Linh Khứu Phi Long Chương 1

Chương 1
Hồi 01

Thượng nguồn sông Gia Lăng, nước quanh năm chảy xiết. Đến đoạn trước Lan Hòa trấn, thế nước càng dữ dội hơn. Lòng sông tuy rộng, lại lởm chởm những đá cuội, lập lờ trong nước, lớn nhỏ cả thảy có đến mười tám bãi đá chặn khắp lòng sông. Trạo phu quan lại đã đặt cho khúc sông này một cái tên rợn người là "Ác quỷ tập", hay còn gọi là "Thập bát nghinh khách tiểu hồn".
Kẻ đón khách là ác quỷ, vậy chủ nhân của chúng là ai? Không cần nói ra ai nấy cũng đều biết chính là kẻ cai quản dòng sông, Hà Bá. Hàng trăm năm trở lại đây, Ác Quỷ Tập này này không biết đã nghiến nát biết bao thuyền bè, lại càng không biết mười tám tiểu quỷ đó đã đón tiếp bao nhiêu vị khách cho lão thần sông Hà Bá. Nhưng đó đã là chuyện của bốn mươi năm trước. Bốn mươi năm trở lại đây, Ác Quỷ Tập đó lại không thể hại chết thêm được người nào. Nước sông vẫn chảy xiết như thế, thuyền bè vẫn bị đập nát như trước, mười tám tên tiểu quỷ cũng không hề lười biếng ngủ quên gì cả, chỉ có điều chúng đã gặp phải một vị Bồ Tát.


Bốn mươi năm trước, dường như chỉ trong vòng một đêm, bên bờ sông đã xuất hiện một ngôi miếu nhỏ và một vị hòa thượng. Vị hòa thượng đó không biết đã bao nhiêu tuổi, có thể là năm mươi, cũng có thể là sáu mươi, nhưng cũng có thể là vẫn chưa đến tam thập. Bởi lẽ cho dù là những hán tử tuổi ba mươi thân thể tráng kiện nhất thì thân thủ cũng không thể nhanh lẹ cường tráng như hòa thường đó, nhất là khi ở trong nước.
Gia Lăng giang vốn đã ào ào mạnh mẽ, khi đến Ác Quỷ Tập bị mười tám bãi đá lô nhô chặn lại, lòng sông trở nên hẹp hơn, thế nước càng dữ dội, cuộn xoáy lên phát ra những âm thanh kinh người, tựa như ác hổ sổ cũi, lại cũng giống như quần lang tranh thực vậy. Trong dòng nước xiết ấy, một khi bị lật thuyền xuống, cho dù người lái thuyền có tinh thông thủy tính đến mấy cũng chỉ còn cách nhắm mắt chờ chết. Sức mạnh tiềm tàng của dòng nước, khả năng của con người tuyệt đối không thể chống lại, khi đã bị rơi vào trong nước cuồn cuộn đó thì con người hoàn toàn mất đi khả năng kháng cự, dù là người giỏi về thủy tinh cũng không thể làm gì hơn.
Thế nhưng, với vị hòa thượng này thì sự việc trở nên khác hẳn, dường như trên người ông mang một ma chú có sức mạnh thần thánh, cũng dường như ông chính là một phần của dòng sông, nước sông dữ dội với sức mạnh ngàn vạn cân lại không hề có tác dụng gì đối với thân thể ông. Một khi có người bị vỡ thuyền rơi xuống nước, hòa thượng nọ lập tức nhảy xuống cứu người bị nạn lên. Tư thế ông bơi đi thật là ưu mĩ linh hoạt, có lẽ chỉ loài linh ngư trong nước mới có thể so sánh được với ông, còn vẻ thong dong trầm tĩnh của từng động tác lại có thể sánh được với cả những lão trạo phu tự tin nhất. Khi xuống nước, hòa thượng luôn có một chiếc mảng da cừu buộc chéo trên lưng, những người được cứu lên đều được đặt lên chiếc mảnh da cừu đó đẩy vào bờ. Với ánh mắt sắc bén và tốc độ nhanh hơn rái cá, bất cứ một người nào bị rơi xuống nước cho dù là một đứa trẻ cũng không bao giờ mất tích. Cho đến khi cứu hết được tất cả người gặp nạn ông mới bơi trở lại bờ.
Vị hòa thường đó còn có khả năng y thuật hết sức thần kỳ. Người bị rơi xuống nước, bị dòng chảy cuốn và vào đá, không què tay gãy chân thì cũng bể đầu chảy máu, còn về sặc nước ngừng thở thì lại càng thường xảy ra. Thế nhưng cho dù là gãy chân, gãy tay, bể đầu hay ngừng thở, hoặc bị thương nặng hơn thì hòa thượng đều có cách, thậm chí có người hoàn toàn tắt thở do sặc nước, có thể nói một chân đã bước vào Quỷ môn quan rồi, nhưng hoà thượng vẫn túm được một chân kia kéo giật người đó lại. Bằng thảo dược, bằng các động tác châm cứu, lôi giật xoa bóp, những nạn nhân máu me đầm đìa, gần như đã chết chỉ sau vài khắc là có thể được cứu sống, có trí giác và biết kêu đau rồi.
Từ khi hào thượng đến đây, đã bốn mươi năm, Ác Quỷ Tập vẫn chưa hề có người nào bị đắm thuyền chết cả. Vị hòa thượng ấy tên hiệu Đại Trác, nhưng bánh tính trên con sông này đều gọi ông là Đại Trác Bồ Tát. Bốn mươi năm thấm thoắt qua đi, cuối cùng Đại Trác hòa thượng cũng đã già. Hơn mười năm trước Đại Trác nhận nuôi một cô nhi, đặt tên là Nhất Linh, vừa là tên tục, cũng vừa là pháp danh.
Nhất Linh lớn lên sớm tiếp thu giáo huấn của sư phụ, trở thành một thiếu niên nhanh nhẹn lương thiện, lại rất tráng kiện khôi ngô. Mấy năm nay, Đại Trác không còn xuống sông nữa, chuyện cứu người đều là việc của Nhất Linh. Cứu được người lên bờ, cậu còn phụ giúp sư phụ chữa trị cho nạn nhân. Tất cả mọi người đều nói Nhất Linh ở trong nước còn nhanh nhẹn hơn cả hòa thượng, còn về y thuật thì dường như chẳng kém hơn bao nhiêu so với sư phụ của cậu. Nghe được những lời như vậy, trên mặt của Đại Trác hòa thượng càng lộ ra vẻ được an ủi, còn Nhất Linh thì lúc nào cũng chỉ ngượng ngùng cúi đầu gãi tai.
Ngôi miếu của Đại Trác hòa thượng rất nhỏ, đằng sau không phải là tường mà là một phiến đá lớn màu xanh, phía trước mặt trống tênh, cửa cổng cũng không có. Bốn bề trống rỗng như thế, tuy có thể phát hiện ra thuyền bè bị đắm bất cứ lúc nào, nhưng gió sông vì thế cũng thổi lồng lộng bốn mùa. Ngôi miếu nhỏ đến mức thậm chí không kê vừa một chiếc giường. mà thực ra, Đại Trác hòa thượng cũng không hề có giường, quanh năm suốt tháng ông ngồi thiền thay cho ngủ. Sau khi nhận Nhất Linh về nuôi, cả hai thầy trờ đêm đêm ngồi tựa lưng vào nhau cho đến khi trời sáng.
Thế nhưng một năm nay, đột nhiên Đại Trác hòa thượng không còn ngồi tựa lưng với Nhất Linh nữa mà ông tọa thiền tựa vào phiến đá xanh kia. Đã một năm nay, Đại Trác không còn làm gì, chớ nói đên việc xuống nước cứu người mà ngay cả khi Nhất Linh đã cứu người lên, ông cũng không còn giúp đỡ chữa trị nữa. Đại Trác hòa thượng ngồi ở đó, rất í động đậy, thậm chí cũng rất ít ăn cơm, thường thì phải mười ngày hay nửa tháng cũng không ăn đến một bát cháo.
Ông thật sự đã già, đã rất già rồi.
Nếu như ai đó để tâm còn nhớ thì sẽ phát hiện, năm nay chính là năm thứ bốn mươi Đại Trác hòa thượng đến đây. Thời gian bốn mươi năm với bao nhiêu lần mặt trời mọc lên, với biết bao gió bão nắng mưa, cuối cùng ông cũng đã đến lúc dầu khô đèn tắt.
Nhất Linh rất đau lòng, song cậu không biết phải làm gì. Mười sáu tuổi, cậu chỉ là một chàng thiếu niên ngây thơ hầu như không biết một chút chuyện đời, nhưng có một điều mà Nhất Linh rất rõ, sư phụ đã sắp sửa rời xa cậu. Cậu còn phát hiện ra một chuyện rất kỳ lạ, thân thể của sư phụ dường như đang không ngừng chìm sâu vào phiến đá xanh phía sau lưng. Phiến đá ấy cứng như sắt thép, cho dù là đám thợ rèn đập búa lên cũng chỉ để lại chút dấu vết nhỏ, thế nhưng nó lại chịu lùi bước trước cơ thể gầy yếu của Đại Trác hòa thượng. Ngày lại càng trôi qua, thân hình ông lặng lẽ chìm dần vào trong phiến đá.
Đến một đêm kia, cơ thể của Đại Trác đã hoàn toàn chìm vào trong đá, chỉ còn lộ khuôn mặt ra ngoài. Đêm hôm đó, ánh trăng bàng bạc phủ khắp mặt sông, con sông dường như yên ả hơn rất nhiều, âm thanh nước chảy rì rầm như đang khóc than kể lể. Đại Trác gọi Nhất Linh đến trước mặt, nói: "Con à, ta rất mừng là con đã lớn rồi", ánh mắt già nua của ông chứa đựng sự mãn nguyện và lòng yêu thương từ bi vô hạn. "Con là một cô nhi, ta chỉ biết con họ Vương, Nhất Linh là tên ta đặt, cũng là pháp danh của con; sau này con muốn hoàn tục thì cũng có thể dùng làm tên gọi. Nhất Linh, đêm nay là lúc ta phải rời xa con rồi. Ta đã sống một trăm lẻ tám tuổi, nửa tước cuộc đời giết người vô số, số người cứu được ở nửa sau cuộc đời ta cũng chưa từng đếm, không biết có thể chuộc lại tội nghiệt của ta không. Chờ lúc nữa xem người đến đón ta là Phật Tổ hay là Mười Tám Tiểu Quỷ của con sông này, là có thể biết được điều đó". Nói rồi ông mỉm cười.
Nhất Linh nước mắt tuôn ra như suối: "Không, sư phụ, người không thể bỏ con mà đi như thế!"
Đại Trác mỉm cười: "Con à, đây là ý chỉ của Phật Tổ, sư phụ tuy rời xa con, nhưng có rất nhiều thứ của sư phụ đều đã lưu lại trong cơ thể con, vì thế có thể nói, sư phụ sẽ mãi đồng hành cùng con."
Nhất Linh vẫn khóc nức nở, nửa hiểu, nửa lại như không hiểu những lời thầy nói. Đại Trác nhìn ánh mắt non nớt của đồ đệ duy nhất, thở dài một tiếng: "Nhất Linh, hôm nay con không nỡ rời xa sư phụ, nhưng sau này không chừng con sẽ hận ta, hận ta đã để lại những thứ đó trong cơ thể con, đã đem đến cho con rất nhiều phiền não. Song biết đâu con người sẽ thay đổi, con hãy còn nhỏ, tất cả vẫn còn chưa định hình. Con hận ta hay cảm kích ta, qua ba năm nữa là có thể biết được, nhưng ta lại hy vọng con hận ta có lẽ lại tốt hơn, bằng không..." Ông không nói tiếp nữa, ngẩng đầu lên nhìn vầng trăng lạnh lẽo, mãi một lúc lâu sau mới khẻ thở dài.
Nhất Linh ngẩn ra nhìn sư phụ, ý nghĩa trong những lời nói của sư phụ có rất nhiều điểm cậu không hiểu. Qua nhiều năm vật lộn chiến đấu với sóng nước, cậu năm nay tuy đã mười sáu, thân thể cường tráng hơn cả những thanh niên mười tám hai mươi nhưng vốn sống cách biệt một nơi, hành thiện tích đức, tâm địa Nhất Linh còn vô cùng mộc mạc thuần khiết, chỉ giống như những đứa trẻ mười một mười hai tuổi trong thị trấn mà thôi, thậm chí còn đơn thuần hơn nhiều. Lời nói của sư phụ có quá nhiều huyền cơ, cậu thực sự không thể hiểu hết được.
"Không, sư phụ. Con sẽ không bao giờ hận người!" Lời nói của cậu dứt khoát, quả đúng là ngữ khí thường thấy ở đám thiếu niên nhiệt huyết.
Đại Trác đưa ánh mắt lại nhìn Nhất Linh, vẻ mặt hiện ra nụ cười từ bi đầy yêu thương. "Được rồi con à, dù sau này con như thế nào, trước hết ta cũng phải dặn dò con một việc", ánh mắt của ông đột nhiên trở nên nghiêm trang lạ thường, Nhất Linh ngồi thẳng người lên, chăm chú lắng nghe.
"Ngày mai, con hãy đi về hướng bắc đến Thiếu Lâm Tự gặp Phượng trượng trụ trì của họ, hãy hỏi xem một người là Đại Ngu thiền sư đã mất hay chưa. Nếu như Đại Ngu chưa mất, con hãy nghĩ cách gặp ông ấy và diễn cho ông ấy xem "Khổ hải vô biên", xem ông ấy có cách phá hay không?"
"Khổ hải vô biên? Đó là gì vậy?" Nhất Linh chau mày, song ngay lập tức trong đầu bỗng loé lên một số tư thế kỳ quái của thân thể. Những tư thế này thật vô cùng cổ quái, đến mức hoạt kê; nếu không phải bị điên thì tuyệt đối không bao giờ làm những động tác như vậy.
"Việc này là như thế nào?" Nhất Linh hết sức kinh ngạc về những hiện tượng kỳ quái vừa đột nhiên xuất hiện trong đầu mình, há hốc miệng nhìn sư phụ.
Đại Trác cũng đang nhìn Nhất Linh, ánh mắt chợt loé lên như hai luồng điện, xoáy sâu thẳng vào tâm khảm cậu. Nhất Linh không khỏi lặng người ngạc nhiên bởi cậu chưa từng thấy ánh mắt như vậy của sư phụ bao giờ. Bộ dạng kinh ngạc của Nhất Linh đều không lọi khỏi mắt của Đại Trác, ông cười, ánh mắt lại trở nên già nua chứa đầy tình thương từ bi.
"Con à, con không phải sợ, những tích lũy cả đời của sư phụ đều đã truyền sang người con, rất nhiều thứ rồi, nhưng cũng không phải chỉ có thế thôi đâu." Dừng một lúc, ông lại tiếp: "Bất luận Đại Ngu có cách phá hay không thì con đều phải trở về, trở lại trên sông để tiếp tục nối công việc của sư phụ. Những thứ trong đầu con chỉ cần không gặp kích thích chúng sẽ không tự hiện ra đâu, hãy để cho chúng theo cùng con, tự sinh tự diệt vậy. Đó là ý trời không thể làm gì hơn được."
Đại Trác ngừng một lúc, nói tiếp: "Đại Ngu hòa thượng nếu như đã mất thì con phải đến núi Thái Sơn, chờ đến ngày mùng hai tháng hai năm trới, ngày Rồng ngẩng đầu, anh hùng thiên hạ tụ hội trên đỉnh Thái Sơn, con hãy chú ý quan sát xem có một con kim thứu khổng lồ bay đến không. Nếu có, con hãy biểu diễn chiêu "Hồi đầu thị nại" cho người cưỡi kim thứu xem, liệu bà ta có thể phá được hay không. Nếu như không có, thì con hãy trở về cùng sư phụ."
Lúc Đại Trác nói đến bốn chữ "Hồi đầu thị nại", trong đầu Nhất Linh đột nhiên hiện ra một số tư thế cầm kiếm, mặc dù từ trước đến giờ cậu chưa từng nhìn thấy kiếm, song cậu cảm thấy những động tác này đều uyển chuyển mỹ lệ vô sog, nếu như chính mình thể hiện nhất định cũng sẽ rất đẹp.
Đại Trác nhìn về phía chân trời xa xa, chậm rãi nói: "Bà ta nhất định sẽ tới! Nhất Linh con, đường đời của con đã được định trước là không hề bằng phẳng". Ông nhìn vào trong mắt Nhất Linh, ánh mắt ngây thơ giống như một tờ giấy trắng, cũng giống như một miếng ngọc lấp lánh tinh quang, Đại Trác thở dài lắc đầu: "Nhất Linh, con đã khổ vì ta rồi, những ma đầu kia không ai là không có bản lĩnh kinh thiên động địa, có ai lại chịu dễ dàng quy phục người khác đâu! Đã chịu tủi cực suốt bốn mươi năm, có ai lại không muốn ra mặt để trút oán khí chứ? Hãy!" Ông lại thở dài, nhìn ra xa, mặt sông phía xa dường như gợn lên từng lớp sóng.
Đại Trác nhắm mắt lại, rất lâu, ông không nói tiếp nữa. Trăng đã treo lơ lửng giữa trời. Đột nhiên ông mở to mắt: "Ai di đà phật, Nhất Linh, hãy đến bờ sông lấy cho ta thùng nước."
"Dạ". Nhất Linh ứng tiếng, đứng dậy đi lấy nước, trong lòng cảm thấy kỳ lạ: "Sư phụ cần nước làm gì?".
Đến bờ sông, vừa mới dìm thùng nước xuống, bỗng bên tai cậu vang lên giọng từ bi của sư phụ: "Nhất Linh, sư phụ đi đây. Sư phụ đã tự làm bia mộ cho mình, con hãy xả nước lên là được rồi. Ngày mai khi mặt trời lên, con hãy lên đường, Nhất Linh, con ngoan của ta, hãy tự bảo trọng."
"Sư phụ!" Nhất Linh gào lên đau đớn, quay người chạy về. Trong cơn thảng thốt, cậu đã vận đến tận cùng sức lực, người bỗng cất lên lướt đi như một luồng chớp sáng, có điều chính cậu lại không hề để ý đến điều đó.
Trước phiến đá xanh đã không còn thấy thân thể của Đại Trác, mặt đá giờ đây phẳng tuột như gương. Nếu không tận mắt trông thấy, chắc không ai dám tin lúc nãy phiến đá ấy còn lõm vào, bên trong còn có một lão hòa thượng đang ngồi. Lão hòa thượng ấy phút chốc như đã biến đi, phiến đá trở lại hình dạng ban đầu, như đã được một sức mạnh siêu nhiên san phẳng vậy. Một ý nghĩ đột nhiên hiện lên trong đầu. Ý nghĩ đó mách bảo Nhất Linh, sư phụ đã dùng Thiên Long trảo cào vụn phiến đá trước mặt, sau đó hấp thu vào bên trong cơ thể, tạo cho bản thân một chiếc quan tài đá có một không hai.
"Sư phụ!" Nhất Linh lao tới phiến đá, bột đá xanh lạnh ngắt đã ngăn cách cậu với thân thể ấm áp và ánh mắt hiền từ của sư phụ. Cậu hận vì không thể rửa bỏ bụi đá để đưa sư phụ ra, nhưng lý trí lại mách bảo cậu rằnag không thể làm như thế.
Nhất Linh khóc thảm thiết, tiếng nước sông rì rầm vọng vào khe núi như cũng đang than vãn tiễn đưa Đại Trác. Rất lâu sau, Nhất Linh mới chậm rãi quay trở lại bờ sông, xách nước từ từ dội lên phiến đá. Nước tràn trên mặt đá, bột đá phát ra những tiếng lách tách, chuyển từ xám sang trắng, rồi từ trắng sang xanh, cuối cùng biến thành một màu giống như màu của cả phiến đá và cũng trở nên cứng chắc như vậy.
"Đây là do dương hỏa của Thiên Long thần công đang phát sinh tác dụng, dương hoả gặp nước có thể luyện đá cứng như thép". Một ý nghĩ bỗng hiện ra trong đầu Nhất Linh.
"Sư phụ!" Nhất Linh quỳ xuống đập đầu chín lạy, rồi ngồi dậy lặng im nhìn vào phiến đá, dần dần phiến đá ấy dường như tan đi, hình ảnh sư phụ lại xuất hiện trước mặt cậu, vẫn với dáng vẻ mỉm cười hiền từ như trước.
Mặt trời đã lên, ánh nắng bao phủ khắp dòng sông, lấp lánh những tia phản chiếu như đàn rắn bạc đang đua nhau trườn đi. Ánh nắng chiếu lên phiến đá, hoa nắng nhảy múa. Nhất Linh sực tỉnh lắc đầu, trước mặt chỉ là phiến đá xanh mà không còn bóng dáng sư phụ."
"Người đã không còn nữa." Nhất Linh tự nói với mình, trong trái tim non nớt ẩn chứa một nỗi đâu không thể nói thành lời, cậu quay đầu nhìn lên mặt trời, ánh nắng gay gắt chiếu đập vào mắt.
"Sư phụ, con nghe lời người, bây giờ lập tức lên đường đến Thiếu Lâm." Nhất Linh sụp xuống dập đầu ba cái rồi đứng dậy thu xếp hành lý. Thực ra cậu cũng không có gì cần thu xếp ngoài hai bộ quần áo thay đổi và vài mẩu bạc vụn. Hai thầy trò cứu người vô số, người đến tạ ơn biếu tặng không biết bao nhiêu ngân lượng, nhưng Đại Trác nếu không từ chối thì lại đem cứu tế cho những nạn nhân khác mà không hề tích luỹ gì. Nhất Linh thu xếp một tay nải khoác lên vai, rồi dừng lại bịn rịn trước bia mộ của sư phụ, sau đó mới bước ra khỏi miếu.
Đúng lúc ấy, mấy bóng người từ phía xa vụt chạy tới, thân pháp nhanh nhẹn không giống thường nhân, chắc hẳn phải là người trong võ lâm. Mấy người đó chạy thẳng tới ngôi miếu nhỏ. Nhất Linh dừng bước quan sát, họ tất cả có sáu người, một người vận cẩm y chừng bốn mươi tuổi, một thiếu niên trạc mười lăm, mười sáu và bốn võ sĩ tráng kiện. Người mặc cẩm y mang kiếm, bốn võ sĩ kia cầm đao, trên người loang lổ những vết máu, áo quần tả tơi, hẳn là vừa trải qua một cuộc chiến ác liệt. Thiếu niên kia lại không hề hấn gì, phục sức quý phái, trông rất bảnh bao.
Sáu người chạy đến gần phía trước Nhất Linh, ánh mắt người mặc cẩm y như điện đảo qua trên khuôn mặt cậu, hỏi: "Người là hòa thượng trong miếu phải không?" Nhất Linh gật đầu. Người này quay đầu nhìn sang vị thiếu niên nọ, nói: "Thiếu chủ, hãy vào trong miếu này nghỉ một lát." Rồi lại nhìn Nhất Linh: "Tiểu sư phụ, cho xin bát nước uống!"
Thực sự trong lòng Nhất Linh khi ấy không hề muốn người ta đến là phiền sư phụ, nhưng là người đã quen làm việc thiện nên sau một chút do dự cậu mới quay người đi vào trong miếu.
"Đứng lại!" Đột nhiene thiếu niene nọ quát.
"A di đà phật". Nhất Linh quay người hành lễ: "Thí chủ có điều gì căn dặn?"
"Ngươi đeo tay nải làm gì? Ngươi không phải là hòa thượng trong miếu này?" Thiếu niên kia mặt mày thanh tú, tướng mạo khôi ngôi, ánh mắt sắc bén chằm chằm nhìn Nhất Linh.
"A di đà phật, tiểu tăng đúng là hòa thượng trong miếu này, mang tay nải là chuẩn bị đi."
"Đi đâu?"
"Về hướng bắc."
"Là nơi nào?" Thiếu niên kia hỏi dồn, ngữ khí nghiêm khắc như người đang thẩm tra phạm nhân. Nhất Linh từ lâu đã được giáo huấn lòng khoan dung, vẫn chưa biết thế nào là nổi giận, hơi do dự một lát, nói: "Đến Thiếu Lâm Tự".
Thiếu Lâm Tự danh tiếng uy chấn thiên hạ, cả sáu người kia đều không khỏi giật mình. Thiếu niên nọ lẳng lặng hừm lên một tiếng, nói: "Không ngờ vị tiểu hòa thượng này lại là đệ tử của Thiếu Lâm."
Nhất Linh lắc đầu: "Không phải."
Thiếu niên cảm thấy kỳ lạ: "Vậy ngươi lên Thiếu Lâm làm gì?"
Nhất Linh nói: "Là sư phụ bảo tôi đi!"
Người mặc cẩm y kia đột nhiên xen vào: "Ta biết rồi, sư phụ cậu là Đại Trác Bồ Tát, thế sư phụ cậu đâu?"
Nhất Linh mắt đỏ hoe: "Sư phụ đã viên tịch rồi, ai di đà phật."
"A di đà phật, đáng tiếc, đáng tiếc!" Người mặc cẩm y đó cũng tuyên một câu phật hiệu, gật đầu với thiếu niên kia tỏ ý có thể tin tưởng được, không cần phải nghi ngờ.
Thiếu niên đó vẫn không chịu vào trong miếu, đảo mắt một vòng trên người Nhất Linh rồi ghé sát tai người mặc cẩm y kia nói thầm điều gì đó. Người đàn ông đó sắc mặt tỏ vẻ khó khăn, nói: "Sợ cậu ta không chịu, hơn nữa... cũng khôlng giống."
Thiếu niên đó quắt mắt lên: "Chút việc này cũng không làm nổi thì ông còn có thể làm được gì nữa?
Cẩm y đại hán mặt đỏ bừng lên, có chút đắn đo suy nghĩ, đoạn bước lên trước, trong tay đã cầm sẵn mấy lá vàng, nói: "Thiếu chủ nhà chúng tôi sớm đã nghe danh Đại Trác bồ tát từ bi, được biết đại sư đã viên tịch, trong lòng thương cảm vô cùng, một chút thành ý để bày tỏ tiếc thương, mong tiểu sư phụ nhận cho."
Nhất Linh cảm động trong lòng, chắp tay hành lễ, không nhận mấy lá vàng đó, nói: "Lòng thành của thí chủ, tiểu tăng xin thay sư phụ cảm ơn, nhưng vàng này tiểu tăng không thể nhận được."
Người đàn ông mặc cẩm y vội nói: "Xin tiểu sư phụ hãy nhận những lá vàng này đã, chúng tôi còn có chuyện muốn tiểu sư phụ giúp đỡ."
Nhất Linh nói: "Số vàng này tiểu lăng quả không thể nhận. Thí chủ kính trọng sư phụ của tiểu tăng, tiểu tăng cảm kích bội phần, thí chủ có việc gì xin cứ nói, tiểu tăng nhất định sẽ dốc hết tâm sức." Cậu kính trọng sư phụ nên cũng tràn đầy thiện cảm với những người kính trọng ông, vốn lại là người quen làm việc thiện nên không suy nghĩ trước sau, lập tức khẳng khái nhận lời.
Cẩm y đại hán liếc nhìn Nhất Linh, vẻ khó nói: "Việc này rất khó..." Chưa nói dứt, đột nhiên lại thở dài: "Ài, thôi được rồi, hay là cứ để chúng tôi tự lo liệu vậy."
Nhất Linh vội nói: "Tiểu tăng không sợ khó, xin thí chủ cứ nói!"
Người đó chần chừ một hồi mới cất tiếng: "Thực ra cũng không phải là chuyện gì to tát, tiểu chủ nhân nhà tôi tuổi trẻ khí thịnh, đã trượng nghĩa đánh một tên ác bá cậy thế bắt nạt người, nhưng lại sợ về nhà bị lão gia phu nhân quở trách nên đã nghĩ ra một ý, muốn tìm một người giả thành cậu ấy, đợi sau khi tên ác bá ấy tìm đến, trông thấy không đúng người thì tự nhiên không có gì để nói, còn lão gia và phu nhân cũng sẽ không chửi mắng nữa."
Những lời này đến tai của những kẻ lão luyện giang hồ thì quả là sơ hở vô cùng, song Nhất Linh lại không hề nghi ngờ, liền gật đầu: "Ác bá cậy thế ức hiếp người, trừng trị là đích đáng. Việc này không khó, tiểu tăng bằng lòng dốc sức."
Vẻ mặt đang trầm ngâm của thiếu niên nọ bỗng nhiên trở nên vui mừng rạng rỡ. Cẩm y đại hán cũng hớn hở, liếc nhìn thiếu niên kia, nói: "Quả đúng là thầy nào trò nấy. Đại Trác bồ tát có tấm lòng bồ tát, tiểu sư phụ cũng có tấm lòng bồ tát. Tiểu sư phụ, mời vào trong miếu thay đổi trang phục cho tiểu chủ nhân nhà tôi."
Bốn võ sĩ kia canh chừng bên ngoài, Nhất Linh và hai người còn lại đi vào trong miếu. Nhất Linh và thiếu niên kia đổi quần áo cho nhau, song vì thân hình của Nhất Linh vạm vỡ cao to nên không khỏi cảm thấy hơi chật, đây lại là lần đầu mặc trang phục lộng lẫy như vậy, vừa lạ lẫm vừa gượng gạo. Thiếu niên kia đảo mắt nhìn Nhất Linh, bỗng nhiên lấy từ trong người ra một cây đoản kiếm, chỉ bằng vài động tác đã cạo trọc đầu mình. Sự sắc bén của cây đoản kiếm cộng với thủ pháp nhanh lẹ quả khiến người ta phải ngạc nhiên, cẩm y đại hán gật đầu tỏ vẻ tán thưởng, Nhất Linh lại như không thấy gì, chỉ hỏi: "Thí chủ sao lại cạo bỏ tóc của mình vậy? Thật là đáng tiếc!"
Thiếu niên kia lấy từ trong người ra một cái lọ, đưa cả tóc vào lọ cho người mặc cẩm y, nói; "Hãy làm đi!" Bên trong chiếc lọ không biết là đựng thứ gì, trông rất dính. Người mặc cẩm y bôi chất keo trong lọ lên đầu Nhất Linh, rồi đính tóc lên đầu cậu, sau đó lại quấn thêm chiếc "anh hùng cân" (khăn anh hùng" lên, chỉ trong nháy mắt đã biến Nhất Linh từ một hòa thượng trở thành một công tử tục gia. Tuy vẫn có chút gì đó gượng gạo, nhưng nếu không nhìn kỹ thì quả thật không thể nhận ra tiểu sa di lúc trước.
Cẩm y đại hán và thiếu niên kia nhìn nhau, ánh mắt hớn hởn. Người mặc cẩm y nói: "Tiểu sư phụ đã đổi trang phục, tên cũng phải đổi. Trên đường nếu có người của ác bá chặn đường, tiểu sư phụ hãy xưng là Thủ Tự Hùng, là thiếu chủ của Thiết Huyết Minh. Tiểu sư phụ không phải sợ, đã có bốn huynh đệ Mã Long bảo vệ, ác bá sẽ chẳng làm gì được người đâu. Chúng tôi không phải là sợ, chỉ muốn để cho tên ác bá ấy bị lừa một vố đau, tiểu sư phụ biết không?"
Nhất Linh gật đầu cười: "Tiểu tăng hiểu rồi!"
Cẩm y đại hán nhìn thiếu niên tên Thủ Tự Hùng, thiếu chút nữa thì cười phá lên. Thủ Tự Hùng lập tức lắc tay ra hiệu kiềm chế, mới quay sang Nhất Linh: "Vậy mời tiểu sư phụ, à không, mời thiếu chủ khởi hành lên đường!"
Ra khỏi miếu, người này gọi bốn võ sĩ lại, nói: "Mã Long, bốn người các ngươi hãy bảo vệ thiếu chủ ngược sông đến thẳng tổng đường!" Kế đó lại thì thầm dặn dò một hồi gì đó.
Nhất Linh được sự bảo vệ của bốn võ sĩ, bịn rịn rời khỏi ngôi miếu nhỏ. Cho đến lúc đi xa, Thủ Tự Hùng mới cùng với người mặc cẩm y kia cười lên ha hả.
"Đồ ngốc!" Thủ Tự Hùng cười đến gập người lại: "Quả là tên ngốc thế gian hiếm có!"
Cẩm y đại hán xen vào: "May mà thiếu chủ nghĩ ra một cách bảo tên ngốc đó chịu nạn thay, chúng ta lại có thể chọn đường gần bình an mà trở về rồi!"
Thủ Tự Hùng liếc mắt qua người mặc cẩm y, nói: "Trương Bá Đương, ông cũng cạo bỏ tóc đi, vào trong miếu tìm bộ quần áo của lão hòa thượng thay lên, chúng ta qua sông."
Trương Bá Đương ngạc nhiên: "Qua sông, tại sao? Chúng ta phải về Tổng đàn nữa chứ!"
Thủ Tự Hùng cười nhạt: "Trờ về làm gì? Tìm cái chết ư, nếu như ta đoán không sai, bên này Thanh Long hội được dịp, bên kia Quần Anh hội sẽ cứ thế mà thẳng tiến, sẽ quấy nát Tổng đàn chúng ta cho xem."
Trương Bá Đương kinh ngạc: "Thiếu minh chủ muốn nói, Thanh Long hội và Quần Anh hội sẽ liên thủ đối phó với Thiết Huyết Minh chúng ta?"
Thủ Tự Hùng hừm lên một tiếng: "Đồ ngốc, một Minh hai hội đối chọi với nhau, đều coi nhau là địch. Cha ta khinh suất mạo hiểm, để cho Thanh Long hội thừa dịp phục kích, cao thủ trong Minh người chết người bị bắt, thực lực Thiết Huyết Minh đã giảm sút bao nhiêu, Quần Anh hội nếu như không thừa cơ lửa cháy cướp thành thì trừ phi chúng bị ma quỷ làm cho mê muội."
Trương Bá Đương ngẩn người, ấp úng: "Minh chủ thật đáng thương, thân đầu mỗi thứ một nơi..."
"Đáng đời!" Thủ Tự Hùng đột nhiene hét lớn.
Trương Bá Đương lặng người đi, một lát mới nói vẻ khổ não: "Thiếu chủ..."
"Sao?" Thủ Tự Hùng hét lên điên cuồng; "Đừng có cho rằng là cha ta mà ta không dám chửi ông ấy. Thân làm chủ một Minh, không biết tự bảo trọng lấy mình để cho địch thừa cơ đánh úp, ông ấy đúng là một kẻ ngốc nghếch, một con xuẩn trư."
Trương Bá Đương nhìn thiếu chủ mặt đang méo đi trong cơn phẫn nộ, trong lòng không khỏi ớn lạnh, lùi lại sau một bước. Ở Thiết Huyết Minh, trên dưới khi nhắc đến minh chủ Thủ Thiên Đồ bên cạnh có thủ lãnh Thiết Huyết cận vệ Trương Bá Đương, ai nấy cũng kính sợ khom lưng. Trương Bá Đương cương cốt cứng như thiết luyện, trung dũng vô song, chỉ cần Minh chủ hạ lệnh, cho dù là núi đao biển lửa cũng dám lao vào, vạc dầu địa ngục cũng không chau mày e ngại. Thế như mấy ngày nay, đi cùng với thiếu chủ, ông ta đôi khi lại cảm thấy lạnh ớn cả tâm can. Trước sự lạnh lùng thủ đoạn của tên thiếu niên mới mười sáu tuổi này, một nam tử hán thiết huyết cốt cương như ông ta cũng chuẩn bị trở thành một tiểu nhâ hèn nhát rồi. Một lúc sau, Trương Bá Đương mới khẽ hỏi: "Thiếu chủ, vậy người có dự định gì?"
"Đóng giả hòa thượng, qua sông, thoát khỏi truy sát của Thanh Long hội, lên Đại Tuyết sơn tìm sư tổ Hồng Y lão tổ của ta. Chỉ cần lão tổ công thành xuất quan, cho dù Thiết Huyết Minh có bị đuổi tận sát tuyệt cũng vẫn còn đường phục hưng. Quan trọng là, mùng hai tháng hai năm tới, ngày Rồng ngẩng đầu, Tiềm long ẩn náu đã bốn mươi năm nay sẽ bay lên thành Thiên Long. Bốn mươi năm ấy, biết bao nhiêu anh hùng tuyệt thế nhìn lên trời mà than, còn ngày hai tháng hai năm tới, tại Thiên long đại hội trên núi Thái Sơn tất cả đều sẽ thay đổi, đúng là cơ hội tốt để ta thể hiện thân thủ, ha ha!"
0O0
Ngày hai tháng hai, Rồng ngẩng đầu, Thiên Long đại hội. Đây là thỏa ước giữa Thiên Long và Đại Ngu La Hán bốn mươi năm về trước.
Thiên Long, Hắc đạo tuyệt thế anh hùng, một tay sáng lập ra Thiên Long giáo, thống nhất hơn bảy trăm bang phái Hắc đạo, dưới có ba đàn, mười lăm hương đường cùng hàng vạn đệ tử, không biết bao nhiêu anh hùng bá đạo đã cúi đầu xưng thần. Đúng vào thời điểm Thiên Long hưng thế phát triển mưu đồ bá nghiệp, Đại Ngu La Hán của Thiếu Lâm tự đã dẫn năm đại môn phái của Hiệp nghĩa đạo lên đỉnh Thái Sơn thách chiến với Thiên Long, nói rằng nếu Thiên Long một mình có thể thắng nổi ông, thì ông sẽ dẫn năm đại môn pasi kia quy thuận xưng thần, Thiên Long sẽ triệt để thống nhất Hắc Bạch lưỡng đạo, còn nếu Thiên Long không thắng được ông, thì sẽ phải giải thể Thiên Long giáo đồng thời buộc các thủ hạ để cho giang hồ bình yên trong bốn mươi năm. Bốn mươi năm sau vào ngày hai tháng hai, ngày Rồng ngẩng đầu, sẽ quyết tranh sống mái lần nữa trên đỉnh Thái Sơn.
Điều này không hề công bằng đối với Thiên Long, song Thiên Long lại dứt khoát đồng ý ngay, đến Thái Sơn cùng Đại Ngu quyết chiến. Trước trận chiến, một thế lực duy nhất trong giang hồ còn giữ được độc lập là Linh Phụng cung chủ. Linh Phụng Cung cũng đã đến và cùng hai người kia đặt cược, nếu bà ta thắng thì Thiên Long phải theo về Linh Phụng Cung làm chồng bà ta, và Đại Ngu phải hoàn tục, phế bỏ công sức thiền tu gần trăm năm, bắt đầu lại cuộc sống như người thường; nếu bà ta thua thì cả đời sẽ không rời khỏi Linh Phụng Cung một bước. Ba người quần chiến bảy ngày bảy đêm trên đỉnh Thái Sơn, cuối cùng không ai thắng, cũng không ai bại.
Thiên Long giữ đúng thỏa ước, giải thể Thiên Long giáo đồng thời buộc các thủ hạ phải ẩn thân giang hồ, đợi bốn mươi năm sau quyết một trận thư hùng. Linh Phụng tiên tử cũng trở về Linh Phụng Cung.
Thời gian bốn mươi năm thấm thoát qua đi, ngày hai tháng hai sang năm chính là tời điểm của trận tái đấu ấy. Anh hùng bốn phương thiên hạ đều đang chờ đợi ngày này.
Thủ Tự Hùng ngửa mặt lên trời cười điên cuồng, Trương Bá Đương không dám xen vào, vội vàng cạo bỏ tóc rồi vào trong miếu tìm một bộ tăng bào thay lên, cùng Thủ Tự Hùng qua sông.
Trong các bang hội võ lâm đương thời, thế lực của Thiết Huyết Minh, Thanh Long Hội và Quần Anh Hội là mạnh nhất, Quần Anh hội hùng cứ mạn bắc, hảo hán Yên Triệu, anh hùng hội tụ với phạm vi hoạt động là khắp hữu ngạn Hoàng Hà. Thanh Long hội với chủ lực là các hảo hán ở trên sông nước lại giương danh một vùng Giang Nam, cờ xí Thanh Long cắm dọc phía nam sông Trường Giang. Còn ở giữa hai hội này, từ bắc Trường Giang đến phía nam sông Hoàng Hàn chính là địa bàn của Thiết Huyết Minh. Tuy ngoài một Minh hai Hội này ra còn hàng trăm ngàn bang phái khác nữa, song đều không tạo được một thanh thế nào cả.
Ba phái này đếu có sở trường, sở đoản riêng, mấy chục năm nay lúc nào cũng đối địch nhau như nước với lửa. Tuy va chạm liên miên nhưng cũng chưa hề xảy ra trận đụng độ lớn nào, bởi nếu bất kỳ hai phái nào công kích nhau cũng đều phải đề phfong bang phái thứ ba tận dụng thời cơ trai cò giao tranh, ngư ông đắc lợi. Mười năm trước, minh chủ của Thiết Huyết Minh là Thủ Thiên Đồ đã bí mật đưa đứa con trai độc nhất mới sáu tuổi của mình là Thủ Tự Hùng đến Đại Lấu Sơn Ô Vân Quan, bái làm môn hạ đại đệ tử của Hồng Y lão tổ là Phong lâm để học Băng tuyết thần công, một tuyệt kỹ kinh thế của Đại Tuyết Sơn.
Thời hạn bốn mươi năm đã sắp tới, ngày hai tháng hai Rồng ngẩng đầu, Thủ Thiên Đồ lòng mang chí chớn đã lén vượt Trường Giang một là để thăm nom nhi tử, hai là để bàn bạc với Phong Lâm việc lên Đại Tuyết sơn bái kiến Hồng Y lão tổ, thương thảo đối sách, không ngờ sự việc bại lộ, Thủ Thiên Đồ rơi vào mai phục lúc qua sông. Thanh Long hội đã huy động toàn bộ tinh nhệu ra sức công kích. Thế cô không thể chống quần thù, lại do công phu trên nước kém xa so với đối phương, nhóm người Thiết Huyết Minh hầu như đã bị tiêu diệt, bản thân Thủ Thiên Đồ bị chém bay đầu, thân ném xuống sông cho cá rỉa; tứ đại hộ pháp mang theo bên cạnh, ba chết một bị bắt sống, bốn mươi Thiết Huyết cận vệ, ngoài Trương Bá Đương dẫn bốn tên thân tín bảo vệ Thủ Tự Hùng đột phá vòng vây thoát ra, còn lại chết sạch không còn một mống, làm liên đới đến cả Phong Lâm sư phụ Thủ Tự Hùng cũng chịu hoạ sát thân.
Thanh Long hội công kích thành công, thế cân bằng giữa ba phe bị phá vỡ, sóng gió giang hồ lập tức nổi lên. Thủ Tự Hùng tuy tuổi còn nhỏ song lại có cái nhìn lão đời, biết rõ Thiết Huyết Minh là miếng thiẹt béo bở, Thanh Long Hồi và Quần Anh Hội nhất định sẽ liều mạng tranh giành, Thiết Huyết Minh vì thế cầm chắc sẽ diệt vong, nếu trở về thì chỉ còn đường chết, nến quyết chí lại thượng Tuyết Sơn cầu sư tổ ra tay. Kẻ không một chút hiểu đời là Nhất Linh lại ngờ nghệch đưa chân vào trong vạc dầu đang sôi ùng ục ấy.
Thực ra, hai bên bờ sông Gia Lăng vốn đã là địa bàn của Thiết Huyết Minh, vì thế mà Trương Bá Đương biết được danh Đại Trác bồ tát. Tổng đàn Thiết Huyết Minh nằm phía tây của dãy Tần Lĩnh, sát ngay với Hán Trung. Nếu trở về Tổng đàn bằng đường bộ, nhất định phải đi ngang qua Đại Ba Sơn. Nếu đi đường thủy, ngược dòng đi lên thì có thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nhưng lại phải đối mặt với sự truy sát của Thanh Long Hội, vì thế bốn Thiết Huyết cận vệ dẫn Nhất Linh rời xa Gia Lăng giang, tìm ra đường bộ. Bốn mươi Thiết Huyết cận vệ của Thủ Thiên Đồ, cứ bốn người một đội, đều là nhưng cao thủ tinh nhuệ. Tổ của Mã Long gồm có hai người là huynh đệ với nhau tên gọi Lưu Hùng, Lưu Anh, một người khác là cao Thống Hổ, Mã Long là đội trưởng. Năm người họ không đi đường thủy mà vượt núi dọc theo bờ sông ngược lên. Qua một ngày đi gấp đã đến một thị trấn nhỏ, ở đây có Thiết Huyết Minh cũng có cơ sở, gọi là Lưỡng Giang phân đà. Thiết Huyết Minh gồm có ba đường là Huyết Hồn, Huyết Ảnh, Huyết Ngao, mỗi một đường có ba đàn chín đà trực thuộc. Lưỡng Giang phân đà thuộc Phi đàn, Huyết hồn đường, đà chủ là Ba Sơn Viên Viên Mãnh.
Mã Long nói với Nhất Linh: "Chúng ta vào thị trấn nghỉ ngơi một lát, để cho các huynh đệ trong Lưỡng Giang phân đà bái kiến thiếu chủ."
Mã Long đã được dặn dò từ trước, cái gọi là để các huynh đệ trong Lưỡng Giang phân đà bái kiến thiếu chủ cũng là cố ý để lộ hành tung, để cho người của Thanh Long Hội biết. Đáng tiếc là Nhất Linh lại hoàn toàn không hay điều này, xua tay: "Đừng, đừng, tôi đâu phải là thiếu chủ thật sự, làm sao đảm."
Mã Long nhìn cậu vẻ lo lắng, vừa cười vừa than, cố ý làm ra vẻ: "Xin thiếu chủ chớ có như vậy, hiện giờ trong tâm chúng tôi đây, cậu chính là thiếu chủ đích thực, gọi thủ hạ bái tiếp, đó còn là vinh hạnh của họ nữa đấy, phải không nào?" Rồi quay mặt sang anh em nhà họ Lưu nháy mắt ra hiệu, mấy người kia lập tức phụ hoạ: "Đúng, đúng là như thế!"
Nhất Linh khó xử vò đầu: "Nhưng họ có thể nhận ra thiếu chủ thật, chuyện mà vỡ lỡ, chẳng phải ta sẽ xấu hổ chết sao?"
Sau lùm cây phía xa xa, có một đôi mắt liên tục chằm chằm nhìn về phía mấy người họ. Nghe lời Mã Long, đôi mắt ấy chợt ánh lên vẻ kinh ngạc, có điều người theo dõi công lực quá cao siêu, cả bọn Mã Long không ai hay biết. Khi đó, Cao Thống Hổ dẫn đường, huynh đệ họ Lưu áp sát phía sau, Mã Long theo sát Nhất Linh đi vào trong thị trấn. "Ba sơn viên" Viên Mãnh quả thật giống như người vượn Ba Sơn, ngũ quan thô kệch, mắt như chuông đồng, khắp người toàn lông đen. Năm người đến nơi, Mã Long nói ra thân phận Thủ Tự Hùng, Viên Mãnh rạp người quỳ xuống, khóc lên đau khổ: "Minh chủ một đời anh hùng, không ngờ lại gặp hoạ bị tặc tử ám toán..."
Nhất Linh lóng ngóng, vội đỡ hắn dậy, nói: "Đừng khóc nữa, đừng khóc nữa."
Đột nhiên nhớ ra, người ta khóc chủ nhân của người ta, mình có tư cách gì mà bảo người ta đừng khóc, vì thế nhất thời không biết nói gì.
Viên Mãnh xúc động trong lòng, ôm chầm lấy Nhất Linh, nói: "May mà thiếu chủ bình an vô sự, xin thiếu chủ hãy hạ lệnh, huy động toàn bộ bảy ngày huynh đệ trong toàn Minh, đi báo thù cho Minh chủ. Viên Mãnh này nguyện đi tiên phong, quyết một trận tử chiến với tặc tử Thiên Long Hội." Vẻ mặt trung dũng nhiệt huyết tràn đầy, thật không thể dùng lời tả xiết, thế nhưng Nhất Linh vị thiếu chủ giả này làm sao có thể làm như vậy, cậu nhìn Mã Long, cảm thấy khó xử vô cùng.
Mã Long đằng hắng: "Viên đà chủ quả trung dũng có thừa, nhưng thiếu chủ trước tiên phải nhanh chóng trở về Tổng đường, triệu tập ba vị đường chủ để thương nghị đối sách. Viên đà chủ chớ nên nóng vội kích động báo thù, tốt nhất là hãy dẫn các huynh đệ ẩn nấp chờ lệnh, ngăn cản truy binh đuổi theo thiếu chủ."
Viên Mãnh trợn tròn mắt: "Vẫn còn truy binh sao? Hãy để chúng cho họ Mãnh tôi. Tặc tử Thanh Long Hội chỉ cần dám mò đến, lão già này sẽ cho chúng chết không có chỗ chôn thây."
Đúng lúc đó, bên ngoài vang lên một giọng cười ớn lạnh: "Khẩu khí quả là lớn, ngươi chẳng qua là một tên vượn người Ba Sơn, lại dám phách lối như vậy!"
Viên Mãnh tóc tai dựng ngược, quay ngoắt ra sau, chỉ một bước dài đã ra đến ngoài cửa, tiện tay tung ra một thiết quyền cực mạnh. Viên Mãnh tuy thân hình cao to, song chân tay lại nhanh nhẹn vô cùng, cộng thêm với kinh nghiệm trận mạc phong phú nên chỉ một thời gian ngắn đã chiếm được ưu thế. Hắn ta tung ra một quyền, đúng lúc một hán tử áo xanh bên ngoài lao vào, như thể tự đưa mình tới lãnh trọn một quyền đó vậy. Hán tử áo xanh kia hét lên một tiếng rồi tung ra cùng lúc hai chưởng đỡ lấy một quyền của Viên Mãnh, người bỗng ngã vật xuống đất lộn nhào ra ngoài, phía sau lại có hai hán tử áo xanh khác lao tới. Viên Mãnh thu quyền phải lại, quyền trái tung ra, trong nháy mắt đã thi triển đến tám chiêu. Thân hình cao to như cánh cửa của hắn ta chặn hết đường vào, lực đòn tung ra dũng mãnh vô song, hai hán tử áo xanh kia tuy công phu không phải yếu song liên tiếp phải đỡ những đòn nặng như trời giáng nên cũng không tiến vào được nửa bước, chỉ còn cách thét lên be be.
Bên ngoài tiếng la thét cũng vang khắp bốn phía, đệ tử Lưỡng Giang phân đà và truy binh Thanh Long Hội đã động thủ với nhau. Bốn người bọn Mã Long sớm đã cầm sẵn đao trong tay, thấy Viên Mãnh đã chặn đứng cửa lớn, Mã Long nói nhanh: "Thiếu chủ, chúng ta đi cửa sau."
Đúng khi ấy vang lên một tiếng cười chói tai: "Lại còn mấy chạy sao!" Một bóng người mặc áo xanh nhanh như quỉ lướt qua lưới quyền của Viên Mãnh xông vào, nhanh như điện lao tới trước mặt Nhất Linh, đưa tay ra định chụp lấy cậu. Mã Long giật thót tim, biết cao thủ của Thanh Long Hội đã đến, trong lòng không khỏi khiếp sợ, lao lene trước Nhất Linh vung kim đao bổ xuống, huynh đệ họ Lưu hai bên cũng ùa đến như cơn gió xoáy. Thiết Huyết cận vệ của Thủ Thiên Đồ võ công ai cũng có thể gọi là cao thủ, lại trung dũng hiếm có, không hề nao núng trước cái chết. Trảo thủ của lão nhân áo xanh kia ào đến trước mặt Mã Long, hắn vung đao lên song lão ta lại không hề né tránh hay chống đỡ. Mã Long nghiến răng, kim đao toàn lực bổ xuống gần như bằng tất cả sức lực vốn có.
Lão nhân áo xanh cười lạnh lùng: "Được lắm!" Rồi múa tít hai tay, bọn Mã Long thoắt tháy da mặt tê dại, ba thanh đao đồng loạt bật khỏi tay, người mất thế lùi mạnh lại phía sau. Lão nhân kia vươn dài cánh tay ra, năm ngón tay lại nhằm yết hầu của Nhất Linh xỉa đến. Đúng lúc ấy, Viên Mãnh hét lên điên cuồng, quay người lao tới, một tay vồ lấy thắt lưng lão nhân quay một vòng, làm cho lão ta vồ hụt một lần nữa. Lão nhân áo xanh đó võ công hơn hẳn Viên Mãnh, vốn nghĩ con vượn Ba Sơn kia đã bị đám người bên ngoài giữ chân nên không đề phòng, không ngờ Viên Mãnh lại chủ tâm bỏ trống hậu tâm, quay lại tung ra chiêu mạo hiểm này khiến cho lão thất thủ. Vừa tức giận vừa xấu hổ, lão quay mạnh thân trên, giáng một chưởng xuống đúng vào giữa lưng Viên Mãnh.
"Ba Sơn Viên" Viên Mãnh đi lại khắp dải núi Đại Ba Sơn này, nổi tiéng thiên hạ bởi sức khoẻ phi thường, công phu sở trường của hắn vốn là Thiết bố sam, đao kiếm bình thường chém lên cũng không để lại dấu vết gì, huống chi là quyền cước. Thế nhưng khi trúng một chưởng của lão nhân áo xanh kia, máu mồm máu mũi ộc ra tung toé, song Viên Mãnh quả là dũng hãn, dù chết cũng không chịu buông tay, hét lớn: "Thiếu chủ, mau chạy đi!"
Lão nhân áo xanh bị Viên Mãnh ôm chặt, giãy không ra, trong cơn tức giận tung ra không biết bao đòn. Tim gan của Viên Mãnh đã vỡ nát, hắn thu hết sức tàn há mồm ngoạm vào đúng thắt lưng lão nhân. Lão già thân hình gầy gò, có lẽ không bằng một phần ba Viên Mãnh. Thắt lưng lại nhỏ, bị một ngoạm của Viên Mãnh, gần như nửa người đã ngập trong miệng của Ba Sơn Viên, lão kêu lên đau đớn, chưởng lực liên tiếp bổ xuống, Viên Mãnh như thể đã hôn mê từ lâu, chết cũng không nhả ra, trái lại càng lúc càng nghiến chặt.
Nhất Linh từ nhỏ đã cứu người trên sông Gia Lăng, Ác Quỷ Tập thế nước dữ dội hung hãn như ngàn vạn hổ báo cũng không làm cậu sợ hãi, nhưng nhìn thấy hai người đó máu be bê bết liều chết lao vào nhau thì cậu lại nhắm mắt rùng mình ghê sợ, toàn thân như nhũn ra. Tấm thảm kịc ở chốn nhân gian này, một thiếu niên có trái tim thuần hậu như cậu lần đầu trông thấy làm sao có thể chịu nổi. Truy binh Thanh Long Hội từng tốp lao vào, Mã Long hét lên một tiếng: "Đi!", kim đao dũng mãnh bổ xuống, ánh đao loang loáng một vùng. Cao Thống Hổ mở đường, huynh đệ Lưu bảo vệ Nhất Linh, từ cửa sau xông ra.
Ngay sau thị trấn là rừng núi. Bốn Thiết Huyết cận vệ kèm Nhất Linh ở giữa, dốc toàn lực nhằm hướng núi chạy tới. Chỉ cần thoát được vào rừng là đã có thêm vài phần an toàn. Đã gần đến bìa rừng, Cao Thống Hổ quay lại khoát tay, từ những bụi cây dại hai bên đột nhiên phóng ra hàng loạt mũi thương. Hắn trong phút sơ xuất đã trúng mấy mũi vào người, khó bề qua khỏi. Hơn mười hán tử áo xanh từ trong rừng túa ra, huynh đệ họ Lưu đồng loạt vung đao lên nghênh tiếp. Mã Long yểm hộ phía sau, thấy trong rưfng lại có quân mai phục của Thanh Long Hội, vừa kinh hãi vừa tức giận, hét lên ầm ầm, xông lên trước bạt đao như liều mạng, chẳng mấy chốc đã đến bìa rừng. Hắn kéo tay Nhất Linh lao lên trước mở đường, kim đao dũng mãnh như thế hổ không thể chống đỡ, xông thẳng vào trong rừng, bỗng thấy nhói đau ở chân, hoá ra đùi đã trúng một thương, máu chảy không ngớt.
Dưới sự truy sát điên cuồng của Thanh Long Hội, chân bị thương tay lại vướng vúi, tử kỳ đã thấy lởn vởn trước mặt. Mã Long biết tình thế không ổn, vừa hoảng hốt vừa giận dữ, quát lớn: "Mau chạy đi, đừng để chết cả ở đây!" Rồi vung đao vừa kéo chặn được hàng loạt trường thương đâm tới. Người mà hắn quát thực ra là huynh đệ nhà họ Lưu, Nhất Linh là thiếu chủ giả, mục đích nghi binh đã đạt được, việc sống chết của cậu giờ đây đối với chúng không quan trọng nữa. Nhất Linh lại không hề biết chuyện đó, trong lòng thầm cảm kích cả bốn người kia đã vì mình mà liều mạng. Một cỗ dũng khí không biết từ đâu dâng tràn, cậu khom người tránh qua một mũi thương, xốc Mã Long lên lưng, lao nhanh về phía trước. Tức sau một thân cây bên trái đột ngột phóng ra một ngọn thương. Tên đánh lén này quả là kẻ lão luyện, một thương đâm ra đúng vào lúc Nhất Linh vừa rời đất lao đi, chân trước chưa đáp xuống, lực chân sau đã tận, vô phương tránh né.
Mã Long trên lưng Nhất Linh nhìn thấy rất rõ tình thế hai người, nhắm mắt lại, nghĩ: "Xong rồi!" Kẻ vào sinh ra tử như hắn biết rõ, đừng nói một tiểu hòa thượng võ công kém cỏi như Nhất Linh, cho dù có là hảo thủ đệ nhị lưu gặp phải tình thế bị tập kích trộm như thế cũng chỉ còn cách nhắm mắt chờ chết.
Nhất Linh thoáng thấy ngọn thương đang đón sẵn giữa đường cũng thập phần hoảng hốt, người đờ ra. Trong đầu cậu đột nhiên loé lên một tia sáng, thân ý hòa nhập, cũng không biết từ đâu xuất hiện một luồng lực đạo, đẩy cả người lao đi, lướt qua mũi thương như một cơn gió. Mắt thấy một thương chắc trúng đích, đến sát na cuối cùng lại đụng không nổi một cọng long địch nhân. Tên đâm lén phía sau cây cũng phải thò đầu ra, trợn mắt tặc lưỡi như thể nhìn thấy quỷ vậy.
Mã Long mở choàng mắt, thầm reo lên: "May quá!", mồ hôi đã đầm đìa khắp mặt. Đùi hắn đã bị thương, song tay vẫn có thể hoạt động được, nếu ra sức tranh chấp thì chưa hẳn đã tuyệt vọng, nhưng lúc đó hắn lại đang nằm trên lưng Nhất Linh, khi mũi thương đó đâm tới, trọng lượng của hai người cộng thêm với tư thế đang lao đi của cậu, e rằng nếu mũi thương đó xuyên từ ngực trái Nhất Linh lên thì tất sẽ đâm qua ngực phải của hắn. Huynh đệ nhà họ Lưu lại không được may mắn như thế, hai người bị chặn kín tứ bề, hơn mười cây trường thương đồng loạt đâm ra, phút chốc đã biến họ thành những con nhím đầy gai.
Nhất Linh không khỏi hoảng hốt, thầm độc một câu phật niệm "A di đà phật", cõng Mã Long thục mạng chạy vào trong rừng không cần biết đâu là đường lối. Hai bên bờ sông Gia Lăng sừng sững núi cao, vách đá dựng đứng. Nhất Linh lúc còn nhỏ cứ khi rỗi rãi là len lách khắp núi, hái hoa bứt quả, bản lĩnh leo núi cũng không thua kém gì so với thủy tính. Đang phải cõng thêm một người chạy giữa rừng núi hiểm trở, song cậu càng chạy lại càng cảm thấy thoải mái, chỉ khổ cho Mã Long, chân tay mặt mũi đã bị gai góc cào đến không còn lấy một chỗ lành. Nhưng cũng vì phải giữ lấy mạng nên hắn cắn răng chịu đựng, đên khi đã chắc thoát khỏi truy binh cũg là lúc không còn nén thêm được nữa, kêu lên: "Dừng, dừng lại, nghỉ một lúc đã!"
Nhất Linh theo lời dừng lại, đặt Mã Long xuống. Vừa xuống đất hắn nghiến răng há mồm kêu đau đớn, Nhất Linh hỏi: "Sao, vết thương đau lắm phải không?"
Mã Long nhăn nhó, nói: "Vết thương không nặng lắm, có điều toàn thân trên dưới bị gai cào đau qua đi."
Gai góc cây dại cào rách da từ đầu đến chân, lại bị mồ hôi ngấm vào, so với vết thương cơ thịt lại có cảm giác đau đớn khác. Khắp người Mã Long bị cào rách bươm, vừa đỏ vừa sưng tấy lên, quả là không hề dễ chịu chút nào.
Nhất Linh đỏ mặt, ấp úng: "Xin lỗi!" Rồi quay sang bên cạnh bứt mấy cây cỏ dại ép lấy nước nhỏ lên chỗ vết thương.
Mã Long không hiểu, giật mình nói: "Cậu làm gì vậy?" vừa hỏi xong đã cảm thấy những chỗ mà nước cỏ dại chảy tới đếu mát lịm, cảm giác nóng rát không còn nữa, lòng đầy ngạc nhiên trố mắt nhìn Nhất Linh. Nhất Linh lại nhổ một gốc cây dại bên đường, bỏ vào mồm nhai, đỡ Mã Long ngồi dậy, xé bỏ lớp vải rồi đắp thảo dược đã nhai nát lên chỗ vết thương. Cậu xé một mảnh từ chiếc tay nải bên người, băng bó vết thương cho Mã Long. Mũi thương đó đâm rất sâu, Mã Long chỉ cần đứng một lúc là đau không chịu nổi, nhưng sau khi Nhất Linh đắp thuốc lên, lập tức cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Sau khi băng bó xong, Mã Long cảm thấy đã như gần khoẻ lại, không còn đau đớn nữa. Hắn nhìn Nhất Linh vẻ khâm phục, nói: "Thiếu chủ, cậu giỏi thật!"
Nhất Linh đỏ bừng mặt, xua tay: "Không, tôi không phải..."
Mã Long nhỏ giọng: "À đúng rồi!" nhưng trong lòng lại nghĩ: "Thiếu chủ huyênh hoang độc ác, không tốt bụng như thế và cũng lấy đâu ra bản lĩnh như vậy?" Rồi đứng dậy, lắc lắc đôi chân, ra hiệu: "Đi thôi!"
Nhất LInh nhíu mày: "Có thể đi được không? Để tôi dìu huynh"
Mã Long đi được hai bước đoạn xua tay: "Không cần đâu, thuốc này của cậu linh thật đấy, còn hiệu nghiệm hơn cả kim dược do chúng tôi pha chế."
Nhất Linh thoáng đỏ mặt, song ánh mắt lại không hề có chút kiêu ngạo, nói: "Đó là do sư phục tôi đã chỉ dạy." Đột nhiene nghĩ đến sau này không còn được thấy sư phụ nữa, hai mắt bỗng nhoè đi.
Mã Long không để ý nhiều, "À!" lên một tiếng, xác định phương hướng rồi đi trước dẫn đường. Nhất Linh theo phía sau. Hai người đều không phát hiện thấy một bóng người luôn bám sát theo họ. Trời dần tối, Mã Long nói; "Đợi tôi tìm một cái hang, chúng ta nghỉ một đêm, rồi kiếm cái gì ăn. Mẹ kiếp, cũng tại lũ tặc tử Thanh Long Hội, lão đây cả ngày cơm cũng chưa được lấy một miếng."
Nhất Linh trèo lên cây, nhìn ra bốn phía, nói: "Phía trước có một góc núi, có thể tránh gió, chúng ta đến đso nghỉ một lúc."
Thời tiết đã vào cuối thu, đang là lúc hoa quả chín, Nhất Linh cũng nhân tiện ghi nhớ một vài loại quả. Đến góc núi, Mã Long ngồi nghỉ, Nhất Linh đi hái quả dại. Khi cậu hái đầy một tay nải quả trở về đã thấy trong tay Mã Long xách một con gì đó đang kêu inh ỏi. Nhìn thấy Nhất Linh, Mã Long cười: "Thiếu chủ, chúng ta nướng thịt thú hoang ăn chứ?"
Nhất Linh nhìn con thú, trông nó gần giống một con lợn nhỏ, béo múp có lẽ phải đến hai mươi cân đang cố sức giãy giụa, ánh mắt như đang van xin nhìn Nhất Linh, tội nghiệp làm sao! Nhất Linh không nhịn được, chắp tay nói: "A di đà phật, Phật dạy không được sát sinh, Mã đại ca, xin huynh... hãy thả nó đi!"
Mã Long liếc nhìn cậu, cười lạnh: "Xin hỏi thiếu chủ, huynh đệ nhà họ Lưu, còn cả Cao huynh đệ nữa đều đã đi đâu cả rồi?"
Nhất Linh tuyên một câu phật hiệu: "A di đà phật, bọn họ đều đã bị người ta hại chết rồi."
"Hóa ra cậu cũng biết!" Mã Long gầm gừ: "Ngay cả nhân mạng trên đời này cũng chỉ như cỏ rác, huống hồ là một con thú hoang dã." Rồi tiện tay vung đao, chặt phăng đầu con thú đó xuống. Mã Long rạch bụng, bỏ hết nội tạng, chỉ lấy mấy đùi sau, xắt thành miếng mỏng, trải lên thanh đao, nổi một đống lửa nướng thịt. Cách làm của hắn cũng hết sức độc đáo, như thế thịt vừa không bị cháy, lại có thể chính nhanh hơn, chẳng mấy chốc hương thơm đã toả ra tứ phía. Mã Long chặt hai cây trúc nhỏ, vót nhọn rồi xiêng những miếng thịt kia lại, đưa cho Nhất Linh nói: "Bất kể cậu là thiếu chủ thật hay thiếu chủ giả, ít nhất thì hôm nay cậu cũng đã cứu được mạng tôi, tôi mời cậu trước."
Xiên thịt đó vàng ươm, mùi thơm phức, trông rất hấp dẫn. Nhất Linh thực ra đã nuốt nước miếng từ lâu, nhưng từ trước đến giờ toàn ăn chay với sư phụ, dù rất muốn hưởng ứng theo Mã Long song trong lòng lại cảm thấy không được phép, vội xua tay nói: "Không, tôi không ăn thịt". Vừa nói xong nước miếng đã tràn ra, giật mình hốt hoảng nhìn xuống những quả dại dưới chân, cậu vội chụp lấy một quả ăn ngấu nghiến, nói: "Tôi ăn quả thôi."
Mã Long nhìn bộ dạng lóng ngóng của Nhất Linh, vừa bực mình vừa buồn cười, thầm nghĩ: "Để xem ta bắt ngươi phá giới thế nào!" rồi sầm mặt xuống, lật tay một cái, cả đống thịt kia đổ nhà vào lửa.
Nhất Linh kinh ngạc: "Mã đại ca..."
Mã Long lạnh lùng: "Ta cũng không ăn nữa." Nhất Linh trộm liếc Mã Long, long thấy không yên, cầm một quả dại lau sạch, giọng chần chừ: "Vậy... vậy... huynh ăn quả đi!"
Mã Long hừm một tiếng: "Không ăn!"
Nhất Linh mỗi lúc một bối rối; "Huynh không ăn gì, ngày mai... ngày mai làm sao mà có sức chứ."
"Không có sức càng tốt, để cho người của Thanh Long hội một đao giết quách cho xong, đỡ cho bọn chúng phải đuổi theo. Đó chẳng phải là ý chỉ mà Phật giáo huấn cho con người hay sao!"
"Việc này... việc này..." Nhất Linh cảm thấy không ổn, song lại không biết phải nói như thế nào.
Mã Long trộm nhìn sang phía cậu, nghĩ: "Tiểu hòa thượng này mơ hồ rồi, ta lại cho người thêm vài chiêu nữa vậy." Rồi dựa vào vách đá phía sau, khoanh tay trên ngực, nói: "Tôi ngủ đây!"
Nhất Linh thấy hắn ta đúng thật đã nhắm mắt lại, trong lòng cảm thấy rất áy náy, đột nhiên nhớ đến lời sư phụ trước đây từng nói: "Làm người ở thế gian, để hòa nhập vào trong sự biến đổi vô cùng, chỉ cần lấy thiện làm gốc, cũng không cần câu nệ tiểu tiết làm gì."
Ác quỷ tập thế nước chảy xiết, những nạn nhân bị đắm thuyền trầm thân, quần áo gần như đều rơi rách, thậm chí có người còn bị cuốn không còn lấy một mảnh vải che thân, trong đó không ít là nữ giới. Đại Trác nói những lời này là để đạy c

Nguồn: truyen8.mobi/t105055-linh-khuu-phi-long-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận