Gia đình ông Thái Thuận từ mấy đời nay chuyên nghề nuôi ngựa để cung cấp cho những nơi có nhu cầu. Ngựa hoang ở vùng Kỳ Sơn nhiều vô kể. Những người thợ săn bẫy ngựa và đem về bán cho ông. Có con đã trưởng thành với những bộ lông mượt mà ánh lên sắc vàng rực rở hoặc sắc đen óng chuốt,có con khi ông Thái Thuận mua về vẫn còn là ngựa non. Nhưng ngựa nào ông cũng nhận ,miễn là cứng cáp , khỏe mạnh, bởi vì đàn ngựa càng nhiều thì người mua càng dễ lựa chọn hơn .Nhưng ngựa hoang cần người thuần hóa chúng trước khi được đang đi bán. Do đó ở Kỳ Sơn cũng có những người chuyên làm nghề này. Nhưng trong đám người kể trên ,ông Thế Nghi là người mà ông Thái Thuận tin tưởng nhất bởi vì kỹ năng thuần hóa ngựa hoang của ông rất cấp cao và từ bấy lâu nay hai người là bạn già thân thiết của nhau.Hoàn cảnh gia đình của ông Thế Nghi rất đáng thương. Con trai của ông bị chết thảm trong một cuộc đua ngựa tổ chức cách đây khá nhiều năm, con dâu sau đó buồn rầu cũng tạ thế theo chồng. Hai vợ chồng qua đời để lại một đứa con gái nhỏ. Lúc mẹ chết Minh Thư mới lên bốn tuổi và từ đó cô bé lớn lên dưới sự đùm bọc của ông mình. Sau khi con trai qua đời, ,ông Thế Nghi hầu như muốn bỏ luôn nghề thuần hóa ngựa nhưng vì còn một đứa cháu cần ông đùm bọc nên ông buộc phải tiếp tục làm việc này. Nhưng mỗi lần làng Kỳ Sơn tổ chức những cuộc đua sôi là ông lại khóc thầm và nhớ tới đứa con trai độc nhất của mình . Dân làng Kỳ Sơn cả nam lẫn nử, không ai là không thạo cưỡi ngựa . Nhưng khi Minh Thư lớn lên và bước vào trung học thì ông Thế Nghi cấm tiệt cháu mình không cho nó dấn sâu vào cái môn thể thao xem ra thích thú nhưng vô cùng nguy hiểm này . Nhưng rồi như được di truyền từ cha , cô gái lại say mê việc cưỡi ngưa , cô hào hứng theo dõi những cuộc đua tổ chức ở làng và tiếc rẻ khi thấy mình không được dự đua."Nội không cho con cưỡi ngựa , con sẽ không đi học nữa !" , đó là câu của Minh Thư nói với nội mình khi ông cấm không cho nàng leo lên lưng con ngựa có màu lông vàng hực mà ông Thái Thuận giao cho ông thuần hóa trong một tháng nay. Cô gái lúc đó mới vừa lên mười bảy tuổi nhưng đã cao lớn như một thiếu nữ hai mươi. Đôi mắt đen to tròn lúc nào cũng long lanh , sóng mũi thẳng và làn môi xinh xắn , nước da trắng hồng mịn màng , mái tóc huyền đen nhánh , ngay lúc đó cô đã là trung tâm điểm để mọi chàng trai ở làng Kỳ Sơn nhắm tới nhưng Minh Thư còn quá trẻ để nghĩ đến chuyện yêu đương ,tính cô lại cương quyết và rắn rỏi như con trai nên ít để ý đến những chuyện mà cho cô là "nữ nhi thường tình ". Không chàng trai nào ở làng Kỳ Sơn có thể chiếm lấy trái tim của người con gái ấy dù chàng trai đó có tài cách mấy. Minh Thư dồn hết thời gian của mình vào hai việc :học và cưỡi ngựa cho thực giỏi . Học bởi vì cô ý thức được gia đình cô rất nghèo , cô lại mồ côi cha mẹ nên nếu cô không có kiến thức vững vàng , cô dễ bị xã hội này chà đạp dưới chân ,nhưng còn việc thích cưỡi ngựa thì vì sao? Đó là cái gì thâm nhập vào máu ,truyền lại từ biết bao nhiêu thế hệ của gia đình ,cho nên khi ông nội của Minh Thư cấm cô cưỡi ngựa ,cô đã nghĩ một tuần không đến trường và còn làm áp lực bằng cách nhịn ăn ,thế là cuối tuần người ông phải giơ hai tay chào thua đứa cháu gái bướng bỉnh của mình .