Lằn Ranh Sinh Tử Chương 10

Chương 10
Tôi áp mắt vào và nhìn thấy cái mông hồng hồng của người đàn bà và cặp đùi lông lá của một người đàn ông đè lên trên. Tôi nín thở. Tôi nhìn theo đường cong uyển chuyển nơi sống lưng của người đàn bà cho đến mớ tóc quăn trên chiếc gối chỉ cách nơi tôi đứng một khoảng cánh tay, và trong khi tôi nhìn thì bà Margaret Myers nhổm người lên trên hai khuỷu tay để đáp ứng một yêu cầu mới nào đó. Cặp vú và chuỗi hạt đong đưa, những chiếc khoen tai lấp lánh. Bà xoay mặt lên, mở mắt ra một lát và nhìn về phía tôi. Một chút bất ngờ – chỉ thoáng qua – nhưng tôi biết là bà đã nhìn thấy tôi. Bà có vẻ thích thú hơn là giận dữ. Và dần dần, với sự thích thú uể oải, trong lúc người đàn ông kia thúc nhẹ ở phía sau, bà ta nở một nụ cười.
Một luồng hơi nóng chạy qua chiếc ống quần jean của tôi, và tôi gây ra một tiếng động dại dột khi Loonie kéo tôi qua một bên để nó được xem. Đúng vào lúc ấy, người đàn ông lên tiếng gọi một ai đó không rõ, giống như một người bị rơi vật gì ngoài đường, và tôi chẳng cần nhìn cũng biết giọng nói ấy của ai. Tôi đứng xa ra, hết sức trông mong là Loonie sẽ ra khỏi căn phòng khi nghe rõ tiếng cha nó ở bên kia bức vách, nhưng nó cứ đứng lì ra đó, bĩu môi, đầu và hai bàn tay áp vào tấm tôn, như thể nó đã thấy trước hết rồi.
Tôi lấy làm lạ là phải mất một thời gian dài rồi tôi mới đâm ra thắc mắc về ông Sando và bà Eva. Bất cứ một người lớn nào cũng có thể đã không chỉ là tò mò về tình trạng của họ, về một mặt nào đó thì họ là những con người tự do. Họ sống không giông như những người khác mà tôi từng gặp. Vào những năm ấy không có gì lạ là những người trí thức hay nghệ sĩ, gọi là những người tóc dài, thường tránh nói đến chuyện việc làm hay tiền bạc, nhưng hai nhân vật này cũng chẳng bao giờ đề cập đến các đề tài này. Họ chẳng bao giờ nói về việc kiếm sống theo kiểu người dân địa phương, như thể họ chăng bao giờ có cái khái niệm này. Họ suy nghĩ, họ sống và có những bộ dạng không giống như những người khác. Ít có người dân thành phố nào sống thoải mái như họ, thế nhưng tôi đã không hỏi vì sao. Tôi chỉ là một đứa học trò. Tôi không nói là tôi bị thu hút bởi một con người nào, nhưng quả thật là tôi cảm thấy có một cái gì đặc biệt nơi ông Sando trong khi tôi chẳng quan tâm đến việc của bất cứ ai. Khi mình còn là một đứa con trai mới lớn thì các chi tiết cụ thể về cuộc sống của người trưởng thành có gì là quan trọng đối với mình đâu? Tôi đã không hỏi làm sao ông có được những cái ông có hoặc thậm chí là làm sao ông trở thành một người như thế. Tôi chỉ ra sức làm sao cho giống như ông. Tôi có thể không quan tâm đến bà vợ khó tính của ông, nhưng tôi luôn theo dõi ông Sando; tôi nghe thật kỹ từng lời ông nói. Chỉ được ở bên ông là tôi thấy hài lòng. Có những buổi chiều ra ngoài cùng với Loonie, Eva và ông Sando, chúng tôi nằm đu đưa trên võng trong khi hơi ẩm từ vòng cung rộng lớn ngoài vịnh thổi vào rừng, những con kanguru gặm cỏ trên triền dốc và tiếng gió xao động xung quanh, tôi cảm thấy như mình đã được tuyển chọn.
Thế rồi lại có những ngày hiếm hoi, những thời điểm chúng tôi quay về sau một giai đoạn quan trọng, sóng lớn khủng khiếp khiến cho chúng tôi nói năng chẳng đâu vào đâu. Trở về nhà, chúng tôi ăn, uống và nằm đong đưa bên cạnh nhau, nói cười như những tên nghiện ma tuý. Thật khó tìm lời để nói về những chuyện chúng tôi đã thấy và đã làm. Những sự kiện ấy cứ vang vọng mãi trong từng thớ thịt của mình. Bạn cảm thấy mình như trúng phải đạn và có cảm giác bị nóng bỏng suốt nhiều giờ – đôi khi nhiều ngày nữa – nhưng bạn không thể làm cho một người nào khác tin là có thực đượcề Bạn không thể và không chắc mình muốn thế. Nhưng chúng tôi cứ lảm nhảm với nhau vì thích thú thực sự, và bạn có thể hình dung ra những kiểu phóng đại trẻ con cùng những từ ngữ địa phương mà chúng tôi đã sử dụng. Eva tỏ ra bực bội với sự cười đùa vô nghĩa của chúng tôi. Thế nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp bà đang lắng nghe, nhất là nghe ông Sando, với một cách khiến tôi không thể hiểu được về bà.
Ông Sando có tài diễn tả thời khắc bạn thấy mình đạt đến tột đỉnh, khi mọi việc nảy sinh bề bộn quanh bạn như một ảo giác. Ông ta có thể nêu rõ những điều kỳ dị, tầm thường nơi bạn: sự tin chắc lạnh lùng, quá đáng đang xâm chiếm đầu óc thường không thể quyết định của bạn, phần còn lại của thế giới đang dần dần mờ đi xung quanh bạn, thị trường thu hẹp, rồi sự tự tin rốt cuộc lại trở thành sự tuân phục. Và khi ông ta nói về sự hưng phấn sau cùng, về cảm giác giải thoát cuối cùng bạn cảm thấy, trong lúc lao ra tìm sự an toàn trong lòng nước sâu thì bà Eva đôi khi ngả người ra với đôi mắt nhắm lại và hai hàm răng nhe ra có vẻ như bà đã hiểu hết.
Giống như mình rót trở vào trong người. Một buổi chiều kia ông Sando nói. – Giống như mình nổ tung ra rồi các mảnh của mình tự chúng ráp lạiế Bạn trở thành mới mẻ. Lấp lánh. Sinh động.
- Phải – à nói – Đúng thế.
Tôi nhìn bà, không hiểu làm sao bà hiểu được.
Khi tôi vừa bắt đầu có sự tự tin ít nhiều thì các tham số lại thay đổi. Một buổi chiều mưa trong nhà bên ngọn lửa, ông Sando bắt đầu nói chuyện về một biến động thời tiết có tên là Nautilus. Đợt sóng mới này dường như quá lớn khiến tôi nghĩ là ông bịa ra để làm chúng tôi bứt rứt.
Nó dường như không thật, được cố tình làm cho trở nên huyền bí. Nhưng sau đó ông đã đem các bản hải đồ ra và có vẻ như là cái chấm này có thật. Ông Sando cũng có những bản phác hoạ chi tiết của mình về vỉa đá ngầm cùng các đặc điểm của nó và ông đã vẽ những biểu đồ để cho chúng tôi thấy cách đợt sóng này đi qua trên vỉa đá. Ông nói rằng ông đã nghiên cứu con sóng này từ lâu, ông không biết là có thể lướt ván trên đó được không, và chắc chắn rằng đây là một con sóng mà chưa có người lướt sóng nào từng thấy, chứ đừng nói chuyện cưỡi lên trên nó. Mặc dù tất cả những hải đồ và hình vẽ, toàn bộ câu chuyện này nghe vẫn có vẻ như là tưởng tượng. Đây không phải là một vỉa đá lớn nằm sâu dưới nước như Old Smoky. Nautilus là một hòn đá của biển, một chướng ngại vật phá huỷ tàu thuyền nằm không sâu dưới mặt nước. Rất dễ hình dung ra những đám bọt nước dữ dội ở một nơi như thế, nhưng đây không phải là con sóng vỗ bờ một cách đều đặn thuộc loại chúng tôi muốn.
Ông Sando nhìn vào mặt chúng tôi. Sự hoài nghi của tôi hẳn đã lộ rõ. Từ trong túi áo, ông lấy ra một tấm ảnh Polaroid. Rõ ràng là ông đã giữ nó từ lâu vì ông búng mạnh nó lên bàn rồi ngồi dựa ngửa ra sau với một nụ cườiề Lúc đầu, cả Loonie và tôi đều không cầm tấm hình sáng bóng này lên. Nhưng kìa, một ngấn nước mập mạp, màu tía kỳ lạ tôi chưa từng thấy.
- Này, ông ơi, ông đùa đấy chứ – Tôi nói – Ông không thể lướt con sóng này đâu.
- Các cậu không tin ư? – Ông nói và nhe răng cười.
Tôi không tin là ông Sando hay bất cứ ai có thể nghĩ đến việc cưỡi con sóng này. Con sóng này khác xa với mọi con sóng mà chúng tôi từng được nghe, chứ đừng nói gì tới việc cưỡi nó. Hòn Nautilus ở xa ngoài khơi ba dặm. Một ổ cá mập. Nó nằm về phía biển của hòn đảo đá hoa cương – một vùng đất sống đích thực của loài hải cẩu – và con sóng đã va vào một hòn đá lớn giống như chiếc vỏ ốc anh vũ thật. Trên các bản hải đồ, nó được đánh dấu là một chướng ngại hàng hải với vô số những lời cảnh báo.
- Mình sẽ lao xuống nơi cái vịnh nhỏ này, ông ta vừa vỗ vỗ trên tấm bản đồ vừa nói.
- Ông đã làm như thế đấy à? – Tôi hỏi.
- Chứ sao. Tôi đã chơi với nó. Ngồi trên xuồng máy phóng ra ngoài ấy vài lần.
Loonie xoay xoay tấm hình Polaroid trên tay: – Ông cưỡi con sóng này?
- Phải. Nhưng không dễ đâu.
- Khỉ thật – Loonie nóiẽ Nhìn vào đây xem. Lớn bao nhiêu?
- Tôi nghĩ là hai mươi bộ.
- Không phải đâu!
- Và cái góc dựng đứng của nó.
- Vỉa đá nhô lên một nửa khỏi mặt nước – Tôi nói – Ghê quá.
- Phải – Ông Sando vừa cười vừa nói – Khủng khiếp lắm, phải không?
- Thôi đi, ông ơi – Loonie nói.
- Ranh giới bên kia – Ông Sando nói.
Tôi biết là ông ta đã từng lướt trên những con sóng lớn thời trước. Ông thường nói về Mêhicô, về Inđônêxia và nhiều đảo san hô ở Thái Bình Dương, rồi khi trở về đây ông đã một mình đi cưỡi sóng ở Old Smoky, bơi chèo nhiều lần mà chẳng có một ai nhìn xem hay giúp đỡ. Ông là nhà tiên phong, tôi không nghi ngờ gì về sự từng trải và gan dạ của ông. Nhưng đây lại là một chuyện khác. Và không biết nên thấy vinh dự hay tức tối khi ông muốn chúng tôi cố làm như ông.
- Ông cho là chuyện ấy có thể làm được thực ư? – Tôi hỏi, cố tỏ ra không có vẻ nhu nhược – Ý tôi muốn nói là ông thực sự nghĩ đến điều gì? Nói thật đi.
- Nói thật ư? Ông bạn này, nhìn thấy nó tôi đã muốn vãi trong quần rồi.
Tôi cùng cười với ông nhưng Loonie quay nhìn chúng tôi.
- Ông nói là ông sợ phải không?
Ông Sando có vẻ ngạc nhiên một chút. Ông nhún vai.
- Phải.
- Người nào không sợ là người ngốc – Tôi nói khi nhìn thấy con sóng ấy.
- Nói đến tôi đã phát sợ rồi – Tôi lẩm bẩm.
Nhưng Loonie cau có không chịu.
- Sợ là cái chuyện tự nhiên, bạn ơi – Ông Sando nói. Có gì mà xấu hổ.
Loonie đảo mắt, nhưng không chống đối ông ta.
- Biết sợ – Ông Sando nói, chứng tỏ là bạn còn sống và còn tỉnh táo.
- Ông nghĩ thế nào thì nghĩ – Loonie nói. Nó không thích viễn cảnh phải nghe một bài lên lớp khác của ông Sando.
- Các sinh vật phản ứng theo bản năng – Ông Sando nói tiếp – Như là luôn luôn được cài tự động. Chúng ta cũng thế, nhưng đầu óc chúng ta khiến cho sự việc thêm phức tạp, nó làm cho chúng ta phản ứng từ từ. Chúng ta luôn cân nhắc trước những chuyện dị thường, đo lường các hậu quả, nhưng ta có thể luyện tập cho đầu óc của mình sống với nỗi sợ và đối phó với điều dự đoán.
- Kìa, mấy cậu con trai – Bà Eva bước vào căn phòng
- Lò lửa ở đây đã sắp tắt vì không được chăm sóc. Các cậu làm cho ông ấy say mê rồi đấy.
- Hằng ngày – Ông Sando nói – Người ta tỏ ra xem thường một cách tinh vi. Hằng ngày người ta cố vượt qua nỗi sợ của mình. Họ có những tính toán, những mặc cả với Chúa, những thủ đoạn ăn thua. Vì thế cho nên chúng ta là những người đầu tiên vượt đại dương, biết cách bay lên, chẻ nhỏ nguyên tử, mạnh dạn bác bỏ những điều mê tín. Ông Sando hùng hồn chỉ về phía những cuốn sách trên tường. Đó là con người đối với các bạn. Đó là khía cạnh cao quí của chúng ta. Chúng ta vươn tới một thách thức và đặt ra một chương trình hành động. Chúng ta có một quyết định. Chúng ta dồn tâm trí vào một việc gì đó. Chỉ một việc quyết định cũng đã đưa bạn tới một nửa đường. Sự gan dạ để cố làm.
Tôi tằng hắng một cách bâng quơ, nhưng ông ta nhìn tôi một cách trìu mến lạ thường.
- Nhưng như thế không có nghĩa là bạn không cảm thấy sợ – Ông nói tiếp – Mình không thể dối trá về chuyện này. Chối bỏ cái sợ à, đó không phải là… đàn ông.
- Còn như đàn bà thì sao? – Eva hỏi.
Tất cả chúng tôi ngơ ngác nhìn bà.
- Tôi chắc là ông muốn nói không xứng đáng, phải không.
Ông Sando chớp chớp mắt.
- Phải – Ông lẩm bẩm – Không danh dự, không trung thực.
Hai vợ chồng họ trao nhau những cái nhìn mà tôi không đoán nổi. Tôi ngồi đấy, cố tiếp thu tất cả những điều này, với sự an ủi lờ mờ khi biết được rằng Loonie có thể nhìn vào trong tấm hình kia và cũng sợ sệt như tôi.
Dĩ nhiên là chúng ta không cần phải cố gắng, ông nói với giọng mỉa mai. Chúng ta vẫn luôn luôn có thể quay về cưỡi sóng ở Mũi đất khi sóng không cao và trời tốt. Các cậu thấy thế nào?
Ông ta nhìn tôi với một sự nồng nhiệt thân tình khiến tôi không muốn làm ông thất vọng.
- Tao thấy đi xem cũng không sao – Tôi nói.
- Chả cần – Loonie nói.
Chúng tôi cười lớn, khơi ngọn lửa lên và ôm mấy chiếc nệm, nhưng tôi thấy đằng sau tất cả những sự mừng vui ấy là một cảm giác bệnh hoạn. Mùa đông này tôi đã thấy và đã làm một chuyện mà tôi không tưởng tượng nổi trước đó. Sự việc diễn biến quá nhanh khiến tôi bị choáng váng. Vì suốt mấy tháng nay, tôi đã là một người hộ tống, một người mở đường, và sự kích thích cùng sự kỳ lạ của công việc này đã khiến tôi thay đổi. Có sự say mê kỳ lạ trong việc thực hiện những điều mà không một ai khác dám làm. Nhưng mỗi khi nói chuyện về Nautilus thì tôi dần nhận thức được rằng mình đã bắt đầu một việc không biết phải kết thúc như thế nào.
Các trận bão vẫn tiếp tục đến trễ trong mùa đông năm ấy và kéo dài đến tận mùa xuân, nhưng không có trận nào đủ lớn và từ phía tây thổi đến để khiến chúng tôi thấy đáng thử đi Nautilus một phen. Trong đợt sóng nhẹ nhất hồi tháng mười, ông Sando đã dẫn chúng tôi ra ngoài khơi để thị sát địa điểm, và mọi thứ giống như ông nói. Dù con sóng chỉ tụ lại rồi vỡ ra một cách không liên tục trong khi chúng tôi ở ngoài khơi nhưng cũng đủ khiến tôi lo âu theo dõi và không thể nói là tôi thấy buồn lòng vì bị từ chối cơ hội thử nghiệm chính mình ở ngoài đó trong năm. Nhưng dù không có con sóng nhồi, tôi vẫn thấy một nỗi bồn chồn và chán nản có vẻ như không sao giải toả đượcế Ở trường, tôi cứ như người rơi tự do, còn về nhà thì sự chán chường của tôi khiến cho bố mẹ tôi phát bực. Cô bạn gái cũ tìm cách bàn chuyện với tôi nhưng lần nào cô cũng bị tôi cắt ngang. Mọi thứ xung quanh tôi dường như đều vô nghĩa và nhỏ bé. Những người dân thành phố trông có vẻ rụt rè, yếu ớt và tầm thường. Đến bất cứ đâu tôi cũng cảm thấy như mình là người còn thức cuối cùng trong một căn phòng mọi người đang ngủ. Thế nên cha mẹ tôi dường như cảm thấy nhẹ nhõm khi đã đến thời gian sinh hoạt dã ngoại của trường tôi.
Trường Trung học Angelus đưa đám học trò của mình đến ở tại một khu kiểm dịch cũ trong rừng cây ngay lối vào hải cảng. Từ thành phố ra đây nếu đi bằng đường thuỷ chỉ khoảng một dặm, nhưng đường đi có vẻ xa hơn. Tôi đến đây mà chẳng thích thú gì. Tôi bị cảm và nhớ lại tôi thấy mình không suy yếu lắm, thế nên thật ngạc nhiên khi thấy mình bị bệnh vì không khí kỳ lạ của nơi này. Khu này chẳng qua chỉ là một dãy doanh trại và nhà nhỏ thời Victoria, cất trên một khoảnh đất cao hơn mực nước biển. Những toà nhà không được sử dụng dường như đang xẹp xuống, bị vây bọc xung quanh bởi bầu trời, biển cả và cảnh quan. Dải đất hẹp dốc đứng đàng sau các toà nhà này bị chặn bít bởi những chòm cây thạch thảo, từ đó sừng sững nhô lên những núi đá hoa cương. Mọi dấu vết của con người, từ những mái nhà tụt nóc cho đến khu nghĩa địa nhỏ u buồn, đều trông có vẻ già cỗi và hoang vu hơn vùng cảnh trí đằng xa. Lùm bụi trước đây có thể thấp lùn và xơ xác, những hòn đá bạc màu vì mưa nắng, nhưng sau mỗi cơn mưa thì chúng sáng bóng lên, chúng trở nên tươi mới như vừa từ trong đất mọc lên.
Tuần lễ ấy tôi thường chuồn khỏi các cuộc thảo luận về xây dựng tính cách của các bạn học, một mình đi ra nghĩa địa hoặc bãi biển nhỏ dưới đó. Từ đấy, tôi có thể nhìn qua tới cái cầu tàu đằng xa của Angelus, các cần cẩu và kho hàng ở đó trông thật bé nhỏ làm sao. Giống như nhìn thấy thế giới thân quen ở một nơi xa cách vờ vợi tại một thời điểm khác, cũng như phương hướng khác, vì tôi có cảm giác như mình đang ở một tiền đồn xa lạ. Không phải chỉ các ngôi nhà lập nghiệp mới gây cho tôi cái cảm giác ấy, mà toàn bộ vùng đất trên đó xây dựng các toà nhà này cũng vậy. Mỗi một bia mộ và mỗi một cây grasstree xương xẩu đều gợi nhắc về một quá khứ luôn hiện diện, luôn thôi thúc, và lần đầu tiên trong đời, tôi thấy một cách hiển nhiên rằng cuộc sống không phải chỉ là ngắn ngủi, mà còn có rất nhiều điều.
Queenie tìm thấy tôi bị sốt mê man vào một buổi chiều trong căn phòng nhà xác cũ. Đó là một nơi hoang vắng, đầy mạng nhện và tổ chim; bóng tối chập chờn và sự bí hiểm của nơi đây đã làm cho chúng tôi không còn thấy ngại ngùng nữa. Chúng tôi đứng nhìn tấm ván lồi lên với những khe rãnh dễ sợ.
- Ghê quá, nó lẩm bẩm.
- Phải, tôi vừa nói vừa sịt mũi vào chiếc khăn tay. Và buồn quá.
- Cả một một danh sách chờ đợi. Mọi người đều đã vào đây. Cả những người hội họp quanh đây rồi cũng sẽ bị giải tán, hoặc như thế; để rồi kết thúc ở nơi này đây, một trong số họ.
- Tôi nhìn con bé. Nó đang trầm ngâm ngậm một lọn tóc và nhìn tấm ván nhà xác. Tôi quên mất là nó rất thông minh, và tôi rất thích nó.
- Em nghĩ là có ma hay không? Tôi buột miệng hỏi.
- Có lẽ có.
- Em tin những chuyện ấy à? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Vâng. Thật đấy. Bên ngoài trang trại ấy, Queenie nói. Phía dưới bãi biển của chúng ta, ban đêm nghe nhiều tiếng lạ lắm.
- Thế à? Tôi cười khẩy. Những tiếng gì vậy?
- Thật đấy, tiếng người. Và những con cá voi hát, anh biết không.
- Ồ, như vậy thì rõ ràng đó không phải là ma.
- Em không biết nữa, nó nói. Cá mập gần như đã bị tuyệt chủng ở vùng bờ biển này.
- Anh vẫn thấy cá mập quanh đây.
- Thế à? Còn sống à? Bao nhiêu con?
Tôi nhún vai. Thực ra tôi chỉ có thể nghĩ về một lần được thấy khi còn học tiểu học. Thật là một ý tưởng thảm hại.
- Ma cá mập đó.
- Anh cứ cười nhạo đi, nó nói.
Tôi cười lớn. Nó đấm vào cánh tay tôi. Cái cười của tôi hoá thành một cơn ho khủng khiếp. Chỗ này oi bức và ẩm thấp, nhưng tôi vẫn muốn nói chuyện với nó.
- Đó là những chuyện trẻ con, em không thấy thế sao?
- Thật không? Nó nói với vẻ tức tối. Có lẽ rồi chúng ta sẽ được thấy về chuyện này.
Hoá ra là tôi cũng không phải không bị tác động bởi một thách thức. Queenie và tôi đã trải qua đêm ấy với một chiếc túi ngủ trong nhà xác. Miếng thịt mà chúng tôi chuyền qua chuyền lại cho nhau ướt nhèm và ôi thiu nên có mùi vị như là phân ủ, và điều này quả thực là không có lợi đối với bệnh ho của tôiề Chúng tôi kể cho nhau nghe những câu chuyện khủng khiếp và cố quên đi cái cóng lạnh của lớp nền nhà nhiều khe rãnh bên dưới mình. Suốt đêm những tấm vách tôn phần phật rung lên trong ngọn gió nam và tôi ho như chó sủa.
Mái tóc của Queenie phủ kín chiếc gối duy nhất mà chúng tôi dùng chung, và mặc dù tôi đang bị cảm sốt, chúng tôi vẫn hôn nhau vô cùng thích thú. Miệng nó có mùi cây cỏ nhưng đôi môi mềm mại, ấm áp, và tôi thực sự không biết là chúng tôi hôn nhau có phải vì mục đích gì khác hơn là để xua tan cái lạnh và bất cứ thứ gì khác lẩn quất trong đêm xung quanh chúng tôi hay không. Tôi thấy tay chân nó áp vào tay chân tôi, nhưng tôi càng thấy rõ hơn tấm ván tử thi áp vào sau lưng tôi, và mặc dù cảm nhận được một bên vú nở nang của nó xuyên qua chiếc áo ngoài bằng len nhưng chúng tôi chẳng bao giờ hoàn toàn thấy say sưa. Sau cùng nó thiếp
ngủ, để lại tôi lửng lơ trong một tình trạng cảnh giác căng thẳng. Căn nhà xào xạc và gầm gừ. Tim tôi đập nhanh. Tôi cố nén cơn ho để không làm nó thức giấc. Da tôi căng cứng và người tôi mướt mồ hôi. Trời tối đen như mực trong căn nhà này và đêm đã đi xa.
Queenie và tôi bị trại dã ngoại đuổi về nhà.
Ba ngày sau tôi phải vào bệnh viện ở Angelus vì chứng sưng phổi.
Tôi chỉ nhớ lại giấc mơ hôm ấy.
Tôi đang ở dưới sâu. Toàn bộ vùng biển sục sôi trên đầu tôi. Những dải bọt nước trắng xoá xẹt xuống như những ngọn lửa đánh dấu, và những đường đi của tên lửa, một vùng tự do bắn phá trong một màu xanh lục lờ mờ và rùng rựn.
Tôi như một tên lửa lao xuống. Khi chạm vào tôi thì vỉa đá ngầm đen sì như âm phủ bị bắn thủng nhiều lỗ, và tôi đâm đầu vào một trong những lỗ ấy.
Sau đó, từ bên ngoài cái thân xác đong đưa hoảng loạn của mình, tôi nhìn thấy mình. Cái đầu đưa ra đằng trước. Bị chôn chặt trong khôi đá. Trong khi ấy thì lá phổi của tôi bắt đầu hút nước, và đại dương bên trong tôi lập lòe một thứ ánh sáng dễ sợ.
Chết chìm.
Chết chìm.
Vùng vẫy.
Nhưng vẫn chết chìm.
Có một lát, tôi biết rõ như thế, có một người phụ nữ ở bên giường tôi. Tôi nghĩ đó là bà Eva Sanderson, nhưng nhiều khả năng hơn đó là một cô y tá, hay mẹ tôi, hay Queenie Cookson. Dù là ai, nhưng người phụ nữ đó đã nắm lấy bàn tay tôi và nói một hồi lâu. Nhưng những tiếng nói của người phụ nữ ấy chẳng có nghĩa gì hơn là một tiếng chim. Và sau đó người ấy đi ra.
Tôi tỉnh dậy và thấy cha mẹ tôi đang ở trong phòng, có vẻ lo âu và phờ phạc, trên mặt họ vẫn còn vương nét thất vọng rõ rệt, sự thất vọng mà tôi còn được thấy sau đó nữa khi bản thông báo của nhà trường gởi đến nhà.
Nguồn: truyen8.mobi/t104229-lan-ranh-sinh-tu-chuong-10.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận