Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiêu
Lần đầu gặp hòa viêm ngọc tử (Linh tử)
Ngọc vỡ trời sương
Thu thủy băng phong
Hàn sơn nhìn xa buồn đứt ruột
Hươu kêu buồn thương
Cõi phật trống trải
Giận đằng lục vô tận kia
Có đủ bảy màu
Sao nơi đây chỉ còn tê tái
Một mình lủi thủi
Chẳng vì hết bạn
Vì tri kỷ không còn
Áo đỏ
Rực rỡ đứng kia,
U hoài, xen nét cười
Tay ngà khẽ đưa lên
Mặc tuyết rơi, gió thổi
Phủ đầy khuôn mặt
May có khăn thơm cỏ non
Ta có thể gượng cười
Mà gìn giữ tình dài
Tình liệu có dài chăng
Muôn nỗi nhớ nhung,
Đêm ngày bàng hoàng.
Hơn chục quyển sách bày trên bàn trong phòng đọc của gian Tiếng Nhật ở thư viện Thành Phố. Quan Kiện và Yasuzaki Satiko lần lần đọc xong bài từ trong “toàn tập thơ và Yamaa Tsuneteru”. Họ im lặng hồi lâu!
Sau khi ra khỏi nghĩa trang Vạn Quốc, họ đến thư viện tìm kiếm với một chủ đích rõ rệt. Cái tên đáng chú ý ở đây là “Linh tử” Yasuzaki Satiko nói: “Thơ cổ Trung Quốc em không hiểu mấy, chỉ có thể hiểu đại ý. Bây giờ anh dịch lại đi”
Quan Kiện nói: “Anh thử cố diễn tả lại, từ để diễn tả tình cảm, hoặc miêu tả cảnh sắc hay một câu chuyện. Mấy câu đầu các từ ngọc vỡ, trời sương, băng phong, hàn sơn… là tả cảnh lạnh buồn bã”, “thu thủy” có thể chỉ ánh mắt. Khung cảnh ở đây có thể là cảnh tuyết rơi đầu mùa đông, và tâm trạng cảm thương của tác giả khi thấy cảnh chùa vắng ngắt, tiếng nai kêu… “Đằng Lục” hình như là thần Tuyết thời cổ. Tác giả Yamaa Tsuneteru hơi có tâm trạng cô đơn nhưng cũng lãng mạn nữa. Trước cảnh thiên nhiên này ông bùi ngùi thương cảm và cũng cảm nhận rằng khó tìm bạn tri âm… Nếu thời kỳ ấy nước Nhật hiếu chiến bắt đầu ra sức chuẩn bị chiến tranh, thì một thanh niên say mê văn hóa Trung Quốc, đương nhiên sẽ là rất lạc lõng.
Tuy nhiên, ở đoạn sau lại thể hiện theo chiều hướng khác, vì ông ấy mới quen Hòa Viêm Ngọc Tử, tức là Linh Tử và cũng là cái tên khắc trên tấm bia mộ…”
Chương tiếp theo sẽ được cập nhật nhanh nhất đến bạn đọc !