bước về phía anh. Hình ảnh cô gái béo lùn đã biến đâu mất, chỉ còn những nét tàn nhang xinh đẹp. Anh mỉm cười, nhưng cô đi qua mặt anh, làm như anh không có đó. William nhăn nhó.
Một người cao lớn, tóc hoa râm, mặc bộ quần áo chật căng và thắt chiếc ca vát sáng, không để ý đến những tiếng ồn ào chung quanh, bước đến chỗ William.
- ông là William Kane, có phải không ạ
- vâng, chính tôi, - William hơi bực bội đáp
Tên tôi là Peter Parfitt, - người đó nói.
- Một trong những phó chủ tịch ngân hàng, - William nói.
- Vâng, đúng, thưa ông, - ông ta nói. - Tôi không biết ông, nhưng tôi được biết tiếng của ông, và tôi cũng l một trong những người có may mắn được quen biết người cha đáng kính của ông. Nếu như Charles Lester nghĩ rằng ông là người thích hợp để làm chủ tịch ngân hàng của ông ta, tôi cho rằng như thế là tốt rồi.
William chưa bao giờ cảm thấy nhẹ người như vậy.
- ông đang ở đâu tại New York? - Peter Parfitt đã hỏi ngay trước khi William nói được câu gì.
- Tôi ở Câu lạc bộ Harvard. .
- Tuyệt. Tôi xin hỏi ông tối nay có rảnh dùng bữa với tôi được không)
Tôi định tối nay về Boston ngay, - William nói, - nhưng bây giờ thì có lẽ tôi phải ở lại New York thêm vài ngày nữa.
- Tốt, vậy tôi mời ông đến nhà tôi ăn tối vào tám giờ được không ạ?
ông ta đưa danh thiếp cho William trong đó có địa chỉ in nổi bằng chữ vàng.
- Tôi sẽ có dịp được nói chuyện thân mật với ông trong không khí đó.
Cảm ơn ông, - William đáp và bỏ danh thiếp vào túi áo trong khi một số người khác xúm quanh đến.
Một số người nhìn anh bằng con mắt không thiện cảm, một số khác muốn chúc mừng anh.
Sau khi anh thoát được khỏi đám người này và trở về Câu lạc bộ Harvard, việc đầu tiên là anh phải gọi cho Ka te và báo tin trên cho cô biết.
CÔ lặng lẽ trả lời.
- Matthew cũng lấy làm mừng cho anh đấy.
- Anh biết.- Wilham nói.
- Bao giờ anh về nhà?
- CÓ Trời biết. Tối nay anh đến ăn với ông Peter Parfltt, một phó chủ tịch của lester. ông ta có vẻ rất quan tâm và thân mật, như vậy cũng dễ chịu. Đêm nay ở lại Câu lạc bộ và trong ngày mai sẽ gọi về cho em xem tình hình ở đây thế nào.
- Được thôi, anh yêu.
- ở nhà bình thường chứ
- Virginia nhổ một cái răng và nó làm nũng lắm, Richard hứa với cô bảo mẫu nên phải đi ngủ sớm. Cả nhà nhớ anh lắm.
William cười.
- Mai anh sẽ gọi về .
- Nhớ gọi nhé. Nhân đây cũng chúc mừng anh. Em rất hoan nghênh Charles Lester đã nhận xét về anh như vậy, mặc dù em sẽ rất ghét là phải ở New York.
Đây là lần đầu tiên William nghĩ đến chuyện ở New York.
Tám giờ tối hôm đó Wilham đến nhà Peter Parfitt ở Đường 64 và anh ngạc nhiên thấy chủ nhà ăn mặc rất trịnh trọng cho bữa tối. William cảm thấy hơi ngượng trong bộ quần áo làm việc bình thường hàng ngày của mình. Anh giải thích ngay cho bà chủ nhà là anh đinh tối hôm đó trở về Boston. Diana Parfitt, hóa ra là người vợ thứ hai của Peter, tiếp khách rất có duyên và tỏ ra vui mừng thấy William sẽ là chủ
tịch tương lai của ngân hàng Lester. Trong suốt bữa ăn khá thịnh soạn, William tranh thủ hỏi Peter Parfltt về những người khác trong ban giám đốc ngân hàng Lester phản ứng về Di chúc của ông ta như thế nào.
Mọi người sẽ đều tán thành cả thôi, - Parfitt nói.
- Tôi đã nói chuyện với phần lớn trong số họ rồi. Sáng thứ hai tới sẽ có cuộc họp toàn ban giám đốc để khẳng định việc chỉ định ông làm chủ tịch, tuy nhiên tôi chỉ
còn thấy có một điều hơi lấn cấn có thể xẩy ra thôi.
ĐÓ là điều gì - William hỏi, cố tỏ ra không có vẻ lo lắng gì hết.
- Nói riêng để ông biết, người phó chủ tịch kia, Ted Leach, là người đã hy vọng sẽ được chỉ định lên làm chủ tịch kế nhiệm. Tôi có thể nói ông ta đã yên trí như vậy rồi. Tất cả chúng tôi được thông báo là chỉ sau khi công bố di chúc mới được biết ai là chủ tịch, tuy nhiên ý nguyện đó của Charles Lester đối với Ted quả là không thể ngờ được.
ông ta sẽ chống chứ? - William hỏi.
- CÓ thể như vậy, nhưng ông không có gì đáng phải lo đâu
Tôi phải nói ngay rằng tôi chưa bao giờ thấy ưa ông ta được, - Diana Partikt vừa nói vừa nhìn vào đĩa bánh xèo trước mặt.
- Này thôi, em ơi, - Parfitt gạt đi, - chúng ta không nên nói điều gì sau lưng Ted mà phải để cho ông Kane tự mình xét mới được chứ. Tôi thì tôi chắc chắn rằng trong cuộc họp ban giám đốc vào sáng thứ hai mọi người sẽ chấp thuận việc chỉ định ông Kane nhưng vẫn có khả năng Ted Leach từ chức.
- Tôi không muốn bất cứ ai cảm thấy vì có tôi mà phải từ chức, - William nói.
ông suy nghĩ như vậy là rất đáng quý, - Parfltt nói. - Nhưng ông chả nên bận tâm về chuyện nhỏ ấy.
Tôi tin chắc là toàn bộ vấn đề sẽ đâu ra đó. ông cứ yên trí quay về Boston ngày mai đi, và tôi sẽ thông tin đều cho ông được biết.
- CÓ lẽ tôi nên qua ngân hàng vào sáng mai một chút. Không biết các bạn đồng nghiệp của ông có lấy làm lạ nếu tôi không có ý muốn gặp họ không?
- Không nên. Tôi nghĩ trong tình hình này ông chưa nên đến ngân hàng vội. CÓ lẽ tốt hơn là ông hãy đứng ngoài để chờ cho cuộc họp ban giám đốc vào sáng thứ hai xong đâu đấy đã. Như vậy họ cảm thấy mình độc lập và tự thấy có giá trị đàng hoàng hơn. õng hãy nên nghe tôi, Bill, và trở về Boston đi. Trước mười hai giờ trưa sáng thứ hai, tôi sẽ gọi báo tin mừng cho ông.
William miễn cưỡng đồng ý với đề nghị của Peter Parfltt và ngồi lại nói chuyện cả tối với hai vợ chồng Parfltt, và nói cả chuyện anh và Ka te có thể ở New York tạm thời trong khi tìm một ngôi nhà nào đó để ở hẳn. William hơi lấy làm lạ thấy Peter Parfitt
không có ý muốn bàn gì về chuyện ngân hàng, nhưng anh nghĩ có lẽ vì có mặt Diana Parfltt ở đó. Buổi tối kết thúc vui vẻ với rượu brandy uống hơi quá nhiều, và đến tận một giờ đêm William mới trở về Câu lạc bộ Harvard.
Về đến Boston, William nói lại ngay cho Tony Simmons biết về tất cả những gì đã xảy ra ở New York. Anh không muốn để ông ta biết về chuyện được
chỉ định ấy qua bất cứ ai khác. Tony nghe tin đó lại
vui mừng một cách không ngờ.
- Tôi rất tiếc là anh lại sẽ phải xa chúng tôi, william. Tất nhiên Lester còn lớn gấp hai ba lần Kane và Cabot, nhưng rất khó có thê kiếm được người nào thay cho anh, vì vậy tôi đề nghị anh cân nhắc rất kỹ trước khi nhận nhiệm vụ.
Wiìliam cũng ngạc nhiên và biểu lộ ra mặt.
- Thật tình, Tony, tôi vẫn cứ tưởng ông sẽ mừng mà thấy tôi không còn ở đây nữa.
- Wilìiam, đến bao giờ thì anh mới tin rằng mối quan tâm đầu tiên của tôi vẫn chỉ là ngân hàng, và trong óc tôi bao giờ cũng vẫn cho anh là một trong những người khôn ngoan nhất về lĩnh vực đầu tư của ngân hàng ở nước Mỹ hiện nay? Nếu bây giờ anh bỏ Kane và Cabot, thì sẽ có rất nhiều khách quan trọng của ngân hàng muốn bỏ đi_theo anh ngay đó.
- Tôi sẽ không bao giờ chuyển quỹ riêng của tôi sang Lester, cũng như không bao giờ mong bất cứ khách hàng nào của ngân hàng này bỏ đi với tôi cả, - William nói.
- CỐ nhiên anh không kêu gọi họ bỏ theo anh, William, nhưng một số trong những khách hàng đó vẫn muốn anh tiếp tục quấn lý cho tài khoản của họ.
Cũng giống như bố anh trước đây với Charles Lester, họ hoàn toàn có lý khi tin vào ngân hàng tức là tin vào con người và cái tiếng tốt của họ.
William và Ka te qua một ngày cuối tuần căng thẳng chờ đến thứ hai và kết quả cuộc họp ban giám đốc ở New York. Cả buổi sáng thứ hai, anh ngồi ở phòng làm việc chờ một cách sốt ruột và đích thân trả lời các nơi gọi điện thoại đến nhưng không thấy gì.
Hết sáng lại đến chiều. Anh cũng không dám rời nhiệm sở đi ăn trun nữa. Mãi đến sau năm giờ chiều Peter Parfltt mới gọi về.
CÓ lẽ có vài điều trục trặc hơi bất ngờ một chút, Bill - ông ta đã mở đầu thế. William lặng người.
- Nhưng ông khỏi lo, vì tôi vẫn nắm vững tình hình. CÓ điều ban giám đốc muốn có quyền được cử người ra cùng tranh cử với ông. Một số người còn đưa ra ý kiến hợp pháp để nói rằng điều khoản trong di chúc đó thực sự không có giá trị. Tôi phải lĩnh cái nhiệm vụ không lấy gì làm vui là hỏi xem ông có sẵn sàng ra tranh cử với một người khác trong ban giám đốc không?
- Ai là người trong ban giám đốc ra ứng cử -
Wilìiam hỏi.
- Cho đến nay chưa ai nêu tên ra, nhưng tôi đoán họ sẽ chọn lựa Ted Leach. Ngoài ra chẳng có ai tỏ ý muốn ra tranh cử với ông đâu.
- Để tôi suy nghĩ thêm, - Wilham. - Cuộc họp lần sau vào ngày nào?
- Ngày này tuần sau, - Prafitt nói. - Nhưng ông không cần phải đến và bận tâm tới Ted Leach làm gì.
Tôi vẫn tin rằng ông sẽ thắng dễ đàng và trong tuần tôi vẫn sẽ báo tin cho ông biết để tiện theo dõi tình hình.
- ông cần tôi xuống New York không, Peter
Không, lúc này thì chưa. Tôi nghĩ ông xuống cũng chẳng giúp được gì vào đây.
William cảm ơn và bỏ máy xuống. Anh đóng cặp lại và rời phòng làm việc ra về, trong lòng cảm thấy hơi chán nản. Tony Simmons, tay cầm va li bỗng ở đâu ra gặp anh ở chỗ để xe.
- Tôi không biết là ông sắp đi đâu, Tony.
Đây chỉ là bữa tiệc hàng tháng của các nhà ngân hàng ở New York thôi. Chiều mai tôi về ngay rồi. Tôi nghĩ là có thể yên tâm để Kanne và Cabot hai mươi bốn giờ trong tay có tài năng của ông chủ tịch tương lai của Lester được chứ.
William mỉm cười.
- CÓ thể tôi đã là cựu chủ tịch rồi, - anh nói và kể lại câu chuyện vừa qua. Một lần nữa, William lại ngạc nhiên với phản ứng của Tony Simmons.
- Đúng là Ted Leach vẫn hy vọng làm chủ tịch kế nhiệm của Lester đấy, - ông nói. - Điều đó trong giới tài chính ai cũng biết cả. Nhưng ông ấy là một người phục vụ rất trung thành của ngân hàng, và tôi không thể nào tin rằng ông ta sẽ chống lại những nguyện vọng của Charles Lester đâu.
- Tôi không biết là ông có quen ông ta, - Wilham nói.
- Tôi cũng không quen ông ta lắm đâu, - Tony nói.- ông ta học trước rồi một năm ở Đại học Yale, bây giờ thỉnh thoảng tôi gặp ông ta ở những bữa tiệc của các nhà ngân hàng, và khi nào anh làm chủ tịch thì anh cũng sẽ không tránh khỏi phải dự những bữa ấy đâu.
Tối nay tôi sẽ gặp ông ta ở đó. Nếu anh muốn nhắn gì tôi sẽ nói lại cho.
- Vâng, nhờ ông nói hộ, nhưng ông phải rất cẩn thận nhé, - William nói.
- Anh William thân mến ơi, đã đến cả chục năm nay anh vẫn bảo tôi là người quá cẩn thận, anh quên rồi ư?
- Tôi xin lỗi, Tony. Khi người ta quá lo về chuyện riêng của mình thì thường là đầu óc dở thế đấy. Vậy mà khi là chuyện của người khác thì mình lại cho là sáng suốt chứ. Tôi hoàn toàn tin cậy ở ông, ông bảo gì tôi sẽ làm nấy.
Được thế thì tốt. Cứ để việc đó cho tôi. Tôi sẽ hỏi Leach xem ông ta nói thế nào, và sáng mai sẽ gọi điện về cho anh.
Nhưng chỉ mấy phút sau mười hai giờ đêm Tony đã gọi từ New York về trong lúc William đang ngủ say.
Tôi đánh thức anh dậy phải không, William?
Vâng, ai đấy?
- Tony Simmons.
William bật ngọn đèn ở đầu giường và nhìn đồng hồ báo thức.
- ông bảo đến sáng mai mới gọi về kia mà.
Tony cười .
- CÓ lẽ điều tôi nói với anh đây không lấy gì làm vui lắm đâu. Cái người chống anh làm chủ tịch Lester chính là Peter Parfitt.
- Sao? - William bỗng tỉnh hẳn.
- ông ta đang tìm cách vận động ban giám đốc ủng hộ ông ta và giấu không cho anh biết. Ted Leach, như tôi dự đoán đúng, lại là người ủng hộ anh làm chủ tịch, nhưng ban giám đốc bây giờ chia đôi làm hai phe rồi.
- Trời ơi. Trước hết cảm ơn ông đã, Tony. Và thứ hai là bây giờ ông bảo tôi nên làm thế nào?
- Nếu anh muốn làm chủ tịch tương lai của Lester, thì tốt hơn hết là anh hãy xuống đây cho nhanh, kẻo mọi người trong ban giám đốc sẽ bảo tại sao anh lại trốn lủi ở Boston.
- Trốn lủi ư
- ĐÓ chính là điều mấy ngày hôm nay Parfltt đã nói với các giám đốc khác như vậy đấy.
- Thằng cha thế thì đểu thật?
- Anh đã nói thế thì thôi, tôi không dám nhận là có quen thuộc gì với ông ta nữa đâu nhé, - Tony.
William cười.
- Anh xuống đây và đến Câu lạc bộ Yale nhứ. Rồi đến sáng mai chúng ta sẽ nói tiếp chuyện đó.
- Tôi sẽ xuống ngay đây, - William nói.
- Lúc anh đến có lẽ tôi sẽ còn đang ngủ. Đến lượt anh phải đánh thức tôi dậy đấy.
William bỏ máy xuống và nhìn sang Ka te, chợt quên ngay những vấn đề khó khăn mới của mình.
Suốt lúc anh nói chuyện, cô vẫn ngủ. Anh chỉ mong mình cũng ngủ ngon được như vậy. Chỉ cần có một ngọn gió hơi đụng vào màn cửa là anh đã thức giấc rồi. CÓ lẽ cô sẽ còn ngủ cho đến lúc Chúa trở lại thế gian. Anh biết vội vài dòng đề lại giải thích cho cô biết và để mảnh giấy trên bàn ngủ. Rồi anh mặc quần áo, chuẩn bị đồ đạc, lần này mang theo cả chiếc áo lễ phục, và lên đường đi New York.
Đường vắng và chiếc xe Daimler của anh hình như đi nhanh hơn bao giờ hết. Anh đến New York và tới Câu lạc bộ Yale vào đúng lúc thợ giặt, người đưa thư, trẻ bán báo đã bắt đầu hoạt động và mặt trời buổi sáng vừa rọi nắng xuống. Lúc này là sáu giờ mười lăm. Anh mở va li thay đồ và quyết định nghỉ ngơi một giờ rồi mới đánh thức Tony dậy. Nhưng lát sau anh lại nghe có tiếng gõ cửa phòng dồn dập. Anh đang
ngái ngủ, bước ra mở cửa thì đã thấy Tony Simmons đứng đó
- áo ngủ đẹp nhỉ, William, - Tony cười nói. ông ta đã ăn mặc chỉnh tề.
- Tôi ngủ thiếp đi mất. ông chờ một phút tôi ra ngay, - William nói.
- Không, không, tôi phải ra cho kịp tàu về Boston.
Anh cứ vào tắm rồi mặc quần áo đi, vừa làm vừa nói chuyện.
William vào buồng tắm và cứ để cửa mở.
- Bây giờ vấn đề chính của anh nhé. - Tony bắt đầu nói.
Wilham thò đầu ra ngoài cửa buồng tắm.
- Đang mở nước, không nghe thấy ông nói gì hết.
Tony chờ cho nước chảy xong.
- Peter Parfitt là vấn đề chính của anh. ông ta cho rằng chính ông ta sẽ là chủ tịch kế nhiệm và lẽ ra tên ông ta đã phải được nêu lên trong di chúc của Charles Lester. ông ta đang vận động các giám đốc chống lại anh và dùng các thủ đoạn bên trong để thực hiện điều đó Ted Leach có thể cho anh biết các chi tiết, và ông ta muốn anh đến cùng ăn trưa với ông ta ở Câu lạc bộ Metropolitan. ông ta có thể sẽ đưa đến đó vài ba giám đốc khác nữa mà anh tin cậy được. Nhân đây, cũng nói luôn là hình như ban giám đốc chia đôi, nửa nọ nửa kia. .
William bị lưỡi dao cạo làm đứt một tí ở cằm.
ĐỒ chết tiệt. ông bảo Câu lạc bộ nào?
- Metropolitan, quá Đại lộ Năm một chút lên Đường 60 phía Đông.
Tại sao ở đó mà không ở nơi nào dưới phố Wall?
- William, khi anh phải đối phó với những loại người như Peter Parfltt ở cái thế giới này, thì anh chớ có đánh điện cho ai biết là anh muốn gì. Anh phải tỉnh táo và rất phớt mới được. Theo Leach cho tôi biết thì ông ta vẫn tin là anh có thể thắng được.
William trở lại phòng ngủ, quấn chiếc khăn quanh người.
- Tôi sẽ cố, anh nói. - Đúng là phải phớt mới được.
Tony cười.
Bây giờ tôi phải trở về Boston. Trong mười phút nữa là tàu chạy rồi. - ông nhìn đồng hồ tay. - Chết chửa, chỉ còn sáu phút nữa thôi.
Tony dừng lại ở cửa.
Anh biết không, bố anh ngày xưa không bao giờ tin được Peter Parfitt. Phải mềm dẻo mới được, bố anh thường vẫn nói thế. Chớ bao giờ làm cái gì quá đáng, chỉ cần mềm dẻo một chút là được. - ông ta cầm va li lên. Chúc anh may mắn, William.
Tôi biết cảm ơn ông thế nào đây, Tony?
- Anh không cảm ơn được đâu. ĐÓ là cách tôi chuộc lỗi vì đã cư xử không đúng với Matthew trước đây.
William nhìn cánh cửa khép lại và vừa mặc quần áo vừa nghĩ ngợi. Anh thấy thật lạ, anh đã sống bao nhiêu năm và làm việc gần gũi với Tony Sinmons mà chẳng thể nào hiểu được ông ta, thế mà chỉ qua có vài ngày khó khăn như thế này anh lại bỗng thấy yêu mến và tin cậy một con người anh chưa từng hiểu được bao giờ. Anh xuống phòng ăn gọi một bữa sáng điển hình của Câu lạc bộ, một quả trứng luộc đã để nguội, một mẩu bánh nướng rắn phết bơ với một ít mứt quả của ai đó còn để lại ở bàn bên cạnh. Người phục vụ đưa cho anh một số báo phố Wall ở trang bên trong có bài nói là ở ngân hàng Lester không phải mọi thứ đều trôi chảy sau việc chỉ định Wilham Kane làm chủ tịch. RÕ ràng là tờ báo không có được những thông tin nội bộ.
William trở về phòng yêu cầu tổng đài cho một số máy ở Boston. Anh phải chờ ít phút đường dây mới được thông.
- Tôi xin lỗi, ông Kane. Tôi không biết là ông gọi.
Tôi xin có lời mừng ông được chỉ định làm chủ tịch ngân hàng Lester. Tôi hy vọng điều này có nghĩa là văn phòng của chúng tôi ở New York tương lai sẽ có nhiều dịp được gặp ông.
- Điều đó còn tùy thuộc ở ông đấy, ông Cohen.
- CÓ lẽ tôi chưa hiểu rõ ý ông, - nhà luật gia nói.
William kể cho ông ta nghe những điều xảy ra trong mấy ngày qua, và đọc lại đoạn nói trong di chúc của Charles Lester.
Thomas Cohen ghi lại từng lời rồi xem kỹ.
- ông có cho rằng những nguyện vọng của ông ta sẽ đứng vững được nếu đưa ra tòa không - William hỏi.
- Điều này khó mà biết trước được. Việc như thế này chưa có tiền lệ. Thế kỷ 19 có một nghị sĩ dặn lại các cử tri của mình trong một bản di chúc và không có một ai phản đối, rồi sau người được hưởng di chúc cứ thế trở thành Thủ tướng. Nhưng đó là chuyện đã cách đây hơn một trăm năm rồi, và là ở Anh. Bây giờ, trong trường hợp này nếu ban giám đốc quyết định thách thức lại di chúc của ông Lester và nếu ông
quyết định đưa ra tòa, thì tôi chưa thể đoán trước được là chánh án sẽ nghiêng về bên nào. Huân tước Melbolưne sẽ chẳng ra mặt đối chọi với một đại biểu của New York đâu. Dù sao, đây cũng là một chuyện khó giải về pháp lý, ông Kane ạ.
- vậy ông khuyên tôi thế nào? - Wilham hỏi.
Tôi là một người Do Thái, ông Kane. Tôi đến đất này trên một con tàu từ Đức sang hồi đầu thế kỷ, và tôi vẫn phải đấu tranh rất chật vật để giành được những gì tôi muốn. ông có rất cần phải trở thành chủ tịch ngân hàng Lester lắm không?
- CÓ chứ, ông Chen. Tôi rất cần.
Vậy ông hãy nên nghe kỹ một người già lâu nay vẫn nhìn ông bằng con mắt rất kính trọng và có thể nói bằng con mắt thân ái nữa. Tôi sẽ nói cho ông nghe nếu ở vào trường hợp khó khăn như của ông thì tôi làm như thế nào.
Một giờ sau William bỏ máy xuống và vì còn thừa thì giờ anh dạo chơi trên Đại lộ Công viên. Anh đi qua một công trường đang xây một tòa nhà cao tầng rất lớn. Một
tấm biển to viết: Khách sạn Nam tước sắp tới sẽ là ở New York. Đã đến ở Nam tước rồi, các bạn sẽ không bao giờ muốn ở đâu khác nữa. William mỉm cười và bước
tiếp về phía Câu lạc bộ Metropolitan.
Ted Leach, một người thấp nhỏ nhưng ăn mặc rất lịch sự, có bộ tóc nâu sẫm và một hàng ria, đang đứng giữ câu lạc bộ chờ anh. ông ta dẫn William vào quầy rượu, William rất thích câu lạc bộ bài trí theo kiểu thời Phục hưng, do Otto Kuhn và Stanford White xây nên từ năm 1891. J. P. Morgan đã lập ra câu lạc bộ này khi một người bạn thân của ông ta bị thất bại trong cuộc bầu vào Liên đoàn.
- Thật là một cử chỉ ngông cuồng đối với bạn thân, phải không ạ, - Ted Leach thấy anh ngắm cảnh trong nhà định gợi chuyện. - ông sẽ uống gì đây, ông Kane?
- Xin cho tôi "wyki se-ri, - William nói.
Một chú bé mặc đồng phục màu xanh đi một lát rồi quay lại với rượu se-ri và Whisky với nước. Chú không cần chờ Ted Leach gọi mới mang rượu đến.
Xin chúc chủ tịch tương lai của Lester, - Ted Leach nâng cốc lên nói.
William ngập ngừng
ông đừng uống, ông Kane. Như ông biết đấy, mình chả bao giờ nâng cốc tự chúc mình cả.
Wilham cười, không biết nên nói thế nào.
Mấy phút sau, hai người khác lớn tuổi hơn bước đến chỗ họ, cả hai người cao lớn mặc bộ quần áo mầu sẫm kiểu nhà ngân hàng với cổ cứng và ca vát đồng màu. Giá như họ đang đi trên phố Wall thì William không liếc nhìn họ làm gì. Nhưng đây là Câu lạc bộ Metopolitan nên anh nhìn họ chăm chú.
- ông Alfred Rogers và ông Wínthrop Davies, - Ted Leach giới thiệu hai người.
Wilìiam cười vui vẻ dè dặt, vì chưa biết thái độ họ như thế nào. Hai người mới đến nhìn anh rất kỹ.
Không ai nói gì.
- Chúng ta bắt đầu từ đâu? - người có tên là Rodgers nói, chiếc kính một mắt của ông ta tuột xuống. .
- Bắt đầu từ đi ăn trưa, - Ted Leach nói.
Cả ba người quay ra và William đi theo họ. Phòng ăn ở trên tầng hai rất rộng, trần nhà cao và đẹp.
Trưởng phòng ăn xếp cho họ ngồi bên cửa sổ nhìn xuống Công viên trung tâm, và ngồi đây nói chuyện thì không ai nghe được họ nói gì.
- Ta gọi ăn đã rồi nói chuyện, - Ted Leach nói.
Nhìn qua cửa sổ, Wilìiam có thể trông thấy khách sạn Plaza. Anh bỗng nhớ lại hôm kỷ niệm sinh nhật của anh cùng với các bà nội ngoại và Matthew, rồi còn có một cái gì khác nữa anh cố nhớ lại vào lúc diễn ra buổi tiệc trà ở khách sạn Plaza ấy...
ông Kane, chúng ta cứ nói thẳng với nhau nhé, - Ted Leach phát biểu. - Quyết định của Charles Lester cử ông làm chủ tịch ngân hàng đối với chúng tôi là một chuyện bất ngờ, nếu không nói là quá khó xử.
Nhưng nếu ban giám đốc không cần biết đến những mong muốn của ông ấy thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn và đó là điều trong chúng tôi không ai muốn. ông ấy là một người rất khôn ngoan, và ông ấy có những lý do để muốn ông làm chủ tịch tương lai, và tôi cho rằng như thế là tốt rồi.
William đã từng nghe những lời này một lần rồi, và đó là của Peter Parfltt.
Cả ba chúng tôi, - Winthrop Davies nói tiếp, - đều mang ơn ông Charles Lester, và chúng tôi sẽ thực hiện những mong muốn của ông ấy nếu như đó là điều cuối cùng chúng tôi phải làm với tư cách là thành viên ban giám đốc.
- Nếu như Peter Parfitt thành công trong việc trở thành chú tịch, thì chúng tôi sẽ phải làm thế thật, - Ted Leach nói.
- Thưa các vị, William, - tôi rất lấy làm tiếc đã khiến cho các vị phải bận tâm như vậy. Nếu như việc chỉ định tôi làm chủ tịch đã làm cho các vị ngạc nhiên, thì tôi cũng phải đảm bảo với các vị rằng chính tôi cũng hoàn toàn bất ngờ về chuyện đó. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ nhận được chút kỷ niệm nhỏ gì đó về Matthew trong di chúc của Charles Lester, chứ không phải là nhận trách nhiệm quản lý ngân hàng.
- Chúng tôi hiểu hoàn cảnh ông đã bị đặt vào đó, ông Kane, - Ted Leach nói, - và ông cũng phải tin chúng tôi khi chúng tôi nói là đến đây để giúp ông. chúng tôi biết rằng ông khó mà tin được sau khi Peter Parfitt đã đối xử với ông như vậy và những thủ đoạn mà ông ta đang dùng sau lưng ông.
- Tôi phải tin ở các vị chứ, thưa ông Leach, vì tôi không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài cách tự đặt mình vào trong tay các vị. Các vị xét tình hình hiện nay là thế nào?
- Tôi thấy tình hình là rõ rồi, - Leach nói. - Cuộc vận động của Peter Parfitt là rất có tổ chức, và bây giờ ông ta làm như mình đang ở trên thế mạnh. Vì vậy thưa ông Kane, nếu chúng ta muốn có cơ hội đánh bại ông ta thì chúng ta phải hoàn toàn nói thật với nhau đã. CỐ nhiên, tôi cho rằng ông sẵn sàng lao vào cuộc chiến chứ.
Nếu không thì tôi đã không đến đây, thưa ông Leach. Bây giờ, vì các vị đã nói rõ lập trường của mình rồi, có lẽ các vị cho phép tôi đề nghị là chúng ta nên làm thế nào để đánh bại ông Parfitt.
- CỐ nhiên, - Ted Leach nói.
Ba người chăm chú nghe .
- Các vị rất có lý khi cho rằng Parfltt cảm thấy ông ta đang ở thế mạnh vì cho đến nay ông ta vẫn là người tiến công, và luôn luôn biết là cái gì sẽ xảy ra. Vì vậy tôi xin đề nghị với các vị là đã đến lúc chúng ta đảo ngược lại chiều hướng ấy và chúng ta sẽ tiến công ở chỗ nào và lúc nào ông ta không ngờ đến nhất- tức là ở ngay trong phòng làm việc của ông ta.
- ông bảo chúng tôi làm tế nào, ông Kane? - Winthrop Davies hỏi với một vẻ hơi ngạc nhiên.
- Tôi sẽ trình bày cách đó nếu trước hết các vị cho phép tôi hỏi hai câu. CÓ tất cả bao nhiêu giám đốc chấp hành có quyền bỏ phiếu?
- Mười sáu, - Ted Leach đáp ngay.
- Lúc này đây thì họ có ý ủng hộ ai? - Wiìliam hỏi.
- Câu này không dễ trả lời đâu, ông Kane, - Winthrop Davies nói chen vào. ông ta rút từ túi trong ra một phong bì nhàu và nhìn kỹ sau lưng nó rồi nói tiếp - Tôi nghĩ chúng ta có thể trông vào sáu phiếu chắc chắn và Petter Parfitt chắc ăn được năm. Sáng nay tôi sững cả người khi nghe nói Rupert Cork-smith, trước đây là bạn thân nhất của Charles Lester, không muốn ủng hộ ông, ông Kane. Thật lạ kỳ, vì tôi biết ông ta không thích gì Parfitt. Nếu như vậy thì mỗi bên được sáu phiếu.
- Chúng ta còn thì giờ đến thứ năm, - Ted Leach nói thêm. - Từ nay đến đó có thể tìm hiểu thêm còn bốn thành viên nữa sẽ bỏ phiếu cho ai.
- Sao phải chờ đến thứ năm? - Wiìham hỏi.
- Tức là kỳ họp ban giám đốc lần sau, - Leach trả lời và đưa tay vuốt ria. William đã để ý mỗi lần ông ta sắp nói gì là thế nào cũng vuốt ria một cái. – Và điều quan trong nhất là việc bầu chủ tịch mới đứng hàng đầu trong chương trình nghị sự
- Tôi nghe nói cuộc họp lần sau là vào thứ hai kia,- William ngạc nhiên nói.
Ai nói? - Davies hỏi.
- Peter Parfitt, - William đáp.
- Thủ đoạn của ông ta đấy, - Ted Leach nói. - ông ta không bao giờ nói thật.
Tôi đã được biết khá nhiều về con người lịch sự này rồi. - William nói với một giọng mỉa mai. - Chính vì thế bây giờ tôi phải quyết định giao chiến với ông ta.
- Nói thì dễ thôi, ông Kane. Lúc này đây, ông ta là người ngồi ở ghế cầm tay lái, - Winthrop Davies nói,- Tôi chưa biết mình có thể làm cách gì nhấc được ông ta ra khỏi cái ghế đó.
- Thì bật đèn đỏ lên, - William đáp. - Ai là người có quyền triệu tập họp ban giám đốc?
Trong khi ban giám đốc không có chủ tịch, thì phó chủ tịch nào cũng triệu tập được, - Ted Leach nói. - Cụ thể hoặc là Peter Parfitt hoặc là tôi.
- Tối thiểu phải có bao nhiêu thành viên thì cuộc họp mới có giá trị?
- Chín, - Davies nói.
- ông là một trong hai phó chủ tịch thì ai là Bí thư của ban lãnh đạo.
- Tôi, - A]fred Rodgers nói. Từ nãy đến giờ ông ta chưa hề mở miệng. ĐÓ là một đức tính mà William bao giờ cũng đòi hỏi ở một người làm Bí thư của công ty
- Nếu triệu tập một cuộc họp bất thường thì phải báo trước bao nhiêu lâu, ông Rodgers?
- Mỗi giám đốc phải được báo trước hai mươi bốn giờ mặc dầu điều đó chưa bao giờ xảy ra trừ cái hồi khủng hoảng năm hai mươi chín. Charles Lester thường báo trước ít nhất ba ngày.
- Nhưng ngân hàng có quy chế cho phép triệu tập cuộc họp bất thường nếu báo trước hai mươi bốn tiếng chứ - William hỏi.
- Vâng, quy chế thì có, - Alfred Rodgers nói. Lúc này chiếc kính một mắt đã được ông ta gắn chặt lên mắt để nhìn kỹ William.
- Thế thì tốt, vậy chúng ta triệu tập cuộc họp giám đốc riêng của chúng ta.
Cả ba người nhìn William như chưa nghe rõ anh nói gì .
- Các vị thử nghĩ xem, - William nói tiếp. - ông Leach, với tư cách phó chủ tịch, triệu tập cuộc họp ban giám đốc, và ông Rodgers, với tư cách bí thư của ban lãnh đạo, thông báo cho các giám đốc được biết.
- ông muốn cuộc họp này tiến hành vào ngày nào?- Ted Leach hỏi.
Chiều mai, - William nhìn đồng hồ tay. - Ba giờ.
- Trời đất ơi, thế thì gấp quá, - Alfred Rodgers nói.- Tôi không chắc là...
Vì ông muốn nói gấp quá đối với Peter Parfitt, phải không ạ? - William nói.
Gấp quá thật đấy, - Ted Leach nói, - trừ phi ông đã biết rõ trước cuộc họp sẽ tiến hành như thế nào.
Về cuộc họp thì xin cứ để đó cho tôi. Chỉ cần các vị nắm chắc rằng cuộc họp được triệu tập theo đúng nội quy và mỗi giám đốc đều được thông báo cẩn thận.
- Chưa biết được Peter Parfitt, - William nói. - ĐÓ là một sai lầm mà chúng ta đã mắc cho đến bây giờ. Ta hãy bắt đầu lo về phần mình xem sẽ thay đổi như thế nào. Chừng nào ông ta được báo trước đúng hai mươi bốn giờ và ông ta là người cuối cùng được thông báo, thì chúng ta không có gì đáng sợ. Chúng ta không để cho ông ta có thêm thì giờ cần thiết đề bố trí phản công được. Và thưa các vị, xin các vị đừng ngạc nhiên gì hết về những gì tôi làm hoặc tôi nói ngày mai. Chỉ xin các vị hãy tin vào xét đoán của tôi và các vị có mặt đó để ủng hộ tôi là được.
- ông không nghĩ là chúng tôi cũng cần biết chắc ông sẽ tính toán như thế nào ư
- Không, thưa ông Leach. Xin các vị hãy xuất hiện ở cuộc họp ban giám đốc như những người rất vô tư và chỉ vì nhiệm vụ của mình mà đến đó thôi.
Ted Leach và hai đồng nghiệp của ông ta bắt đầu hiểu ra tại sao Charles Lester đã chọn William Kane là người chủ tịch tương lai. HỌ rời Câu lạc bộ Metropolitan ra về trong lòng vững tin hơn lúc mới đến, mặc dầu họ hoàn toàn chưa hiểu cuộc họp sẽ diễn ra như thế nào. William, trái lại, sau khi đã thực hiện được phần đầu những gì Thomas Chen đã dặn dò, bây giờ chuẩn bị bước vào phần thứ hai mà anh biết là sẽ khó khăn hơn.
Hầu hết cả buổi chiều và buổi tối, anh chỉ ngồi trong phòng ở Câu lạc bộ Yale, suy nghĩ thật cẩn thận về những sách lược anh sẽ đem ra thi hành ở cuộc họp ngày hôm sau , chỉ rảnh được một lúc để gọi về cho Kate.
- Anh đang ở đâu thế, anh yêu? - cô nói. - Lủi đi giữa đêm mà không biết đi đâu.
- Đi gặp người tình ở New York, Wilham nói.
- Tội nghiệp cho cô ta nhỉ, Kate nói. - CÓ lẽ cô ta không biết tại sao. Thế cô ta khuyên anh về cái ông Parfitt ngoắt ngoéo ấy thế nào?
- Anh chưa có thì giờ hỏi cô ta, vì còn bận nhiều việc khác. Nhân tiện em đang nói điện thoại, em khuyên anh nên thế nào?
- Anh đừng làm bất cứ gì mà Charles Lester hay cha anh đã làm trong trường hợp tương tự như thế này, - Ka te bỗng nghiêm giọng nói.
- CÓ lẽ các cụ đang đánh gôn ở trên chín từng mây và đang nhìn chúng ta đánh cuộc đấy.
Anh làm gì tùy, William, nhưng chớ có làm quá đáng và nhớ rằng các cụ vẫn đang theo dõi anh đấy.
******
William dậy từ sáng sớm. Anh chỉ có ngủ vừa phải thôi. Sau sáu giờ một chút, anh đã dậy rồi. Tắm nước lạnh rồi đi dạo một vòng trong công viên trung tâm cho đầu óc tỉnh táo, rồi sau đó về Câu lạc bộ ăn sáng.
CÓ bức điện gửi cho anh để ở quầy tiếp tân. ĐÓ là điện của vợ. Đọc đến lần thứ hai, William bỗng bật cười thấy trong điện nói: nếu anh không bận lắm thì nhớ
mua một chiếc găng dã cầu cho Richard. William nhặt tờ Nhật báo phố Wall lên xem, trong đó vẫn còn đăng chuyện rắc rối trong ban giám đốc ngân hàng Lester về chuyện bầu chủ tịch mới. Lần này, báo đăng ý kiến của Peter Parfitt nói ý rằng việc ông ta được chỉ định làm chủ tịch sẽ rõ ràng trong cuộc họp vào thứ năm.
William không biết đến số báo ngày mai sẽ có ý kiến của ai. và có lẽ bây giờ có thể hỏi ra số báo ngày mai được rồi. Cả buổi sáng, anh tìm hiểu về chuyện đó ở những nơi có liên quan đến ngân hàng Lester. Anh bỏ cả bữa cơm trưa nhưng vẫn có thời giờ đến nhà hàng Schwarz mua chiếc găng dã cầu cho con trai.
Đến hai giờ ba mươi, anh đi taxi đến ngân hàng ở phố Wall và tới đó mấy phút trước ba giờ. Người gác cửa trẻ tuổi hỏi anh có hẹn để gặp ai không.
< dff8 p style="text-align: justify;">- Tôi là William Kane.- Thưa vâng, chắc ông muốn lên ban giám đốc.
Trời ơi, William nghĩ bụng, mình cũng không nhớ là phòng đó ở đâu nữa.
Người gác cửa thấy anh có vẻ lúng túng
- ông theo hành lang phía bên trái, thưa ông, rồi vào cửa thứ hai bên phải.
- Cảm ơn. - Wìlliam nói, rồi đàng hoàng đi xuống dưới hành lang. Lúc đó, anh nghĩ cái thành ngữ "bụng phập phồng" là ngớ ngẩn. Đúng ra, anh cảm thấy tim mình đập mạnh hơn cả chiếc đồng hồ treo ở trước sảnh, và nghe nó đánh ba tiếng chuông, anh chả ngạc nhiên tí nào.
Ted Leach đứng một mình ở cửa ra vào phòng giám đốc
- Sẽ có rắc rối đây, - ông ta vừa mở miệng đã nói thế.
- Tốt, - William nói. - ĐÓ chính là cái mà Charles Lester rất thích và đối diện ngay với nó.
William bước thẳng vào căn phòng đồ sộ chung quanh tường lát gỗ sồi và anh cũng không cần đếm xem tất cả các giám đốc đều có mặt ở đó không. Đây sẽ không phải là một trong những cuộc họp giám đốc bình thường mà anh nào dám vắng mặt được. Thấy William bước vào, họ đã ngừng nói chuyện ngay và mọi người đứng quanh đó im lặng nhìn anh, một cái im lặng nặng nề. William ngồi ngay vào ghế chủ tịch ở đầu chiếc bàn dài bằng gỗ đen trước khi Peter Parfltt kịp hiểu ra đầu đuôi.
Mời các vị ngồi, - William nói, giọng chắc nịch.
Ted Leach và một số giám đốc ngồi vào chỗ ngay, còn một số khác đang có vẻ lừng chừng. CÓ tiếng rì rầm trong đám họ
William có thể thấy hai giám đốc mà anh không biết là ai sắp sửa đứng dậy ngắt lời anh.
- Trước khi ai phát biểu gì, xin cho phép tôi được mở đầu vài lời, rồi sau đó các vị sẽ quyết định muốn thế nào thì tùy. Tôi nghĩ đó là điều tối thiểu chúng ta có thể làm để tuân theo những điều mong muốn của cố chủ tịch Charles Lester.
Hai người kia ngồi xuống.
- Cảm ơn các vị. Để mở đầu, tôi muốn nói rõ với tất cả các vị có mặt ở đây là tôi hoàn toàn không có ý muốn làm chủ tịch ngân hàng này. - William ngừng lại một chút để câu đó phát huy hiệu lực - trừ phi đó là điều mong muốn của đa số các vị giám đốc.
Lúc này mọi con mắt đều hướng hẳn vào William.
- Thưa các vị, hiện nay tôi là phó chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, và tôi có 51 phần trăm cồ phiếu trong đó. Kane và Cabot là do ông nội tôi lập nên và tôi nghĩ tuy quy mô không lớn bằng Lester nhưng tiếng tăm thì cũng là ngang hàng. Nếu như tôi có phải rời Boston về New York để trở thành chủ tịch tương lai của Lester theo đúng như điều mong muốn của Charles Lester, thì cũng xin nói với các vị là điều đó không dễ cho riêng tôi cũng như cho gia đình tôi.
Tuy nhiên, vì đây là mong muốn của Charles Lester, ông muốn tôi thực hiện điều đó - ông không phải là một người mỗi khi đưa ra ý kiến gì mà không cân nhắc kỹ càng nên, thưa các vị, tôi buộc cũng phải coi trọng những điều mong muốn ấy của ông. Tôi cũng muốn nói thêm rằng con trai ông, Matthew Lester, đã từng là bạn thân nhất của tôi trong hơn mười lăm năm, và tôi cho rằng thật là bi thảm vì đây lại là tôi, chứ không phải anh ấy, là người nói với các vị hôm nay với tư cách chủ tịch được chỉ định.
Một số giám đốc gật đầu tán thưởng.
- Thưa các vị, nếu tôi may mắn có được sự ủng hộ của các vị hôm nay, tôi sẽ hy sinh tất cả những gì tôi có ở Boston để có thể phục vụ các vị. Tôi nghĩ là không cần thiết phải trình bày chi tiết với các vị về kinh nghiệm ngân hàng của tôi làm gì. Tôi chỉ cho rằng bất cứ vị giám đốc nào có mặt đã từng đọc qua di chúc của Charles Lester ắt sẽ suy nghĩ tại sao ông lại chọn tôi làm người kế vị. Bản thân ông chủ tịch của ngân hàng tôi, Anthony Simmons, người mà nhiều vị đã biết, cũng yêu cầu tôi ở lại với Kane và Cabot.
Hôm qua tôi đã định báo cho ông Parfitt về quyết định cuối cùng của tôi, giá như ông gọi cho tôi để tìm hiểu việc đó. Tôi đã có vinh hạnh được cùng ăn với ông bà Parfitt tại nhà tuần trước, và ông Parfltt có nói với tôi là ông không quan tâm gì đến chuyện trở thành chủ tịch ngân hàng này. Theo ông nói thì người đối thủ với tôi ở đây là ông Edward Leach, tức là một phó chủ tịch khác. Sau đó tôi có tham vấn với ông
Leach thì lại được ông cho biết là ông ủng hộ tôi làm chủ tịch. Từ đó, tôi có thể rút ra kết luận là cả hai vị phó chủ tịch đều ủng hộ tôi. Sau khi đọc tờ Nhật báo phố Wall số ra sáng nay, - và đọc không phải vì tôi tin ở những dự đoán của họ kể từ hồi tôi tám tuổi đã biết đến tờ báo này - (có vài tiếng cười), thì tôi cảm thấy mình phải dự cuộc họp hôm nay để tự đảm bảo với mình rằng tôi không hề mất sự ủng hộ của hai vị
chủ tịch, và để thấy rằng dự đoán của tờ báo là không đúng. ông Leach triệu tập cuộc họp này và đến đây tôi xin hỏi ông một lần nữa rằng ông còn ủng hộ tôi kế vị Charles Lester làm chủ tịch ngân hàng hay không?
Willỉam nhìn về phía Ted Leach, lúc đó đang cúi đầu Ai cũng có thể cảm thấy như chờ đợi lời phán xét cuối cùng của ông ta. Nếu ông ta chống lại thì coi như phái Parfitt có thể nuốt sống phái ủng hộ anh.
Ted Leach từ từ ngửng đầu lên nói:
- Tôi hoàn toàn ủng hộ ông Kane.
William lại nhìn thẳng vào Peter Parfitt. ông ta toát mồ hôi, và trong khi nói ông ta không rời mắt khỏi chiếc cặp giấy màu vàng để trước mặt.
- Một số vị trong ban giám đốc cho rằng tôi nên tranh cử. . . - ông ta nói .
- Vậy là ông đã thay đôi ý kiến về chuyện ủng hộ tôi và làm theo điều mong muốn của Charles Lester ?
William ngắt lời trong giọng nói hơi có chút ngạc nhiên.
Peter Parfitt hơi ngẩng đầu lên.
- Vấn đề không đơn giản như vậy, ông Kane.
- Xin ông nói có hay không thôi, ông Parfitt.
- Vâng, tôi sẽ đứng ra chống lại ông, - Peter Parfitt dằn giọng.
Mặc dầu tuần trước ông đã nói với tôi là không quan tâm đến chuyện làm chủ tịch?
- Tôi muốn có thể nói lên được lập trường riêng của tôi, - Parfitt nói. - Tôi e rằng ông khẳng định hơi quá nhiều. Đây chưa phải là phòng giám đốc của riêng ông, ông Kane.
- Vâng, tất nhiên, ông Parfitt.
Cho đến lúc này, cuộc họp đã diễn ra đúng như William dự kiến. Bài phát biểu của anh đã được chuẩn bị rất kỹ và nói ra một cách đàng hoàng. Peter Parfitt bây giờ đang ở cái thế không thuận lợi vì đã mất chủ động, đó là chưa nói đến chuyện ông bị công khai coi là một kẻ lừa dối.
- Thưa các vị, - ông ta chầm chậm nói như đang tìm lời lẽ phát biểu. Các con mắt đang từ chỗ nhìn William bây giờ lại hướng vào Parfitt. Như vậy cũng khiến cho Wilham được nghỉ ngơi một chút và có thể quan sát vẻ mặt của các giám đốc khác.
- Nhiều vị trong ban giám đốc có gặp riêng tôi sau khi tôi mời ông Kane ăn tối. Và tôi cảm thấy bổn phận của mình là phải tôn trọng những mong muốn của họ và đứng ra tranh cử. Tôi chưa hề bao giờ có ý muốn chống lại những mong muốn của ông Charles
Lester, một người mà tôi luôn luôn khâm phục và kính trọng. CỐ nhiên, lẽ ra tôi phải báo cho ông Kane biết về ý định của tôi trước cuộc họp ban giám đốc dự định vào ngày mai, nhưng tôi phải thú thật là tôi bị bất ngờ với những sự việc diễn ra hôm nay. - ông ta hít một hơi dài rồi nói tiếp. - Tôi đã phục vụ ngân hàng Lester hai mươi hai năm, trong đó sáu năm làm phó chủ tịch của các vị. Do đó tôi cảm thấy mình có quyền được xét đến làm chủ tịch. Tôi sẽ rất sung sướng nếu có ông Kane tham gia ban giám đốc, nhưng bây giờ tôi thấy mình không thể ủng hộ việc ông làm chủ tịch được. Tôi hy vọng các vị giám đốc thấy nên ủng hộ người nào đã phục vụ ngân hàng này trên hai mươi năm hơn là bầu cho một người ngoài mà ta không biết và chỉ vì thương xót một người đau khổ về cái chết của đứa con trai duy nhất của mình. Xin
cảm ơn các vị.
ông ta ngồi xuống.
Nếu là bình thường thì William cũng có thể bị những lời phát biểu của ông ta tác động rồi. Nhưng Parfitt lại không có được những lời khuyên khôn ngoan của ông Chen về quyền lực của lời nói cuối cùng trong một cuộc tranh chấp gay go. William lại
đứng dậy.
- Thưa các vị, ông Parfitt có nói rằng các vị không được biết gì về tôi. Do đó, tôi muốn rằng không còn vị nào ngờ vực gì nữa về chuyện tôi là ai, và là người như thế nào. Như tôi đã nói, tôi là cháu nội và là con đẻ của những nhà ngân hàng. Bản thân tôi đã suốt đời làm ngân hàng, và sẽ không trung thực nếu tôi nói rằng mình không thích gì nếu làm chủ tịch tương lai của ngân hàng Lester. Ngược lại, sau khi các vị đã nghe hết những điều đã nói hôm nay rồi mà vẫn quyết định ủng hộ ông Parfitt làm chủ tịch, thì đành vậy Tôi vẫn trở về Boston và phục vụ cho ngân hàng của tôi một cách rất sung sướng. Hơn nữa, tôi sẽ công khai tuyên bố cho mọi người biết rằng tôi không hề có ý mong muốn làm chủ ngân hàng Lester, và như vậy các vị có thể yên trí không bị ai cho là mình không muốn thực hiện những điều nêu ra trong di chúc của
Charles Lester.
- Tuy nhiên, cũng không thể nào có chuyện tôi sẽ phục vụ trong ban giám đốc này dưới quyền ông Parfitt. Về điểm này, tôi xin được nói thẳng ra với các vị như vậy. Tôi đến đây với các vị trong cái thế bất lợi, như ông Parfitt đã nói đó, là một người ngoài không ai biết. Tuy vậy, tôi lại có cái lợi thế là được sự ủng hộ của một người không thể có mặt ngày hôm nay được Một người mà tất cả các vị đều kính trọng và
khâm phục, một người mà ai cũng biết là không bị lay chuyển bằng những cảm xúc và cũng không hề có những quyết định vội vã. Do đó tôi đề nghị ban giám đốc này không nên mất thời gian quý báu của mình vào việc quyết định xem ai sẽ là chủ tịch tương lai của Lester. Nếu như bất cứ ai trong các vị còn hoài nghi trong đầu về khả năng của tôi quản lý ngân hàng này, thì tôi chỉ biết đề nghị người đó cứ bầu cho
Parfitt. Bản thân tôi, thưa các vị, sẽ không bỏ phiếu trong cuộc bầu này, và tôi cho rằng ông Parfitt cũng sẽ làm như vậy.
- ông không thể bầu được. - Peter parfitt tức giận nói. - ông chưa là thành viên của ban giám đốc này. Nhưng tôi là thành viên, tôi sẽ bầu.
- Thì tùy ông, ông Parfitt. Chẳng ai có thể nói là ông không có cơ hội giành được từng phiếu bầu ở đây.
William chờ cho những lời nói của anh đủ ngấm vào tai mọi người, rồi khi thấy một giám đốc mà anh không biết định ngắt lời, anh nói tiếp:
- Tôi sẽ yêu cầu ông Rodgers với tư cách là bí thư đứng ra thực hiện thủ tục bầu bán, và sau khi các vị đã bầu rồi thì xin đưa phiếu bầu lại cho ông Rodgers.
Trong suốt cuộc họp, chiếc kính một mắt của Alfred Rodgers thỉnh thoảng lại nhô ra. ông ta đưa những phiếu bầu cho từng giám đốc. Viết xong tên ứng cử viên rồi, họ đưa lại cho ông.
- Trong những điều kiện lúc này, thưa ông Rodgers, có lẽ thận trọng hơn cả là mỗi phiếu sẽ được đọc to lên để tránh sai lầm không cần thiết có thể đưa đến chỗ phải bầu lại.
- Nhất định thế rồi, ông Kane.
- Như vậy có được ông đồng ý không, thưa ông Parfitt?
Peter Parfitt gật đầu không nhìn lên.
Cảm ơn ông. CÓ lẽ xin ông Rodgers đọc to lên cho cả ban giám đốc cùng nghe.
ông bí thư mở phiếu đầu tiên.
Parfitt.
Rồi phiếu thứ hai.
- Parfitt, - ông ta nhắc lại.
Canh bạc bây giờ không còn nằm trong tay William nữa. Tất cả những năm chờ đợi để có được phần thưởng mà anh đã nói với Charles Lester từ lâu sẽ kết thúc trong giây lát sau đây.
- Kane. Parfitt. Kane.
Ba phiếu trên hai tay của anh. Liệu anh có gặp lại số phận trong cuộc đấu với Tony Simmons trước đây không?
Kane. Kane. Parfitt.
Bốn đều. Anh có thể trông thấy Parfitt toát mồ hôi trên mặt, nhưng bản thân anh cũng chẳng cảm thấy dễ chịu gì.
Parfitt.
Trên mặt William không biểu hiện gì. Parfitt hơi mỉm cười.
Năm phiếu trên bốn.
- Kane. Kane. Kane.
Nụ cười biến mất.
Hai phiếu nữa, hai phiếu nữa thôi. William nhủ thầm. Anh suýt bật thành tiếng.
Parfitt. Parfitt. .
ông bí thư để khá lâu mới mở xong một lá phiếu mà người nào đó đã gấp lại nhiều lần.
Kane. - Tám phiếu trên bảy, nghiêng về phía William.
Lá phiếu cuối cùng bây giờ đã được mở. Willam nhìn vào cặp môi Alfred Rodgers. ông Bí thư nhìn lên. Trong khoảnh khắc này, ông ta là người quan trọng nhất trong phòng.
Kane. - Parfitt gục đầu vào hai tay.
- Thưa các vị, kết quả là chín phiếu bầu cho ông William Kane, bẩy phiếu cho ông Peter Parfitt. Tôi xin tuyên bố ông William Kane là người được chính thức bầu làm chủ tịch ngân hàng Lester.
Trong phòng im lặng một cách nghiêm trang: Mọi cái đầu trừ đầu của Pẹter Parfitt, quay về phía Wilham chờ xem ông chủ tịch mới nói gì.
William hít một hơi dài và lại đứng dậy, lần này là đứng dậy để nói với ban giám đốc của anh.
- Xin cảm ơn các vị về sự tin cậy của các vị đã đặt vào tôi. Mong muốn của Charles Lester là tôi sẽ làm chủ tịch kế vị, và bây giờ tôi rất sung sướng được các vị khẳng định mong muốn đó bằng lá phiếu của mình.
Tôi sẽ phục vụ ngân hàng này bằng tất cả những khả năng tôi có được, và tôi cũng sẽ không thể thực hiện được điều đó nếu không có sự ủng hộ nhiệt tình của ban giám đốc. Tôi mong rằng ông Parfitt...
Peter Parfitt nhìn lên với một chút hy vọng.
- sẽ cho tôi được gặp ở phòng chủ tịch sau đây ít phút, tôi sẽ rất cảm ơn. Sau khi gặp ông Parfitt, tôi xin gặp ông Leach. Thưa các vị, tôi hy vọng trong ngày mai sẽ có dịp được gặp từng người trong tất cả các vị Cuộc họp ban giám đốc lần tới sẽ là cuộc họp hàng tháng. Cuộc họp này đến đây là kết thúc.
Các giám đốc lục tục đứng dậy và nói chuyện với nhau. William bước vội ra hành lang, tránh cái nhìn của Peter Parfitt. Ted Leach bước ra theo và chỉ cho anh phòng làm việc của chủ tịch.
- ông đã làm một việc rất mạo hiểm, - Ted Leach nói, - May mà ông thắng. Nếu không được bầu thì ông sẽ làm gì?
- Trở về Boston, - Wilham thản nhiên đáp.
Ted Leach mở cửa phòng chủ tịch cho William. Căn phòng vẫn đúng như anh nhớ, có lẽ hình như hồi anh còn là học sinh trung học và đến đây bảo với Charles Lester là một ngày kia anh sẽ quản lý ngân hàng này thì lúc đó nó to rộng hơn. Anh nhìn lên bức chân dung của ông chủ tịch cũ treo ở phía sau bàn giấy và nháy mắt với ông. Rồi anh ngồi xuống chiếc ghế da đỏ rất to chống khuỷu tay lên mặt bàn gỗ màu đen. Anh rút trong túi ra cuốn sổ nhỏ có bìa bọc da để xuống trước mặt. Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa. Một người đã nhiều tuổi bước vào, chống tay lên một cây gậy đen bịt bạc ở đầu . Ted Leach bỏ ra ngoài.
- Tên tôi là Rupert Cork-smith, - ông ta nói, giọng nói hơi có chút ngữ điệu Anh.
William đứng dậy chào ông ta. ông ta là thành viên già nhất trong ban giám đốc. Tóc đã bạc, tóc mai dài và chiếc đồng hồ vàng đều là biểu hiện của thời xưa nhưng ông nổi tiếng là người liêm khiết trong giới ngân hàng. Không ai cần phải ký hợp đồng gì với Rupert Cork-smith, vì lời nói của ông đủ đảm bảo rồi.
ông nhìn thẳng vào mắt William.
- Tôi đã bỏ phiếu chống lại ông, thưa ông, và cố nhiên ông có thể thấy đơn từ chức của tôi trên bàn giấy này trong vòng một giờ nữa.
Xin mời ông ngồi xuống đã, - Wiìliam nhẹ nhàng nói.
- Cảm ơn ông, - ông ta đáp.
- Tôi đoán ông có quen biết bố tôi và ông tôi.
Tôi có vinh dự đó. ông nội ông với tôi cùng học ở Harvard và tôi vẫn còn nhớ lại với một niềm thương tiếc cái chết bi thảm của cha ông.
- Còn Charles Lester? - William hỏi.
Là bạn thân nhất của tôi. Những điều nói trong di chúc của ông ta vẫn ám ảnh lương tâm của tôi. Ai cũng biết rằng sự lựa chọn của tôi lẽ ra không phải là Peter Parfitt. Tôi thì tôi muốn Ted Leach làm chủ tịch. Nhưng đời tôi chưa bao giờ bỏ phiếu trắng cho bất cứ gì, vì vậy tôi thấy mình phải ủng hộ ứng cử viên nào đối lập với ông, vì tôi nghĩ không thể nào lại bỏ phiếu cho một người tôi chưa được gặp bao giờ.
Tôi khâm phục sự thẳng thắn của ông, ông Cork-smith, nhưng bây giờ tôi có nhiệm vụ phải quản lý một ngân hàng. Lúc này tôi cần đến ông hơn là ông cần đến tôi, vì vậy, là một người còn trẻ hơn, tôi xin ông đừng từ chức.
ông già ngẩng đầu lên nhìn William.
- Tôi không chắc có thể như vậy. Tôi không thể chỉ qua một đêm là thay đổi thái độ của mình được, - Cork-smith nói, hai tay để lên đầu gậy.
ông hãy cho tôi sáu tháng, và nếu như lúc đó ông còn thấy như vậy thì tôi cũng không dám đấu tranh gì với ông nữa.
Hai người im lặng một lát, rồi Cork-smith lại nói:
- Charles Lester nói đúng, ông thật là con của Richard Kane.
- ông sẽ tiếp tục làm việc cho ngân hàng này chứ, thưa ông?
Tôi đồng ý. ông biết đấy, chẳng có anh ngốc nào bằng anh ngốc già.
Rupert Cork-smith chống gậy từ từ đứng dây. William bước đến đỡ nhưng ông ta gạt ra.
- Chúc anh bạn trẻ may mắn. Anh có thể trông vào sự ủng hộ hoàn toàn của tôi.
- Xin cảm ơn ông, - William nói.
Lúc mở cửa, William trông thấy Peter Parfitt đã đang chờ ở ngoài hành lang.
Rupert Cork-smith đã đi rồi, nhưng hai người chưa nói gì với nhau.
Peter Parfitt vừa bước vào đã nói ngay.
- Tôi đánh liều thế là thua rồi. Chả biết làm thế nào hơn được, - ông ta cười. - ông không giận gì chứ, Bill? - ông ta giơ tay ra bắt.
- Không giận gì đâu, ông Parfitt. ông vừa nói đúng đấy ông đánh liều và ông thua rồi. Bây giờ thì ông hãy từ chức khỏi ngân hàng này đi.
- Sao cơ ? - Parfitt hỏi.
- Từ chức, - William nói.
Thế thì hơi tệ đấy, phải không Bill? Hành động của tôi không cá nhân tí nào. Tôi chỉ đơn giản cảm thấy rằng. . .
- Tôi không muốn có ông trong ngân hàng này của tôi nữa, ông Parfitt. Ngay đêm nay ông phải đi cho, và đừng bao giờ quay lại nữa.
Nếu tôi bảo là không đì thì sao? Tôi có nhiều cổ phiếu trong ngân hàng và còn được rất nhiều sự ủng hộ của ban giám đốc. Hơn thế nữa, tôi còn có thể kiện ông được.
Vậy tôi khuyên ông nên đọc kỹ nội quy của ngân hàng, ông Parfitt, tôi cũng đã nghiên cứu nó sáng nay rồi.
William nhặt cuốn sổ bìa da ở bàn lên và giở qua mấy trang. Tìm đến một chương anh đã đánh dấu từ sáng, anh đọc to:
Chủ tịch có quyền gạt bỏ bất cứ người nào không còn tin được nữa. - Anh nhìn lên. - Tôi không còn tin được ông nữa, ông Parfitt, do đó ông phải từ chức và nhận hai năm lương. Nếu ngược lại ông buộc tôi phải gạt bỏ ông, thì tôi đành phải để ông rời khỏi ngân hàng với cổ phiếu của ông thôi, ngoài ra không còn gì khác nữa. Tùy ông chọn.
- ông không để cho tôi có cơ hội nào ư?
- Tôi đã cho ông một cơ hội trong bữa ăn tối ở nhà ông tuần trước, nhưng ông đã nói dối và lừa đảo. ĐÓ không phải là những nét tôi muốn có trong những người phó chủ tịch sau này của tôi. Vậy ông muốn từ chức hay để tôi phải đuổi ông đi, ông Parfitt?
- Khốn kiếp, Kane. Thôi được, tôi từ chức.
- vậy là tốt ông ngồi xuống đây và viết ngay đơn từ chức đi.
- Không ! sáng mai lúc nào tiện tôi sẽ viết và đưa cho anh. - ông ta nói rồi định bước ra cửa.
- Viết ngay bây giờ, không thì tôi đuổi ông. - William nói.
Peter Parfitt ngập ngừng một chút rồi quay lại ngồi phịch xuống chiếc ghế bên cạnh bàn giấy của William.
William đưa cho ông ta tờ giấy của ngân hàng và một cây bút. Parafitt rút bút riêng của ông ta ra và bắt đầu viết đơn Viết xong, William cầm lấy xem cẩn thận.
- Thôi chào ông Parfitt.
Peter Parfitt bỏ ra không nói một lời. Vài lát sau Ted Leach bước vào.
- ông muốn gặp tôi chứ, ông chủ tịch
- Vâng, - William nói. - Tôi muốn chỉ định ông làm phó chủ tịch toàn diện của ngân hàng. ông Parfitt cảm thấy ông ấy phải từ chức.
- Ồ tôi lấy làm lạ đấy, tôi tưởng ông ta... .
William đưa lá đơn cho ông xem. Ted Leach đọc rồi nhìn William.
Tôi sẽ lấy làm sung sướng được là phó chủ tịch toàn diện. Cảm ơn ông đã tin cậy.
- Tốt rồi. Tôi nhờ ông trong hai ngày tới thu xếp cho tôi được gặp từng giám đốc một. Tôi sẽ bắt đầu làm việc từ tám giờ sáng mai.
Vâng, thưa ông Kane.
- CÓ lẽ cũng nhờ ông đưa lá đơn từ chức này của ông Parfitt đến bí thư công ty.
- Tùy ông, thưa ông chủ tịch.
- Tên tôi là William. ông Parfitt cũng đã mắc sai lầm về chuyện này.
Ted Leach mỉm cười dè dặt.
- Vâng, sáng mai sẽ gặp lại ông, William.
ông ta đi rồi, William ngồi xuống chiếc ghế của Charles Lester và quay tít một hồi đến chóng mặt. Rồi anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn xuống phố Wall, nhìn đám người đi lại tấp nập, nhìn ra những nhà ngân hàng và các cơ quan đại lý của nước Mỹ với một niềm vui khó tả. Từ nay anh là một phần của tất cả những cái đó
- Xin hỏi, ông là ai, thưa ông? - một giọng đàn bà vang lên phía sau lưng anh.
William quay ghế lại thấy một người đàn bà cỡ trung niên, ăn mặc cổ lỗ, nhìn anh với một vẻ giận dữ.
- CÓ lẽ tôi cũng muốn hỏi bà như vậy, - William nói.
- Tôi là thư ký của ông chủ tịch, - người đàn bà cứng cỏi đáp.
- Còn tôi, - William nói, - là chủ tịch.
******
Mấy tuần sau đó, Wilìiam chuyển gia đình về New York, kiếm được một ngôi nhà bốn tầng ở phía Đông đường 68. Ngôi nhà có đủ mọi thứ Kate cần đến, kể cả một mảnh vườn ở phía sau. Nhưng ở được đâu ra đấy còn mất lâu thời gian hơn họ tưởng. Trong ba tháng đầu William cố gắng bứt hẳn ra khỏi Boston để làm nhiệm vụ của mình ở New York. Anh muốn tập trung mỗi ngày đêm, mong cho nó dài hơn hai mươi
bốn tiếng đề có thề dồn sức vào đây được, nhưng rồi anh vẫn thấy khó có thể cắt đứt quan hệ với ngân hàng cũ. Tong Simmons giúp đỡ anh rất nhiều, và bây giờ William mới thấy tại sao Alan Lioyd lại chủ trương ủng hộ ông ta làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot. Lần đầu tiên anh phải thừa nhận Alan đã làm đúng.
Cuộc sống của Kate ở New York chẳng mấy chốc trở thành bận rộn. Virginia đã có thể bò quanh phòng và bò cả vào thư viện của William. Richard muốn có chiếc áo gió như mọi chú bé khác ở New York. Với tư cách là vợ của một chủ tịch ngân hàng ở New York, Kate phải thường xuyên tổ chức nhiều tiệc tùng chiêu đãi phải làm sao cho các giám đốc và khách hàng chủ yếu được có cơ hội gặp riêng và trao đổi với William.
Kate đã giải quyết mọi tình hình liên quan với một vẻ duyên dáng lịch sự, còn Willlam thì cũng rất cảm ơn ngân hàng Kane và Cabot đã giúp chuyển cho anh phần tài sản lớn nhất. Khi Kate báo cho William biết là chị lại sắp đẻ nữa, anh chỉ biết hỏi: thế à, vậy mà anh không biết. Virgima thì rất thích, mặc dù không hiểu tại sao mẹ lại béo ra thế, Richard không cần biết gì hết.
Trong vòng sáu tháng, cuộc xung đột với Peter Parfitt đã trở thành chuyện quá khứ, và William thì đã làm một chủ tịch không ai chối cãi nổi của ngân hàng Lester, một nhân vật mà giới tài chính ở New York phải tính đến. Cứ ít tháng William lại xem lại
tình hình và tính chuyện thay đổi hướng làm ăn để đạt mục tiêu mới. Anh đã thực hiện được tham vọng của đời mình là trở thành chủ ngân hàng Lester vào tuổi ba mươi, mặc dầu vậy anh vẫn cảm thấy còn nhiều giang sơn khác phải chiếm lĩnh, chưa thể thỏa mãn mà ngồi đó mơ mộng được.
Kate đẻ đứa con thứ ba vào cuối năm đầu tiên William làm chủ tịch Lester. ĐÓ là một đứa con gái nữa, được đặt tên là Lucy. Virgima bây giờ đã biết đi. William dạy nó ru Lucy nằm trong nôi. Richard đã gần sáu tuổi và sắp phải vào trường tiểu học Buckley.
Chú tranh thủ dịp này đòi bố mua cho chiếc gậy dã cầu mới. Lucy đã biết nắm được vào tay bố.
Trong năm đầu William làm chủ tịch, lợi nhuận của ngân hàng Lester đã tăng lên chút ít. Anh dự đoán năm thứ hai sẽ thu được nhiều hơn.
*****
Ngày 1 tháng Chín năm 1939, Hitler tiến quân vào Ba lan.
Một trong những phản ứng đầu tiên của William là nghĩ đến Abel Rosnovski và khách sạn Nam tước mới của ông ta trên Đại lộ công viên, lúc này đã rất nổi tiếng ở New York. Báo cáo hàng quý của Thomas Cohen gửi đến cho thấy Rosnovski ngày càng mạnh lên, tuy cái ý muốn mở rộng cơ nghiệp sang châu âu lúc này có thể hãy tạm đình lại đã. Cohen vẫn chưa tìm ra mối quan hệ trực tiếp nào giữa Henry Osbome
với Abel Rosnovski, tuy ông phải thừa nhận rằng càng ngày càng khó có thể khẳng định được những gì William yêu cầu.
Wilham chưa bao giờ nghĩ rằng nước Mỹ sẽ dính líu đến một cuộc chiến tranh nữa ở châu âu, nhưng anh vẫn để ngỏ chi nhánh ngân hàng Lester ở Lon don để tỏ cho thấy anh đứng về phía nào, và anh cũng không hề nghĩ đến chuyện bán mười hai nghìn mẫu đất ở Hampshire và Lincolnshire. Trái lại, từ Boston, Tony Simmons báo cho William biết ông có ý muốn đóng cửa chi nhánh ngân hàng Kane và Cabot ở London. William lấy cớ vì có những vấn đề do chiến tranh gây ra ở London nên cần trở về Boston gặp Tony.
Hai ông chủ tịch bây giờ gặp nhau rất thân mật và thoải mái vì họ chẳng còn có lý do gì mà đối chọi nhau nữa. Thực ra, họ đều muốn tranh thủ lẫn nhau để có được những cơ hội làm ăn mới. Như Tony đã dự đoán trước, ngân hàng Kane và Cabot đã mất đi một số khách hàng quan trọng từ khi Wiìliam làm chủ tịch Lester. Tuy nhiên, William bao giờ cũng báo cho Tony biết mỗi khi có một khách hàng cũ muốn chuyển tài khoản, mà anh thì anh không mong như vậy. Ngồi ăn với nhau ở một cái bàn góc phòng nhà hàng Locke-ober, Tony Simmons lại nhắc lại ý kiến của ông ta muốn đóng cửa chi nhánh ngân hàng Kane và Cabot ở London.
- Lý do của tôi rất đơn giản, - ông ta nhấp rượu và nói.
thứ rượu nho nhập từ Pháp rất ngon nhưng ông không tỏ vẻ quan tâm gì đến chuyện những gót giầy của quân Đức sắp sửa giẫm nát các vườn nho trên đất Pháp. - Tôi nghĩ ngân hàng sẽ mất thêm tiền nếu chúng ta không rút ra khỏi Anh.
Tất nhiên, ông sẽ mất đi một ít tiền đấy, Wilham nói, - nhưng chúng ta phải ủng hộ người Anh.
- Sao thế - Tony hỏi. - Chúng ta làm ngân hàng, chứ có phải là câu lạc bộ những người đi ủng hộ đâu.
- Nước Anh không phải là một đội dã cầu, Tony ạ. ĐÓ là cả một quốc gia dân tộc mà tất cả di sản chúng ta có được là nhờ ở họ...
- Giá anh làm chính trị thì đúng hơn, - Tony nói. - Tài năng của anh bị phí phạm vào ngân hàng mất rồi.
Tuy nhiên, còn có một lý do quan trọng hơn nữa để chúng tôi phải đóng cửa chi nhánh ngân hàng. Nếu Hitler tiến quân vào Anh như đã tiến quân vào Ba lan và vào Pháp - mà tôi chắc chắn là y sẽ làm như vậy thì ngân hàng sẽ bị chiếm ngay và chúng tôi sẽ không còn một xu nào ở London nữa.
- NÓ không dám đâu, - William nói. - Nếu Hitler chỉ đặt một chân lên đất Anh thôi là Mỹ sẽ nhẩy vào chiến tranh liền.
Không bao giờ, - Tony nói. - FDR đã.tuyên bố ủng hộ mọi thứ trừ chiến tranh. Và dân Mỹ sẽ làm ầm lên cho mà coi.
- ông đừng có nghe các nhà chính trị, - William nói. - Nhất là Roosevelt. Khi ông ta nói "không bao giờ thì điều đó chỉ có nghĩa không phải là hôm nay, hoặc ít nhất không phải là sáng nay. ông chỉ cần nhớ lại xem năm 1916 Wilson đã nói gì thôi.
- Bao giờ thì anh ra ứng cử vào Thượng viện? - Tony cười.
- ĐÓ là câu hỏi mà tôi có thể trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Tôi tôn trọng những tình cảm của anh, William, nhưng tôi muốn rút.
ông là chủ tịch, - William đáp. - Nếu ban giám đốc ủng hộ ông, ông có thể đóng cửa chi nhánh Loi don ngay ngày mai, và tôi sẽ không bao giờ dùng địa vị của mình để chống lại đa số.
- Đến khi nào anh nhập hai ngân hàng lại với nhau thì nó sẽ thành quyết định của anh.
Tôi đã nói với ông rồi, Tony, khi nào ông còn là chủ tịch thì tôi sẽ không bao giờ có ý định làm thế.
Nhưng tôi nghĩ là chúng ta phải sáp nhập thôi.
Sao? - William làm bắn cả rượu nho ra khăn bàn vì anh không tin điều mình vừa nghe nói. - Trời đất ơi Tony, ông thật là người không ai có thể đoán trước được
- Tất nhiên, tôi vẫn để lợi ích của ngân hàng lên trên hết, William. Anh thử nghĩ về tình hình hiện nay xem. Bây giờ New York là trung tâm tài chính của Mỹ hơn lúc nào hết, và nếu Anh rơi vào tay Hitler thì nó sẽ thành trung tâm tài chính của thế giới, mà Kane và Cabot thì phải cần vươn đến chỗ đó. Hơn nữa, nếu chúng ta sáp nhập lại với nhau thì có thể tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh hơi, và những hiểu biết về
chuyên môn của chúng ta sẽ bổ sung cho nhau. Kane và Cabot xưa nay vẫn làm nhiều về mặt hàng hải và công nghiệp nặng, trong khi đó Lester làm rất ít.
Ngược lại bên anh làm nhiều về cổ phiếu mà chúng tôi thì lại hầu như không đụng gì đến nó. ĐÓ là chưa nói đến chuyện chúng ta có nhiều cơ quan không cần thiết ở các thành phố khác nữa.
- Tony, tôi đồng ý với tất cả những gì ông vừa nói, nhưng tôi vẫn muốn ở lại Anh.
Lại càng chứng minh điều tôi nói là đúng, William. Chi nhánh Kane và Cabot ở London sẽ đóng cửa, nhưng chúng ta vẫn còn giữ Lester. Như vậy nếu London gặp khó khăn gì thì cũng không ngại lắm, vì chúng ta đã được củng cố mạnh hơn rồi.
Nhưng ông sẽ thấy thế nào nếu tôi nói rằng trong khi Roosevelt có quy định về ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trên phạm vi một bang, như vậy nếu sáp nhập thì chỉ được hoạt động ở New York thôi, bấy giờ Boston chỉ còn là một bàn giấy hình thức thì sao nhỉ?
- Tôi sẽ ủng hộ anh, - Tony nói. - Anh có thể tính đến đi vào ngân hàng thương mại và bỏ quách hoạt động đầu tư đi.
Không đâu, Tony. Với FDR thì một người lương thiện không thể làm cả hai thứ một lúc được. Vả lại, bố tôi đã từng bảo hoặc là anh phục vụ cho một số ít người giàu hoặc anh phục vụ cho số đông người nghèo, không thể làm cho cả hai được, vì vậy Lester vẫn cứ tiếp tục là ngân hàng thương mại theo truyền thống của nó chừng nào tôi còn làm chủ tịch. Nhưng nếu chúng ta quyết định sáp nhập hai ngân hàng thì ông
có thấy vấn đề gì khó khăn sẽ nảy sinh không ?
- Hai bên cùng có thiện chí thì chả có khó khăn nào không vượt qua được. Nhưng anh cũng nêu suy nghĩ kỹ về hậu quả của nó nhé, William, vì như vậy anh sẽ chỉ là một cổ đông thiểu số trong ngân hàng mới nên không còn kiểm soát được toàn bộ nữa, và anh sẽ dễ bị thao túng đấy.
- Tôi chỉ sợ lại phải làm chủ tịch của một trong những thể chế tài chính lớn nhất của nước Mỹ thôi.
Tối hôm đó William trở lại New York, trong lòng phấn khởi sau cuộc bàn luận với Tony. Anh triệu tập cuộc họp ban giám đốc Lester để trình bày cho họ nghe về đề nghị của Tony Simmons. Sau khi ban giám đốc chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập, anh yêu cầu các giám đốc ngân hàng hãy xét kỹ thêm về chi tiết toàn bộ kế hoạch ấy.
Trưởng các bộ phận mất ba tháng mới trình bày lại được cho ban giám đốc và ai cũng đều đi đến kết luận giống nhau là việc sáp nhập chẳng qua chỉ là chuyện
bình thường, vì hai ngân hàng có thể bổ sung cho nhau về nhiều mặt. Với nhiều văn phòng trên khắp đất Mỹ và các chi nhánh ở châu âu, hai ngân hàng có nhiều điểm có thể bồ trợ cho nhau được. Hơn nữa, chủ tịch ngân hàng Lester vẫn còn 51 phần trăm cổ phiếu trong Kane và Cabot nên việc sáp nhập càng tiện lợi.
Một số giám đốc của Lester không hiểu tại sao trước đây William không nghĩ đến điều đó. Ted Leach cho rằng có lẽ khi Charles Lester chỉ định William làm người kế vị thì ông ta đã nghĩ đến điều đó rồi.
Các chi tiết của việc sáp nhập phải mất gần một năm bàn đi tính lại mới xong, các luật gia phải làm việc đến khuya mới hoàn thành được giấy tờ. Sau khi hoán vị các cổ phiếu, hóa ra William lại là một cổ đông lớn nhất với 8 phần trăm tổng số tài khoản
trong công ty mới, và lại được bầu làm chủ tịch và thống đốc ngân hàng. Tony Simmons ở lại Boston làm phó chủ tịch và Ted Leach ở New York làm một phó
chủ tịch khác. Ngân hàng thương mại mới được đặt tên lại là Lester, Kane và Công ty tuy người ta vẫn chỉ gọi đó là Lester thôi.
William quyết định tổ chức một cuộc họp báo ở New York để công bố việc sáp nhập hai ngân hàng. Anh chọn ngày thứ hai, mùng 8 tháng Chạp, năm 1941, để thông báo cho thế giới tài chính nói chung. Cuộc họp báo phải hủy bỏ vì sáng hôm trước, quân Nhật đã tiến
công Trân Châu Cảng.
Thông báo được chuẩn bị trước đã gửi cho các báo rồi, nhưng các trang báo tài chính sáng ngày thứ ba chỉ đăng việc sáp nhập vào một chỗ nhỏ thôi, khiến William không lấy gì làm thích lắm.
Anh chưa tính được đến lúc nào anh sẽ nói với vợ về chuyện anh ghi tên vào quân đội, và nói như thế nào. Khi Kate được tin đó, chị hoảng hồn lo sợ và lập tức bảo anh rút lại quyết định ấy đi.
- Cái mà hàng triệu người khác không làm được thì anh tưởng anh làm được ư - Chị hỏi.
- Anh cũng không chắc, - William nói. - Nhưng có thể tin chắc được một điều là anh phải làm điều gì mà bố anh và ông nội anh trong trường hợp này đều phải làm rồi.
- Các cụ làm là vì lợi ích của ngân hàng chứ.
Không, - William nói. - Các cụ đã làm vì lợi ích cao nhất của nước Mỹ.