Nhật Ký Vùng Tâm Chấn Phụ lục


Phụ lục
Lịch sử động đất, sóng thần lớn ở Nhật Bản

I. Lịch sử những trận động đất, sóng thần lớn ở Nhật Bản

Động đất là một trong những thiên tai gây thiệt hại và tổn thất lớn nhất cho con người và cơ sở hạ tầng. Động đất xảy ra khi các lớp địa tầng ở phía dưới mặt đất chuyển động gây ra va chạm giữa các địa tầng. Có hai loại chuyển động giữa các địa tầng là chuyển động dọc và chuyển động trực diện. Va chạm giữa các lớp địa tầng khi chúng di chuyển tạo ra khối năng lượng khổng lồ trong một thời gian ngắn. Khối năng lượng này được giải tỏa trên mặt đất tạo ra các cơn địa chấn. Nếu va chạm giữa các địa tầng nằm xảy ra dưới biển, động đất sẽ kéo theo hiện tượng sóng thần.

90% các trận động đất xảy ra tại biên giới, tại rìa của các kiến tạo địa tầng (tectonic plate). Khu vực Thái Bình Dương là khu vực có nhiều kiến tạo địa tầng bao gồm các địa tầng Thái Bình Dương, địa tầng Philippin, địa tầng châu Úc, địa tầng Nam cực, địa tầng Juan de Fuca, địa tầng Cocos, địa tầng Nazca … và tiếp giáp với các địa tầng như địa tầng Caribbean, địa tầng Ấn Độ, địa tầng Âu-Á (Eurasian Plate). Các địa tầng này va chạm tạo ra các vết nứt gẫy và các trận động đất khủng khiếp. Truyen8.mobi

Quần đảo Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin, khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất. Gần 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung ở trên và xung quanh quần đảo Nhật Bản. Mỗi năm, số lượng những cơn địa chấn mà con người ghi nhận được khoảng 7500 địa chấn. Trong vòng 1 thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ trở lên (tính theo thang độ của Cục khí tượng Nhật Bản, cũng tương tự như thang độ Richter của phương Tây).

 

Bản đồ vùng của Nhật bản. Ảnh: Internet.

Trận động đất đầu tiên được ghi chép và nghiên cứu trong lịch sử xảy ranăm 869. Ông Okamura làm việc tại Trung tâm nghiên cứu động đất và hoạt động đứt gãy, Viện Khoa học và công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản cho biết ông đã nghiên cứu từ năm 2004 về các dấu vết của một cơn sóng thần lớn được cho là đã cuốn trôi khoảng một nghìn người vào năm 869 sau khi một trận động đất 8,3 độ Richter xảy ra ở phía đông bắc Nhật Bản. Ông Okamura phát hiện rằng sóng thần từ trận động đất dữ dội đó đã tràn vào một vùng ven biển rộng lớn ởđông bắc Nhật Bản, từ Miyaki đến Fukushima ngày nay, gần nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị phá huỷ ngày 11-3-2011 vừa qua. Theo ông, sóng thần thời đó đã quét sâu vào đất liền đến 3-4km.

Ngày 15-6 năm 1896, 22 nghìn người chết bởi động đất và sóng thần ngoài khơi Sanriku. Động đất 8,5 độ Richter kéo theo sóng thần cao 25 m đã cuốn theo tất cả nhà cửa và con người khi nó tràn vào đất liền.

Ngày 1-9-1923, trận động đất kinh hoàng với cường độ lên đến 7,9 độ Richter dường như cào nát cả Kanto; 145.000 người bị thiệt mạng, 570.000 ngôi nhà bị phá hủy và 1,9 triệu người bị vô gia cư.

Năm 1927, thành phố Tango chứng kiến trận động đất 7,6 độ Richter, khiến hơn một nghìn người chết và 98% ngôi nhà ở Mineyama bị phá huỷ.

Năm 1933, hơn 3.000 người ở thành phố Sanriku chết trong trận động đất 8,4 độ Richter, gây sóng thần, phá hủy và cuốn trôi khoảng năm nghìn ngôi nhà. Tâm chấn nằm khoảng 300 km ngoài khơi đảo Honshu, gây sóng thần cao 30 m tại vịnh Ryori.

Năm 1943, trận động đất 7,4 độ Richter ở thành phố Tottori làm 1.190 người chết, phá hủy khoảng 7.500 ngôi nhà.

Năm 1944, động đất 8,1 độ Richter ở thành phố Tonankai làm gần một nghìn người chết và khoảng 73 nghìn ngôi nhà bị phá hủy và khoảng 3000 ngôi nhà bịcuốn trôi bởi sóng thần cao 8m quanh bờ biển Kii Penisula.  

Năm 1945, thành phố Mikawa hứng chịu trận động đất 7,1 độ Richter, làm gần hai nghìn người chết; hơn 17 nghìn ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng.

Năm 1946, thành phố Nankaido hứng chịu động đất mạnh 8,1 độ Richter; hơn 1.360 người chết, hơn 2.600 người bị thương; khoảng 36 nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

Năm 1948, hơn 3.700 người chết trong trận động đất 7,3 độ Richter ở thành phố Fukui; khoảng 67 nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

Năm 1964, một trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra tại Niigata nhưng không gây thiệt hại vềngười và vật chất.

Động đất gây thiệt hại nặng gần đây là trận động đất mạnh 7,2 độ Richter, xảy ra ngày 17-1­1995, tại thành phố Kobe, còn gọi là trận động đất Hanshin-Awaji. Đây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản, với khoảng 6.430 người chết, hơn 40 nghìn người bị thương và gần 400 nghìn ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Các vụ động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên các bề mặt tiếp giáp các địa tầng nhưng riêng vụ động đất này là do chuyển động của một vết đứt gãy đang hoạt động, chạy dưới thành phố Kobe. Đây làtrận động đất đầu tiên có số người chết và thương vong lớn kể từ vụ động đất Fukui năm 1948

Cũng trong thập niên 90, một số vụ động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Hokkaido và Tohoku. Trong đó, mạnh nhất là vụ động đất ngoài khơi phía tây nam Hokkaido vào tháng 12-1993, có cường độ 7,9 độ Richter. Khi tràn tới hòn đảo nhỏ Okushiru, con sóng thần cao tới 30 m và di chuyển với vận tốc vào khoảng 500 km/h, đã gây ra thiệt hại trên diện rộng, làm 230 người thiệt mạng và phá hủy 601 ngôi nhà.

Những năm gần đây một số trận động đất xảy ra tập trung tại vùng đông bắc và phía bắc Nhật Bản quanh các hòn đảo Honshu và Hokkaido.

Ngày 25-9-2003, trận động đất 8,3 độ Richter xảy ra ngoài khơi Hokkaido khiến 30 người chết và khoảng một nghìn người bịthương. Đây là một số ít các trận động đất các trận động đất có cường độ cao hơn 8,0 độ Richter trong thập niên vừa qua.

Ngày 23-10-2004, xảy ra trận động đất mạnh 6,6 độ Richter tại khu vực Niigata, cách Tokyo 195 km, làm ít nhất 65 người chết và hơn ba nghìn người bịthương.

Ngày 16-8-2005, trận động đất lớn với cường độ 7,2 độ Richter làm rung chuyển mạnh khu vực phía bắc, tâm chấn cách Sendai 105 km về hướng đông và cách Tokyo khoảng 300km. Trận động đất làm bịthương 80 người.

Gần đây nhất, trận động đất khủng khiếp mạnh gần 9 độ Richter xảy ra ngày 11-3-2011, ở ngoài khơi đông bắc Nhật Bản gây ra cơn sóng thần cao 10 mét vào sâu đất liền, xóasổ nhiều thành phố duyên hải ba tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima, khiến hơn hai chục nghìn người chết và mất tích. Tâm chấn của trận động đất nằm ở giao điểm của 3 địa tầng : địa tầng Âu-Á, địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng Philippin. Trận động đất cùng với sóng thần gây hư hại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi gây ra rò rỉ phóng xạ cường độ lớn.

Sau đây là một số thông tin về trận động đất: Động đất và sóng thần Tohoku 2011 (Nhật:東北地方太平洋沖地震, Tohoku Chiho Taiheiyo-oki Jishin, nghĩa là "Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Đông Bắc") là một trận động đất mạnh 9,0 độ MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Những báo cáo ban đầu cho biết trận động đất mạnh từ 8,9 - 9,1 MW. Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Oshika, Tohoku gần Sendai 130 kilômét (81 mi) tại độ sâu 24,4 km (15,2 mi). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7tại miền bắc tỉnh Miyagi, mức 6tại các tỉnh khácvà mức 5tại Tokyo.

Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Cơn sóng cao đến 10 m (33 ft) này đã tấn công vào Nhật Bản và nhiều nước khác. Tại Nhật, đợt sóng được ghi nhận đã lan sâu đến 10 km (6 mi) vào nội địa.

Theo các nguồn tin mới nhất, đã có 11.362 người thiệt mạng, 2.872 người bịthương và 16.290 người mất tích tại 18tỉnh của Nhật Bản. Trận động đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ và sụp lởtại nhiều khu vực.

Theo các ghi chép về cường độ tại Sendai, đây là trận động đất mạnh nhất Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng. Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm

 

 

II. Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai

Để bạn đọc hiểu thêm về nguyên tắc hoạt động của nhà máy điện nguyên tử và tai nạn ở nhà máy Fukushima, chúng tôi xin đăng bài viết rất khoa học về sự cố nhà máy điện sau thảm hoạ động đất vừa qua.

Nguyễn Đình Đăng

Wako city, 17/3/2011

Khi tôi viết những dòng này, trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao 10m tại tỉnh vùng Iwate – Miagi – Fukushima, Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của 5692 người, làm 9506 người mất tích [1], đồng thời gây ra tai hoạ tại nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) Fukushima 1. Tin động đất hiện tràn ngập các phương tiện truyền thông thế giới trong đó có Việt Nam. Các thông tin được đưa ra dồn dập, với những cách viết cường điệu đầy cảm tính, thậm chí theo xu hướng nhằm gây thất thiệt, đã khiến nhiều độc giảở ngoài Nhật Bản, đặc biệt làtại Việt Nam, có một tâm trạng lo sợ gần như hoảng loạn. Trong bài này chúng ta hãy bình tĩnh phân tích tai hoạ tại Fukushima 1 để hiểu rõ mức độ thiệt hại như thế nào và tại sao đây không phải là một Chernobyl thứ hai như một số nhà “tiên tri” từng cảnh báo.

NMĐNT Fukushima 1 đi vào sử dụng từ năm 1971, toạ lạc tại tỉnh Fukushima cách Tokyo 241 km về phía đông bắc. Nhà máycó 6 lòphản ứng dùng nước sôi (BWR = boiling water reactor). Ngoài ra 2 lò phản ứng mới đang được xây dựng. Tất cả 6 lò này đều được hãng General Electric của Hoa Kỳ thiết kế. Các lò 1, 2, và 6 do hãng General Electric sản xuất, trong khi lò số 3 do hãng Toshiba và lò số 4 do hãng Hitachi sản xuất. Trận động đất ngày 11/3/2011 đã gây nổ tại các toà nhà của lò phản ứng số 1 – 3, và cháy tại lò số 4. Đây làcác lò loại BWR Mark I (Xem hình 1).

 

 

Lò BWR hoạt động theo nguyên tắc như sau. Phản ứng phân hạch toả ra nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước sôi làm quay các turbine chạy máy phát ra điện. Hơi nước sau đó được nước dẫn từ ngoài vào làm lạnh, ngưng tụ lại thành nước. Nước này lại được bơm ngược trở lại lò phản ứng để được nhiệt đun sôi làm bốc hơi.

Nhiên liệu hạt nhân, chủ yếu làgốm uranium dioxide UO2 (UOX) hay oxide hỗn hợp gồm 7% plutonium và 93% uranium (Mixed oxide hay MOX). MOX được dùng trong lò số 3 của NMĐNT Fukushima 1. Uranium dioxide có nhiệt độ nóng chảy khoảng 3000 độ C. Nhiên liệu hạt nhân được sản xuất dưới dạng các viên nhỏ hình trụ đường kính khoảng 10 mm, trông như viên thuốc (Hình 2).

Các viên nhiên liệu này được nhét vào những ống dài khoảng 4 m, gắn kín làm bằng hợp kim zirconium, thiếc, kền và sắt (Zircalloy), có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2200 độ C, gọi là các thanh nhiên liệu (fuel rod). Những thanh nhiên liệu được ghép thành từng bó (assembly), dài khoảng 4.5 m (Hình 3) tạo thành lõi của lò phản ứng (reactor core) (1 trong Hình 1), chứa vài trăm thanh nhiên liệu. Như vậy Zircalloy tạo thành lớp vỏ thứ nhất ngăn cách chất phóng xạ và bên ngoài. Lõi lò được đặt trong buồng ápsuất (pressure vessel), tạo thành lớp vỏ thứ hai, đảm bảo giữ cho lõi lò hoạt động an toàn ởnhiệt độ tới vài trăm độ C.

Điều tối quan trọng của NMĐNT là toàn bộ hệ thống phải đảm bảo cân bằng năng lượng, có nghĩa là nhiệt năng do lõi lò sản xuất ra phải bằng nhiệt năng được tiêu thụ (cho việc chạy các turbines). Để đảm bảo an toàn trong trường hợp mất cân bằng năng lượng, khiến áp suất trong lò tăng cao, người ta thiết kế một hệ thống làm giảm áp suất mang tên Mark I, Mark II, và Mark III. Trong tất cả các thiết kế này buồng áp suất cùng các ống dẫn, hệ thống máy bơm, hệ thống dự trữ nước làm lạnh, được gắn kín trong một cái hầm làm bằng bê­tông cốt thép, rất dày để có thể chứa vô thời hạn nếu lò tan chảy. Hầm chứa này gồm 3phần: giếng khô (Hình 1: DW = drywell), giếng ướt (Hình 1: WW = wetwell) có bể giảm áp (supression pool hay torus) chứa nước và hệ thống ống thoát.

Toàn bộ hệ thống này được đặt trong một toà nhà, che chắn cho lò và bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng (Hình 1: B). Đây là những toà nhà đã bị cháy hay nổ tung tại các lò số 1, 2, 3 và 4 của NMĐNT Fukushima 1.

Phản ứng phân hạch xảy ra nhưthế nào?

Khi hạt nhân uranium 235 hấp thụ một neutron nhiệt (thermal neutron), hoặc phân hạch (fission) tự phát (spontaneous fission), hạt nhân uranium sẽ tách ra làm hai mảnh, đồng thời phóng ra các hạt neutrons mới. Những hạt neutrons mới này có thể bắn vỡ các hạt nhân unranium 235 bên cạnh, tạo ra nhiều neutrons hơn, gây nên phản ứng dây chuyền (chain reaction) [2]. Mỗi phân hạch như vậy giải phóng khoảng 200 triệu electron-Volts, lớn gấp hàng chục tới trăm triệu lần năng lượng được tạo bởi đốt than trong nhà máy nhiệt điện. Để điều khiển phản ứng hạt nhân dây chuyền trong lò phản ứng, người ta dùng các thanh điều khiển (control rod). Các thanh điều khiển được làm từhợp kim của các nguyên tố kim loại có khả năng hấp thụ neutron mà bản thân không bị phân hạch, ví dụ hợp kim bạc-indium-cadmium. Khi các thanh điều khiển cắm sâu vào giữa các bó thanh nhiên liệu, chúng hấp thụ neutrons, khiến neutrons không còn bắn phá được các hạt nhân uranium 235 nữa, nên phản ứng dây chuyền dừng lại.

Tuy nhiên, sau khi phản ứng dây chuyền đã dừng lại rồi, uranium 235 không phân hạch nữa, nhưng một lô các nguyên tố phóng xạ trung gian, sinh ra trong quá trình phân hạch, như iodine và cesium tiếp tục phân rã và sản ra nhiệt. Vì không phải là phân rã dây chuyền nên số lượng của các nguyên tố này giảm dần. Kết quả là lòphản ứng nguội dần cho đến khi nào các nguyên tố trung gian đó phân rã hết. Quá trình nguội lò này thông thường kéo dài vài ngày. Nhiệt được tạo ra do các nguyên tố trung gian phân rã được gọi là nhiệt dư (residual heat).

Như vậy các nguyên tố phóng xạởđây là uranium trong các thanh nhiên liệu, tạo ra nhiệt chạy turbines phát điện, và các nguyên tố phóng xạ trung gian, iodine và cesium, tạo ra nhiệt dư.

Còn một loại nguyên tố phóng xạ khác, được tạo ra bên ngoài các bó thanh nhiên liệu. Loại nguyên tố phóng xạ này sinh ra khi một số hạt neutrons, thay vì va chạm với các hạt nhân uranium trong các thanh nhiên liệu, lại thoát ra khỏi bó thanh nhiên liệu, húc vào các phân tử nước, hay khí quyển trong nước. Khi đó nguyên tố phi phóng xạ trong nước hay khí quyển hấp thụ hạt neutron, trở thành phóng xạ, như nitrogen 16, các khí trơ như argon, v.v. Nhưng những chất phóng xạ này có thời gian bán hủy (half-life) rất ngắn, chỉ độ vài giây, sau đó chúng bị phân hủy ngay thành các nguyên tố phi phóng xạvô hại.

Sựcố tại NMĐNT Fukushima 1 đã xảy ra nhưthế nào?

NMĐNT Fukushima 1 được thiết kế chịu được động đất mạnh 7.9 độ Richter. Trận động đất hôm 13/1/2011 mạnh 9 độ Richter tại tâm địa chấn ngoài biển cách đất liền 126 km, tương đương sức công phá của 474 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp gần 50 lần sức chịu đựng của nhà máy. Khi vào tới bờ, sức mạnh của động đất đã giảm xuống dưới 7.9 độ Richter, tức nằm trong giới hạn chịu đựng của nhà máy. Rủi thay trong thiết kế của nhà máy không lường trước khả năng tàn phá của sóng thần (tsunami) cao tới 10 m, mà không ai tưởng tượng nổi.

Ngay sau khi động đất nện vào lúc 14:46, hệ thống tắt tự động đã cấm các thanh điều khiển vào lõi lò, làm ngừng phản ứng phân hạch trong tất cả 5 lò vào lúc 14:48 (Lò số 4 đang ở trong tình trạng bảo dưỡng nên đã ngừng hoạt động 4 tháng trước đó). Như vậy chỉ còn lại nhiệt dư, chiếm khoảng 7 % toàn bộ nhiệt năng sinh ra trong lò, là thứ cần phải dùng nước lạnh để làm nguội [3].

Hệ thống làm lạnh cần điện để chạy máy bơm, nhưng toàn bộ các lò phản ứng đã ngừng hoạt động, không sản ra điện nữa, ngoài ra toàn bộ các trạm phát điện khác xung quanh đã bịđộng đất làm tê liệt. Người ta phải dùng máy phát điện chạy bằng động cơ Diesel. Nhưng sóng thần cao 10m ập đến, làm tê liệt hoàn toàn các động cơ Diesel dùng để chạy máy phát điện. Người ta buộc phải dùng tới battery dự trữ để chạy máy phát điện, nhưng chỉ được 8giờ đồng hồ là hết pin. Trong thời gian 8 giờđó người ta vận chuyển động cơ Diesel lưu động đến, nhưng không nối được. Kết quả là sau khi hết nguồn điện dự trữ, nhiệt dư không thể làm nguội đi được nữa, đặt NMĐNT Fukushima 1 trước nguy cơ lõi lò bị tan chảy. Thế nào là lõi lò bị tan chảy? Do không đủ nước ngập các bó thanh nhiên liệu (các ống Zircalloy) bị lộ ra khỏi mặt nước (tiếng Anh gọi là bị exposed), tiếp tục nóng lên. Khoảng 45 phút sau, nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C làm chảy vỏ gốm Zircalloy bao bọc các viên uranium oxide.

Sau khi đã dùng mọi phương án làm nguội lò nhưng bất thành, người ta buộc phải hạ áp suất trong lò bằng cách xả hơi nước tích tụ trong buồng áp suất ra ngoài qua các van. Nhiệt độ lúc này khoảng 500 – 600 độ C. Nhằm tránh xả hơi thẳng vào môi trường bên ngoài, người ta đã xả hơi vào phần không gian trong toà nhà bao bọc lò phản ứng. Như trên đã đềcập, toà nhà này có tác dụng chủ yếu là che chắn mưa nắng, làm lớp ngăn cách giữa phần bên trong NMĐNT với môi trường bên ngoài. Tòa nhà này bịhư hại không có nghĩa là lò phản ứng bị hư hại. Nếu bó nhiên liệu không bị tan chảy, hơi được xả ra mang theo nhiều nguyên tố phóng xạ trung gian đã đề cập ở trên, nhưnitrogen hay argon, không gây nguy hiểm cho con người. Tại nhiệt độ rất cao như vậy hơi nước bị phân tách thành hợp chất của khí hydrogen và oxygen, gây phản ứng nổ. Bên cạnh đó, nếu bị phơi (exposed) vỏ gốm Zircalloy gặp hơi nước tại nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng oxy hoá zirconium, làm hydrogen thoát ra, kết hợp với oxygen gây phản ứng nổ. Đó là vì sao các toà nhà lò phản ửng 1 – 3 bịnổ và lò 4 bốc cháy.

Như vậy vấn đề áp suất xem nhưđã được giải quyết. Tuy nhiên, nếu lò không được làm nguội, nước bốc hơi làm mực nước cạn, lộ các bó thanh nhiên liệu ra, khiến các thanh nhiên liệu bị tan chảy, nhưđã đề cập ở trên. Khi tan chảy như vậy, các nguyên tố sản phẩm phụ như iodine và cesium sinh ra trong quá trình phân rã uranium thoát ra hoà vào hơi nước xả ra ngoài. Khác với các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu, có thời gian sống (chính xác là thời gian bán hủy) chỉ vài giây, cesium 134 có thời gian bán hủy 2 năm còn cesium 137 – tới 30năm. Iodine gây nguy hiểm cho tuyến giáp, vì tuyến giáp hấp thụ iodine trong máu. May thay iodine có thể bị cản không cho xâm nhập tuyến giáp bằng cách uống potassium iodide (người lớn uống 130 mg/1 ngày, trẻ em dưới 18 tuổi: 65 mg/ngày, trẻ từ 1 tháng – 3 tuổi: 32 mg/ngày, trẻ sơ sinh tới 1 tháng tuổi: 16 mg/ngày). Còn cesium, tuy không tích tụ lâu trong người do thoát ra theo đường bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu, nhưng đọng lại trong đất, nước, thực vật. Động vật trong đó có người bị nhiễm liên tục qua đường tiêu hoá sẽ bị ung thư và vô sinh. Việc độ phóng xạđo được rất cao bên ngoài nhà máy ngay sau khi các toà nhà nổ tung, nhưng giảm đi nhanh chóng, cho thấy phần lớn đó là các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu. Trong khi đó việc đo được iodine và cesium trong phóng xạ thoát ra là dấu hiệu cho thấy một phần của lõi lò đã bị tan chảy.

Để tránh bị kích hoạt trở thành chất phóng xạ, nước dùng làm nguội lò phải là nước sạch khỏi các khoáng chất. Nếu nước chứa muối hay các tạp chất khác, những chất này sẽ hấp thụ neutron, trở nên chất phóng xạ. Đối với việc làm nguội lõi lò thì việc dùng nước gì không thành vấn đề. Nhưng xử lý nước nhiễm phóng xạ sẽ gây nhiều khó khăn. Nhưng nước sạch không đủ, và người ta đã buộc phải bơm nước biển hoà boric acide vào để làm nguội lò. Boron trong boric acid hấp thu các neutrons còn sót lại, đóng vai trò chất xúc tác đẩy nhanh quá trình làm nguội lò.

Trong trường hợp tồi tệ nhất, nếu không làm nguội được lò, người ta vẫn phải tiếp tục xả hơi để làm giảm áp suất trong buồng lò. Sau đó người sẽ buộc phải hàn kín hầm bê tông cốt thép chứa giếng khô, giếng ướt cùng bể giảm áp, để cho lõi lò tan chảy trong đó mà không xả chất phóng xạ ra ngoài. Rồi người ta lại phải đợi một thời gian để các nguyên tố phóng xạ trung gian phân rã. Trong thời gian đó hệ thống làmlạnh phải được phục hồi để làm nguội toàn bộ hầm bê tông chứa lõi đã bị tan chảy. Tiếp đến là công việc nặng nhọc nạo vét hầm lò xử lý các chất thải của lõi lò đã bịchảy. Việc thu dọn chiến trường này kéo dài vài năm. Các lòbị đánh đắm bằng nước biển là những lòhỏng vĩnh viễn, không thể nào chữa đi để tái sử dụng được nữa [4].

Vấn đề cấp bách phát sinh hiện nay: Làm nguội các bó thanh nhiên liệu đã sử dụng

 

Sau khi đã qua sử dụng, các thanh nhiên liệu được rút ra khỏi lõi lò, ngâm trong nước trong một bể chứa (spent fuel pool) nằm ngoài buồng áp suất (Hình 1: SF). Bể này (Hình 4) chứa 2000 tấn nước, hở phía trên để người ta dễ vận chuyển các thanh nhiên liệu đã dùng và đã được làm lạnh, đem đi xử lý. Phần che chắn duy nhất của bể chứa là toà nhà bao bọc lò phản ứng. Bể cần 50 tấn nước chảy qua mỗi ngày để làm nguội các thành nhiên liệu. Nếu nước không đủ, hoặc bể chứa bị vụ nổ khí hydrogen thoát ra từ lò trước đó làm hư hại khiến nước thoát ra ngoài, mực nước sẽ thấp xuống, làm một phần các thanh nhiên liệu bị lộ ra khỏi mặt nước, tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Do không đủ nước làm nguội, nhiệt độ tiếp tục tăng lên, và các thanh nhiên liệu bị tan chảy sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C, khí hydrogen gây hoả hoạn khiến các nguyên tố phóng xạ nguy hiểm cho sức khoẻ còn người như iodine và cesium đã đề cập ở trên thoát vào môi trường với số lượng lớn. Nhiều hay ít phụ thuộc vào số thanh nhiên liệu nằm trong bể chứa, mà thông thường không vượt quá số thanh nhiên liệu đang sử dụng trong lò. Đó là những gì thực sựđang xảy ratại các lò số 1 – 3 trong ngày 15 và 16/3. Vì không đủ máy phát điện đế bơm nước vào bể chứa, người ta đã thử dụng máy bay trực thăng và vòi phun nước cuả cảnh sát để đưa nước vào bể qua lỗ thủng trên mái toà nhà sau khi các toà nhà bị nổ hoặc cháy. Những biện pháp này cần người điều khiển, vì thế không thể tiếp cận được toà nhà sau khi độ phóng xạ quanh đó tăng cao đe doạ sức khoẻ của những người làm nhiệm vụ cứu hộ. Đó là vì sao, trong ngày 16/3, máy bay trực thăng của quân đội phải rút lui sau khi độ phóng xạ lên tới trên 50 milisieverts/giờ (mSv/giờ) ngay bên ngoài nhà máy. Ngày hôm nay, 17/3, khi độ phóng xạ ở độ cao 90 m cách mặt đất tăng tới 87700 μSV/giờ, hai trực thăng của quân đội đã tiếp tục tưới nước. Sau khi vòi phun trên xe cảnh sát phun không trúng mục tiêu, 5 xe đặc chủng của quân đội đã phun 30 tấn nước vào bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ty điện lực TEPCO vừa thông báo họđã hoàn tất đường dẫn điện mới để cung cấp điện cho các máy bơm nhưng không nói rõ khi nào đường điện đó sẽ có thể hoạt động. Hãng General Electric, nơi đã sản xuất lò số 1, 2 và 6 của NMĐNT Fukushima 1, đã bắt đầu vận chuyển máy phát điện từ Mỹ sang Nhật. Một khi nguồn điện được khôi phục, người ta hy vọng hệ thống bơm trong bể chứa và lò sẽ hoạt động lại và sẽ hoàn thành việc làm nguội toàn bộ các thanh nhiên liệu.

Vì sao Fukishima 1 không ph ải là Ch ern obyl th ứ hai?

Vấn đề tối quan trọng hiện nay là bơm đủ nước để làm ngập các thanh nhiên liệu đã qua xử dụng dựng trong bể chứa, tránh cho chúng bị phơi ra không khí, làm nguội chúng, để chúng khỏi tan chảy. Nếu không, một lượng lớn các chất phóng xạ sẽ thoát vào khí quyển. Các chất phóng xạ phát ra các tia α (alpha), β (beta), γ (gamma). Hạt α nặng và chậm, nên khả năng đâm xuyên yếu, không qua nổi một tờ giấy. Hạt β nhẹ và nhanh, có khả năng đâm xuyên trung bình, dễ dàng bị chặn lại bằng một tấm nhôm hay nhựa. Vì thế các hạt α và β không thoát nổi ra ngoài buồng ápsuất của lò phản ứng. Các tia γ có khả năng đâm xuyên lớn, nên người ta phải dùng những tấm chì dày, hay tường bê tông để cản chúng. Một loại bức xạ nguy hiểm nữa là bức xạ neutron, được tạo bởi các hạt neutrons tự do thoát ra từ phân hạch tự phát hay phân hạch trong phản ứng dây chuyền của các hạt nhân uranium xảy ra bên trong lõi lò. Neutron có khả năng đâm xuyên sâu, phá hủy các phân tử và nguyên tử tạo nên vật chất, làm các chất không phóng xạ trở thành chất phóng xạ (kích hoạt neutron), gây phàn ứng tạo ra bức xạ proton. Đối với neutron tấm che chắn bằng kim loại nặng (như chì) trở nên không có hiệu lực. Người ta phải dùng các chất liệu giàu hydrogen để cản các hạt neutrons (tường bê tông dày, các khối paraffin, nước). Sau khi neutrons đã bị các chất liệu trên làm chậm lại, người ta dùng các đồng vịnhư lithium 6 để hấp thụ neutrons. Trong thảm hoạ Chernobyl (xảy ra vào ngày 26/4/1986 tại NMĐNT Chernobyl, Ukraine thuộc Liên Xô cũ), do thiết kế sai và điều hành kém, hydrogen nổ ngay trong buồng ápsuất bên trong lò phản ứng trước khi các thanh điều khiển kịp ngừng phản ứng dây chuyền, khiến toàn bộ lò nổ tung, văng tất cả nhiên liệu phóng xạ và các nguyên tố phóng xạ độc hại sinh ra trong phản ứng dây chuyền ra ngoài môi trường trong một vùng bán kính hơn 9 km.

Một vụ nổ như tại Chernobyl hầu như không có khả năng xảy trong sự cố NMĐNT Fukushima 1 bởi, từ lúc 14:48 ngày 13/3, ngay sau khi xảy ra động đất, hệ thống tắt tự động đã dừng ngay các phản ứng dây chuyền trong tất cả các ḷ. Khả năng các lò này phát nổ như một “quả bom bẩn” (dirty bomb) Chernobyl đã được loại trừ. Các vụ nổ khí hydrogen tại NMĐNT Fukishoma 1 đều xảy ra bên ngoài lò phản ứng, không làm hư hại hầm lò.

Việc khắc phục hậu quả của phóng xạđã nhiễm vào khí quyển, đất, nước, thực vật là một vấn đề nghiêm trọng khác đối với Nhật Bản và sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.

********

Chú giải

[1] T ới 30/3 /2011 số người chết lên tới 11,232 vượt xa số người chết trong trận động đất tại Kobe n ăm 1995 (6,434), số người m ất tích: 16,361, khiến trận động đất ngày 11 /3/2011 trở th ành thảm họa thiên nhiên gây nh iều tử vong nh ất tại Nhật Bản kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.

[2] Neutrons thoát ra trong phản ứn g phân h ạch có năng lượn g kho ảng 2 MeV (2 triệu electron-Volts), tức chuyển động với v ận tốc kho ảng 7% v ận tốc áng sáng. Dù uranium 235 là nguyên tố fissile, tức có thể phân hạch bởi cả neutron nhanh (năng lượn g khoảng từ 100 eV trở lên) lẫn neutron ch ậm (năng lượng vào khoảng từ 1 eV trở xuống), song tiết diện h ấp th ụ neutrons chậm của uranium 235 (~100 barns) lớn hơn khoảng 100 lần so với tiết diện hấp thụ neutron nhanh (~1 barn), và tiết diện phân hạch tăng theo hàm m ũ khi năng lượng (vận tốc) của neutron giảm xuống. Vì thế trong các lò phản ứng NM ĐNT các chất điều tiết (moderator) được dùng để giảm vận tốc neutrons, chuyển các neutrons nhanh thành neutrons nhiệt (thermal neutron, có năng lượng ~ 0.025 eV, tức chuyển động với vận tốc ~ 2 km /giây, khoảng 6 lần vận tốc âm thanh). Neutrons nhiệt tạo ra phản ứng phân hạch dây chuyền khi bị uranium 235 hấp thụ. Khoảng 75%số NM ĐNT trên thế giới, trong đó có các lò tại NMĐNT Fukushim a, dùng nước làm chất điều tiết; 20% dùng chì than (graphite), ví dụ như lò RBMK (Реактор Большой Мощности Канальный) đã bị nổ tại Chernobyl năm 1986; và khoảng 5% còn lại dùng nước nặng để giảm vận tốc neutrons.

[3] Đối với những lò đã chạy liên tục hơn 100 giờ, ngay sau khi lò được tắt, nhiệt dư chiếm khoảng 7 % toàn bộ nhiệt năng trong lò, 10 giây sau: giảm xuống còn khoảng 4

– 5 %, 1 phút sau: còn khoảng 3 – 4 %, 1 giờ sau: còn khoảng 1.5%, 1 tuần sau: chỉ còn khoảng 0.2% (Xem đồ thị, và một số kết quả tính toán).

[4] Ngày 30/3/2011 Cty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã tuyên bố sẽ tháo bỏ vĩnh viễn các lò 1 – 4 của Fukushima

1.

(Blog Nguyễn Đình Đăng)

III. Cẩm nang xử trí trong thảm hoạ động đất, sóng thần

Kinh nghiệm của chúng tôi được đúc rút trong những điều ghi nhớ sau:

                        Trước hết phải tìm cách bảo vệ đầu. Tránh xa những vật dụng, đồ dùng có khả năng rơi vỡ cao như gương, kính, đồ to và nặng… có thể gây thương tích.

                        Tắt ngay bếp ga nếu đang dùng, hoặc khóa gas lại. Vì theo kinh nghiệm của Nhật Bản, chết nhiều do hỏa hoạn và nhiễm độc khí ga.

                        Nếu kịp mở toang bất kỳ cửa ra vào, cửa sổ nào gần nhất có thể.

                        Tìm những chỗ an toàn, gầm bàn, gầm giường chui vào, đợi khi cơn động đất mạnh đi qua thì thoát ngay ra khỏi nhà. Đứng ở khu đất trống.

                        Nếu trận động đất nhỏ, có thể di chuyển ra khỏi nhà luôn và đứng ở khu đất trống.

                        Khi di chuyển từ nhà ra khỏi nhà phải hết sức bình tĩnh.

                        Nếu đang lái xe phải dừng xe,tắt máy, ra khỏi xe.

 

Hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bạn bình tĩnh trong khi động đất xảy ra:

Nguyên tắc 1: Bảo vệ bản thân và gia đình mình!

Những sự rung lắc mạnh đầu tiên của trận động đất chỉdiễn ra trong một vài phút. Hãy nấp dưới những cái bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc… để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống.

Nguyên tắc 2: Ngắt các nguồn ga, lò sưởi dầu… ngay khi bạn cảm thấy động đất, nếu lửa bùng ra, cần dập tắt nhanh chóng!

Hành động nhanh của bạn khi dập lửa sẽ ngăn ngừa những thảm họa lớn. Hãy tạo thành thói quen tắt nguồn ga thậm chí cả trong những trận động đất nhỏ.

Nguyên tắc 3: Tránh việc vội vã đi ra khỏi nhà của mình!

Thật nguy hiểm khi vội vã ra khỏi nhà. Kiểm tra cẩn thận tình hình xảy ra xung quanh mình và cố gắng hành động một cách bình tĩnh.

Nguyên tắc 4: Mở cửa để đảm bảo lối thoát!

Đặc biệt trong những căn hộ bê tông cốt sắt, cửa có thể bị biến dạng do động đất mạnh và không thể mở ra, bạn có thể bị nhốt trong phòng. Để tránh tình trạng trên, phải mở cửa ngay lập tức để đảm bảo đường thoát ra ngoài.

Nguyên tắc 5: Khi ở ngoài trời, bảo vệ đầu và tránh xa khỏi những vật gây nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải động đất khi đang ở ngoài trời, bạn nên bảo vệ mình khỏi những khối tường bê tông đổ xuống và các đồ vật rơi xuống như các bộ phận của cửa sổ, các biển tên cửa hàng, biển quảng cáo. Trú ẩn tại tòa nhà an toàn hoặc nơi có không gian ngoài trời rộng.

 

Nguyên tắc 6: Nếu bạn ở cửa hàng lớn, siêu thị, rạp hát hoặc các địa điểm tương tự, theo sự chỉ dẫn của nhân viên.

Ở những nơi đông người, một vài người có thể hoảng sợ. Tránh để bị hốt hoảng theo và cần bình tĩnh.

Nguyên tắc 7: Đỗ xe vào sát lề đường, việc lái xe có thể bị cấm tại một s ố khu vực.

Lái xe vì những việc cá nhân, ích kỷ làm cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ hơn. Lắng nghe đài để có hành động phù hợp.

Nguyên tắc 8: Cẩn thận đá rơi, lở đất và sóng th ần.

Tại những nơi có nguy hiểm vì đá rơi, lở đất và sóng thần, tìm nơi trú ẩn ởvị trí an toàn ngay.

Nguyên tắc 9: Di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ hơn là đi xe ôtô, và chỉ mang theo nh ững vật cần thiết.

Lái xe ôtô có thể gây ra tắc đường và gây trở ngại cho xe cứu hỏa và các hoạt động cứu viện cho người bị nạn. Vì vậy di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ thay vì đi ôtô. Khi di chuyển, chỉ mang theo những vật bạn cần.

Nguyên tắc 10: Tránh việc hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai, cố gắng thu thập và hành động theo những thông tin đúng.

Trong thảm họa con người thường có khuynh hướng hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai và những thông tin không chính xác. Cố gắng có được thông tin chính xác được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền sở tại, trạm cứu hỏa và cảnh sát.

***

Trình tự vi ệc làm ngay sau khi b ắt đầu động đất

0-2 phút: Tự bảo vệ mình

                        Chui dưới bàn ăn hoặc bàn làm việc.

                        Tránh xa các đồ đạc trong nhà khác như là Tủ có ngăn kéo hoặc giá trưng bày hay tủ quần áo.

                        Mởcửa ra vào.

 

2-5 phút: Xử lý đám cháy

– Bạn có 3 cơ hội để dập tắt đám cháy

Khi bạn cảm thấy có cơn động đất nhẹ.

Khi Cơn động đất mạnh giảm bớt.

Ngay sau khi đám cháy bắt đầu.

            – Bình tĩnh: Trước khi ra khỏi nhà, tắt đường cung cấp ga chính và ngắt cầu dao điện.

 

5-10 phút: Đảm bảo gia đình bạn được an toàn

�.                Đảm bảo gia đình bạn được an toàn.

�.                Đi giầy vào chân.

�.                Xác định những đồ vật phục vụ cho việc cứu nạn khẩn cấp.

�.                Ngay lập tức rời khỏi khu vực có thể bị tấn công bởi sóng thuỷ triều lên hoặc lở đất.Truyen8.mobi

 

10 phút đến n ửa ngày:

�.                Kiểm tra xem hàng xóm hoặc những người xung quanh khu vực có nguy hiểm gì không và giúp đỡ lẫn nhau.

�.                Đảm bảo sự an toàn cho người già và người tàn tật.

�.                Làm việc cùng mọi người để dập tắt các đám cháy.

�.                Phối hợp với mọi người để cứu nguy những người cần giải cứu.

�.                Thận trọng với các dưchấn.

Nửa ngày đầu tiên đến ngày th ứ 3:

Tự săn sóc mình và làm việc với người khác để chăm sóc khu vực mình sinh sống.

�.                Thu thập thông tin và các thông báo về thảm họa. Đừng để lúng túng vì thiếu thông tin.

�.                Không vào các ngôi nhà đã sập.

�.                Sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với người khác.

�.                Quan sát luật lệ tại các khu ở tạm được dùng khi khẩn cấp.

�.                Giúp đỡ chăm sóc người già và người tàn tật.

 

Từ ngày th ứ 3 trởđi:

Giúp xây dựng lại cộng đồng

– Cư dân, công ty và Chính phủ làm việc cùng nhau để xây dựng lại cộng đồng

Khi động đất tấn công, b ạn làm gì khi bạn ở trong các tòa nhà

1. Tại nhà

�.                Nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn. Nếu không được thì bảo vệ đầu bằng gối hoặc đệm.Truyen8.mobi

�.                Mở cửa ra vào chính để đảm bảo lối thoát trước khi nó bị cong hoặc bị kẹt không mở được.

�.                Ngay lập tức tắt bếp lò, lò sưởi và các thiết bị tương tự. Trước khi ra khỏi nhà, tắt đường cung cấp ga chính và cầu giao điện.

�.                Nếu bạn đang ở tầng 2, đừng cố gắng đi xuống tầng. Tầng 2 thực chất là an toàn hơn.

�.                Đi giầy thể thao hoặc giầy chạy để tránh bị thương bởi mảnh kính vụn và gạch vụn.

�.                Chăm sóc trẻ em, người bịốm hoặc người già.

�.                Rời khỏi nhà theo trật tự trước sau. Không chen lấn xô đẩy. Cẩn thận các vật rơi xuống như mái ngói và mảnh kính.

 

2. Tại các trung tâm thương mại dưới lòng đất

�.                Ẩn nấp gần bức tường hoặc các cột trụ lớn và chờhướng dẫn.

�.                Không hoảng sợ. Nếu mất điện thì đèn sử dụng khi khẩn cấp sẽ sáng lên ngay.

�.                Không vội chạy đến cửa thoát hiểm. Làm theo chỉdẫn. Nói chung ở dưới lòng đất sẽ an toàn hơn trên mặt đất.

�.                Trong tình huống hoả hoạn, che mũi và miệng với khăn tay hoặc khăn lau, cúi thấp người khi di chuyển hoặc bò, trườn đi. Di chuyển dọc theo các bức tường đến chỗ thoát hiểm gần nhất (đi theo hướng di chuyển của khói)

 

1. Tại các khu vực dân cư

 

�.                Tránh các bức tường gạch, đá và cột điện cao thế.

�.                Tránh bị thương từ mảnh kính vỡ và các vật rơi từ mái nhà bằng cách đứng tránh xa các toà nhà. Thoát ra chỗ rộng rãi ngoài trời gần nhất.

 

2. Trong các khu vực mua sắm hoặc văn phòng

– Bảo vệ bằng túi xách hoặc cặp đựng tài liệu để tránh mảnh kính, biển hiệu, gạch ngói hoặc các vật nguy

hiểm khác rơi xuống.

– Trú ẩn tại toà nhà an toàn hoặc khu vực ngoài trời gần nhất.

– Không đứng cạnh các công trình kiến trúc bằng gỗ với

mặt tiền rộng, các máy bán hàng tự động hoặc các bức tường gạch, thậm chí khi trông có vẻ không có vật nguy hiểm rơi xuống.

– Tránh xa các dây điện bịrơi.

 

 

3. Gần biển hoặc vách đá nhô ra biển

– Ngay lập tức di chuyển đến khu vực an toàn cách xa

sườn dốc, sườn núi, đường dốc để tránh lở đất đá.

– Ngay lập tức di chuyển đến vị trí đất cao và nghe cảnh

 

 

báo sóng thần. Không đi cạnh bờ biển cho đến khi cảnh báo đã được dỡ bỏ.

Trong khi đi xe ôtô, tàu hoả, tàu đi ện ngầm

1. Trong đoàn tà u

�.                Đoàn tàu có thể dừng đột ngột. Bám chắc vào các dây đai hoặc các tay vịn, lan can.

�.                Khi đoàn tàu dừng lại, không cố gắng để thoát ra qua cửa sổ, hoặc điều khiển tay nắm cửa thoát hiểm khẩn cấp.

�.                Làm theo sự chỉdẫn trong sự

 

bình tĩnh và có thứtự. Nói chung, dưới lòng đất thì an toàn hơn trên mặt đất.

 
 

2. Khi lái xe

�.                Nếu bạn cảm thấy có động đất, lái chậm lại từ từ vào lề đường và tắt máy.

�.                Không rời xe cho đến khi động đất ngớt dần. Nghe đài đểbiết thêm tin tức.

�.                Làm theo chỉ dẫn của công an giao thông.

�.                Khi rời khỏi xe, đóng cửa sổ, để lại chìa khoá và cửa xe không khóa.

�.                Không dùng xe để di chuyển đến chỗ an toàn.

 

Tổng hợp từ bài của Nguyễn Tuấn Trần Thị Thúy Nga (Vnexpress.net)

VI. Nên ỞĐâu Trong Trận Động Đất?6

Đoạn trích từ bài báo của Doug Copp: "Tam giác của sự sống"

Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.

Tôi đã trườn bò trong 875 toà nhà đã bịđổ sập, làm việc với các đội cấp cứu từ 60 nước, thành lập các đội cấp cứu tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cấp cứu của nhiều nước.

Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm họa (Disaster Mitigation) trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm họa trên thế giới từ năm 1985, trừ những thảm họa xảy ra đồng thời.

Tòa nhà đầu tiên tôi đã từng trườn bò trong đó là nơi đã là một trường học ở Thủđô Mexico trong

6 Bài viết này có quan điểm phân tích mới, khác lạnhưng rất khoa học, chúng tôi xin giới thiệu đểbạn đọc cùng tham khảo.

trận động đất năm 1985. Mỗi đứa trẻ đều đang ở dưới bàn của nó. Mỗi đứa trẻđã bị nghiền nát tận xương.

Lũ trẻ có thểđã sống sót bằng cách nằm dài bên cạnh bàn học của chúng trên các lối đi. Điều đó thật là bẩn thỉu, vô lương và tôi đã băn khoăn tại sao lũ trẻđã không ở trên các lối đi. Lúc đó tôi đã không biết là lũ trẻ được nói cần ẩn náu dưới cái gì đó.

Đơn giản mà nói, khi các tòa nhà sụp đổ, sức nặng của trần rơi trên các đồ đạc bên trong nghiền nát các vật này, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng.

Khoảng trống này là cáimà tôigọi là "tam giác của sự sống".

 

Lý thuyết "tam giác của sự sống" của Doug Copp: Ông cho rằng người ta sẽ sống sót nếu nằm ở bên cạnh các vật như bàn, tràng kỷ khi có động đất, thay vì chui vào đó, bởi trần nhà sập xuống sẽ tạo ra khoảng trống hình tam giác ở ngay bên cạnh những đồ vật này.

Vật càng lớn, nó sẽ kết khối càng rắn chắc và nhỏ. Vật kết khối càng nhỏ thì khoảng trống càng lớn, khả năng càng lớn là người sử dụng khoảng trống để an toàn sẽ không bịthương.

Lần tới khi bạn xem một tòa nhà sụp đổ, trên tivi, hãy đếm "các tam giác" được hình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có hình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các tòa nhà bị đổ sập.

Các lời khuyên để an toàn khi xảy ra động đất

1) Hầu hết những người chỉ đơn giản "cúi đầu xuống và ẩn náu" KHI CÁC TÒA NHÀ SỤP ĐỔ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, bịnghiền nát.

2) Mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tròn một cách tự nhiên trong tưthế bào thai.

Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất.

Nó là một bản năng sống sót an toàn tự nhiên.

Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn.

Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bịbẹp nhẹ nhưng đểlại một khoảng trống cạnh nó.

3) Các tòa nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu tòa nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra.

Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, phá hủy ít hơn. Các tòa nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng cơ thể bịđè nén ít hơn là các tấm bê tông.

4) Nếu bạn đang nằm trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản làlăn khỏi giường.

Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi phòng báo cho những người thuê phòng nằ 176f m xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.

5) Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tròn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.

6) Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽbịnghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽbịchết!

7) Không bao giờđược đi vào cầu thang.

Các cầu thang có một "mô men tần số" khác nhau (chúng dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần còn lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy.

Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – kinh khủng gấp bội. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang.

Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bịsụp đổ bởi động đất, chúng có thểsụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣

òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.

8) Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể - Tốt hơn nhiều là ở gần bên cạnh của tòa nhà hơn là ở bên trong. Bạn càng ở xa bên trong tòa nhà thì thường thoát chạy của bạn sẽbịchặn lại càng có khảnăng xảy ra.

9) Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiền nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe cộ của họ; đó chính xác là điều đã xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz.

Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe cộ của họ. Tất cả họ đều bị chết. Họ có thểđã sống sót dễ dàng bằng việc thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe cộ của họ.

Mỗi người bị chết có thểđã sống nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao 1m ngay cạnh chúng, trừ các ô tô có các cột rơi trực tiếp vắt chéo ngay cạnh.

10) Tôi đã phát giác ra, trong khi trườn bò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập, rằng giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.Truyen8.mobi

Hãy loan truyền những thông tin này để có thể cứu sống ai đó… Toàn bộ thế giới đang trải qua những thảm họa tự nhiên vì vậy hãy chuẩn bị đương đầu!

Năm 1996 chúng tôi làm một bộ phim, chứng minh phương pháp luận sống sót của tôi là đúng đắn.

Chính phủ liên bang Thổ Nhĩ Kỳ, Thủđô Istanbul, Đại học Istanbul Case Productions và ARTI đã hợp tác để làm cuốn phim thử nghiệm thực tế, khoa học này. Chúng tôi đã làm sập một trường học và một ngôi nhà với 20 người nộm bên trong.

Mười người nộm đã "cúi đầu và ẩn náu", và mười người nộm tôi đã sử dụng trong phương pháp sống sót "tam giác của sự sống" của tôi.

Sau trận động đất tự tạo tòa nhà đổ sập, chúng tôi trườn bò qua gạch vụn và vào toà nhà để quay phim và dẫn chứng kết quả.

Cuốn phim, trong đó tôi thực hành kỹ thuật sống sót của tôi trong các điều kiện dễ thấy trực tiếp, khoa học, liên quan tới việc sập tòa nhà, đã chỉ ra sẽ không có cơ hội sống sót cho những người làm theo "cúi xuống và ẩn náu."

Có thể có 100 phần trăm khả năng sống sót cho những người sử dụng phương pháp "tam giác của sự sống" của tôi.

Cuốn phim này đã được hàng triệu người xem trên tivi ở Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của Châu Âu, và nó đã được trình chiếu ở Mỹ, Canada và châu Mỹ Latin trên chương trình truyền hình Real TV.

DOUG COPP

(Vnexpress.net 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/16988


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận