Khi tôi khệ nệ vác đám giáo trình và chiếc laptop quá khổ về thì em đã ở đó. Cạnh ổ khóa của cánh cửa tầng tư, lủng lẳng một túi đồ. Chếch xuống phía dưới, em ngồi dựa lưng vào tường. Tôi khua tay qua lại trước mặt em, để chắc chắn rằng em đang... ngủ gật. Vậy mà không phải, tay tôi bị chặn lại ở lần khua thứ ba cùng
giọng em thì thào như một cơn gió:
- Em nào có ngủ. Chỉ mơ màng chút thôi. Sao hôm nay anh học về muộn thế?
- Ờ - Tôi làm bộ nghiêm mặt - Anh không được biết trước là em sẽ ghé qua đây. May mắn là anh về nhà ngay. Nếu không, chắc em sẽ đứng ngoài này dài dài đó nha.
Em cười hì hì, vẻ hối lỗi. Tôi giật mình, nhìn cổ tay em đầy những dây dợ. Nhận thấy vẻ ngạc nhiên, em rụt tay lại. Lời giải thích thoáng chút cộc lốc song khuôn miệng lại tươi cười:
- Không phải bùa ếm đâu. Vòng đấy. của người Mông.
Cứ vài tháng một lần, em lại có những chuyến đi như thế. Em cộng tác cho một tổ chức quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa. Cộng thêm những thông tin em tìm tòi được từ đủ các ngóc ngách khác nhau là đủ cho sở thích bay nhảy. Tôi quen em cũng trong một chuyến đi. Cô nhóc ghép tour ngồi ở cạnh cửa sổ, trông chẳng có vẻ gì là đang đi du lịch. Người ta đi chơi mặt mũi vui vẻ, hớn hở còn em rõ là đăm chiêu. Hỏi ra, tôi mới biết, em phải vừa hoàn thành một chuyến đi. Lặn lội vào một bản xa chưa nghe từng nghe tên sau đó lại ngược đường về thành phố. Quyển sổ bìa da chuyên dùng cho việc tốc ký, chiếc máy ảnh nhỏ gọn và máy ghi âm loại xoàng... Tôi nhìn những đồ đạc em mang theo người, thầm đoán định.Truyen8.mobi
Tôi hỏi "Khi về thành phố, em ở chỗ nào?". Em lấy tay quấn tóc, ậm ừ "Em có tên trong ký túc xá, nhưng hiếm khi về đấy. Thường là em ghé nhà các bạn, ở ké vài hôm cho những đợt thi cuốỉ kỳ. Còn kỳ này..."- Em nháy mắt - "Em đang bảo lưu. Chuyến đi này dài quá!", về đến thành phố, hai đứa chính thức quen nhau. Và từ đấy, sau mỗi chuyến đi, em thường ghé qua chỗ tôi, cười với vẻ rất ... nịnh bợ: "Anh cho trú ngụ nhé. Đi mà!". Tôi ậm ừ, vác máy sang phòng bên cạnh. Có nhiều lúc, tôi thấy sự tin tưởng của em thật phiền nhiễu. Khi những người trong khu chung cư tò mò "Cái cô gái đang ở nhà cậu, sao ăn mặc kỳ dị vậy?" hay "Cô ấy vừa đi đâu về sao?".
Tôi hơn em vài tuổi, lẽ ra đã tốt nghiệp từ lâu vàầ bắt đầu sự nghiệp của một kỹ sư tin học nếu như không trót lêu lổng dẫn đến việc bị đình chỉ ở năm thứ hai. Sự việc đó gây nỗi thất vọng to lớn cho bố tôi đến nỗi bố phải ra một tối hậu thư "Một là học hành tử tế, hai là muốn chơi bời thì tự kiếm tiền mà chơi". Tôi muốn học hành tử tế, lại không muốn là gã trai hền nhát, sợ lời đe dọa của người thân đến mức phải thay đổi chính mình. Thế nên, những liên lạc của tôi với gia đình cứ như một đống vừa gặp mưa, loãng rữa ra và thưa thớt dần dần. Thỉnh thoảng, bố tôi bắt taxi xuống thành phố, thăm cậu con trai và ngó qua căn nhà mơ ưóc - căn nhà bố dự định sẽ ở khi về già. Bố hay để lại tiếng thở dài lúc ra về.
Mãi mãi về sau này, tôi vẫn không thể hiểu nổi bố. Những ngày tháng ở bên bố lẽ ra đã rất buồn chán nếu như bên cạnh tôi không có bà nội. Bà bày vài trò ngộ nghĩnh cho tôi chơi, bà hát ru tôi ngủ và làm bao món ăn khoái khẩu. Tất cả đều đủ đầy, chỉ tuyệt đối không ai nhắc đến mẹ tôi. Có lẽ, cả bà nội và bố đều không thích mẹ. Những người xung quanh tôi, họ nói về mẹ nhiều điều. Trong đó, điều khiến tôi nghĩ suy nhiều nhất là mẹ chẳng yêu thương gì tôi đâu, nên mới có thể nhẹ nhàng bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Song tôi vẫn nghĩ rằng, tình yêu mẹ dành cho tôi vẫn còn đó. Thứ tình yêu vượt dặm dài, bất chấp khoảng cách và sự mờ mịt của ký ức, âm ỉ trong tôi như viên than hồng. Một lần, bắt gặp tôi giấu giếm tấm ảnh nhỏ của mẹ vào hộp bút, bố tôi bật cười, nhắc nhở "Doanh, mày phải mạnh mẽ lên con ạ. Tình cảm quá sẽ khiến người ta ủy mị. Không hợp mắt bố đâu".
Biết rằng mình không hợp mắt bố, tôi chẳng ở nhà thường xuyên. Thời trẻ con đánh dấu bằng những buổi đi chơi xuyên trưa. Tuổi dậy thì ngựa chứng ghi nhận lại qua những lần đua đòi xuẩn ngốc theo lũ bạn chơi game, đánh điện tử tối ngày. Năm tôi vào Đại học, mọi người mừng còn bố lại lo. Lợi nhuận thu được từ công việc kinh doanh, bố dồn lại, mua căn hộ nhỏ cho tôi đi về. Cũng là một biện pháp để cách ly tôi với lũ bạn lêu lổng.
Hết học kỳ đầu của năm Tư, tôi bắt đầu nhận thêm việc về nhà làm. Chẳng công ty nào lại không sơ hữu ít nhất một website để khuếch trương tên tuổi cùng với một bộ nhận diện thương hiệu. Kết hợp với một cậu bạn nữa chuyên về marketing và biết sơ sơ về thiết kế, chúng tôi trở thành cặp đôi ăn ý. Sự tin tưởng của khách hàng ngày càng nhiều khiến hai đứa chìm trong các deadline.
Tôi thức khuya nhiều hơn và trở nên kiệm lời khi chú tâm vào công việc. Những lần em về, tạt ngang nhà tôi, úp vội bát mì. Những thứ đồ em mang về từ phương xa lăn lóc ở góc tường. Khi mệt, em ngồi dựa lưng vào chiếc gối hạt nhựa hình cá heo - thứ duy nhất gợi bóng dáng của một cô gái trong nhà. Em i ỉ hát. Tôi quay ra, phàn nàn vì em làm tôi mất tập trung khi đổ màu vào bản thiết kế. Em im bặt. Lọc xọc một lúc, em lôi giấy bút và băng ghi âm ra để "gỡ băng". Đó là công việc nhàm chán và đòi hỏi sự kiên nhẫn bậc nhất, em bảo thế. Đôi khi, như con mèo cáu bẳn, em làm rối tung cả cuộn băng rồi năn nỉ tôi trợ giúp. Những lúc ấy, Huy - cậu bạn làm cùng với tôi thường cười ngất và xúm vào giúp một tay. Còn em, em hả hê ngồi coi ti vi. Vừa bật tìm kênh loạn xạ, em vừa càu nhàu "Ti vi nhà anh trông hoành tráng vậy mà chán quá à!. Hình lên rồi mà cả chục phút sau mới có tiếng. Thảo nào ngứời ta bảo vận tốc ánh sáng nhanh hơn âm thanh". Huy dừng tay, khích bác "Cô nhóc cũng uyên bác ghê ta." - "Chứ sao?" - giọng em lửng lơ như nốt La ở quãng Tám - "Hồi cấp hai, em cũng từng vô đội tuyển học sinh giỏi Lý đó nha!" - "Siêu chưa? Thế em được giải mấy?" - vẫn chưa chán đùa, Huy hỏi một cách tọc mạch. "Em không có giải. Thầy giáo bảo tư duy của em hơi loằng ngoằng nên không cho em vào đội hình chính thức". Tiếng em tỉnh bơ, lẫn trong tiếng vô tuyến xì xèo. "Cũng chẳng sao. Biết được nguyên nhân của mấy hiện tượng kỳ lạ như cầu vồng sau mưa, vòi rồng trên trời hay ốc đảo giữa sa mạc là em vui rồi". Tôi dừng tay gỡ băng, ngoảnh nhìn gương mặt hân hoan của cô nhóc. Đã lâu, tôi chưa nghe nói về niềm vui giản dị như vậy.Truyen8.mobi
Càng gần cuối kỳ hai, công việc Huy nhận về càng nhiều. Tôi phải nhờ Huy xem lại giùm các sản phẩm trước khi hoàn trả khách. Những nhận xét của Huy thừơng chính xác đến không ngờ. "Doanh, nhìn xem này. Giao diện của trang web này khá mờ nhạt. Cậu hãy cho nó sinh động và tăng khả năng tương tác với người xem lên đi" hoặc "Cái logo này chưa sắc sảo lắm. Tớ nghĩ, ở chỗ này, nét này phải mảnh đi chút và màu xanh cần đậm hơn". Thế mà, giữa bề bộn công việc, tôi vẫn thấy trái tim mình lỗi nhịp ở đâu đó. Một đôi lần, cậu bạn nhìn tôi, ánh mắt đượm vẻ khó hiểu. "Dạo gần đây, mấy website của tụi mình không ổn. Bộ nhận diện thương hiệu gần nhất bị phản hồi là chưa chuyển tải hết ý tưởng của khách hàng". Nhìn vào kèm theo chút ái ngại, Huy trầm tĩnh "Từ lúc bắt đầu tới giờ, cậu chưa từng thế". Tôi pha cốc trà nóng, đưa Huy uống. Lấy giọng điềm nhiên, tôi bảo Huy "Tớ dừng ở đây thôi. Tớ chẳng cần kiếm quá nhiều tiền. Công việc ai chẳng ham. Chỉ có điều, sẽ không thể ôm lấy cái máy tính để tâm sự với nó vào các buổi đêm khuya khoắt được". Cậu bạn có vẻ thất vọng "Cậu sến như bọn con gái". Tự dưng, tôi bỗng vô cớ giận "Cậu nhầm rồi. Bọn con gái chẳng thế đâu. Như..." - "Như ai nào?" - Huy gay gắt. Tôi uống cạn cốc trà, lảng tránh câu trả lời bằng việc gửi lại Huy một xấp giấy tờ. "Những giao kèo trong công việc, cậu giữ lại cả nhé. Tớ thiết kế và viết code xong la okie. Còn lại là việc của cậu với khách hàng". Cậu bạn đã - từng - thân của tôi lẳng lặng rời căn hộ, vẻ bất mãn. Tôi biết, mình có thể đã sai. Chúng tôi là một ê kíp ăn ý, chúng tôi đã chớm có chút uy tín và hơn hết, chẳng sung túc như tôi, Huy cần thêm thu nhập để trang trải chi phí học hành năm cuối. Giờ đây, giữa lúc cậu ấy đang hào hứng nhất tôi lại bỏ ngang. Hỏi sao Huy không bực?
Thời gian rảnh rang trở lại, tôi để ý thấy mình hay mơ màng mông lung. "Cuộc sống sẽ chẳng bao giờ là đơn độc nếu bạn biết cách làm bạn với bản thân mình". Tôi đã đọc được mẩu thông điệp này ở đâu đó song tôi biết mình chẳng bao giờ làm được, ở bài tập lớn cho học kỳ, tôi ngồi trong phòng gõ những đoạn code vô hồn trong khi lòng đã trôi về tận đẩu đâu. Chợt thèm vô cùng tiếng con gái nào đó lảnh lót. "Em gọi anh là Ivan nhé. Ivan trong truyện chàng ngốc. Ivan của cổ tích Nga ấy". Tôi làm bộ phật ý "Sao lại gọi anh là Ivan thế. Khác chi em bảo anh ngốc?" - "Em không bảo là anh ngốc" - Em bướng bỉnh cãi lại - "Anh chỉ khờ khờ". Ôi ! trời ơi, cái cô nhóc này - tôi á khẩu, biết là không thể đối đáp lại được với em. Nhớ lắm, mái tóc mai dày, phủ kín trán và đôi mắt ánh lên lấp lánh. Giờ này, có lẽ, em đang lặn lội đâu đó giữa núi rừng xa lơ lắc. Hẳn là em sẽ vui. Vì ngày nào đó, tôi đã ngồi nghe em nói hàng giờ, về mùa con ong đi tìm mật, mùa phát nương làm rẫy hay những ngày nắng mới, người ta phơi quần áo mùa Đông lên hàng rào như những cánh bướm bung xòe... Những miền đất em đã qua, hiện lên sống động, đẹp tươi. Có lần, thắc mắc về cội nguồn của đam mê trong em, tôi đánh bạo lên tiếng hỏi. Em cười rạng rỡ "Hồi học cấp ba, em ở nhà bác họ. Bác họ có cái giá sách vĩ đại, trong căn phòng cửa đóng suốt ngày. Tính em lại hay lục lọi. Cho đến lúc mải mê rút một quyển sách to đùng ở trên nóc giá sách thì cả cái giá sách đổ ụp lên em. Em chìm trong sách, đúng là kiểu vậy đấy. Rồi em tò mò nhặt những quyển xung quanh lên và đọc thử. Ôi chao là hay. Toàn là sách nói về những vùng đất khác và những nền văn hóa khác. Thế là từ đó, trong em chỉ duy nhất một suy nghĩ, khi nào có điều kiện, mình sẽ đến những vùng đất này. Nhất định là vậy!", vắng em, tôi tỉ mẩn soạn lại đống đồ em khuân về. Những chiếc vòng tay tinh xảo, lạ mắt, đám quả thông khô, dăm tấm ảnh khổ nhỏ em đã in tráng ở hiệu ảnh dọc đường. Tôi dừng tay ở một bức ảnh đã quăn mép. Chút hơi hướm thân quen phảng phất. Ảnh chụp khung cảnh các đôi nam nữ hát giao duyên bên nhà dài. Tôi đặt ánh mắt vào rìa bức ảnh, trái tim thắt lại trong một nỗi ngạc nhiên đến bàng hoàng. Trái đất quả lắm điều kỳ diệu. Người phụ nữ ở rìa bức ảnh, lọt vào như sự tình cờ, có những nét trùng khớp với tấm ảnh nhỏ tôi hằng giữ trong hộp bút. Dù đuôi mắt đã nheo lại già nua, khuôn mặt có đầy đặn lên thì tôi chẳng thể nhầm khuôn mặt người ấy với bất kỳ ai khác. Mẹ tôi đấy.
Tôi vui tưng bừng như trẻ con được quà vào ngày em trở lại "Em chụp bức ảnh này ở đâu? Anh muốn về đó, tìm gặp người phụ nữ này". Em bối rốỉ "Em không tin lắm vào trí nhớ của mình. Đó là một buôn làng em đã đi qua. Gượm đã, để nhớ đường đi. Uhm, anh đi từ thành phố Buôn Ma Thuột về Krong Ana, ngược về nơi khai sinh dòng Sêrêpôk. Đi mãi đến nơi cuối đất cùng trời, khi xe không còn đường nào đi, nơi ngã ba của dòng sông thì buôn làng này nằm cạnh đó!". Giọng em chùng lại "Nói nghe dễ vậy thôi. Còn đi vất vả ra trò đấy. Nhất là vào mùa mưa". Em lùa tay vào mái tóc rối bù của tôi, trong cái nhìn trầm ngâm lạ lẫm "Vì sao Ivan lại phải về đó?" - "Mẹ anh, người phụ nữ đó là mẹ anh, em hiểu chứ?" - "Kể cả là vậy, thì anh về đó có ích chi?" - em cắc cớ hỏi lại, không phải là không có lý. Tôi chưa từng nghĩ đến điều này. Có ích chi à? Khi năm tháng đi qua và tất cả chỉ còn gọi tên bằng hồi ức. Rõ rệt nhất là những chế giễu cay độc từ bé thơ vẳng lại. "Anh chẳng biết mình về đó làm chi. Nếu anh gặp mẹ và bà vẫn còn nhớ, anh sẽ hỏi bà rồi đi có phải vì đã hết thương anh. Chỉ cần nghe mẹ nói rằng bà đã từng yêu quý anh thì anh sẽ trở về. Sẽ không dám quấy quả mẹ thêm lần nào nữa”. Có giọt gì đó âm ấm rớt xuống tay tôi. Ngẩng lên, tôi bắt gặp một đôi mắt long lanh nước. "Anh đi cả đoạn đường dài chỉ để nghe câu nói đó thôi sao?" - "ừ. Giống em khi xưa ấy. Em cũng đã từng ngồi học bao buổi ở đội tuyển Lý đâu phải để đi thi lấy giải mà chỉ vì muốn biết tại sao lại có cầu vồng thôi, phải không?" "Phải" - em gật đầu, lấy tay lau mắt thật vụng về.
Kế hoạch đi xa của tôi bị phát giác trước khi tiến hành. Em nhắc tôi đợi em hoàn thiện nốt đám bài vở đang bết bát ở trường. Sau đó, em sẽ đi cùng tôi tới nơi "cuôí đất cùng trời" (theo đúng nghĩa đen). Trong thời gian chờ đợi, tôi chuẩn bị trước vài thứ. Một ngày không hẹn trước, bố tôi ghé qua căn hộ. Ông nhếch mép ờ khi thấy thằng con trai đã sẵn sàng cho chuyến đi xa. Không muốn bố tra hỏi nhiều, tôi bảo, tôi sẽ đi tìm mẹ. Tiếng cười bố tôi bật ra, lạc lõng giữa bầu trời cuối Xuân đọng đầy hơi nước. "Con biết bố sẽ chế giễu con, con đã quyết rồi". - "Doanh, mày chẳng biết gì sao? Khi mày lên bốn, mẹ đã bỏ mày để đi theo đoàn chèo hát. Chỉ vì bà mới nói có vài câu mà mẹ đã đi. Vì đam mê, mày hiểu chứ?". "Nếu bà không nói thì chắc gì mẹ đã đi?". Bố dừng lại, chua chát "Mày trách bà đấy hả Doanh? Mày có thể trách ai cũng được. Nhưng đừng trách bà". Giọng bố mênh mông như gió từ đồng xa vẳng lại "Bà mất rồi. Đừng trách cứ người đã mất. Phải tội". Bố không cấm cản tôi, lặng lẽ vào xe, khởi động rồi lao đi. Tôi không ra tiễn. Mãi lúc đó tôi mới thấy, nhìn từ đằng sau, dáng bố tôi thật đơn độc. Đã mười mấy năm rồi, sao tôi chẳng nhận ra?
Chỉ còn sự thật vừa được hé lộ là ở lại. Nó làm tôi buồn quá đỗi. Ngày hôm nay là ngày gì mà sao tôi muốn về ngồi lại, nhắm hờ mắt giữa cánh đồng? Như cái hồi tôi mười tuổi, trốn bà đi chơi rồi ngủ quên trong bãi ngô cạnh sông. Bà tìm thấy tôi, mừng mừng tủi tủi "Thằng ranh con của bà, lần sau, cấm được bén bảng đến bãi sông nữa đấy, nghe không?". Bà dọa tôi bằng thuồng luồng, hà bá để tôi không lội nước nghịch bùn. Bà nhát tôi bằng "thần cây đa, ma cây gạo, cứ cáo cây đề" cho tôi không leo trèo trưa nắng. Những đêm tháng Ba mưa phùn, chó sủa vẳng dọc theo con ngõ sâu hun hút, bà hát ru tôi thay mẹ. Tóc bà để dài, bạc trắng như ngọn sóng đầu sông.Truyen8.mobi
Bà đã thương tôi nhiều thế.
Nên là, tôi sẽ chẳng hờn giận bà đâu.
Tôi với em vội vã đi cho kịp trước mùa mưa. Vòng vèo qua bao trạm trung chuyển, cuối cùng cũng đến được cái địa điểm em từng nói, Krong Ana. Đứng trước con đường đất đỏ trong cái nắng vừa qua trưa,tôi phát sợ chặng đường dài bỏ lại sau lưng. Chỉ đi có vài ngàn cây số mà khí hậu đã thay đổi không ngờ. Vậy thì, chừng ấy năm tháng đã qua, trái tim người mẹ có còn giữ hình ảnh tôi - thằng bé con bốn tuổi gào khóc điên cuồng trong những ngày đầu xa cách? Nhắm chừng chẳng có phương tiện nào khả dĩ thì may mắn thay, có một chiếc xe lam lừ đừ chạy từ xa lại. Bác lái xe lam ngó chúng tôi lom lom, như thắc mắc, hai cô cậu hết việc rồi sao mà vô đây? Tự nhiên như thể đã đi quá giang rất nhiều lần, em bẻo lẻo "Bác có đi theo đường ngược lại dòng sông không? Cho tụi con đi ké với". "Có" - ông bác cười hồn hậu - "Nhưng đến đoạn hết chỗ cho xe chạy là hai cô cậu đi đò nghen". " Dạ khỏi. Con cũng chỉ cần đến đó" - em vâng dạ ngọt ngào và nháy mắt, ra hiệu tôi xách ba lô, leo lên thùng xe.
Trong cái thùng xe nóng rẫy, bé tí xíu như một cái hộp gỗ mà cửa giả đã bay tứ tung, tôi ngồi bên em sát rạt. Nắng gió cùng với bụi đò cứ ba ập lại chỗ hai đứa tôi. Gương mặt em lấm bụi đường, đỏ ửng. Bất chợt, tôi thấy thương em biết bao. Đã có lần, tôi muốn bảo em đừng đi hoài vậy. Con gái ấy mà, đi đâu chăng nữa rồi cũng có lúc bàn chân thấy mỏi. Hầu như chẳng bao giờ tôi làm được. Mỗi khi đưa em ra bến xe, tôi chỉ có thể phủi giùm em vài nhánh lá me trên tóc hay nhắc em giữ gìn sức khỏe. Điện thoại em gọi về, tôi còn làm bộ ừ hừ, trả lời đại khái vài câu. cả khi em hỏi: "Ivan à, Ivan chẳng thương em sao? Hu hu, ở đây nắng dữ dội nề. Đất đá ong ủ nắng lâu lắm!". Tôi vẫn nghiêm nghị "Nếu chỉ cần nói là thương thôi thì anh có thể thương cả thế giới". Vẳng trong tiếng gió ngút ngàn là tiếng dập máy đột ngột. Chuyện hờn giận nghe nhẹ tênh mà có khi làm em buồn mãi thôi.
Em lấy điện thoại, cắm jack tai nghe và bật nút Play cho tôi cùng nghe. Một đoạn ghi âm rất vội. "Mỗi lần ngồi một mình trên những dặm đường xa, em lại nghe bài này. Khúc hát giao duyên em thu lại ở cái làng mình đang đi tới”. Tiếng đôi du ca cất lên dìu dặt:
Hỡi anh đi lấy củi trên nương
Nhà anh ở đâu
Sao anh lại đi một mình?
- Con gái dẹp như con cá trong nước
- Như cái cà chua chín mọng trên cây
- Nhà em ở dâu, sao em cũng di một mình?"
Em nhìn tôi, chớp mắt mềm mại "Anh nghĩ sao nếu anh không gặp được mẹ anh ở đây? Biết đâu, có thể mẹ anh cùng là một nguời hát du ca, hở Ivan?". Tôi nhìn em, đăm chiêu. Biết nói sao với em giờ nhỉ? Khi quyết định đi, tôi chỉ mong chờ tìm thấy một câu trả lời. Nhưng khi đặt chân đến nơi này, tôi mới biết rằng, câu trả lời đã ở trong trái tim tôi.Truyen8.mobi
Chỉ cần thương yêu luôn còn ở đó, thì tìm thấy, nghe thấy hay không cũng chẳng quan trọng nữa rồi.
Ở một đoạn đường xóc nảy cả người, tôi thấy em dựa hẳn vào tôi, cánh áo thấm mồ hôi. Tôi thủ thỉ, chẳng biết em có nghe thấy "Em này, em đã có bao chuyến đi một mình rồi nhỉ? Anh đúng là Ivan ngốc nghếch! Anh thương em mà chẳng dám nói gì?" "Hứ, anh từng bảo nếu chỉ cần nói là thương thôi thì anh có thể thương cả thế giới cơ mà" - em bác lại, rất gớm ghê. "Không phải thế..." - tôi bỏ ngang câu nói. Vòng tay qua bờ vai gầy gò của em, tôi nói tiếp "Anh không thương cả thế giới. Anh thương em!".
Chiếc xe lam vẫn kiên trì bám dọc con đường đất đỏ, hết qua đường rải nhựa lại tới đường đồng. Bên cạnh tôi, cô gái nhỏ gà gật vì mệt. Tôi lấy tay che lại cho tròn bóng nắng.
Thì ra, nơi cuối đất cùng trời là có thật. Tôi đang đi đến đó, với người tôi yêu thương.
Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!