Khi Ta Mơ Quá Lâu Chương 2

Chương 2
Bên bàn ăn, cha anh vẫn cau có như thường lệỆ Kwang Meng quyết định không nói gì để tránh làm ông già nổi đóa.
Đám em út vừa chan vừa húp, vừa nói chuyện líu lô. Kwang Meng cúi gằm mặt xuống chén, và cơm vội vàng. Anh phải rời khỏi nhà càng nhanh càng tốt. Mặt chúi ngang miệng chén, anh lén nhìn sang cha. Ong càng lúc càng có vẻ giận dữ.

“Nhìn con bà kìa! Ăn như lợn! Sao bà không biết đằng dạy chúng?” ông quay sang nạt mẹ anh.

Cha à, cha sai rồi, Kwang Meng nghĩ thầm Như lợn con chứ Lũ lợn con đang vục mặt vào máng là con của cha chứ ai

“Mà nhìn nó kìa!” Ông già quay sang Kwang Meng, “án cơm gì mà cúi gằm mặt xuống thế kia, không coi cha mẹ ra gì à? Mày nghĩ tháng đưa cho mẹ mày được trăm hai mươi đô tiền chợ thì không cần đếm xỉa đến chúng tao ở bàn ăn hả?”

Lại là bài ca không quên đó. Kwang Meng quyết định không dính líu vào nữa. Những chuyện như vậy cũng như dông bão, đến lúc rồi tự tan. Chẳng cần kháng cự. Anh nhìn sang mẹ, một người đàn bà nhỏ bé mỏi mệt, mái tóc thưa đã ngả xám Bà cũng đã học cách không kháng cự. Có phải điều này ở trong gien di truyền mẹ cho anh không? Bà là một chiến binh lạ đời, cực kỳ dũng cảm, còn chưa bị đánh bại hoàn toàn. Nếu người ta bị đánh bại hoàn toàn thì chỉ có nước chết. Hoặc còn tệ hơn thế: vào nhà thương điên Woodbridge. Trong cuộc đời, nên bị đánh bại một tí xíu, chỉ tí xíu thôi, mà thực tế cũng không hiếm gặp, nhưng không nên bị hạ gục hoàn toàn.

Đôi lúc, Kwang Meng tự xưng là vị anh hùng bị đánh bại tí xíu. Không ai hiểu cả. Sẽ không ai hiểu. “Mày đang nghĩ vê' trảm hai mươi đô của mày'phải không? Mày biết lo cơm nước chợ búa cho cái nhà này tốn bao nhiêu không? Trăm hai mươi đô há!”

“Thôi mà mình, con nó mới đi làm vài tháng thôi, lương lậu có là bao. Trai tráng thanh niên như nó phải có tiền tiêu vặt chứ. Để còn đi với bạn với bè,” mẹ anh bào chữa.

“Hừ! Khi tôi còn là thanh niên, tôi có tiêu xài gì đâu. Tôi cũng chả chơi bời nữa. Lứa chúng nó thì có gì khác, sao phải nuông chiều chúng iàm gì?”

May mắn thay, đám em nhỏ đã ăn xong và cản ra khỏi bàn.

“Nhà mình chẳng còn đợi nhau cùng ăn xong nữa,” ông già làu bàu, vừa giận vừa buồn. Nhón vài cây tâm từ hũ nhựa hình cột đá Hy Lạp, ông lững thững bỏ ra ban công xỉa răng. Mẹ anh đứng dậy, rót vài tách trà nóng nghi ngút khói từ cái ấm tráng lớp cách nhiệt, rồi bưng một tách ra cho cha. Tiếng người cười nói từ ngoài đường phố và mẩy căn hộ kế bên vọng vào nhà. Kwang Meng lấy một tách trà nóng rồi rút vào phòng.

Thận trọng đặc tách trà lên mặt cái tủ thấp, anh châm thuốc rồi nằm nhoài ra giường. Đập vào mắt anh là hai poster phụ nữ khỏa thân màu sắc lòe lẹt. Thằng bé em anh đã xé ra từ trang giữa tờ Pỉayboy rồi dán lên tường. Không hấp dẫn chút nào, y hệt như một miếng bánh kem, một đám thịt da lồ lộ không chút bí ẩn. Nhưng hàm răng trắng muốt kia trông củng đẹp.

Cánh cửa bật mở, Kwang Kai, em trai ở cùng phòng với anh, bước vào. Chắc nó muốn xin xỏ gì đây, Kwang Meng đoán.

“Mengà, anh đã xem bộ phim ở rạp Odeon chưa?” “Chưa.”

“Em nghe nói phim hay lắm.”

“Vậy hả?”

“ừa, và lũ bạn em sẽ đi coi suất chín giờ mười lăm. Anh cho em xin một đô nhé?”

Kwang Meng đưa tiền, thằng bé cảm ơn rồi chuồn thẳng. Anh mỉm cười. Từ độ anh đi làm mấy tháng trước, những cuộc trò chuyên dễ đoán này lặp đi lặp lại. Anh thận trọng nhấp món trà nóng sôi, chấy nó trôi xuống như lột da cổ họng. Từ ngày đó cha anh cũng ngày càng khó tính. Kwang Meng cảm thẫy cha anh dường như rất thất vọng khi anh xin được chân thư ký. Ông đã làm chư ký trong một công ty vận tải gần như cả cuộc đời, và luôn luôn nói rằng công việc ấy chẳng có tí tương lai gì ráo. Giờ thì con cả ông lại nối nghiệp cha. Một phần giấc mộng của ông như đã chết. Nhìn bê' ngoài, ông coi thường con mình: con ông đáng lẽ phải hơn ông chứ, thành công của con cái đáng lẽ phải là sự đền đáp cho bao nhiêu hy sinh của ông chứ. Nhưng từ đáy lòng, đấy là ông coi thường chính mình; ông đổ tất

cả lên sự thất bại của đời mình.

Kwang Meng phải lăn lội tìm việc tới tám tháng sau khi ra trường. Ngày nay chẳng mấy ai cần công nhân cổ trắng, mà học vấn của anh chỉ đủ để làm loại việc đó. Nhà anh không có đủ tiền để cho anh học đại học, mà Kwang Meng cũng không học giỏi đến mức kiếm được học bổng.

Khi kết quả thi được công bố, lớp anh nói chung không tỏ ra hào hứngế Lác đác vài đứa đạt điểm cao với hy vọng đoạt được học bổng. Những đứa nhà giàu thì chẳng cần gì phải lo: chúng đủ tiền trang trải học phí đại học, hoặc nếu trượt thì cùng lắm là ra nước ngoài. Phần còn lại, giống như Kwang Meng, không có hứng thú và chẳng mong đợi gì. Chúng biết điều gì sẽ tới. Những kẻ ôm ấp mơ mộng chầm kín nhìn thẩy giấc mơ tan vỡ khi đi xin việc. Phần lớn chúng thấy mình nối góc cha, nhận lấy định mệnh là phải sống như cha mình. Chỉ trong khoảng ngắn ngủi vài tuần trở thành người lớn, chúng đã kịp rước lấy vẻ cam chịu không tuyệt vọng, không cao trào

Ngày hôm sau khi biết điểm thi, hai cậu bạn học Hock Lai và Nadarajah đến nhà anh chơi. Anh đẩy chúng vào phòng riêng, đóng kín cửa cho có vẻ riêng tư, và bọn con trai bắt đầu cuộc thảo luận.

Hock Lai[1] là một tay diễn thuyết cứng cựa, lúc nào cũng có mặt trong các cuộc tranh luận do trường tổ chức. Y có nấng khiếu tự nhiên, ai cũng bảo thế, và ai cũng tiên đoán y sẽ có một tương lai chính trị vô cùng xán lạn. Y có vẻ tin tưởng điều đó lắm, lúc nào cũng lấy dáng vẻ thích hợp; thậm chí ngoài giờ hùng biện, y vẫn không ngừng tranh luận. Đời là một cuộc tranh luận lớn mà. Còn Nadarajah là cay chơi cricket khét tiếng và ngôi sao điền kinh ở trường. Nghĩ cũng buồn cười, những người gốc Ân gầy gò với cẳng chân giơ xương (mà người ta vẫn gọi là cẳng gà) lại rất giỏi chạy đường dài. Chắc vì chẳng có mấy da thịt mà đeo theo cho nặng. Nadarajah cũng nổi tiếng qua vai diễn Portia ở đội kịch của trường, và từ đó trở đi, Portia là biệt danh của y. Hock Lai đóng vai Shylock còn Kwang Meng đóng vai Balthazar.

Ai nghe thấy cũng hỏi: “Balthazar là “Tao là Balthazar.”

“Ý tao là, thằng cha đó là ai?”

“Cái tên chỉ có một câu choại duy nhất: ‘Thưa bà, tôi sẽ đi nhanh hết sức’ rồi rời sân khấu.”

Hock Lai hỏi Kwang Meng dự tính làm gì trong tương lai, và anh chỉ đơn giản trả lời: “Lục lọi mục Việc Tìm Người chứ sao” Portia đang tính đi ngược lên Bắc để thăm họ hàng ở Seremban[2]. Một người cậu của y có quen biết ai đó. “Cậu tao cũng biếc Ramanathan nữa, luật sư Ramanathan, chuyện này có thể thuận lợi cho tao. Ông già của Ramanathan biết ông nội tao hồi ở Tích Lan. Ở cùng làng mà.” KwangMenglúc nào cũng ngạc nhiên với những mối dây chằng chịt trong những

 

1.Vờ kịch đang đề cập tới là Người lái buôn thành Venice cùa Shakespeare. Shylock ià tên nhân vật phản diện chính, một nhà buôn, người Do Thái. Portia là nhân vật nữ chính của vờ kịch. Baithazar là người hầu của Portia, chỉ có một câu thoại trong vờ diễn.



[1]  “Phúc Lai”.

[2]  Một thành phố ờ Tây Nam Malaysia.

Nguồn: truyen8.mobi/t133170-khi-ta-mo-qua-lau-chuong-2.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận