Nhật Ký Gái Gọi Mahattan Chương 10


Chương 10
Nhớ lại một chút.

THỨ HAI, 10/4/00

Wally là một luật sư dễ chịu chuyên giải quyết các vụ liên quan tới quyền thừa kế, với niềm đam mê được chia thành những bộ sưu tập được giữ gìn cẩn thận - đồ khảm nhỏ xíu thế kỷ mười chín, hội họa thế kỷ hai mươi, và sách. Bất chấp sự thật rằng sách của gã toàn là ấn bản thế kỷ mười tám, gã vẫn đủ dân chủ để đánh giá cao bộ sưu tập sơ khai các ấn bản đáng chú ý khác của tôi.

Hầu hết các cuốn này đều là quà tặng của bố mẹ tôi sau khi tôi đã chứng minh rằng không phải đứa trẻ bỏ nhà ra đi nào cũng sẽ tự động biến thành đứa con của quỷ Satan. Khi rõ ràng là tôi sẽ không đi theo con đường của mấy đứa trẻ bỏ nhà đi thuộc giới trung lưu khác - vừa có bầu vừa bị bệnh hoa liễu, sống trong một căn nhà chiếm dụng bất hợp pháp, gọi những cuộc điện thoại người nhận trả tiền từ nhà tù hay trại cai nghiện, xin tiền mua ma túy, xuất hiện trên bậc tam cấp với những vết thương tự gây ra - khi đã rõ là tôi không hề làm chuyện gì trong mấy chuyện kiểu vị thành niên như thế, là tôi định sống khá tiện nghi và biết cách làm thế nào để như thế, mẹ bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa hai mẹ con. Bằng cách gửi những thứ cần chăm sóc. Một cái vòng cổ nhỏ có tên tôi trên đó, quá mỏng manh để đem cho một đứa trẻ, mà bà nội đã tặng tôi lúc sinh. Một vài đồ sứ Doulton với họa tiết lá rơi. Một chiếc vòng tay bằng bạc từng thuộc về cụ ngoại người Trung Quốc. Năm ngoái tôi nhận được một tấm ảnh đóng khung chụp cụ nội lai Ấn Độ tại một studio ở thủ đô Port of Spain của Trinidad và Tobago khi bà còn là một cô gái mới lớn gợi cảm. (Bất kỳ gien sexy nào trong dòng dõi của tôi hẳn cũng đến từ phần không phải Trung Quốc của cha tôi. Vậy mà tôi thật buồn cười khi thấy rằng khách hàng không hề nhận ra dòng máu da nâu của tôi.)

Tôi không chắc bố mẹ có còn tin tưởng giao phó những thứ của quý riêng tư này không nếu họ biết tôi đang làm gái. Họ sẽ lo sợ cho an toàn của tôi, cho an toàn của các tài sản và cơ thể tôi. Họ nghĩ gái gọi là người có thể khiến cuộc sống cả gia đình lộn tùng phèo bất cứ lúc nào. Những hình dung về một cô gái như tôi là hoàn toàn nằm ngoài kiểu sống trung lưu bình lặng của họ. Nếu tôi cố gắng kể cho họ nghe việc đó thật ra như thế nào, rằng tôi đủ khả năng tài chính để từ chối những khách hàng nhiều rủi ro, rằng tôi chỉ hẹn hò với những người được giới thiệu riêng - và nếu tôi đề cập đến số tiền tôi kiếm ra - thì họ sẽ nghi ngờ nếu tôi không thừa nhận mình có liên quan đến ma túy.

Mà đằng nào thì họ cũng chưa bao giờ tin tôi là gái gọi, dù đôi khi tôi đã đủ điên rồ để cho họ biết điều đó. Bất chấp thực tế là tôi đã tự lập từ tuổi mười bốn. Bố mẹ tin điều họ phải tin, bỏ qua những chi tiết chính để quyết định những việc khác: Ta còn sống không? (Cơ bản.) Có sẹo hay không? (Với bất kỳ nghĩa hiển nhiên nào của từ đó.) Mắt ta lập lòe tia tham vọng hay lờ đờ vì sự buồn chán vô dụng? Ta có là quần áo không, trông khá hơn hay tồi tệ hơn họ mong đợi?

Khi lần đầu tiên tôi trở về thăm, sau một thời gian dài gây hoang mang, kết thúc bằng một tấm thiệp Giáng sinh hiếm hoi, tôi đã gần hai mươi. Trước mắt họ, tôi có vẻ đã sống tốt, và tôi đã thành công trong việc làm cho công việc “biên tập viên” bịa đặt của mình thật nhàm chán đến mức họ chẳng buồn dò hỏi.

Họ không biết chắc nên trông đợi điều gì khi đến gặp tôi ở sân bay - lần duy nhất họ lái xe đi đâu cùng nhau kể từ khi ly dị. Nhưng tôi trông khá hơn họ một chút - đầu tóc được chải chuốt chuyên nghiệp hơn bà mẹ đầu tóc bù xù nhiều (mẹ tôi chẳng bao giờ làm tóc cả) và ít nhàu nhĩ hơn ông bố. (Ông là một gã lập dị theo trường phái cũ, một nhà lập trình đã từ chối làm việc cho IBM trong thập niên 1960 vì không thích phải đeo cà vạt đi làm.) Thậm chí cả khi tôi đã ăn mặc xoàng hơn để về thăm thành phố quê hương (không trang sức, không lông thú) bố nói tôi vẫn trông như “một kẻ ủng hộ tổng thống Reagan”. Ông giả vờ rất kinh hoàng - bố lúc nào cũng ghét Ronald Reagan - nhưng rõ ràng ông nhẹ cả người. Tôi uống nhiều vitamin hơn bố mẹ, tập thể dục rất nhiều, và lần nào đi nghe diễn thuyết ở trung tâm nghệ thuật Frick tôi cũng gửi thiệp nghệ thuật cho họ. Kèm các chi tiết về bài diễn thuyết trong thư.

Tất cả những dấu hiệu của việc Sống Đúng đắn này đều có khả năng làm an lòng rất cao. Họ có thể sống với tủ quần áo kiểu những kẻ ủng hộ Reagan của tôi. Họ biết mọi việc có thể tồi tệ đến mức nào, ngay cả khi con mình không bỏ nhà đi. Em trai tôi ăn mặc như Boy George - và huênh hoang rằng “hạt giống” của nó đang được một tập thể đồng tính nữ nuôi giữ ở Toronto. Người bạn thời niên thiếu Vanessa của tôi (có cha học cùng cao học với bố tôi) bây giờ mắc chứng rối loạn ăn uống. Mà ấy mới là những ca vừa phải thôi đấy.

Người duy nhất có khả năng nghi ngờ là vợ hai của bố tôi, bà này có xu hướng nhìn tôi chòng chọc qua bàn ăn mỗi khi bố không để ý. Lâu lâu bà ta lại hỏi những câu hỏi xách mé - về hành lý của tôi chẳng hạn. (À, tôi không thể cưỡng lại việc đầu tư chút ít vào mấy cái túi du lịch hiệu Louis Vuitton, và đấy những năm 80).

“Ai mua cái này cho cô đấy?” mẹ kế hỏi tôi khi tôi đến nhà bố. “Cái va li ấy trông đắt tiền lắm.”

“Ôi, cháu mua hạ giá đấy,” tôi trấn an bà ta.

“Con bé này thừa hưởng một truyền thống tằn tiện lâu đời,” bố tôi giải thích. “Nó có gien của mẹ nó - nhà Layton luôn biết cách săn đuổi các món đồ hạ giá.”

Nhãn Louis Vuitton không bao giờ bán hạ giá - nhưng đấy là điều tôi muốn nói về bố mẹ tôi. Không ai biết tí gì những thực tế cơ bản nhất của cuộc sống cả!

Vào ngày sinh nhật thứ hai mươi mốt, tôi nhận được một cuốn tuyển tập các tác phẩm của Robert W. Service được in ấn khá đẹp - cách bố mẹ nói rằng sự tuyệt giao tôi gây ra hồi mười bốn tuổi không phải là vĩnh viễn; những cuốn sách này còn lâu năm hơn thế. Vào sinh nhật năm ngoái của tôi, mẹ đã tìm ra một ấn bản năm 1926 của cuốn Cách sử dụng tiếng Anh hiện đại của Fowler.

 Hôm nay khi tôi cho Wally xem cuốn của Fowler, gã đã khen ngợi con mắt tinh đời của mẹ tôi. Wally thích trò chuyện, về nội dung của các cuốn sách thì ít mà về cách chăm sóc chúng hay lịch sử của chúng thì nhiều. Toàn bộ hiểu biết về các ấn bản.

“Đừng bao giờ lau sách bằng khăn,” hôm nay gã khuyên tôi. “Em có biết ở cửa hàng Morgan người ta vệ sinh sách bằng cách nào không?” Tôi lắc đầu và để cho cái váy ngắn của mình co lên khi tôi vắt chân. “Rất nhẹ nhàng bằng một cây lau bụi Dustbuster. Anh đã hy vọng được đọc cho em ít bài thơ, nhưng chúng ta bị lạc đề rồi. Vì chuyện bụi.” Gã nhìn đồng hồ đeo tay và mỉm cười.

“Lần sau vậy nhé?” tôi gợi ý, đứng lên khỏi trường kỷ.

Hôm nay tôi thư giãn hơn bình thường. Tay Wally nấn ná giữa hai chân tôi mà tôi vẫn không cảm thấy muốn gạt đi. Những ngón tay của gã tiến lên cao hơn. Tôi không bao giờ khuyến khích khách hàng dùng tay của họ trên người tôi. Một cái lưỡi trung bình còn dễ tiếp nhận hơn những ngón tay vô kỷ luật của một người đàn ông trung bình. Nhưng Wally nhẹ nhàng đến mức lần này tôi không buồn đẩy gã ra. Tôi đã từng có kỷ luật hơn về việc để Wally chạm vào tôi nhưng gã đã thực sự “trở về từ cõi chết” kia mà. Việc ấy cũng làm mọi sự khác đi chứ!

Hơn nữa tôi đã trở nên khá ướt, và gã tò mò muốn biết mình thật sự giỏi đến mức nào. Những ngón tay của gã trườn vào, nhanh nhẹn và mềm mại, giữa hai môi nhỏ của tôi và gần như đi vào trong - có lẽ đã vào trong một giây - rồi trườn ra. Có lẽ gã chỉ đang kiểm tra xem có chất bôi trơn không. Hoặc có lẽ gã đủ thông minh để biết ta có thể làm những việc này với một gái gọi vào những dịp đặc biệt - nhưng đừng có thúc ép vận may của mình. Gã đủ lịch thiệp để kéo tay ra ngay khi tôi sắp sửa trở lại với phong thái làm việc chuyên nghiệp. Thằng cha thông minh đấy.

Làm một nháy với Wally cũng như thể được trả tiền chỉ để xem đài Channel 13 khi họ không có chiến dịch khuyến mại nào vậy. “Những cuốn sách in từ trước thế-kỷ-mười-sáu,” Wally vừa nói vừa chỉnh lại chiếc nơ trên cổ bằng một tay. Gã nhấn mạnh từng âm tiết khi với tay ra lấy ví. “Trong nôi. Một trong những bộ sưu tập sách thế kỷ mười lăm đáng kinh ngạc nhất ở Philadelphia. À, toàn bộ tiền ở đấy, em thấy đấy, chúng ta chỉ vừa mới đi mua mọi thứ sau cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ thôi...”

Một ngày nọ, ngay trước khi Wally biến mất, gã tặng tôi một ấn bản đầu tiên của Những cửa sổ cao. Gã ngồi trên trường kỷ của tôi, đọc Philip Larkin với một giọng dịu dàng và thích hợp đến mức tôi không thể nào không tự hỏi: người này là ai?

“Khi tôi nhìn thấy một cặp trẻ con/ Và đoán rằng thằng nhóc sẽ ngủ với cô bé/ Và cô bé sẽ uống thuốc hay dùng màng ngăn/ Tôi đã biết đây là thiên đường...”

“Rõ ràng Larkin không nghĩ rằng người ta có thể đọc thơ to lên,” tôi bảo Wally, “nhưng rõ là ông ta đã nhầm.”

Đó là điều nên nói với khách trong tình huống đó, nhưng cũng là điều tôi thực sự muốn nói. Một phần nhỏ trong tôi phải lòng - có lẽ không phải với chính gã, nhưng chắc chắn là với giọng của gã, với tâm trí cởi mở nhưng đúng mực của gã.

Khi không nghe tin tức gì từ Wally nữa, tôi tự hỏi, như đôi khi tôi tự hỏi về các khách hàng lớn tuổi, rằng liệu có phải gã đã chết chăng. Gã có những vấn đề bí hiểm về sức khỏe, và tôi phải nghĩ thế nào đây? Khi một khách hàng vắng mặt quá lâu, tôi không muốn biết. Tôi đã ngừng không gọi đến văn phòng Wally để xem liệu gã có còn sống không. Tôi có những lý do của riêng mình.

Có một cảnh mọi người hay bàn tán: một rường cột được trọng vọng của xã hội (đã có vợ, dĩ nhiên) chết trên giường gái gọi.

Bồ sẽ làm gì?” các gái gọi hỏi nhau. “Nhét hắn ta vào thang máy? Gọi cấp cứu? Tìm địa chỉ hắn trong sổ danh bạ? Gọi cho văn phòng hắn ta?”

“Lấy hết tiền mặt trong ví của hắn,” Jasmine đã từng hình dung. “Như thế cũng không sao nếu hắn chết rồi - và bồ biết chính xác cái bọn đi cấp cứu sẽ làm gì rồi đấy. Nhưng chỉ khi hắn đã chết thôi,” cô nàng nói thêm vẻ đứng đắn.

Những khái niệm về cách cư xử đứng đắn của cô nàng không giống như của những người khác, nhưng cô nàng bám chặt lấy chúng một cách có ý thức cực kỳ.

Nếu Wally hay Etienne hay Milt chết trên giường tôi, đấy sẽ là thảm họa! Không như các khách hàng khác, họ đủ quan trọng để có thể được đưa tin trên báo. Đấy là nỗi sợ kinh điển. Nhưng nếu tất cả mọi người đều tránh làm những chuyện mà (nếu chẳng may đột tử) có thể dẫn đến sự xấu hổ toàn diện thì chắc chẳng ai làm gì hết mất.

May là việc này mới chỉ có tính lý thuyết với tôi mà thôi. Tôi chưa bao giờ có một vị khách chết ngay tại trận khi đang hành sự với tôi. Nhưng hai vị khách của tôi, Bill và Chip, đã chết năm 1996, và đấy là một năm kỳ lạ với tôi.

Trong trường hợp của Bill, tôi nghe tin khi gọi điện tới văn phòng gã. Sau ba tháng không có tin tức gì, trong khi chúng tôi vốn có thói quen gặp nhau bốn tuần một lần. Một cô tiếp tân bảo tôi rằng Bill đã chết đột tử vì đau tim trong khi đang chơi tennis. Tôi đã kinh ngạc, và cô ta đồng ý rằng chuyện này thật vô lý vì gã rất chú trọng đến sức khỏe. Cô ta thật là một thiên thần báo tử hiệu quả và tốt tính. Cô ta xử lý cuộc nói chuyện rất tốt: cuộc trò chuyện diễn ra lâu vừa đủ và cô ta không hỏi tại sao tôi biết Bill.

, tôi nghĩ, khi gác máy, việc ấy hẳn đã có thể xảy ra trên giường tôi lắm chứ.

Đêm đó tôi mơ thấy Bill. Tôi đang quỳ, người ở bên trên ngực gã (đấy là thói quen của tôi với gã) và gã bảo tôi rằng tôi lúc nào cũng xinh đẹp, rằng lông mu của tôi thật sự là một phần trong bài trường ca mà gã đang viết. Bill trong đời thực không văn vẻ như thế, vì thế tôi tỉnh giấc đầy bối rối, bán tín bán nghi không biết có phải gã đã có những thú vui mới ở thế giới bên kia, như kiểu thú vui của một người về hưu.

Bốn tháng sau, Chip, người đang phải điều trị ung thư, đã cho tôi một lời cảnh báo lớn. Bằng một giọng kỳ dị, gã khăng khăng, “Anh sẽ ra đi với một thái độ tích cực. Anh có dự định làm thế và vài tuần nữa anh sẽ gặp em. Một cách hân hoan.” Ba tháng sau, có người đã xác nhận cái chết của gã với tôi. Chính là con trai của Chip, cũng là một khách hàng.

Tôi gọi gã là Chip Trẻ và thường đùa giỡn bảo rằng, “Anh có khỏe không?” Tay này không hề biết tôi cũng biết cha gã. (Tôi biết cha gã còn rõ hơn biết gã.)

“Không quá tệ. À, cũng không tuyệt vời,” gã nói thêm với một cái thở dài cam chịu. Gã không nói thêm chi tiết - và vui vẻ một cách lịch sự - nhưng tôi có thể đoán ra.

Chip Trẻ không biết rằng phần lớn các cô gái hẹn hò với gã đều biết bố gã. Gã còn không biết rằng tôi biết rõ căn bệnh của bố gã. Việc tôi vẫn hay để ý theo dõi khách thật kỹ đã gặt hái được một phần thưởng thêm: một chuyến đến chơi có trả tiền.

Khi Chip còn sống xuất hiện ở cửa, tôi nhận ra ngay cái vẻ mặt hơi giễu cợt của bố gã hiện ra còn rõ nét hơn trên gương mặt gã. Có phải con trai lúc nào cũng giống bố như thế không? Trong năm năm vừa qua tôi có gặp gã vài lần, và khi ấy mặt gã tròn đầy hơn, vẻ mặt cũng chỉ quan tâm đến mình hơn, xa vắng hơn, cái vẻ mặt của một chàng Adonis đầy tự mãn. Mặt gã đã gầy đi, tạo nên một hiệu ứng góc cạnh tinh tế, và trông gã ít giống một kẻ tự mãn thông minh cường tráng hơn, mà thay vào đó giống nhiều hơn với người cha trầm tư, ngọt ngào của gã. Ít giống chính gã hơn. Có lẽ bây giờ gã đã là một quý ông trên lớp ga trải giường?

Không may mắn như thế. Trên giường Chip Trẻ không hề giống Chip Già, và việc khóc thương bố mới chết cũng chẳng làm dịu đi phong cách chăn gối của gã. Gã là (và luôn luôn là) một tay bất lịch sự trong tình dục, luôn phỉnh phờ tôi về bao cao su, cố gắng đem mã ngoài bảnh bao và con giống to khỏe của mình ra trao đổi với hy vọng tôi sẽ buông lỏng cảnh giác và cư xử với gã như bạn trai. Gã chưa bao giờ ngừng cố làm thế cả. Tôi đã từng thấy gã chằm chằm nhìn mình từ trang nhất tạp chí New York, minh họa cho bài báo về một trong những người đàn ông độc thân danh giá nhất Manhattan. Gã đủ trẻ và đủ quan trọng để nhận được sex miễn phí từ những người không chuyên nghiệp - và đủ duyên dáng để khơi gợi sự hứng thú có vẻ không chuyên nghiệp từ một số gái gọi. Nhưng chỉ đủ tốt tính nếu ta không đổ vì mấy thứ ấy.

Tôi gặp Chip Trẻ sáu tháng một lần; tôi không muốn gã trở thành khách thường xuyên. Gã đòi hỏi làm việc quá nhiều, và như thế sẽ khiến tôi nhớ các cuộc thăm viếng của bố gã sâu sắc hơn. Chip Già không bao giờ gặp vấn đề gì với việc cương cứng trong một cái bao cao su - chẳng bao giờ mơ về việc chơi không bao. Chip Già đã sử dụng bao cao su từ lâu trước khi có đại dịch AIDS. Vào thời gã, khi đi với gái thì đàn ông sẽ dùng bao khi đi, không có nếu hay nhưng gì hết. Đó là thời trước khi có thuốc tránh thai, một thời vô cùng nhạy cảm khi tất cả mọi thứ đều rõ ràng kinh khủng, và gã chẳng bao giờ buồn rời khỏi thời kỳ đó.

Sau cái chết của Bill, rồi của Chip Già, tôi đã không còn muốn biết nữa.

Vì cái chết không công bằng. Các khách hàng đã chết đều là những khách không bao giờ khiến ta phải chịu đựng để đạt định mức tuần. Nếu có khách nào đấy bất chợt chết đi, đó sẽ là ai đấy như Bill - người tôi thật sự mong gặp lại. Hay một kẻ đáng kính ưa sạch sẽ đến kỳ quặc (như Chip), người luôn rửa tay trước khi đụng vào tôi. Một gã luôn tuôn trào ngay khi mới vừa vào trong (đấy sẽ là cả Bill Chip khi gặp một cô gái hấp dẫn). Vị khách đầy tôn sùng khiến ta cảm thấy mình như một vị nữ chúa trời khi ta giúp gã cởi áo quần (giống Bill nhiều hơn Chip).

Còn đám khách hàng ngạo mạn thì chẳng bao giờ chết. Họ cứ tiếp tục cố hôn ta (hay tệ hơn!) rất lâu sau khi những vị khách nhạy cảm hơn kia đã được hỏa táng ra tro và chết dí trong những bình đựng tro. Tôi cá Chip Trẻ sẽ sống đến lúc già khú.

 

THỨ BA, 11/4/00

Các bác sĩ tâm lý của những người khác biến mất vào tháng Tám; bác sĩ của tôi thì thích làm trái với xu hướng và biến mất ngay trước thời gian nộp thuế thu nhập. Bà ta lượn lờ quanh thành phố suốt mùa hè, rồi biến mất vào thời điểm Giáng sinh. Cứ nhè đúng hai thời điểm gây căng thẳng kinh khủng nhất trong vòng quay của năm thì bà ta biến mất - bụp. Lần này là đi một chuyến đến các đảo Hy Lạp với một nhóm các bạn chuyên đi du lịch sinh thái của bà ta.

Hôm nay bà ta cho tôi số của một đồng nghiệp, June Pepper, trong trường hợp tôi cảm thấy Cần Gấp. “Cô ấy thật sự gần chỗ cô hơn,” Wendy nói. “Chính ra bác sĩ Pepper còn là hàng xóm của cô ấy chứ! Cô ấy ở chỗ ngã tư giữa đại lộ 5 và phố 79.”

“Bác sĩ Pepper?” tôi nhắc lại. “Tôi không nghĩ vậy đâu. Và đại lộ 5 thì ở tít bên khu Tây kia mà,” tôi chỉ ra. “Tôi rõ là ở khu Đông. Dù sao thì tôi cũng đã làm việc với chị bao nhiêu năm rồi. Và tôi không có vẻ gì là sẽ suy sụp đến mức muốn tự tử khi chị đi nghỉ đâu.”

“Như thế rất đúng,” bà ta đồng tình. “Tôi thấy các vấn đề của cô như một món hầm nấu thật lâu ấy...” Tôi có thể gần như hình dung ra điều ấy. Một cái vạc tuyệt vời toàn đàn ông trưởng thành, các ký ức thời thiếu niên, và các giấc mơ niên thiếu, sôi sủi nhẹ nhàng trên một cái bếp lò. Nhưng cái bếp lò nào? À, dĩ nhiên không phải của tôi - tôi không bao giờ nấu cái gì phức tạp hơn món trứng ốp lếp ở căn hộ này.

“Và tôi nghĩ nó sẽ chẳng sôi trào lên và làm cô bị bỏng đâu,” bà ta nói.

Có thể là cái bếp ở phố Waverly, trong căn nhà nơi bố mẹ tôi đã ly dị. Vì những lý do hoàn toàn phi lý, tôi đã nghĩ về nó như tổ ấm cố định cuối cùng mà chúng tôi từng sống, trong khi căn nhà ấy chẳng giống gì cả.

“Tôi xin lỗi,” tôi nói. “Đầu óc tôi đang lang thang ở đâu đâu ấy. Chị nói tôi sẽ không sôi trào lên...”

“Đừng bận tâm. Thế đầu óc cô đang lang thang đi đâu?”

“Tới cái bếp nơi tôi đã xem bà tôi nấu món thịt lợn hầm. Tôi đã không nghĩ về nó bao nhiêu năm rồi. Bà nội tôi. Bà sống với chúng tôi một thời gian.” Nhiều thập kỷ sau khi đã qua cái tuổi mới lớn. Lúc tôi biết bà, người bà tròn lẳn còn tính tình rất sắc sảo, không còn là một cô gái xinh đẹp với đôi mắt biết nói nữa. “Miệng tôi vẫn còn tứa nước miếng khi nghĩ về các món bà nấu.”

Wendy mỉm cười. Tôi có thể đoán là bà ta hiểu sự vui thú - thức ăn, sex, sắc đẹp - và đó là lý do tôi cảm thấy ổn khi kể cho bà ta nghe rằng mình là gái gọi. Bà ta có mái tóc bù xù của một người theo phe dân chủ ở khu Tây, cơ thể săn chắc gọn gàng của một bà nội khu Thượng Đông, và một nụ cười toát lên tình yêu đối với những niềm vui thú. Nếu không có hai đặc tính cuối cùng và chỉ có cái đầu tiên, tôi sẽ không tin tưởng bà ta.

“Tôi có ý này,” bà ta nói. “Cô cảm thấy thế nào về việc làm bài tập ở nhà? Việc trị liệu ở nhà ấy. Tôi có thể cho cô một bài tập cần hoàn thành trong khi tôi đi vắng. Nhưng dĩ nhiên cô sẽ không được lên lớp,” bà ta nói thêm với một nụ cười ranh mãnh.

“À,” tôi nói, khoanh tay lại. “Có lẽ việc này chỉ để trấn an chị thôi. Như thế là chị sẽ yên tâm khi đi nghỉ.”

Cả hai chúng tôi đều cười lớn rồi tôi lấy số điện thoại của bác sĩ Pepper trước khi đi. Nhưng tôi vo viên mẩu giấy nhỏ ấy rồi vứt lại ghế taxi. Dù sao tôi cũng cảm thấy không trung thành nếu đi đến một bác sĩ tâm lý khác. Như thế sẽ như thể lừa dối người làm tóc của tôi vậy! Và ai mà biết được liệu tôi sẽ tìm ra được cái gì: Một nhà trị liệu với mái tóc đẹp hơn và một nụ cười đoan trang? Một bác sĩ tâm lý nữ trông không quá xinh đẹp với một gu tình dục nồng nhiệt hơn nhưng lại không được thỏa mãn? Điều tôi ít có nhu cầu nhất bây giờ chính là bắt đầu dò dẫm về cái bãi mìn ấy. Và tôi muốn giữ con số những bác sĩ tâm lý biết công việc của tôi chỉ là một mà thôi.

 

THỨ SÁU, 14/4/00. Ngày đầu tiên lưu trữ

Chiều nay tôi và Jasmine đi chung taxi đến đại lộ 7 để cất hết chỗ áo lông đi vì mùa hè sắp tới.

“Cảm giác đúng như được giải phóng khi có thêm bằng đấy chỗ trong tủ quần áo! Bồ có cảm thấy mình nhẹ đi đến năm cân không?” tôi hỏi.

Jasmine đồng tình. “Kể từ cái thời đó, thời mà bồ-biết-đấy, lúc nào tớ cũng phải chật vật với không gian chứa đồ.” Kể từ khi Jasmine biến tủ áo khoác của mình thành một cái buồng tắm trái phép chứ còn gì! “Nhưng bồ sẽ không gặp vấn đề về không gian khi dọn đến ở với Matt,” cô nàng nói thêm. “Hai người sắp có một căn hộ to đẹp hẳn hoi!”

“Ờ. Những vấn đề về không gian kiểu ấy thì không.”

“À, đúng. Những vấn đề kiểu khác. Nhưng tự bồ đã ký nhận chúng còn gì! Cái gì khiến cảm xúc thăng hoa mà chẳng đòi trả giá. Các mối quan hệ yêu đương bao giờ chẳng là thứ gây rắc rối! Bồ nghĩ vì cớ gì mà nhiều người lại không muốn có chúng cơ chứ? Thế,” cô nàng vui vẻ nói, “vụ săn căn hộ đến đâu rồi?” Chúng tôi bây giờ đang đi trên vỉa hè, mắt nheo lại vì ánh nắng. Jasmine lôi kính râm ra, rồi đến cái điện thoại. Cô nàng cau mày khi nhìn màn hình và bắt đầu gọi.

“Tớ nghĩ bọn tớ đang sắp tìm được rồi,” tôi nói với giọng dè dặt. “Nó được lắm. Tớ đã tham gia một danh sách nhận email của một dịch vụ cưới, đã tới cửa hàng Scully & Scully để xem đồ sứ, và sáng nay tớ đã gọi cho cửa hàng Vera Wang. Đôi khi tớ thấy thà đi ngắm túi xách còn hơn.”

“Không nỗ lực thì làm sao thành công. Bồ không thể đi ngắm túi xách cả đời được. Với một cô nàng như bồ... sẽ đến lúc bồ cần phải bắt đầu ngắm đồ sứ. Matt là một anh chàng ổn định đấy. Cố lên. Với lại giờ bồ đã có đủ túi xách rồi.”

“Một cô nàng như tớ?”

“À, bồ chẳng bao giờ để dành tiền cả - tớ không thể tin được rằng bồ đã làm nghề này lâu hơn tớ mà lại chẳng có tí của nả nào! Nhưng bồ sở hữu anh chàng này! Thế thì hãy cố mà tận dụng điều ấy!” Rồi cô nàng nghe tin nhắn thoại của mình. “Hai mươi phút nữa tớ phải có mặt ở phố St. Regis. Đi chung taxi nhé.”

Khi về đến nhà, có một tin nhắn từ Etienne, một từ Milton, một tin xác nhận hẹn từ Howard, một loạt những trách nhiệm và cơ hội như mọi khi. Khi tôi nhấc máy lên gọi cho Milton, điện thoại di động bắt đầu rung. Tôi lôi nó ra khỏi túi xách. Allie đang gọi cho tôi từ điện thoại di động của nó.

“Tớ đang ở quán Starbucks,” cô nàng nói, giọng sôi nổi. “Sao bồ không đến đây ngồi với bọn tớ nhỉ? Đấy là anh chàng đã quyên tặng chỗ giày đấy. Anh ta sẽ có mặt ở đây bất cứ lúc nào. Tớ muốn bồ gặp anh ta và cho tớ biết bồ nghĩ thế nào.”

“Tớ muốn lắm,” tôi nói dối, “nhưng tớ đang có một khách sắp đến.”

“Ôi, tệ quá nhỉ. Ý tớ là, việc bồ không đến được ấy, không phải việc bồ có một khách hàng đâu,” cô nàng gượng gạo cười khúc khích. “Tớ như kiểu là 1b7e - đây là lần thứ hai bọn tớ đi uống cà phê với nhau. Anh ta sẽ mang đến cho tớ một bản thảo cuốn tiểu thuyết của anh ta. Anh ta nói rằng tớ có một tầm nhìn độc đáo và anh ta muốn có phản hồi của tớ.”

“Anh ta xuất bản một tiểu thuyết?”

“Anh ta đang viết một cuốn tiểu thuyết - về Mary Magdalene, một sự tái sinh hiện đại của Mary Magdalene sống trong cái quận đông nghẹt người này trước đợt chỉnh chang đô thị. Hay là sau nhỉ? À, tớ sắp được biết rồi.”

“Tại sao lại không phải là trong đợt chỉnh chang đô thị nhỉ?” tôi thắc mắc thật to, nhưng cô nàng lờ lớ lơ phần giễu cợt của câu hỏi.

“Tớ không biết! Phải hỏi anh ta điều ấy mới được. Anh ta sẽ mang bản thảo đến. Tớ là người duy nhất cho đến nay anh ta... ừm anh ta chưa từng cho ai xem bản thảo cả. Bồ nghĩ điều ấy có nghĩa là gì nào?” cô nàng hỏi bằng một giọng sung sướng không giấu nổi.

“Điều gì nghĩa là gì? Tớ chẳng biết ý bồ muốn nói gì cả?”

“Nghĩa là gì nếu tớ là người duy nhất anh ta cho xem bản thảo ấy? Nếu điều ấy là thật, bồ có nghĩ anh ta, ừm, có thể thích tớ không?”

“Cái anh chàng ấy là ai? Tên anh ta là gì?” tôi hỏi cô nàng. “Bồ có biết gì về anh ta không?”

“Tớ phải đi đây,” nó thì thầm rất kịch. “Anh ta đến cửa rồi. Tớ đã không nhận ra điều này từ trước nhưng - anh chàng thật duyên quá!”

Ừ ồ. Tôi không nghĩ mình đã nghe thấy tiếng thở bồn chồn ấy nhiều lần. Cũng như nhiều gái gọi khác, Allie thích được người khác khao khát, và cô nàng có xu hướng đền đáp sự ái mộ của một vị khách bằng một tình yêu nhiệt tình đối với việc được yêu. Nhưng cái kiểu bị thu hút này - kiểu có thể khiến một cô gái sụt cân mà không cần cố gắng này - cái này khác. Và vì Allie đã cưỡng lại mọi vụ đi khách ngoài lề vì Jack, nên khi nó phấn khích đến thế về người hâm mộ mới này, tôi có một cảm giác kỳ khôi. Cái dấu hiệu đầy nhạc tính của một tiếng cười khúc khích. Nó đã biến mất khỏi giọng nói của cô nàng từ khi nó kể về với tôi về thỏa thuận với Jack: trung thành để có tiền mặt...

Nhưng thứ âm nhạc ấy đang trở lại.

THỨ HAI, 17/4/00

Hôm nay Etienne đến hẹn muộn, và khi ló mặt đến, trông gã u sầu một cách khác thường.

“Một ngày khó khăn ở khu đấu giá à?” tôi nhẹ nhàng hỏi.

Gã mỉm cười - một nụ cười chua chát căng thẳng - rồi nói, “Đôi khi anh thấy tuyệt vọng thay cho toàn bộ cái chủng loài này.”

“Cái chủng loài Gô loa của anh ấy à? Hay cả loài người?”

“À, những con người trong ngành nghệ thuật. Anh vợ anh là một thằng ngốc,” gã lẩm bẩm, nhắc đến người vốn đồng thời là sếp của mình. “Có lẽ - chỉ lần này thôi, anh sẽ hài lòng với một ly nhỏ gì đó. Rượu Armagnac? Không, không, chỉ một hớp thôi.”

Gã ngồi trầm ngâm với hớp rượu brandy của mình trong khi tôi cố gắng làm gã vui lên. Gã thường phàn nàn về công việc của mình, và thường không mất nhiều thời gian để khiến gã quên nó đi.

Ở trên giường, gã không còn là chính mình mọi khi nữa. Tôi tháo bỏ bao cao su ra và bắt đầu xoa bóp cái ấy của gã bằng những ngón tay bôi chất làm trơn. Rồi tôi lấy khăn nóng lau sạch lớp Astroglide đi và cố gắng thổi kèn cho gã. Thường thì tôi không hay bỏ bao ra khi làm việc này, nhưng Etienne trông có vẻ khốn khổ quá - và tôi đã quyết định phải đưa gã lên đỉnh.

“Anh phải xin lỗi,” gã nói sau khi tôi đã làm môi mình kiệt sức. Gã vỗ vai tôi thân ái và đứng lên. “Là do chỗ thuốc chữa bệnh đầu gối của anh đấy,” gã nói thêm. “Nếu em không nghe nói về anh nữa,” gã nói giọng nặng nề, “thì hãy biết rằng anh luôn nghĩ về em suốt trong lúc phẫu thuật. Anh sẽ không xuất hiện trong vài tuần, gái nhé.”

Tôi gật đầu đầy thông cảm. Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về cái đầu gối của gã. Tôi tự hỏi không biết gã có bịa ra không. Nhưng khi một anh chàng đã viện cớ cho việc không lên của mình, ta thật sự không muốn cật vấn gã. Và tôi mừng là chính gã - chứ không phải tôi - là người đã đề nghị hoãn vụ cực khoái vừa rồi lại.

SAU ĐÓ

Cuộc viếng thăm phi-lên-đỉnh của Etienne vẫn còn làm tình làm tội tôi. Không có vẻ gì là gã bịa ra chuyện phẫu thuật. Gã vốn tự hào về sức khỏe của mình. Anh vợ của gã luôn là tay sếp thất thường và Etienne thích phàn nàn về hắn, nhưng việc ấy trước đây không bao giờ ảnh hưởng đến phong độ của gã. Tuy nhiên gã vẫn cho tôi một lời khuyên khiến tôi đặt câu hỏi về cuộc phẫu thuật đầu gối kia: “Đừng bao giờ làm việc cho họ hàng,” gã khuyên tôi. Và gã không cố tìm cách hôn tôi! Như thế chẳng giống Etienne chút nào. Gã sắp bị đuổi việc chăng? Hay ly dị, có khi thế? Việc này có thể giải thích cho việc tỉnh ngộ của gã với gia đình nhà vợ. Ôi trời ơi, hy vọng là không phải. Không ai muốn có một khách hàng sắp trải qua một vụ ly dị cả.

Hết chương 10. Chương tiếp theo sẽ được cập nhật trong thời gian nhanh nhất.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/26907


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận