“Bậc trí giả thường gặp lúc gặp chông gai lại càng thêm bền chí,
Sư tử lâm vào cảnh đói khát sẵn sàng sát thương cả loài voi khổng lồ.”
(Cách ngôn Sakya)
-Về rồi đấy à?
Tôi và Kháp Na vừa đặt chân đến Phủ Châu thì nhận được tín hiệu mà Khabi phát ra bằng thứ mùi đặc biệt của loài hổ ly chúng tôi. Tôi lần theo mùi hương đến chỗ Khabi, hai chúng tôi giả bộ lên đồi đi dạo. Cô ấy lệnh cho người hẩu giữ khoảng cách và không được làm phiền chúng tôi Nhác thấy gương mặt đầy lo âu của Khabi, đột nhiên tôi cảm thấy sốt ruột lạ lùng, bèn hỏi ngay:
- Đã xảy ra chuvện gì?
Đôi mày thanh tú của cô ấy chau lại:
- Trong thời gian cô đi vắng, pháp vương của phái Karma Kagyu, ngài Karmapa đã đến đây.
Cứ tưởng xảy ra chuyện gì nghiêm trọng, tôi thở phào một cái, nhìn Khabi vẻ đầy thắc mắc.
- Phủ đệ của Hốt Tất Liệt vẫn ngày ngày tiếp đón người của các giáo phái khác nhau đến xin được phục vụ cho Vương gia đây thôi! Ngài Karmapa này là người thế nào mà khiến Vương phi Khabi được sủng ái rất mực phải lo lắng nhường vậy?
- Cô chẳng biết gì cả!
Một cái cốc giáng xuống đầu, tôi nhăn mặt kêu đau. Khabi lạnh lùng nói bằng giọng mũi:
- Người này không giống mấy tên thầy mo quèn, chuyên bày trò ma quỷ lừa gạt người khác đâu. Ông ta cũng xuât thân từ dòng dõi cao quý, còn nhỏ đã nổi tiếng thông minh, trác việt. Ông ta được chọn là linh đổng chuyển thế của người khai sáng ra giáo phái Karma Kagyu, tiếng tăm lan khắp vùng Wusi suốt bốn mươi năm qua. Nêu không có cuộc tranh biện vừa qua, Bát Tư Ba sẽ chỉ là một tiểu Lạt Ma nổi danh ở vùng Hậu Tạng xa xôi, hẻo lánh và nghèo nàn. Còn ph áp vương Karmapa là người mà ở khu vực phồn vinh nhất của đất Tạng ai nấy đều hay, nhà nhà biết tiếng.
Nghe Khabi nói vậy, tôi chợt nhớ ra, bốn mươi năm trước, giáo phái Karma Kagyu đã tìm ra hướng đi riêng, không lựa chọn trong số các đệ tử hoặc con cháu của người đứng đầu giáo phái một người xứng đáng để kế thừa pháp thống mà tìm kiếm một đứa trẻ được cho là linh đồng chuyển thế của vị pháp vương tiền nhiệm. Đó là điều chưa từng có trong lịch sử tôn giáo ở đất Tạng, bởi vậy sự kiện này đã gây chấn động một thời, ngay cả một hổ ly ngày ngày giam mình trong sơn động trên núi Côn Luân như tôi cũng biết. Vậy ra, chính là người này đã đến phủ Vưon gia Hốt Tất Liệt.
Tôi vừa xoa đầu vừa hỏi:
- Việc ông ta đến đây có đe dọa địa vị của Bát Tư Ba không?
- Có đấy! Sau khi tới đây, ông ta đã nhiều lần phô bày năng lực thần kỳ của mình, giúp Đại vương được chiêm ngưỡng ảo ảnh về những cung điện trên mặt biển và trên trời cao. Tất cả các đại thần và phi tử sau khi xem xong màn ảo thuật của ông ta đều choáng ngợp và hết lời khen ngợi. Bọn họ đang kháo ầm lên rằng, vị Lạt Ma lão luyện này tài ba hơn, thần thông quảng đại hơn thượng sư trẻ tuổi, người xưa nói đâu có sai, "gừng càng già càng cay"!
Tôi bực mình:
- Bát Tư Ba rất ác cảm với mấy trò phù phép, ma quỷ nhằm mê hoặc người khác. Chắc chắn cậu ấy sẽ không bận tâm đến những lời bàn tán kia.
Khabi buồn tay ngắt một chiếc lá, vần vò trong tay, hàng lông mày lá liễu xô lại, cô ấy thở dài não nề:
- Đúng là như vậy! Ta có đến thuyết phục Bát Tư Ba, cậu ấy chỉ mỉm cười không nói. Tuy Đại vương rất mực tín nhiệm Bát Tư Ba nhưng nghe nhiều những lời bàn ra tan vào vô thưởng vô phạt ấy, ta chỉ lo Đại vương sẽ dao động, nếu vậy, địa vị của Bát Tư Ba sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi hiểu cậu ây chẳng để tâm những chuyện điều tiếng ấy, lắc đầu, nói:
- Dù địa vị có bị lung lay chăng nữa, Bát Tư Ba củng không bận tâm đâu. Cậu ấy chẳng màng những vinh nhục, được mất của cá nhân.
Khabi ném chiếc lá đã nhàu nát xuống đất, hai tay chông nạnh, giọng cứng như đá:
- Vấn đề đáng lo là Bát Tư Ba có muốn không quan tâm cũng không
được.
Tôi giật mình sửng sốt, ngẩng lên nhìn Khabi. Cô ây gật đầu xác nhận:
- Karmapa đã đề nghị được thách đấu với Bát Tư Ba. Hai hổ không thể chung một núi, muốn giữ yên địa vị của bậc thượng sư như hiện nay, Bát Tư Ba buộc phải chấp nhận lời thách đấu. Nếu không, Đại vương sẽ không hài lòng, thậm chí có thế sẽ xem xét việc tôn Karmapa lên làm thượng sư. Nếu vậy, bao công sức và tâm sức mà Bát Tư Ba dổn vào việc phục hưng giáo phái Sakya sẽ đổ xuống sông xuống biển!
Khabi ngồi xuống, nhìn tôi chăm chú, tôi nhận thấy vẻ nghiêm túc chưa từng thấy trong ánh mắt của cô ấy.
- Bát Tư Ba có thể không màng đến lợi ích cá nhân, nhưng lẽ nào có thể bỏ mặc cả giáo phái? Từ bỏ cơ hội trở về Sakya thọ giới để đi theo phò trợ Đại vương, lẽ nào cậu ấy quên mục đích của mình rồi ư?
Tôi sững sỡ, cô ấy nói không sai! Giáo phái Sakya là mối quan tâm lớn nhất của Bát Tư Ba, vì lợi ích của giáo phái, cậu ây buộc phải nhận lời thách đâu! Tôi thở dài, nhìn Khabi chăm chú:
- Khabi, vì sao cô phải ra sức bảo vệ Bát Tư Ba như vậy?
- Lúc trước, ta giúp Bát Tư Ba là vì muốn mê hoặc cậu ấy.
Nhận thấy gương mặt tôi lập tức đổi sắc, Khabi vội vàng xoa đầu tôi:
- Một bậc cao tăng như thế không hồ ly nào không muốn hút lấy linh khí của cậu ta.
Tôi trừng mắt nhìn, nhưng chưa kịp mở miệng, cô ây đã cướp lời, giải
thích:
- Sau đó, ta nhận thấy ý chí của cậu ấy vô cùng kiên định, dù có làm gì cũng không thê dụ dỗ được nên ta đã từ bỏ ý định.
Khabi rút khăn tay ra che miệng, nhìn tôi cười thích thú:
- Cô yêu người đàn ông như thế sẽ khổ lắm đây!
Tôi nghiến răng kèn kẹt, chỉ muốn ngoạm cho cô ta một miếng. Đó là bí mật sâu kín mà bấy lâu nay tôi chôn chặt trong lòng, việc gì cô ấy phải nói oang oang như thế. Dường như chẳng thèm quan tâm đến biểu cảm của tôi, Khabi tiếp tục:
- Từ lâu Bát Tư Ba đã biết ta không phải người phàm. Những người tu hành có tuệ căn từ rất sớm như cậu ấy đặc biệt tinh nhạy, mẫn tiệp. Nhưng Bát Tư Ba là người thuần khiết, nhân hậu, biết ta không có ý hãm hai Đai vương nên cũng không bắt ta chịu tội. Ta thật lòng cảm kích vì điều đó.
Tôi chẳng thấy tâm trạng khá hơn nên rất muốn chọc giận cô ả:
- Còn ngài Karmapa này thì sao? Ông ta có phát hiện ra hình hài thật của cô không?
Khabi lộ vẻ lo lắng, khẽ lắc đầu:
- Hiện tại thì chưa, nhưng ta rất lo. Ông ta tỏ ra là một người biết nhiều phép thần thông, thêm nữa, vì muốn tranh đoạt địa vị thượng sư, đã không ngán đưa ra lời thách đấu với Bát Tư Ba. Ta thậm chí không dám thở mạnh trước mặt ông ta vì sợ bị phát hiện. Nhưng nếu như ông ta cư trú lâu dài trong Vương phủ thì sớm muộn cũng có ngày ông ta phát giác ra căn cốt thật sự của ta. Đến lúc đó, ta tin rằng ông ta sẽ không bỏ qua cơ hội trời cho để phô diễn tài phép trước mặt Đại vư ng. Thế nên ta giúp Bát Tư Ba cũng là giúp chính mình.
- Nhưng phải giúp cậu ấy thế nào đây? - Nghĩ tới tình cảnh hiện nay của Bát Tư Ba, tôi không khỏi phấp phỏng, lo âu. - Tuy kiến thức của Bát Tư Ba rất sâu rộng, uyên bác nhưng cậu ấy chưa bao giờ dành thời gian nghiên cứu và luyện tập những trò phù thủy đó.
Khabi nhìn tôi chăm chú:
- Bây giờ chỉ có cô mới giúp được cậu ấy. Trong buổi thi đấu ngày mai, cô hãy biến hóa tạo ra ảo giác khiến cho mọi người tin vào năng lực thần thông của Bát Tư Ba.
- Được. - Tôi gật đầu không suy nghĩ, nhưng sau đó suy xét, lại thấy có chút băn khoăn. - Nhưng tôi chỉ mới luyện phép biến hóa một thời gian ngắn, nếu phải che mắt hết thảy mọi người trong đó có cả Karmapa thì e rằng không kéo dài được lâu.
- Cô cứ gắng hết sức mình là được.
Tôi gật đầu. Mặt trời đã xuống lưng chừng núi, không muốn lãng phí thời gian, tôi vội vã quay về tìm Bát Tư Ba bàn bạc. Chưa kịp cất bước, tôi đã bị túm cổ, nhấc bổng lên Khabi ghé sát khuôn mặt xinh đẹp vào người tôi, diễn vẻ bí hiểm:
- Tiểu Lam, ta định không nói với cô chuyện này, nhưng thấy cô xả thân giúp Bát Tư Ba như vậy, nếu tiếp tục giấu cô, ta sẽ không thoải mái.
Tôi giãy giụa đòi Khabi thả xuống, vừa tiếp đất đã nghe thấy những lời
này:
- Cô nói đúng, thi triển phép thuật trước mặt chừng ấy người, chắc chắn sẽ tổn hao rất nhiều linh khí.
Toàn thân tôi run rẩy, cả giọng nói cũng lạc đi:
- Sẽ có phản ứng ngược, đúng không?
- Phép biến hóa không phải tà thuật nên không đến mức gây ra phản ứng ngược. Nhưng cô sẽ phải mất thêm rất nhiều thời gian mới có thể gõ bỏ bùa chú của đại sư Ban Trí Đạt và tu luyện thành người.
Tôi sửng sốt:
- Nhiều là bao nhiêu năm?
- Ai mà biết được! Còn phải xem trong cuộc đấu pháp với Karmapa, cô bị tiêu hao bao nhiêu linh khí. Có thể chỉ cần dăm ba năm, cũng có thể phải mất dăm ba chục năm.
Khabi nháy mắt với tôi, nở nụ cười nham hiểm, vẻ mặt đắc chí:
- Đến lúc đó, có lẽ Bát Tư Ba đã là một ông lão tóc bạc da mồi mất rồi!
Trong lúc tôi vẫn còn ngẩn ngơ thì Khabi đã ngúng nguẩy thân hình yêu kiều của cô ây đi xuống núi:
- Tôi biết thời gian qua cô đã dốc sức tu luyện, mong sớm có được hình dáng của con người nên cô hãy nghĩ cho kỹ.
Khabi đi rồi, tôi ngồi thẫn thờ rất lâu trên sườn đồi, đ ến tận khi vệt nắng cuốỉ cùng khuất lấp nơi chân trời mới thất thểu trở về lán trại của Bát Tư Ba và Kháp Na.
Hôm sau, trong lán trại của Hốt Tất Liệt, tôi được diện kiến đối thủ của Bát Tư Ba - linh đồng chuyển thế đầu tiên của giáo phái Karma Kagyu - ngài Karmapa. Ông ta mới năm mươi tuổi nhưng gương mặt già nua như thể đã năm mươi lăm, năm mươi sáu. Các nét trên gương mặt ông ta tựa một khối kiến trúc đã được gọt đẽo kỳ công, tỉ mỉ, đó là một gương mặt góc cạnh, xương gò má cao. Ông ta cao lênh khênh, cao hơn Bát Tư Ba nửa cái đầu, vì vậy mà lưng hơi còng xuống khiến chiếc áo cà sa ông ta khoác trên mình trông như một mảnh vải vắt thờ ơ trên vách núi vậy.
Tôi hóa phép ẩn mình đứng một bên, chợt hiểu vì sao Khabi lại lo lắng nhường vậy. Con người này rất uy nghiêm, giữa vòm mắt sâu hun hút là đôi mắt sắc như mắt chim ưng, lạnh lùng quan sát và kiểm soát người đối diện, khiến người ta giật mình hoảng sợ vì có cảm giác như thể bị nhìn thấu tim gan.
Karmapa ngồi đối diện với Bát Tư Ba, ánh mắt lạnh lùng, thù địch. Hốt Tất Liệt quan sát hai người, thử bài khuyên can:
- Đại sư Karmapa, ngài và Bát Tư Ba đều là bậc danh sư nức tiếng đất Tạng về Phật pháp, ta rất mực nể trọng các vị các vị đâu cần phải thách đấu, phân chia thắng thua!
- Bần tăng chỉ muốn xem xem nhà sư trẻ tuổi này có gì ghê gớm mà khiến một người thần dũng như Đại vương phải bái làm thượng sư.
Thứ tiếng Mông Cổ không lưu loát, khó nghe và rời rạc khiến người ta bức bối.
Bát Tư Ba lặng lẽ thở dài, gắng sức kiềm chế để giữ phép lịch sự:
- Thưa đại sư, Lạc Truy Kiên Tán tuổi còn trẻ, đạo học còn mỏng, không dám so bì với đại sư. Sở dĩ bần tăng và Đại vương có duyên với nhau là do ân điển của Phật Tổ. Đại vương là bậc minh chủ, xem trọng hiền tài, chi bằng hai chúng ta hãy cùng chung sức chung lòng phò trợ Đại vương tu tập Phật pháp, như thế chẳng phải tốt hơn sao?
Karmapa nghếch chiếc cằm nhọn về phía Bát Tư Ba, ngạo mạn hầm hừ:
- Kể cả là như vậy thì cũng phải phân thứ bậc! "Bát Tư Ba" vốn mang nghĩa là bậc thánh giả, nhưng ngươi còn chưa thọ giới Cụ túc, hai mươi mốt tuổi vẫn chỉ là một Sa di, ngươi dựa vào đâu mà nhận danh xưng này, dựa vào cái gì mà đòi làm thượng sư của Đại vương Hốt Tất Liệt?
Nói đoạn, ông ta quay đầu lại, cung kính vái Hốt Tất Liệt một vái, lời lẽ khắc nghiệt:
- Nếu bần tăng ở lại, cúi xin Đại Vưưng xem xét lại vị trí thượng sư!
Khi nghe ông ta chê cười mình vẫn còn là một Sa di, Bát Tư Ba cố gắng nhẫn nhịn, nhưng khi ông ta cầu xin Hốt Tất Liệt thay vị trí thượng sư thì mặt cậu ấy đã biến sắc. Kháp Na đứng bên cạnh chừng như không chịu nổi, định bước ra cãi lý, nhưng Bát Tư Ba đã ra hiệu cho cậu dừng lại. Hốt Tất Liệt cũng chẳng vui vẻ gì, ngài khoát tay, bực dọc nói:
- Được thôi, nếu đại sư cho rằng ta đã chọn sai người thì xin mời hai vị trổ tài thần thông trước mặt đông đảo quan khách ở đây. Ta muốn xem ai mới là người xứng đáng làm thượng sư của ta!
Vương gia đã hạ lệnh, cuộc thi đấu này không thể tránh khỏi. Mọi người có mặt trong lán trại khi ấy đểu nghển cổ, nín thở quan sát hai "đấu sĩ" chuẩn bị bước vào trận đâu. Bát Tư Ba sa sầm mặt mày, khuôn ngực phập phổng chừng như rất xúc động, cậu hít thở sâu vài lần để lấy lại bình tĩnh, sau đó cung kính thưa rằng:
- Nếu vậy, xin mời pháp sư trổ tài trước!
Karmapa nhắm mắt, lầm rầm niệm chú, một luồng hơi từ lòng bàn tay khép lại của đại sư từ từ bay lên, tụ lại thành một quầng mây rực rỡ, phía trên quầng mây ấy, ánh sáng muôn màu lấp lánh ẩn hiện, ở chính giữa là hình ảnh vị Phật Đại Nhật Như Lai ngự trên một ngai cao hình tròn. Tôi thảng thốt, đây chính là Mandala(1) , hay còn gọi là đàn tràng, vốn là hình ảnh tượng trưng của Đại Thiên Thế Giới trong Phật giáo Tạng truyền.
(1) Mandala (Mạn-đà-la): là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của bậc giác ngộ. Theo ý nghĩa thực tiên thì Mandala là đàn tràng để hành giả bày các lê vật hay pháp khí trong nghi thức hành lê, cầu nguyện, tu luyện...
Tiếng vỗ tay rào rào và những lời trầm trổ thán phục râm ran khắp nơi. Phép thuật của Karmapa phải cao minh nhường nào mới có thể tạo ra hình ảnh Mandala rực rỡ kì ảo như vậy. Thứ phép thuật này làm tiêu hao rất nhiều tinh lực của người phàm, bởi vậy ảo ảnh chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi lập tức biến mất. Karmapa bị mất sức, thở hổn hển sau khi màn trình diễn kết thúc. Sau một hổi tĩnh dưỡng, Karmapa gắng gượng hé mắt, ném về phía Bát Tư Ba ánh nhìn đầy khiêu khích.
Bát Tư Ba chắp tay, đỉềm đạm cúi đầu bày tỏ sự thán phục:
- Pháp lực của pháp sư quả rất cao cường, thiên hạ khó ai sánh bằng.
Karmapa tuy đã mệt lả, bàn tay nổi gân xanh run rẩy nhưng khẩu khí vẫn rất mực cay nghiệt:
- Thiên hạ không ai sánh bằng nhưng tiểu Sa di mang hư danh bậc thánh giả là ngươi thì sánh được chứ gì? Hay là ngươi định nhận thua?
Những người có mặt khi đó đã bị kích động bởi lời nói khiêu khích của Karmapa, mọi ánh nhìn háo hức đổ dồn về phía Bát Tư Ba kèm theo những lời khích bác:
- Pháp sư Bát Tư Ba, hãy trổ tài đi!
Bát Tư Ba trâm ngâm một lát, rồi thở dài:
- Xin pháp sư đưa ra yêu cầu, Bát Tư Ba sẽ làm theo.
Karmapa lôi t ừ thắt lưng ra một con dao khoắm, kiểu dao người Tạng hay giắt bên mình, chầm chậm bước tới trước mặt Bát Tư Ba, vẻ dương dương thách thức:
- Nếu là bậc đại đức, ắt sẽ được ngũ bộ thần Phật(2) phù hộ độ trì, thân thể không bị tổn thương. Đây là con dao ta thường giắt bên mình, đã chịu lễ gia trì(3) . Liệu pháp sư Bát Tư Ba có thể đâm dao này vào ngũ bộ trên cơ thể ngài, gồm: tim, hai vai, hai cánh tay để chứng minh ngài là sứ giả được Phật Tổ phái xuống nhân gian để hoằng dương Phật pháp hay không?
(2) Ngũ bộ gồm: Bảo bộ, Liên hoa bộ, Kim cương bộ, Nghiệp bộ, Phật bộ. Năm bộ Phật tượng trưng cho tính giác ngộ viên mãn. Trong Phật giáo Mật tông, ngũ phương Phật là một hệ thống phối trí chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hộ pháp hết sức vi diệu và là sự phối hợp giữa ngũ phương, ngũ trí, ngũ Phật, ngũ bộ và ngũ hành.
(3)Gia trì: là một hình thức của Phật giáo. Ý nghĩa của nghi thức này là nương vào tấm lòng đại bi của Bồ Tát Quan Thế Âm để cầu ngài xuất nước cam lộ, vảy lên và làm cho vật hoặc người chịu lễ được thanh tịnh, mát mẻ. Trước khi hành lễ người ta cần chuẩn bị một bát nước và một nhành liễu. Nước trong tượng trưng cho định lực, nhành liễu linh động tượng trưng cho trí tuệ.
Ai nấy đều lấy tay che miệng, thốt lên sửng sốt. Hốt Tất Liệt mặt mày biến sắc:
- Pháp sư Karmapa, phép biến hóa khi nãy ngài thi triển, nếu không thành thì bất quá củng chỉ khiến ngài mất thê diện một chút thôi. Nhưng với yêu cầu mà ngài đặt ra cho thượng sư của ta, nếu sơ suat sẽ không tránh khỏi thương vong.
- Xin Đại vương chớ lo lắng.
Bát Tư Ba mỉm cười hổn hậu với Hốt Tất Liệt, sau đó quay lại, bình thản đón lấy con dao từ tay Karmapa, gương mặt điềm nhiên, không gợn chút sợ hãi, khẽ gật đầu:
- Bát Tư Ba sẽ làm theo yêu cầu.
Karmapa lùi lại vài bước, nhìn xoáy vào Bát Tư Ba:
- Tốt lắm, nếu pháp sư có thể vượt qua cửa ái nảy, ta sẽ chịu thua, lập tức rời khỏi đây.
Ai nấy đều nín thở, chăm chú nhìn Bát Tư Ba, lòng không khỏi bổn chồn, lo lắng cho thượng sư. Bát Tư Ba rút dao khỏi vỏ, lưỡi dao sắc nhọn, sáng lấp lóa. Cậu ấy nín thở, nhắm mắt, đâm con dao vào vùng tim mình. Giữa tiếng kêu
gào thảng thốt, cậu ây thản nhiên rút dao ra, rổi lại điềm nhiên đâm vào bả vai mình. Cứ thế, cậu ây hoàn tất năm lần đâm vào ngực, hai bên vai và hai cánh tay.
Hốt Tất Liệt lao đến trước mặt Bát Tư Ba, lo lắng kiểm chứng, hoàn toàn không có vết thương nào, cũng không hề chảy máu. Hốt Tất Liệt vui mừng khôn xiết, quay lại tuyên bố với Karmapa lúc đó đã tái mặt vì khiếp sợ:
- Thắng thua đã rõ, pháp sư còn gì để nói nữa không?
Lúc này, gương mặt của Karmapa đã trắng bệch, ông ta chỉ kịp thốt lên ba tiêng: "Ta thua rồi", rồi ngã vật ra vì không chịu nổi cơn chấn động dữ dội này.
Tiếng hoan hô như sấm dậy, mọi người hân hoan bủa vây Bát Tư Ba để chúc mừng. Cậu ấy chỉ mỉm cười đáp lễ, ánh mắt lo lắng chốc chốc lại lướt qua các góc nhỏ lẩn khuất trên đỉnh lán trại như kiếm tìm điều gì.
***
- Khi ấy, thủ lĩnh các giáo phái vì muốn giành được sự ủng hộ của nhà cầm quyền nên nghĩ ra đủ mọi cách phô bày năng lực siêu phàm của mình. Ví như việc họ dự thời tiết, dự đoán tương lai, sử dụng phép ảo thuật biến hóa ra những thứ kỳ lạ không có trên đời, hay bằng những nghi thức tôn giáo phức tạp, phô bày phép thuật thần thông quảng đại, v.v... Trong doanh trại của Hốt Tất Liệt, những kẻ buôn thần bán thánh như vậy không thiếu. - Tôi tựa người vào mép lò sưởi, chăm chú ngắm nhìn những đốm lửa bập bùng, trầm ngâm tưởng nhớ. - Nhưng Bát Tư Ba xưa nay không hề xem trọng những trò ma quỷ kỳ dị đó. Cậu ấy không thích dựa vào phép thuật, cũng không muốn tổ chức những nghi lễ tôn giáo hao tiền tốn của và ghét cay ghét đắng nói những lời bốc giời hòng xu nịnh, bợ đỡ.
Chàng trai trẻ đưa ra lời nhận xét khách quan:
- Nhưng vị pháp sư Karmapa này thực sự là một người tài giỏi, ông ta không giống như những thầy tu buôn thần bán thánh khác.
Tôi khá nhạc nhiên vì chàng trai này không hề có cái nhìn phiến diện và định kiên, tôi bày tỏ sự tán đổng:
- Con người thời hiện đại biết rất ít về Karmapa, nhưng ông ấy là một nhân vật rất quan trọng. Ồng ấy là linh đổng chuyên thế đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền. Các thế hệ tiếp theo của phái Karma Kagyu đã kế tục truyền thống của thế hệ Karmapa, tiếp tục duy trì phương thức chọn linh đồng chuyển thế làm người kế thừa pháp thông của giáo phái. Tính đến nay, cách thức đó đã kéo dài mười bảy đời.
Chàng trai trẻ ngạc nhiên:
- Vậy ra các giáo phái khác ở Tây Tạng đều học theo phái Karma Kagyu.
Cậu ta nghĩ ngợi một lát rồi nghiêng đầu hỏi tôi:
- Sau cuộc đâu pháp này, chắc chắn địa vị của Bát Tư Ba trong lòng Hốt Tất Liệt không gì có thể suy suyển được. Vậy còn Karmapa thì sao? Kết cục của ông ta thế nào?
Tôi nhấp một ngụm trà bơ ấm nóng, thở dài:
- Thua một Sa di kém mình những ba chục tuổi, đối với một vị danh sư nức tiếng đất Tạng suốt bốn mươi năm mà nói, chẳng khác nào một cái tát nảy lửa. Ngay hôm đó, Karmapa đã rời khỏi doanh trại của Hốt Tat Liệt để đến nương náu dưới trướng của Mông Kha Hãn. Vài năm sau, Mông Kha Hãn lâm bệnh rồi qua đời. Hốt Tất Liệt phát động cuộc nội chiến quyết liệt với người em út là A Lý Bất Ca nhằm tranh giành ngôi vị Khả hãn, Karmapa đã sai lầm khi đứng về phía A Lý Bất Ca. Mấy năm sau, cùng với sự thất thế của A Lý Bất Ca,
đại sư Karmapa - vị linh đổng chuyên thế đầu tiên của lịch sử Phật giáo Tây Tạng - cũng nhanh chóng biến mất khỏi vũ đài lịch sử.