Kẻ Học Lướt Sóng Chương 1

Chương 1
Mày Sắp Được Nghỉ Hưu Rồi Áo Dài Ơi!

Hôm nay không biết đi đâu nữa mà giờ này khuya lắm rồi vẫn chưa về, cơm canh nấu sẵn đó đợi chồng về ăn, một ước mơ nhỏ nhoi của Hương kể từ khi được Trí rước về làm vợ.Hương vẫn còn nhớ in sâu cái đêm trước hôn lễ, mẹ Hương, đêm buông, chỉ còn vài ánh đèn dầu le lói qua khung cửa sổ, cố gắng dành dụm từng phút giây sót lại ngồi cạnh đứa con gái tâm sự tới tận bình mình.Khoảng thời gian bên cạnh ba mẹ tuy có cùng cực vì thời ấy cả nước ai cũng phải vậy, hậu tàn của chiến tranh và hầu hết những người con của đất nước lâm vào tình cảnh khốn khó, nỗ lực gồng mình với quốc gia cùng nhau xây dựng lại mảnh đất quê hương mình; thế nhưng Hương cảm thấy thoải mái hơn nhiều so với ở nhà chồng.  Lúc trước, mỗi sáng phải dậy sớm phụ mẹ làm bánh, đem ra chợ phơi nắng tắm sương nhìn dòng người qua lại tấp nập, Hương lúc ấy chỉ mới mười tuổi, ngây ngô hỏi mẹ: 

“Sao hôm nay không ai mua bánh vậy mẹ?”

Mẹ Hương, đang loáy hoáy chỉnh sửa hàng chục đôi guốc ngay ngắn đang bày bán bên cạnh mâm bánh da lợn, quệt mồ hôi rồi cười trong tiếng thở hì, nặng trịch: 



“Chắc trời nắng quá nên người làm biếng ra đường đó con”

Cảnh buôn bán ế ẩm không gì xa lạ với người dân tại Sóc Trăng, đặc biệt là với hai mẹ con Hương. Ấy vậy mà người mẹ tần tảo gầy go thân guộc của một gia đình sáu đứa con rưỡi và một ông chồng đỏ đen không hề khuất phục. Sớm hôm lụi cụi làm từng chiếc bánh da lợn xanh rì màu lá dứa, có ngày lại đổi sang làm bánh khoai mì, bánh chuối..., sau khi để bánh vào nồi hấp cho Hương canh lửa thì mẹ lại tất tấp đi lên nhà bác Năm bên sông để lấy guốc về bán. Thời đó phụ nữ rất chuộng mặc áo dài mang guốc, đi khoan thai mặc cho cơn gió nghịch ngợm nào tung bay hai chiếc tà hoặc dã đạp xe cùng lũ bạn sau giờ học mà không quên điểm thêm vẻ duyên dáng của nụ cười nấp dưới bóng râm vành nón lá. Hương cũng thèm được thế, thèm được mỗi năm mặc một chiếc áo dài trắng tinh đến dự lễ tựu trường, tự tin tham gia vào lũ bạn đang bàn tán xôn xao về kiểu mẫu và tiệm may mà chiếc áo dài đang mặc ra đời. Nghĩ đến đó, trong tận đáy mắt Hương tiếp tục ánh lên một tia hy vọng khác là có chiếc xe đạp, cũ thôi cũng được, để được cọc cạch đạp xe đến trường mỗi ngày mà không phải đầm đìa mồ hôi khi bước chân cuối cùng chạm cổng trường. Hương ngó xuống chiếc áo dài mình đang mặc, mỗi sáng đi chợ bán cùng mẹ là Hương phải tươm tất trong tư thế sẳn sàng đến trường để không mất công về nhà thay đồ đi học vì từ nhà đến trường thì chắc chắn đi ngang khu chợ mẹ hay dựng lều ngồi bán bánh và guốc. Hương nhíu chân mày chề môi thều thào:

“Tao không biết khi nào mới cho mày nghỉ hưu, áo dài ơi, trước khi mày ở với tao là mày trắng tinh, chủ của mày mặc được một năm rồi quăng cho tao, đến lượt tao thì mày bị hành hạ tới thành màu trắng ngà. Tao thấy thương cho thân phận mày quá, thân phận tao nữa!”

Mấy năm sau, thiếu nữ Hương, nỗ lực theo học tới lớp 11 trong khi chị Hai bỏ dỡ để mở tiệm tạp hóa lăn lộn kiếm tiền nuôi em phụ mẹ vì sau cái ngày ra đi của đứa em áp út hay còn gọi là đứa em rưỡi - mới tròn nữa tuổi, mẹ Hương dường như trở thành người mất hồn, trong vòng một năm không thể tập trung làm việc quần quật giống như trước đây; người cũ, hàng xưa, có mỗi mẹ Hương là già và lời độc thoại là khác:

“Áo dài ơi, mày còn 2 năm nữa là được về hưu rồi nghen”

“Nói gì đó em, sao không lo bán?Bán cho anh chục cái” - một giọng trầm ấm vang lên từ phía trước mâm bánh.
Hương giật mình ngước lên dưới cái nắng miền Tây làm khuôn mặt nhăn độn lên hai gò má trắng nõn.Nước da ngâm, dáng người không cao, nếu không muốn nói là lùn, nhưng khuôn mặt tuấn tú và để lại cho người nhìn khác phái một cảm giác xao động. Trí - một thanh niên xuất thân từ gia đình " Ông này Bà nọ" ở Minh Hải, trong dịp đi chơi dài hạn khám phá Sóc Trăng, ngày nào cũng ghé mua chục cái bánh da lợn của Hương, khi đi còn để lại cho Hương một mảnh giấy ghi vội và một đóa hoa sen hồng trong dạ của mẹ Hương về phép cư xử lễ phép đáng quý của một chàng thanh niên cận tỉnh.

Nguồn: truyen8.mobi/t115037-ke-hoc-luot-song-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận