Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 39 (Q1)

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 1: Thanh Bình Nhạc
Chương 039: Người người đều yêu mến Trần Tam Lang

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen



Dân chúng Thanh Thần hầu hết rất thích thú bàn chuyện biến đá thành vàng của Trần Tam Lang, câu chuyện về sự giúp đỡ những người mắc nợ đang đứng bên bờ vực phá sản đổi đời thành người giàu có.

Ông vua bếp Thái Truyền Phú đã chính miệng thừa nhận rằng Tam Lang của Trần Gia chính là ân sư của mình, khi ông đang ở vào bước đường không lối thoát đã truyền cho ông kỹ thật nấu ăn và dạy ông làm thế nào để kinh doanh quán rượu. Nếu không có sự xuất hiện của Trần Khác thì có thể ông đã nhảy xuống sông tự tử rồi, tuyệt đối không thể có Lai Phúc Lầu độc tôn của ngày hôm nay.



Nhà sản xuất rượu Hoàng Kiều Lý Giản cũng đã từng thừa nhận rằng lúc ông chuẩn bị treo cố tự tử thì Thái Truyền Phú mang mang theo một vò rượu quýt xuất hiện trước mặt ông, đây mới có loại rượu Hoàng Kiều bán chạy ở vùng Tứ Xuyên. Ban đầu ông nghĩ loại rượu này là món nghề của của Thái sư phụ, sau này mới biết hóa ra là của Trần gia Tam Lang truyền cho.

Không chỉ ông chủ vườn quýt họ Trương, mà toàn bộ người dân trồng quýt ở huyện Thanh Thần đều phải cảm ơn rượu Hoàng Kiều, càng phải cảm ơn Tam Lang của Trần gia. Từ đó họ không còn phải lo lắng về việc tiêu thụ, giá cả thị trường rượu cao gấp đôi so với ban đầu, mở rộng thu mua hết số cam quýt được trồng ra.

Nhà cung cấp nước sốt họ Đồ cũng từng nói rằng, ông từ một người bán nước sốt đang đứng bên bờ vực phá sản bỗng trở thành thượng khách của các quán rượu, sản phẩm dần dần còn được xuất khẩu sang các châu khác, tất cả là do Thái Truyền Phú đã cải tiến quy trình sản xuất cho ông ta.

Bởi vì muối ăn được bán độc quyền nên giá rất đắt. Những người dân thường thời Tống đều dùng các loại đậu tương, tương ngọt để nêm nếm. Ban đầu là làm thành dạng nước chấm, cùng với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, dần dần sau này phát triển ra một phương pháp nấu ăn, đó là phương pháp sốt. Phương pháp này cũng mất khá nhiều thời gian, nên trong dân gian chủ yếu dùng cách nấu.

Đồ ăn của người phương Bắc lấy bột lúa mì làm nguyên liệu chủ yếu cho tương ngọt. Người miền Nam và người Tứ Xuyên thì lại dùng đậu tương. Nhà cung cấp tương sốt họ Đồ là thế hệ sau này, nhưng đứng trước loại đậu tương tiếng tăm lừng lẫy của huyện Bì thì mặt hàng của Đồ gia trở nên mờ nhạt. Kéo dài nhiều năm sau đó, cuối cùng phải đóng cửa.

Nhưng Thái Truyền Phú đã thay đổi một chút công nghệ làm sốt đậu tương, chủ yếu là kéo dài thời gian lên men, làm cho đậu lên men thành nước sốt, sau đó cho ra cối xay ép thành nước, được một loại chất lỏng có màu đen tuyền, và Thái Truyền Phú gọi đó là dầu tương.

Tuy rằng tương đậu và nước tương chỉ khác nhau một chút, nhưng sự suất hiện của dầu tương là ở Nam Tống, điều đó không có nghĩa là nói người dân Bắc Tống ngu dốt đến mứa không biết ép tương đậu thành dầu tương, mà là do nguyên nhân của kỹ thuật nấu ăn - các món hầm, món hấp, món nấu và cả món sốt đều có thể làm bằng tương đậu,.

Duy chỉ có món chiên, nếu dùng tương đậu sẽ dễ bị dính nồi, nếu không dính nồi thì đến cuối cũng dính thành tảng lớn, khiến người ta nhìn thấy không ọe ra là may mắn lắm rồi, làm sao có thể thấy ngon miệng được? Vì vậy ở Nam Tống khi chiên đồ ăn, dầu tương ra đời như thế.

Mà huyện Thanh Thần ngày nay đã trở thành một thành phố ẩm thực, các đầu bếp đương nhiên đều cần một loại gia vị vừa đẹp hơn, vừa dễ nêm nếm hơn để thay thế tương đậu, để khi nấu ăn có thể cảm thấy được hương vị của nó.

Sự xuất hiện của tương dầu là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này, đương nhiên nhận được sự hoan nghênh của các quán ăn. Hơn nữa cũng chính năm đó Trần Khác đã đoán trước được kỹ thuật chiên xào đơn giản, dễ học sẽ không thể được bảo mật lâu hơn nữa. Quả nhiên trong một, hai năm kỹ thuật chiên xào đã được lan truyền khắp Thanh Thần, trở thành kỹ thuật nấu ăn chủ yếu của toàn dân chúng.

Đoán chừng chỉ có một vài đầu bếp ở Biện Kinh mới có đủ thủ pháp và nỗ lực biến những thứ thủ nghệ nhỏ nhặt thành thần kỳ.

Nhưng bất luận thế nào, sự phổ cập phương thức chiên xào có lợi rất lớn đối với tương dầu. Và ở Thanh Thần cũng mới xuất hiện một từ vựng mới, đó là “đánh tương dầu”.

Cho đến năm nay, các phương pháp chiên xào đã lan truyền sang các vùng lân cận, tuy nhiên chỉ là những phương pháp đơn giản, nhưng vẫn cần phải có tương dầu. Do đó tương dầu Đồ gia cũng trở thành sản phẩm được bày bán. Ông chủ Đồ cũng mới mở mười nơi sản xuất rượu, tuy chưa phát đạt, nhưng cũng đã có được những thành quả bước đầu.

Còn lại hai vị nữa, nhà buôn than họ Tiền và ông chủ vườn trúc họ Hạ, nghe tin ngay cả tương dầu cũng là kiệt tác của Trần Gia Tam Lang. Họ đứng ngồi không yên, đem quà hậu hĩnh đến Trần gia cầu xin chuyển nợ thành cổ phần. Hai người họ cũng không biết nghe được từ đâu rằng chỉ có để Tam Lang của Trần gia nắm giữ cổ phần thì hắn mới thực tâm thực lòng giúp đỡ.

Lẽ ra tiền đã trả rồi, Trần Khác không cần thiết phải quan tâm tới họ nữa. Nhưng hắn vì muốn hai người kia giúp hắn giải tỏa phiền muộn trong lòng, nên liền đồng ý.

Sau khi trở thành cổ đông của hai gia đình đó, hắn không chỉ giúp họ liên hệ nguồn tiêu thụ, khiến cho tất cả các thương gia khác mà hắn có ảnh hưởng tới đều phải mua than của Tiền gia, mà còn tận tâm giúp họ cải tiến phương pháp đốt than

……..

Trần Khác vừa đến với thế giới này chính là đến với ngành than, nên lẽ tự nhiên là không xa lạ gì với phương pháp đốt than của thời đại này. Hắn đến xưởng than của Tiền gia để tham quan thực tiễn, trông thấy công nhân xếp đầy nhiên liệu vào cửa lò, sau đó lấy tre tươi phơi khô cho vào lò nung, bảy ngày sau cho nhỏ lửa và lại nung thêm bảy ngày. Sau khi nung thì làm mát tự nhiên bảy ngày rồi cho ra lò, tổng cộng từ lúc xếp lò tới khi ra lò hết hơn hai mươi ngày.

Nhưng kiếp trước, ở vùng núi mà thuở nhỏ hắn từng ở cũng có nhiều rừng trúc, nên đương nhiên cũng có lò đốt than. Thuở nhỏ đã từng xem công nhân đốt than, nhưng trong ấn tượng của hắn, hình như chỉ cần mười ngày là đốt xong một lò than, tuyệt đối không cần tới hơn hai mươi ngày. Như vậy tính gộp vào thì hiệu quả sản xuất kém một nửa, đủ khiến người ta phát già đi.

Trần Khác cẩn thận nhớ lại, công nhân thế hệ sau này, dường như họ đem tre/ trúc sấy khô vài ngày, sau đó cho thêm lửa khiến lửa nhanh chóng bùng lên, đóng kín lò, chờ hai, ba ngày sau mở lò là có được những viên than củi đen tuyền.

Nghĩ như vậy thì dường như còn đơn giản hơn phương pháp đốt than truyền thống, nhưng mọi việc thì đều là nói dễ hơn làm. Lò than của Tiền gia đốt than theo cách của Trần Khác, nhưng toàn là đốt không ra than, lãng phí tre trúc. Liên tiếp thất bại vài lần, cách nhìn của ông chủ Tiền đối với Trần Khác cũng thay đổi, nếu không phải mọi nguồn tiêu thụ đều phụ thuộc vào hắn, thì có lẽ đứa trẻ hắn đã bị đưa tới một nơi mát mẻ nào đó rồi. truyện copy từ tunghoanh.com

Cuối cùng vẫn là Trần Hi Lượng chỉ ra sai lầm. Trần gia có thể là nhà chuyên đốt than, tuy Tiểu Lượng Ca lấy việc đọc sách làm chính, nhưng lại rất am hiểu về công nghệ đốt than. Sau khi nghe Trần Khác miêu tả, suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Lò than được thiết kế nung nhỏ lửa, con thử nghĩ xem trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế mà tắt lửa thì tất yếu phải tăng cao nhiệt độ lò.
Trần Tam Lang nghe vậy liền hiểu ra.

Tăng nhiệt độ lò lên, thật dễ! Hắn tìm lão Phan thợ mộc đặt làm một cái ống bễ thật lớn, lại cho mở cửa gió của lò than, sau đó tìm hai công nhân thân hình cường tráng đến luân phiên thổi hơi vào lò. Hay thật, điều này khiến cho trong lò nung nóng hầm hập, đỏ rực vô cùng, biến cả lò trúc thành tro.

Nhưng đây chỉ là vấn đề độ lửa, khi đốt lò thứ hai phải giảm lượng gió vào, quả nhiên nhìn thấy than trong lò dần dần thành hình.

- Đóng lò!
Theo lệnh hắn đưa ra, công nhân dùng bùn niêm phong cửa lò lại.


Ba ngày sau ra lò chính là lao động chân tay thuần túy rồi.

Nhìn những viên than củi sau khi ra lò dưới ánh nắng mặt trời tỏa sáng lấp lánh, Trần Khác và ông chủ Tiền gia đều thở phào nhẹ nhõm.

Ông chủ Tiền nhặt lấy một khúc than, xem xét tỉ mỉ, liên tiếp gật đầu nói:
- So với than đốt theo cách cũ thật không giống nhau.

- Sao lại không giống nhau?

- Màu sắc sáng hơn, hình dạng hoàn chỉnh hơn.
Ông chủ Tiền nói:
- Xem ra thì đẹp hơn nhiều rồi.
Dừng một lát rồi lại nói:
- Hơn nữa cũng giống than hơn.

Quả nhiên, sau khi cân phát hiện, một tấn củi được thành 300 cân than, hơn cách đốt cũ cả trăm cân.

Nhưng đây cũng chỉ là mây bay, than là dùng để đốt, hiệu quả không tốt thì tất cả đều chỉ là uổng công.

Hai người thấp thỏm xếp một chậu than, đem vào trong phòng đốt lên, liền nhìn thấy ngọn lửa lở chậu than bùng lên, không nhìn thấy một luồng khói, nhưng cả hai người đồng thời cùng co rút mũi lại, ông chủ Tiền vẻ mặt mừng rỡ nói:
- Ngươi ngửi thấy rồi chứ?

- Dạ.
Trần Khác gật đầu bất ngờ đáp:
- Loại than này làm được rồi, và lại tỏa ra mùi thơm ngát!

- Lần này phát đạt rồi.
Ông chủ Tiền nắm chặt tay Trần Khác nói:
- Tam Lang, ngươi chính là Bố Tát tại thế.

Trần Khác rút tay ra, cười đáp:
- Mau đặt cho nó một cái tên đi”.

- Đương nhiên là do ngươi đặt rồi.
Bây giờ trong mắt ông chủ Tiền, Trần Khác không phải là người nữa mà là Quan Âm cứu khổ cứu nạn.

- Vậy được, nếu nó khi đốt tỏa ra mùi hương thơm mát, khiến người ta thấy tinh thần thoải mái, tựa như hoa sen.
Trần Khác nghĩ một lúc rồi nói:
- Vậy chúng ta gọi nó là than Hoa Sen nhé.

Mùa đông năm đó, các quán cơm ở huyện Thanh Thần đã cho khách sưởi ấm bằng chậu than, toàn bộ đều dung than Hoa Sen. Loại than này đốt lên mùi hương thơm bay khắp phòng, làm cho người ta như thấy mình rơi vào hồ Sen, nó lập tức khiến cho các thực khách thích thú vô cùng và đều hỏi thăm là sản phẩm của vùng nào.

Chỉ trong vòng ba ngày ngắn ngủi, toàn bộ số than Hoa Sen của xưởng than Tiền gia sản xuất đã được mua hết. Đến năm thứ hai nó đã thay thế được than trúc ở thôn Thạch Loan, trở thành sản phẩm đỉnh cao của huyện Thanh Thần, hơn nữa dựa vào lượng than xuất ra lớn, về cơ bản đã chiếm được thị trường than cao cấp. Đến năm nay, quan chức Thành đô quyết định vứt bỏ toàn bộ than củi của thôn Thạch Loan , chuyển sang dùng loại than Hoa Sen có hương thơm dễ chịu này, nếu không sẽ bất tiện khi có khách đến nhà.

………

Người người đều yêu mến Trần Tam Lang, bởi vì hắn luôn mở ra những cơ hội mới cho mọi người, hơn nữa về phần hắn, cách nói chỉ có cổ phiếu thì mới giúp đã nhanh chóng được xác thực chỉ là một tin đồn.

Trước dân phố, thợ mộc Phan liền chứng minh, Trần Khác không có cổ phiếu nhưng vẫn dùng mấy năm công sức giúp mình, từ một lão thợ mộc nhỏ trong huyện đã trở thành một trong số những nhà cung cấp đồ gỗ tốt nhất ở Ích Châu.

Lại như ông chủ thầu họ Tất ở bến tàu đã vô vùng phiền não khi lượng hàng hóa lưu thông ngày càng tăng nhanh. Nghe danh Trần Khác liền thử đi cầu viện, kết quả sau khi làm theo cách của hắn, lúc xếp dỡ hàng dùng ròng rọc và đòn bẩy thay thế sức người, cho công nhân thêm thời gian nghỉ ngơi. Hắn dùng đồng hồ cát để tính, cứ mỗi một khắc làm việc thì lại nghỉ một khắc, kết quả là lượng hàng hóa lưu thông tăng cao gấp đôi nhưng lại giảm được áp lực cho bến tàu.

Theo như đồn thổi thì hắn sinh ra đã có kiến thức, không gì là không biết, nên ngay cả những hộ chăn nuôi heo trong huyện cũng là học cách nuôi bí mật từ hắn, khiến heo không cần phải mong cầu gì mà cứ lao vào ăn, con nào sinh ra cũng tai to mặt lớn, nặng hơn ban đầu mấy trăm cân.

Vấn đề quan trọng là loại thịt heo này khi nấu lên rất thơm, không có mùi lạ sau khi nấu như thịt heo bình thường, thậm chí có thể so sánh được với cả thịt dê, vì vậy thịt heo vùng Thanh Thần cũng trở nên nổi tiếng.



Giải thích một chút, cách đốt than của Trần Khác, kỳ thực là phương pháp hấp khô. Phương pháp này chỉ có vùng Nam Tống mới có.
Mà hầu hết người dân thời Tống đều không thích thịt heo, bởi vì thịt heo họ nuôi có mùi khai khai. Nhưng thịt heo thời Tống sau này thì không còn cái mùi đó nữa, khác biệt là ở chỗ đó nên đoạn tuyệt luôn.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-1-chuong-39-ZuKaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận