Phát Súng Ân Tình Chương 5


Chương 5

Tôi đang nằm ngủ thì nghe tiếng đập cửa ầm ầm phía ngoài. Ai đi uống rượu cũng biết rằng, tiệc rượu nào cũng vui ở phần uống và khốn nạn ở cái phần... buổi sáng hôm sau. Đầu tôi nhức như búa bổ, thân thể tôi rả rời, nhừ ra từng miếng như một tấm giẻ rách. Tuy vậy, tiếng đập cửa cũng làm cho tôi bật dậy như một cái lò xo.

Trong một giây phút hốt hoảng, tôi nhảy một phát ra ngay khỏi giường, chạy vội vào cầu tiêu. Nhưng nhận ra sự ngu dốt của mình, tôi lại phóng ra giường, thò tay xuống dưới gối tìm cây súng như thường lệ. Tay tôi chạm phải vào một vật gì bằng sắt, tôi chụp liền lấy nó, kéo ra.



Một khẩu 9 mm trời ạ. Tôi nhớ ra rằng cây P.38 của mình đã bị lấy mất và ông Bob đã có lòng tốt để lại cây 9 mm này cho tôi. Tôi kéo cơ bẩm ra sau một chút để nhìn vào buồng đạn. Tốt, viên đạn đồng nằm ngoan ngoản trong đó.

Tôi cầm cây súng tới sát bên cánh cửa toan mở miệng hỏi thì có tiếng đàn bà từ phía ngoài vọng vào:

- Chú Trường ơi, chú có nhà không?

Tôi thở phào ra một cái. Đúng là tiếng của chị Báu. Tôi nói liền:

- Tôi đây, tôi đây. Chị đi với ai vậy?

- Chú hỏi cái gì?

- Chị đi một mình hay đi với ai vậy?

- Chú hỏi gì ngớ ngẩn vậy? Tôi đi một mình chớ đi với ai. Anh Báu ảnh đi làm rồi...

Câu nói ấy của chị cũng bằng thừa vì tôi đã nhìn vào lỗ quan sát, và thấy chị chỉ có một mình. Cho chắc ăn, tôi vén tấm màn cửa sổ nhìn sang hai bên. Vắng lặng, không có ai đứng rình cả.

Tôi toan mở cửa cho chị thì nhận ra mình đang trần xì cái quần xì líp trên người. Tôi nói "Chị chờ chút" rồi quơ đại cái quần Jean mặc vào rồi để mình trần ra mở cửa.

Chị Báu bước vào nhà là khịt khịt hai lỗ mũi liền:

- Trời ơi, giờ này mà chú chưa đi làm à? Nhà chú sao mà toàn mùi rượu và mùi gì không à?

Tôi giật mình nhớ ra là trời đã sáng không biết từ lúc nào. Tôi nhìn đồng hồ và biết là trời đã gần trưa, 11 giờ hơn rồi còn gì. Lạy Chúa, đi làm cái kiểu này thì chẳng bao lâu sẽ bị đuổi sở. Tôi muốn làm một cái gì đó, muốn suy nghĩ mình phải làm gì đây nhưng đành chịu. Đầu tôi nhức như búa bổ, thân thể rả rời. Tôi nói mau với chị Báu:

- Chị cứ để cửa mở để cho nó bay bớt mùi đi. Tôi xin phép vào trong phòng tắm một chút.

Tôi vào phòng tắm và nôn mửa thốc tháo.

Tôi nghe tiếng lịch kịch bên ngoài. Hình như chị Báu đang dọn dẹp nhà cửa cho tôi. Mửa miếc xong, cảm thấy dễ chịu hơn, tôi tắm rửa sạch sẽ rồi thay quần áo bước ra.

Bàn tay đàn bà quả thật là thần diệu. Chỉ không tới 15 phút mà căn phòng đã được dọn dẹp đâu ra đấy. Giường nệm của tôi được thay ra mới, trắng tinh và sạch sẽ. Chị Báu cũng không quên mở hết mấy cánh cửa và đã xịt một ít dầu thơm vào phòng để xô đuổi cái mùi bia rượu và mùi... xác chết trong phòng đi.

Tôi cảm thấy thoải mái và thấy biết ơn chị Báu vô cùng. Tình đồng hương quả thật là một cái gì quý giá. Tôi pha cà phê, bắt chuyện:

- Bữa nay chị không đi làm à?

- Không chú.

Tỉnh táo thêm được một chút, lúc ấy tôi mới lấy làm thắc mắc tại sao chị Báu lại xuống đây gặp tôi. Nhưng tôi chưa kịp đào sâu vào vấn đề thì lại giựt mình nhớ ra rằng tính đến hôm nay là đã hai ngày liên tiếp tôi không đi làm. Tôi xin lỗi chị Báu rồi gọi điện thoại ngay vào sở. Vừa nghe tiếng chuông reo tôi vừa lo sợ. Bên Mỹ này mất job thì cũng thê thảm như ở Việt Nam bị cháy nhà. Có khi còn tệ hơn.

Ông Bob trả lời điện thoại. Nghe tiếng tôi ông nói ngay:

- Mày mới thức dậy hả thằng tị nạn Việt Nam?

Tôi nói, giọng run run của một thằng làm biếng sợ bị mất việc:

- Phải... Ông thông cảm, tôi uống xong ly cà phê là tôi đi liền. Đi liền cho kịp để rửa chén buổi trưa hôm nay. Tôi rất tiếc, tôi rất tiếc... ông Bob, tối hôm qua tôi say quá...

Câu trả lời rất tỉnh táo của ông Bob càng làm tăng nỗi sợ hãi trong người tôi:

- Mày khỏi cần phải xin lỗi. Tối hôm qua tao đưa mày về nhà mà. Tao hiểu tâm trạng của mày. Mày say quá.

- Nhưng tôi sẽ vào ngay. Tôi hứa với ông như vậy. Tôi đi liền...

Ông Bob cắt lời tôi:

- Nhưng mày khỏi cần phải đi làm nữa...

Tôi giật mình, thấy trời đất quay cuồng. Thế này thì tôi bị đuổi sở rồi trời ạ. Đù mẹ chắc chỉ còn có nước ra đường cái cạp đất mà ăn. Tôi cất giọng run run, nước mắt như muốn chảy ra:

- Mong ông... thông cảm... Tối hôm qua tôi say quá. Tôi hứa với ông là từ này về sau tôi sẽ không như thế nữa...

Có tiếng cười của ông Bob ở đầu dây bên kia:

- Đù mẹ làm cái gì mà cứ như là sắp chết vậy. Tao nói mày khỏi phải đi làm là bởi vì tao đã bấm thẻ làm việc giùm mày rồi. Mày cứ nằm nhà nghỉ ngơi và dưỡng sức, cuối tuần lên đây lãnh tấm check ngon lành.

- Ông nói thật, ông không đuổi tôi đấy chớ ông Bob?

- Đuổi mày à? Mày quên rằng tao là bạn mày rồi sao? Bạn có đuổi bạn bao giờ? Mày nên nhớ như thế.

Từ ngày sang Mỹ, tôi đã được nghe nhiều câu châm ngôn, nhưng câu châm ngôn "Bạn có đuổi bạn bao giờ" thật là chí lý. Tôi rú lên mừng rỡ:

- Ôi, ông Bob, ông tốt với tôi quá. Tôi biết lấy gì đền ơn đây?

- Mày đừng lo chuyện đó. Mày chỉ cần nhớ tụi mình là bạn nhau là đủ. Ngày mai, nếu mày không muốn đi làm cũng được, cứ nằm nhà, tao bấm thẻ cho.

Tôi không tin được lỗ tai mình. Đây quả là một thứ bạn mà tôi đang cần. Tuy nhiên, là một người có liêm sỉ, tôi có bao giờ thèm lợi dụng lòng tốt của người ta như thế. Tôi nói:

- Không, ông tốt với tôi như thế là quá rồi. Ngày mai tôi sẽ đi làm như thường.

- Nếu mày muốn thế cũng được nhưng đừng có lo lắng quá về chuyện đó. Mày nên nhớ, một thằng rửa chén quèn thì tao chỉ cần ra ngoài đường cần hô lên một tiếng thì có cả trăm thằng đến nạp đơn. Còn kiếm một thằng bắn đâu trúng đó lại biết tính toán như mày thì khó kiếm lắm... Mày hiểu tao nói rồi chứ gì. Cứ ăn chơi cho vui vẻ đi, đừng lo gì chuyện đó.

Tôi cúp máy, cảm thấy người mình khỏe khoắn hẳn lên.

Vậy là xong được một mối lo. Đúng hơn, đó là mối lo lớn nhất của tôi. Ông Bob quả thật là người bạn tốt. Ông ta đã nói vậy thì tôi phải enjoy ngày nghỉ ngày hôm nay.

Tôi ra ngồi nơi phòng khách, tư tưởng lại trở về xoay chuyển chung quanh chị Báu: tại sao chị lại xuống đây gặp tôi. Chắc có lẽ để đòi cái nợ mà tôi đã hứa với anh Báu. Thằng Mike đã chết thẳng cẳng rồi, tôi biết ăn nói thế nào với chị đây? Không lý lại móc túi ra 250 đô la để đưa cho chị ta? Dĩ nhiên, nếu muốn thì tôi cũng chẳng có tiền mà đưa, mà nếu không đưa thì kể từ nay coi như hết vác mồm lên nhà chị ăn cơm Việt Nam. Ôi, những chén cơm Việt Nam với nước mắm gừng, với thịt heo xào, thịt bò chiên, ôi những tô phở... Tôi thương chúng nó quá!

Chị Báu lại bắt chuyện:

- Sống độc thân như chú cũng vui mà cũng phiền quá hả chú.

Tôi lắc đầu, tâm sự với chị rất thân tình:

- Đúng. Và tôi thì chỉ muốn lấy vợ để an phận cho rồi. Sống độc thân chán lắm. Hơn nữa, lấy vợ thì có người nấu nướng cho mình ăn. Tôi muốn lấy vợ người Nam. Người Nam nấu thịt kho hột vịt ăn hết xẩy, mà nấu phở cũng ngon, xào rau muống luộc cũng không thua người Bắc...

Chị Báu cười:

- Cái đầu chú sao mà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chuyện ăn... Nhưng mà nói cho chú biết, lấy vợ không sướng đâu. Có gia đình còn cực gấp trăm lần...

Cứ như thế, câu chuyện đưa đẩy một lúc mà tôi vẫn không biết chị Báu xuống đây gặp tôi để làm gì. Nếu chị xuống đây để đòi nợ thì dáng điệu cùng bộ tịch hoàn toàn không phải. Thái độ của chị đối với tôi làm tôi cũng hơi ngạc nhiên khi nghĩ đến. Từ nãy tới giờ, chị nói chuyện với tôi bằng một sự quý mến và kính nể thật tình. Tại sao vậy? Cái này thì tôi chịu. Thỉnh thoảng, tôi để ý là chị nhìn tôi bằng một cặp mắt khác lạ. Cặp mắt loại này, tôi nhớ, tôi đã gặp ít nhất là chục lần trong đời mình. Nó ra sao nhỉ, tôi suy nghĩ và sục sọi trong trí nhớ mình... Cặp mắt ướt và dài, nhìn vào người ta như là muốn lột quần áo người ta ra rồi nuốt sống người ta. "Nuốt sống người ta." Tôi suy nghĩ...

Chị Báu tự nhiên đứng lên, hỏi:

- Chú mở máy lạnh nghen, tôi đóng cửa lại.

Tôi không có phản ứng gì cả. Đóng cửa lại để mở máy lạnh lên là một chuyện rất thường ở bên Mỹ. Có điều là tôi, vốn một kẻ bần tiện, thường thích chịu nóng một chút để đỡ tiền điện. Hôm nay trời không nóng lắm, nhưng tôi không phản đối vì sau những gì xảy ra cho tôi, để cửa sổ mở thì tôi rất sợ phải nhìn thấy một cái đầu và một họng súng đen ngòm chĩa vào đây một cách bất ngờ.

- Để tôi đóng cho chị Báu, chị cứ ngồi, chị là khách mà.

Tôi vừa nói vừa tiến tới bên cánh cửa. Không hiểu vô tình hay cố ý, chúng tôi đâm sầm vào nhau... Ngực tôi đụng vào cặp vú đầy đặn của chị Báu, tay tôi đụng phải phần dưới... tròn trịa của chị. Từ những chỗ bị đụng đó, hình như có phát ra những luồn điện rất là thích thú chạy rần rần lên tới óc tôi.

Tôi cũng cần phải nói thêm, chị Báu là một người đàn bà tuy không đẹp lắm nhưng mặt mày cân đối trên trung bình, thân thể đầy đặn, đít và vú tròn trịa. Tôi ngạc nhiên vì từ lúc gặp anh chị Báu đến nay, đây là lần đầu tiên tôi mới nghĩ đến những chi tiết có vẻ dâm dục này.

Tôi mở miệng liền:

- Ô, xin lỗi chị.

Tôi ngạc nhiên vì không thấy chị Báu nói gì cả. Chị không nói gì nhưng cặp mắt chị lại nhìn tôi, ướt như lúc nãy. Tôi đã lùi lại theo phản ứng tự nhiên, nhưng chị không lùi, vẫn đứng yên nhìn tôi như thách thức.

Tôi xoay người và... nuốt nước bọt. Kể ra chuyện nuốt nước bọt của tôi cũng là chuyện thường tình thôi, không có gì đáng chê trách. Tôi là một thằng độc thân đã lâu chưa gần đàn bà, lại ở trong một căn phòng vắng vẻ như thế này với một người đàn bà có một thân hình hấp dẫn, và lại vô tình đụng chạm xác thịt như thế này thì ngay cả thánh cũng phải... nuốt, nói gì tôi. Tôi thầm nghĩ, nếu chị Báu mà không có chồng thì chắc tôi đã đè chị xuống và lột quần áo chị ra rồi. Tôi cảm thấy tiếc rẻ, tới bên cánh cửa, thò tay ra kéo nó đóng lại.

Tôi trở lại cái ghế sô pha cũ kỹ của mình, ngồi xuống, cố giữ bình tỉnh, cố kềm hãm con lợn lòng lúc này đang tự động trổi dậy ùn ùn trong tôi. Tôi tự nói với lòng mình: "Người quân tử không tằng tịu với vợ bạn." Tôi lập lại đi lập lại trong lòng mình câu nói ấy như là một thứ vũ khí để tự giữ mình.

Nhưng số tôi chắc không làm người quân tử được lâu bởi vì chị Báu đã ngồi xuống ghế sô pha, mà lại ngồi sát ngay bên cạnh tôi. Cái sô pha lại cũ nên lò xo mất chất hoàn lực, làm hai người chúng tôi chìm sâu xuống, như rớt tòm vào cùng một cái lỗ. Da thịt tôi và da thịt chị Báu cọ quẹt vào nhau. Hình như có sức nóng phát ra từ những chỗ đó. Tôi nghe hơi thở của chị dồn dập.

Tôi lại nuốt nước bọt, cất giọng, và nghe giọng mình run run, lạ đi. Tôi không ngờ mình lại như vậy. Tôi hỏi một câu vô duyên:

- Chị Báu bữa nay không đi làm hả?

- Tôi không đi làm chú ạ. Tôi... tôi... có chuyện muốn nói với chú.

Chị vừa nói vừa nghiêng qua, áp sát vào người tôi. Cặp mắt chị ướt hơn nữa, hơi thở chị dồn dập hơn nữa. Và tôi khám phá ra một điều là... da thịt chị sao êm quá chừng. Tôi chưa bao giờ được đụng chạm với một khối thịt nào êm như thế. Tôi không biết nói thế nào để diễn ta nỗi cái sự êm ái này. Nhưng cái ý chí muốn làm người quân tử trong tôi hình như vẫn còn mạnh lắm nên tôi đứng dậy, kiếm cớ nói:

- Chị uống cà phê không, để tôi đi lấy?

Rồi chẳng cần chờ chị trả lời, tôi bước vào phòng trong.

Tôi nhẩn nha pha cà phê, đầu óc rối bời nhưng phải cố gắng để suy nghĩ. Cuộc đời tôi từ lúc đụng độ với thằng Rao luôn luôn xảy ra nhiều biến chuyển lạ lùng. Hết nạn bị cắt vỏ xe, bị bà da đen mập sỉ vả và xém chút nữa bị ngồi tù, bị giết hụt, bị đái trong quần, bị nằm ngủ với xác chết, đến bị người ta dụ dỗ trở thành một contractor cho tụi mafia, bây giờ lại bị kẹt với một người đàn bà đã có chồng trong căn phòng kín này.

Trời ạ, đời tôi sao khổ thế này. Dù lúc ấy tôi vẫn còn bị cơn nhức đầu của hành hạ, thân thể nát nhừ vì cơn nhậu tối qua nhưng tôi vẫn còn đủ sáng suốt để phân biệt ra chuyện phải trái. Mình không nên làm chuyện đó với chị Báu. Đó là một chuyện rất bậy, rất bỉ ổi. Tôi phải dứt khoát như vậy. Dĩ nhiên, thường thường trong những trường hợp mình không biết phải phản ứng như thế nào thì cách hay nhất vẫn là nhẫn nha, từ từ để mua thời giờ mà suy nghĩ.

Thế là tôi cứ nhẩn nha vừa pha cà phê vừa suy nghĩ...

Và tôi nghĩ liền ra một chuyện. Nếu chị Báu quả thật thích tôi thì tại sao phải chờ đến hôm nay chị mới bộc lộ? Có phải vì chị chưa bao giờ có cơ hội hay còn có một lý do nào khác. Tôi tự xét mình thì thấy ngoài chuyện độc thân, nghĩa là có thừa sức lực để đấu bất cứ một trận nào với bất kỳ một người đàn bà nào mà không sợ thua, ngoài ra tôi chẳng có gì để đáng cho người ta để ý. Tôi không đẹp trai lắm, cũng không to con với những đường nét lực sĩ và vai u thịt bắp.

Thế thì tại sao tôi lại bỗng dưng được trở thành một đối tượng cho chị tấn công?

Tôi cứ nhẩn nha, rất từ từ, rất chậm chạp, xé mấy gói đường nhỏ lấy ở tiệm ăn, bỏ vào ly cà phê của mình, vừa quậy vừa suy nghĩ. Phải, nếu chị Báu mà không có chồng thì hay quá nhỉ. Tôi sẽ đè ngửa chị ra đây rồi nếu cần thì ngày mai sẽ... cưới chị luôn. Thế là tiện việc sổ sách, khỏi mất thì giờ, khỏi phải biểu diễn cái màn yêu đương vớ vẩn như hồi còn trẻ, còn ở Việt Nam.

Ôi, trong cuộc đời chúng ta sao thường có những chữ "nếu" oái ăm.

Tôi nhẩn nha khuấy đường rồi lại tiếp tục xé thêm mấy bao đường nhỏ bỏ vào ly. Đang làm như thế thì tôi giật mình đánh thót khi nghe được một giọng nói dịu dàng sát ngay sau lưng mình:

- Chú có biết chuyện gì xảy ra không?

Tôi ngạc nhiên:

- Chuyện gì?

- Người ta tìm thấy xác cái thằng rạch vỏ xe của tôi rồi.

Tôi giật bắn mình lên. Bàn tay cầm muỗng run lên, không biết phải nói sao. Tôi hỏi như một cái máy:

- Thật sao, ở đâu?

- Thôi chú ơi, chú đừng làm bộ nữa. Tôi biết chú giết nó chứ còn ai vào đây nữa...

Tôi xoay người lại, nhìn thấy chị Báu lúc này đã đứng gần ngay trước mặt tôi. Tôi lắc đầu:

- Không, tôi không biết gì hết.

Chị Báu cong vành môi lên, liếc xéo tôi:

-T hôi chú ơi, tôi biết chú mà. Chú coi vậy mà ghê quá...

Việc này có nhiều điều không ổn. Trước hết, có thể người ta đã tìm ra xác của thằng Mike, nhưng tìm thấy ở đâu? Thứ hai, do đâu mà chị Báu lại nghĩ rằng tôi là người giết nó... Trời đất, nếu chị biết những gì xảy ra cho tôi suốt mấy ngày qua, nếu chị biết tôi đã vải đái ra trong quần 5, 6 lần thì chắc chị phải thất vọng về tôi lắm.

Nhưng chị Báu không cho tôi một chút thì giờ nào để thắc mắc. Tôi vừa mở miệng tính hỏi thì chị đã ép sát vào người tôi, đưa hai tay vòng ra sau lưng và ôm ghì lấy tôi. Cặp vú no tròn của chị ép sát vào ngực tôi. Tôi cảm thấy một cảm giác êm ái vô cùng nơi chỗ đó và cả phần dưới của thân thể nữa, nhưng tôi hoảng sợ và ngạc nhiên quá đổi, không biết phải phản ứng như thế nào, cứ đứng đớ người ra.

Hơi thở của chị Báu hổn hển, dồn dập. Chị kề miệng vào sát tai tôi thỏ thẻ:

- Chú Trường, chú Trường ơi, tôi chắc chết quá...

Lâm li như thế này thì tại sao lại... chết, tôi thầm nghĩ. Đàn bà quả thật là lắm chuyện. Tôi nhận ra người chị run lên. Đúng hơn là cả hai người, tôi và chị cùng run lên một lần. Và tôi vẫn chưa biết phải phản ứng như thế nào, cứ đứng đực ra đó, tay chân bất động, miệng ú ớ.

Chị Báu thè lưỡi ra liếm vào tai tôi. Chị ghì chặt tôi hơn nữa. Chị nói:

- Chú Trường ơi, chú phải thương xót chị...

Tôi bắt đầu nhận ra rằng hơi thở của mình cũng đã bắt đầu trở nên hổn hển như của chị Báu. Dù sao thì tôi cũng chỉ là một thanh niên. Một thanh niên đã lâu chưa gần đàn bà. Quá lâu thì đúng hơn. Tôi cắn răng, cảm thấy máu chảy rần rần trong người mình. Máu chạy với tốc độ khủng khiếp, như muốn làm vỡ tung tôi ra hàng trăm mảnh. Tôi ú ớ:

- Chị... chị bình tĩnh...

- Chú Trường ơi, từ ngày chị bị thằng đen hảm hiếp, anh Báu ảnh ghê tởm chị, ảnh không thèm ngủ với chị nữa...

Tôi hỏi liền một câu ngớ ngẩn:

- Nó có hiếp chị thiệt không?

- Chú Trường ơi, nó đè chị xuống như thế này này, nó làm như thế này...

Lúc đó thì miệng chị Báu đã phủ lấp lấy miệng tôi. Và chị mạnh thật. Hai tay chị bám cứng lấy tôi, những ngón tay siết thật mạnh và mặt tôi làm tôi cảm thấy đau. Tôi khựng người lên một chút. Chị Báu lại nói:

- Đau hả chú. Không có đau bằng bị hiếp dâm đâu. Đau như thế này nè...

Chị lại đè ngửa tôi lên trên bàn. Ly cà phê bị hất đổ sang một bên, làm ướt cả tay tôi. Chị Báu lại rên rỉ:

- Chú Trường ơi, chú phải thương xót chị.

Trong một giây phút, tôi quên hết. Quên đạo làm người quân tử, quên nghĩa bạn bè... Như một cái máy, bàn tay tôi tự động đưa vào ngực chị.

À, chị không có mặc xú chiêng. Hình như chị đã chuẩn bị trước.

Tôi thò tay bật tung lớp nút áo. Cặp vú trắng, tròn trịa và đầy đặn của chị hiện ra. Nó đẹp lồ lộ và run run nhẹ nhàng như muốn mời mọc tôi.

Tôi hoa cả mắt vì từ ngày rời Việt Nam, tôi chưa bao giờ nhìn được một cặp vú thật, chỉ nhìn vú... giả trong mấy tờ báo Playboy và Penthouse thôi.

Tôi cúi đầu xuống phần ngực trắng ngần đó, say sưa thưởng thức.

Chị Báu thở hổn hển, ép đầu tôi thật chặt vào ngực chị. Và chị rên rỉ:

- Chú thương xót chị, chú Trường ơi... Chú cần phải thương xót chị...

Tôi đưa nốt bàn tay kia lên toan thám hiểm nhưng nhận ra một chất nhờn nhầy nhụa rất khó chịu giữa mấy ngón tay... Tôi giật mình xì tốp ngay những gì mình đang làm. Việc đầu tôi nghĩ đến là... máu. Phải, sau mấy tai nạn kinh khủng đã xảy ra cho tôi mấy ngày hôm nay, tôi làm gì, nói gì cũng bị ám ảnh bởi máu và sự chết chóc. Nhưng quái lạ, tôi có làm gì đâu mà tay tôi lại có máu? Hay tôi đã cắn vú chị đến chảy máu ra?

Tư tưởng kinh khủng đó làm tôi hoảng hốt, xô chị Báu ra và nhìn vào bộ ngực tròn trịa của chị. Không, nó vẫn tròn trịa, no đầy, trắng nõn nà, chẳng có sứt mẻ một tí nào cả. Đúng hơn, nếu tôi có để lại cái gì trên bộ ngực đó thì chỉ là nước bọt của tôi chứ không có máu...

Tôi thở phào một cái nhẹ nhỏm và đồng thời cũng nhận ra sự nhầy nhụa của bàn tay là do bởi ly cà phê sửa mình bị đổ lên lúc nãy. Ly cà phê sữa bỏ đường nhiều quá làm cho tôi có một cảm giác nhầy nhụa thật là khó chịu.

Sự khó chịu của bàn tay kéo theo một sự khó chịu khác. Đó là... hình ảnh của anh Báu. Thật không có gì khó chịu cho bằng đang lâm li với người vợ mà lại nghĩ đến... người chồng. Anh Báu quả là một người bạn của tôi, tôi không thể là một người phản bội bạn bè được. Anh Báu đã đối với tôi quá tốt.

Chị Báu lại chồm tới trước như con hổ đói. Nhưng lúc này thì tôi lấy lại được chút bình tĩnh. Tôi quyết định phải giữ liêm sỉ con người. Tôi nghiêng người tránh né chị.

Chị Báu chắc có lẽ ngạc nhiên lắm. Thằng chó này lại giở trò mèo chê mỡ sao? Chị nhìn tôi, nói như hét:

- Chú làm gì vậy?

Tôi lách người bước ra khỏi vùng "giao tranh", nói:

- Mình không thể làm vậy được chị Báu.

Chị Báu nhìn sửng tôi một lúc rồi thật bất ngờ, chị cúi xuống lượm chiếc giày ba ta của tôi trên sàn nhà, dùng hết sức ném vào người tôi. Vút một phát, chiếc giày bị ném trật, bay vào bức tường nghe đến ầm một tiếng, làm mấy cái khung hình treo rung rinh. Tôi trừng mắt nói lớn:

- Chị Báu, chị làm gì vậy?

Chẳng nói chẳng rằng, chị lại cúi người lượm chiếc giày khác ném vào tôi nữa. Lần này đường ném đi rất chính xác. Tôi có thể né được dễ dàng nhưng quyết định không né. Chiếc giày bay đến, tôi thò tay chụp, nhưng hụt. Chiếc giày bay vào ngực tôi nghe đến huỵch một tiếng. Ngực tôi đau rớn lên nhưng tôi vẫn đứng yên nhìn chị:

- Chị Báu, chị bình tĩnh lại đi...

- Chú ngu lắm, chú biết không?

Tôi không nói gì, ra ngồi xuống trên ghế sô pha nơi phòng khách. Tuy bước đi nhưng cái lưng vẫn chuẩn bị để nhận thêm một chiếc giày nữa.

Nhưng chị không ném. Chị Báu lúc này đã đứng lên, quay mặt đi và bỗng ôm mặt khóc lên nức nở.

Tôi lắc đầu. Đàn bà thật là khó hiểu. Ngàn năm sau tôi vẫn không thể hiểu được.

Tôi mồi một điếu thuốc, nhận thấy tay mình vẫn còn run, quyết định cứ để cho chị ấy khóc. Người đàn bà cần khóc như đàn ông cần thuốc lá, cần rượu.

Tôi đứng lên kéo mấy tấm màn cửa sổ sang hai bên, đưa ánh sáng chói chan của buổi trưa vào phòng mình. Lúc quay trở lại, tôi thấy chị Báu vừa khóc vừa... lau chùi cái bếp bị ly cà phê đổ lúc nãy. Tôi nhìn xuống bàn tay còn rít chịt của mình và thầm nghĩ rằng người đàn bà Việt Nam thật là hay. Lúc nào cũng làm việc nhà được, làm việc ngay cả trong lúc khóc.

Chị Báu lau chùi xong, rửa tay và trở ra ghế xa lông.

Tôi quyết định không nhắc tới những chuyện vừa xảy ra nữa. Hãy coi nó như là một thứ tai nạn. Tôi mồi điếu thuốc, đánh trống lãng bằng một câu hỏi:

- Chị nói người ta tìm thấy xác cái thằng cắt vỏ xe chị?

- Phải. Cũng ở trong thùng rác như cái thằng kia mà chú bắn.

Tôi đi từ một kinh ngạc này sang một kinh ngạc khác. Ngay cả chị Báu mà còn biết tôi bắn thằng Rao thì trong cái khu chung cư này ai lại chẳng biết việc tôi làm. Nhưng làm sao chị biết được? Tôi thấy cần phải "giải độc" liền, sợ rằng không giải kịp, để nó càng xa thì con đường vào nhà đá của tôi lại càng gần.

Tôi ngồi thẳng người lên, nghiêm sắc mặt:

- Chị Báu, tôi có hai vấn đề muốn nói. Thứ nhất, tại sao chị dám quả quyết cái thằng bị giết là cái thằng đâm thủng vỏ xe của chị? Chị biết luật pháp Hoa Kỳ chứ. Tội giết người là tội tử hình.

Chị Báu ngồi xuống ghế, loay hoay với mấy cái nút áo trước ngực. Tôi quay mặt đi, không dám nhìn. Chị nói:

- Thôi chú Trường à. Tụi mình biết với nhau thôi, tôi có nói cho ai nghe đâu mà chú sợ...

- Không, tôi nói thật. Tôi không biết gì hết...

Chị Báu cười, nụ cười tự tin của người đàn bà khi đang biết mình nắm vững vấn đề.

- Chị nói đi?

- Tôi thấy chúng nó khiêng xác cái thằng Mỹ đen ra khỏi nhà chú rồi quẳng vào thùng rác. Xác chết khiêng từ nhà chú ra không phải chú giết thì ai mà giết?

Tôi nín thở:

- Hồi nào?

-Sáng hôm qua. Tôi dậy sớm nấu cơm đi làm, tôi nhìn thấy...

- Nhưng chị có thấy tôi không?

- Tôi không thấy nhưng tôi biết là nhà chú. Tôi còn thấy tụi nó lấy nước ra lau nhà nữa mà.

- Tụi nó có mấy đứa, người gì? Trắng hay đen?

- Đen. Ba bốn đứa gì đó. Thôi mà chú, chú cứ làm bộ hoài. Để tôi hỏi, làm sao mà chú dụ nó vào phòng chú được hay vậy? Chú mướn cái tụi kia bao nhiêu tiền để thanh toán dùm chú cái xác?

Tôi lắc đầu. Cái vụ có xác người nằm trong phòng mình quả tình là một câu chuyện khó cắt nghĩa. Khó là bởi vì nó vô lý vô cùng. Nếu không có ai nhìn thấy thì chắc không thể nào cắt nghĩa cho họ hiểu được. Nhưng tôi cũng đành phải cố gắng:

- Chuyện dài lắm nhưng tóm tắt nói cho chị biết là tôi bị người ta gài, người ta làm bẫy. Người ta muốn hại tôi để cho cảnh sát bắt tôi về tội giết người.

- Làm bẫy cái kiểu gì mà khó hiểu vậy?

- Cái kiểu giết người rồi khiêng xác để vào trong nhà tôi...

Chị Báu cười khỉnh:

- Chú nói nghe hay quá, vậy ra mình ghét ai thì cứ giết người rồi khiêng vào nhà người đó... Nhưng chuyện đó không có quan trọng... Chuyện quan trọng mà tôi muốn nói với chú là... là...

Tôi sửa lại thế ngồi. Chị Báu ngừng một chút rồi tiếp, giọng trở nên thành thật hơn:

- Nói gần nói xa không qua nói thật, tôi muốn nhờ chú giết giùm cái thằng đã hiếp tôi...

Tiếp theo câu nói, chị Báu khóc òa lên. Và tôi thì cũng muốn... khóc theo. Hóa ra chị Báu tưởng rằng tôi "đói tình" lắm nên mới xuống đây tính đem thân xác chị để dụ dỗ tôi. Thế mà nãy giờ tôi cứ tưởng là mình đẹp trai ngon lành lắm nên chị mới làm vậy. Vỡ mặt.

Trong một giây phút, tôi bỗng nhớ đến Linh vô cùng... Chị Báu lại thút thít:

- Chú biết không, từ hồi bị làm nhục tới bây giờ, tôi không còn làm ăn gì được... Anh Báu ảnh cứ mỉa mai mắng nhiếc tôi hoài... Tôi chỉ muốn thằng khốn nạn đó chết bầm, chết thê thảm, chết đau đớn trước mặt tôi thì tôi mới hả dạ. Tôi biết chú làm được mà chú Trường. Chú giúp tôi đi chú...

Tôi ngã người ra sau, đưa hai tay ôm lấy mặt, dùng hai ngón tay bóp bóp đỉnh sống mũi. Mẹ kiếp, đời mình sao cứ bị hết rắc rối này đến rắc rối khác. Hết bị người ta ép tình rồi bây giờ đến chuyện nhờ giết người... miễn phí. Đích thật là miễn phí rồi chứ còn gì nữa? "Phải chi hôm đó tôi thí cho thằng Rao một đồng 25 xu thì giờ này đời tôi đâu có khốn khổ như thế này..." Tôi lại nhủ thầm với lòng mình như vậy.

Thấy phản ứng của tôi như vậy, chị Báu tiếp tục lải nhải:

- Tôi biết chú làm được mà chú. Anh Báu ảnh biết coi tướng, ngày mới gặp chú, ảnh cứ nói với tôi là cái chú này có cặp mắt sáng quá, như hai viên ngọc. Ảnh nói tướng chú lù đù mà cắp mắt sáng như vậy thì phải là người đa tài, dám làm chuyện lớn. Trời ơi chú biết không, anh Báu ảnh coi tướng giỏi lắm đó nghe. Ở Việt Nam bao nhiêu người tới năn nỉ ảnh mà ảnh không thèm mở miệng đó... Mà tôi thấy đúng thật. Chú không phải là người bình thường...

Đây là tình trạng của con gà đang được chủ cho nước trước giờ đem ra đấu trường, tôi nghĩ thầm như vậy. Nhưng dĩ nhiên, phải công nhận là nghe như thế thì cũng thấy khoái lắm. Chị Báu lại tiếp:

- Chú giúp tôi đi chú. Tụi tôi biết chú nói được là làm được. Dù sao thì chú với vợ chồng tôi cũng là chỗ quen biết lâu năm rồi. Tụi mình có ơn qua nghĩa lại với nhau, chú lên nhà tụi tôi ăn cơm, tụi tôi vẫn coi chú như em mà. Chú giúp được tôi cú này, vợ chồng tôi mang ơn chú vô cùng. Tụi mình dù gì cũng là đồng hương, không giúp đỡ nhau thì biết nhờ vả ai đây?

Tôi nghĩ ra một chuyện, liền ngồi dậy nhìn thẳng vào chị Báu. Tôi muốn đo lường chất độ hận thù trong cặp mắt chị. Và nhìn thấy cặp mắt đó thì tôi biết rằng nếu chị có phải chết để giết thằng kia, chị vẫn dám trả cái giá đó lắm.

Vì một lý do náo đó, chị Báu lại khóc lên thổn thức:

- Hu hu... Tôi nói thật với chú, tôi còn sống mà cũng như đã chết rồi. Tôi chịu không nổi chú ơi. Chú phải giúp tôi...

Nhìn thấy và nghe thấy như vậy từ nãy giờ, tôi từ từ đâm ra động lòng. Thành thật mà nói, vì tứ cố vô thân và chỗ tôi ở không có người Việt Nam nên tôi coi anh chị Báu cũng như thân thiết trong gia đình. Trong gia đình mình có một người bị nạn và mình lại có cơ hội để giúp đỡ mà tảng lờ đi thì kỳ quá. Nhưng đồng thời, chuyện giết người không phải là một chuyện giúp đỡ nhỏ nhặt như đi mua hộ tờ báo hay nấu giùm nồi cơm. Chuyện giết người là một chuyện sinh tử hoặc là chuyện khổ sai chung thân. Dĩ nhiên, nếu câu hỏi này mà chị hỏi tôi vào ngày hôm kia thì tôi đã thẳng thắn từ chối, dù biết nếu từ chối thì cũng hết vác đít lên nhà người ta ăn cơm ké. Nhưng hôm nay thì khác. Sau khi trải qua một đêm kinh hoàng như đêm hôm nọ, sau khi đái ra quần đến 4, 5 lần, sau khi nằm chung giường với xác chết của thằng Mike, sau khi nghe được những lời tán dương của ông Bob thì tôi thấy trên đời chuyện gì cũng bình thường hết. Phải, bình thường hết kể cả chuyện phải nổ thêm một mạng người nữa.

Tư tưởng tôi lại trở về vấn đề chính là mình có nên giúp chị Báu không nhỉ?

Chắc có lẽ tôi phải giúp. Nhưng kinh nghiệm giết người cho tôi biết, khi giúp ai một việc gì to lớn và trái luật như việc giết người thì phải bắt người đó tiếp tay với mình. Lý đo đơn giản là khi người ta tiếp tay với mình thì cả hai cũng đều là tội phạm, một người này không thể phản người kia để đi tố cáo được.

Tôi hỏi một câu thăm dò:

- Nếu chị muốn tôi làm thì chị phải giúp tôi một tay.

Chị Báu ngưng liền tiếng khóc, mắt chị sáng lên. Chị vỗ hai tay vào nhau nghe đến đốp một cái:

- Nói thật, chú biểu tôi... ăn cứt tôi cũng ăn nữa.

Làm việc gì cũng vậy, cái cần nhất là ý chí. Và ý chí của chị Báu đã quyết liệt tới như vậy thì cái thằng khốn nạn kia sắp chết đến nơi rồi. Tôi mồi một điếu thuốc khác, nói:

- Tôi không biết là tôi có giúp chị được hay không, nhưng tôi hứa là tôi sẽ cố gắng, và chị phải giúp tôi. Đối với tôi, mình đã quyết định như vậy rồi thì cái thằng kia chỉ còn là một xác chết biết đi.

Mặt chị Báu rạng rở lên. Tôi nhớ lại lần cuối cùng tôi nhìn thấy mặt chị rạng rỡ như vậy là ngày anh Báu lái chiếc xe mới mua bóng tưng về đậu trước nhà. Chị chắp hai tay vào nhau, nhìn lên trời:

- Trời ơi, tôi cảm ơn, tôi cảm ơn chú. Chú cần chú nói một tiếng là tôi tới giúp chú liền. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì. Tôi nói thật, chú biểu tôi ăn...

Tôi xua tay:

- Thôi thôi chị Báu... chị chớ quên là tôi chỉ hứa là tôi sẽ cố gắng thôi. Chị biết là từ chỗ cố gắng đến chỗ làm được việc nó xa xôi lắm. Tôi không muốn chị lạc quan.

- Tôi biết chú làm được... À, còn chuyện này nữa.

- Chuyện gì?

- Cái chuyện giết người này chỉ có hai đứa mình biết với nhau thôi nghe. Đừng để anh Báu biết.

Tôi ngạc nhiên nhìn chị:

- Tôi tưởng anh Báu sai chị xuống đây để nhờ tôi.

- Không chú ơi. Ông Báu ổng già rồi, ông ăn chay trường, ổng lẩm cẩm lắm. ồng không chịu cho tụi mình làm chuyện đó đâu. ồng mà biết thì ổng chửi tôi cho tới chết.

Tôi thở dài, ngao ngán nhìn chị. Mẹ kiếp, lại thêm một cái kẹt nữa. Chị Báu lại toan mở miệng thì tôi đã xua tay:

- Thôi đi chị. Tôi hiểu tâm trạng chị rồi, tôi chỉ hứa là sẽ giúp chị, Tôi sẽ cố gắng.

Rồi tôi lại ngã người ra sau, cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Chị Báu ngồi nhìn tôi một lúc rồi đứng lên bỏ vào phòng trong rót cho tôi một ly sữa đem ra để lên bàn. Lúc chị cúi xuống, tôi nhận ra hàng nút trước ngực chị đã bị đứt. Và một lần nữa, cặp ngực trắng ngần xinh đẹp lại hiện ra lồ lộ. Tôi thắc mắc, đây là một bộ ngực tự nhiên hay là ngực bơm? Chắc phải là của tự nhiên bởi vì chị Báu mới sang đây có mấy tháng, làm gì có tiền đi bơm ngực.

Chị Báu đưa tay khép hờ vạt áo, nhưng vẫn cúi người để giữ yên cái tư thế chết người đó. Giọng chị hình như lại khiêu khích, cặp mắt chị nhìn tôi đã trở lại ướt át như lúc nãy:

- Chú còn muốn thử không... Không chết đâu chú... Mình còn thì giờ mà.

Tôi lắc đầu quay mặt đi, và lại nhớ đến Linh. Nhớ tàn bạo, nhớ kinh khiếp... Chị Báu thấy thế thì liền đứng dậy, chặc lưỡi:

- Tôi ghét nhất người Việt Nam là cái gì chú biết không?

- Không?

- Người Việt Nam làm cái gì cũng giả dối. Nhiều khi thèm chết mẹ mà cũng bày đặt giữ ý giữ tứ...

Tôi ngạc nhiên nhìn chị Báu. Không ngờ chị lại thẳng thừng như vậy. Nhưng những lời chị nói không phải là không có căn cứ. Người Việt Nam mình đa số như vậy. Tôi chưa kịp mở miệng để phê bình thì chị Báu đã tiếp:

- Tiếc rằng tôi phải về bây giờ chứ tôi mà có chút thì giờ nữa ở lại đây thì tôi sẽ làm cho chú phải quỳ xuống đây mà lạy tôi và năn nỉ tôi, nói cho chú biết...

"Tôi sẽ làm cho chú phải quỳ xuống đây mà lạy tôi và năn nỉ tôi, nói cho chú biết..." thật là một lời hăm dọa rất lạ lùng tôi chưa bao giờ được nghe trong đời mình. Nhưng quỳ xuống trước mặt ai thì tôi không ham chứ quỳ xuống trước mặt đàn bà thì hình như tôi đã quỳ nhiều lần, tôi nhớ như vậy.

Tôi cũng chưa kịp nói gì thì chị Báu đã đứng lên cầm bóp đi ra cửa. Tôi nhìn theo cái lưng ong và cặp mông no tròn của chị Báu, cảm thấy hơi tiếc rẽ, chép miệng thở dài. Nếu không kẹt chút máu "Quan Công" trong người thì tôi đâu có để chị ra đi dễ dàng như vậy. Chị Báu bỗng dừng lại ngay cửa, quay lại nhìn tôi nói:

- Những gì tôi nói với chú và những gì xảy ra trong phòng này, chỉ có chú và tôi biết thôi, chú hiểu không? Ông Báu mà biết được thì tôi... thiến dái chú.

Thật thêm một lời hăm dọa kỳ lạ. Tôi vẫn còn bị á khẩu nên không trả lời chị Báu được. Tôi gật đầu lia lịa ra dấu đồng ý. Việc gì giữ bí mật thì khó chứ việc xém gian dâm với vợ người ta thì giữ bí mật rất dễ, tôi biết vậy.

Chị Báu nguýt tôi một cái rồi mở cửa bước ra.

Tôi đứng dậy bước vào phòng trong để rửa bàn tay còn dính đầy chất đường nhầy nhụa...

Suốt từ đó cho tới chiều, tôi không bước ra khỏi nhà, cứ ngồi trong phòng coi ti vi, suy nghĩ về chuyện chị Báu nhờ vả và chờ đến giờ cơm. Hàng trăm câu hỏi nổi lên trong đầu tôi về đủ mọi thứ chuyện. Tôi có thì giờ để ôn lại đời mình. Mình đến đất nước này có phải để trở thành một tên ăn cướp hay sát nhân không nhỉ? Ngàn lần không. Suốt từ thuở nhỏ, tôi luôn luôn mơ tưởng trở thành một người công dân tốt cho xã hội. Nếu không đóng góp gì được cho xã hội mình đang sống thì cũng phải sống như là một người đàng hoàng lương thiện, không thể sống một cách bừa bãi để trở thành một người xấu làm mang tiếng do gia đình... Nhưng cái cái vấn đề cuối cùng làm cho tôi suy nghĩ. Gia đình tôi ở tuốt mãi bên Việt Nam nghèo đói, và xã hội này mới quá, không biết có phải là cái xã hội của tôi không.

Dù muốn gì thì muốn, tôi quyết định tối nay sau khi ăn cơm ở nhà anh Báu về, tôi sẽ đi ngủ sớm để sáng mai còn thức giấc sớm đi làm. Tôi đã nghỉ sở hai ngày liên tiếp. Dù ông Bob tốt với tôi thật nhưng tôi không thể lợi dụng ông ta như thế. Hơn nữa, mỗi một lần nhờ vả như vậy là một lần mang nợ. Và tôi, như đa số những người Á Đông khác, rất sợ chuyện nợ nần.

° ° °

Như thường lệ, sau khi xem màn tin tức thế giới của đài CBS là đã đến giờ cơm, tôi chuẩn bị thay đồ lên nhà chị Báu ăn cơm thì có tiếng gõ cửa phòng.

Như thường lệ, tôi vừa thò tay chụp cây súng thì có tiếng nói phía ngoài bay vào: "Tao là Bob đây. Đến chở mày đi ăn và đi chơi."

Lại... Bob!

Tôi ngạc nhiên lắm, đứng dậy mở cửa. Mở cửa ra, tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy ông Bob đi với một người đàn bà nữa, tóc vàng bóng bẩy, ngực ngà dầy cộm, dầu thơm sức thơm lừng.

Ông Bob cười hì hì khi nhìn vẻ mặt ngố của tôi:

- Dalena đây là bạn tao, xin giới thiệu...

Dalena chào tôi và đưa cho tôi một gói giấy lớn:

-T ôi hân hạnh được gặp anh. Ông Bob nói về anh rất nhiều...

Chúng tôi vào nhà. Tôi cám ơn Dalena rồi nhìn gói giấy hỏi:

- Cái gì đây?

- Quần áo.. Tôi lựa mãi suốt một bữa chiều nay mới được chừng đó.

- Quần áo, nhưng tại sao lại mua cho tôi?

Ông Bob đỡ lời:

- Mày đừng quên mày là bạn tao. Bạn với bạn mua tặng nhau những thứ cần thiết không có gì quan trọng để nói đến... Mày mở gói ra đi, coi thử trong đó là cái gì?

Tôi sực nhớ "phong tục" của người Mỹ là hễ người ta cho vật gì thì phải cởi nó ra coi liền. Coi trước mặt người cho để người cho nhìn cái vẻ sung sướng trên mặt mình và cảm thấy sung sướng lây. Tôi nhún vai lột mấy lớp giấy ra liền...

Và tôi sửng sờ.

Trong cái hộp giấy là hai bộ đồ thuộc và hạng chiến nhất thời ấy. Dĩ nhiên, khi người Mỹ tặng đồ người ta luôn luôn tháo bỏ giá tiền ra nhưng tôi biết giá một bộ đồ cỡ như thế này đáng giá hơn trăm bạc. Hai bộ đồ cộng thêm một mớ quần áo lót nữa, theo sự ước lượng của tôi ít nhất phải là 300 bạc.

Lạy chúa, 300 bạc là hơn cả một tháng lương rửa chén của tôi, làm sao tôi dám mặc. Tôi đưa mắt nhìn ông Bob, không biết cám ơn như thế nào. Ông Bob hình như đọc được những gì trên mặt tôi, liền nói:

- Trường, tụi tao nghĩ đã đến lúc mày cần phải ăn mặc ngon lành một chút...

- Nhưng nói thật, xưa nay tôi chỉ mặc quần giá 4 đồng một cái là mắc nhất...

Dalena chen vào:

- Anh đừng lo, rồi mình sẽ quen đi hết... Ngày xưa, em mặc đồ cũng chỉ có 4, 5 đồng là nhiều. Nhưng bây giờ thì khác rồi. Hơn nữa, mặc đồ đẹp thì mình thường có thêm nhiều tự tin và người ta cũng kính nể mình hơn...

- Nhưng mấy người làm tôi khó xử quá. Tôi làm gì để được hưởng những thứ này... Tôi chỉ là một người tị nạn da vàng...

Mặc dù mở miệng ra nói như vậy nhưng tôi cũng biết vì sao người ta lại tặng cho tôi những món đồ quý giá như vậy. Chẳng qua chỉ là cái tài bắn súng thần xạ của tôi đấy thôi.

Ông Bob cười, nói:

- Thôi, tụi mình không có thì giờ nhiều. Tụi tao đãi mày đi ăn tối nay. Mày vào tắm rửa thay đồ mới đi...

- Đi ăn ở đâu?

- Mày muốn đi ăn ở đâu?

Tôi cười cười không trả lời. Ông Bob nói ngay:

- Mình trở lại chỗ cũ ngày hôm qua ăn nhậu được không?

Được đứt đuôi con nòng nọc đi chứ còn gì nữa. Ông Bob nhìn tôi nheo mắt một phát. Tôi lựa một bộ quần áo mới bước vào phòng tắm mở nước.

Ngồi trên chiếc xe Huê kỳ mới tinh do ông Bob lái trên đường tới nhà hàng, tôi chợt giật mình khi nghĩ ra rằng mình đã trở thành nghiện cái nhà hàng có con gái nhảy cởi truồng đó rồi. Phải, nếu không có ông Bob dẫn dắt thì có lẽ suốt đời tôi cũng sẽ chẳng bao giờ dám dẫn xác đến đây vì lý do đơn giản là lương tôi 2 đồng một giờ, không đủ tiền để uống bia giá 5 đồng một ly và bí tết 50 đồng một đĩa. Ấy là chưa nói đến tiền thưởng cho bồi, mà tôi thì có cái tật khoái thưởng thật là sang để muốn làm mình nổi hơn thiên hạ.

Nhiều khi ngụm bia vừa nuốt vào, chợt nhớ đến cái giá tiền 5 đồng một ly sắp phải trả thì muốn phun ra ngay. Nhưng dĩ nhiên, bù lại, những cảnh vật và cái không khí của nhà hàng thật là quyến rũ. Trời ạ, chưa bước vào nhưng hễ cứ nghĩ đến là thấy người mình nóng ra. Vú và đùi ở đâu mà nhiều thế không biết? Nhiều và đẹp nữa. Đời tôi từ lúc sinh ra đến giờ, kể cả những ngày còn làm mưa làm gió ở Việt Nam, chưa hề được nhìn thấy nhiều đàn bà đẹp như vậy. Dĩ nhiên, phải có hình ảnh của Linh trong đó.

Chiếc xe càng đến gần nhà hàng thì tôi càng thấy cuộc đời mình như không có lối thoát. Tôi có cảm giác như người mới hút xì ke lần đầu, biết rằng hễ dính vào xì ke thì cuộc đời sẽ khốn nạn nhưng cứ từ từ và tiếp tục vấn thuốc mà hút. Tôi biết nếu còn tiếp tục gặp Linh thì sẽ không bỏ nàng ra được, cũng như, nếu cứ tiếp tục đến đây thì sẽ bị cái chỗ mê hoặc này quyến rũ mà mình thì không có tiền. Không có tiền... Tôi lắc đầu, không dám nghĩ thêm tôi sẽ phải làm gì để có tiền mà tiếp tục đến đây.

Ông Bob nhìn tôi qua cái kiếng chiếu hậu, nói lớn:

- Ê cái thằng... bắn súng giỏi, mày suy nghĩ cái gì mà cứ đực người ra như vậy?

Tôi nhún vai lắc đầu không nói gì. Rồi tôi nhìn ra ngoài, nhủ thầm với lòng mình, thôi đã đi chơi thì phải chơi cho nó ra hồn. Chuyện gì nó tới cứ để nó tới, lo lắng làm chi cho mệt. Cuộc đời mình luôn luôn có nhiều chuyện xảy ra mà mình không thể nào ngờ trước được, như chuyện mình đi một lèo từ Việt Nam sang tới Mỹ này, như chuyện mình đang là một ông phi công lái tàu bay rồi bỗng trở thành một thằng cu li lái máy rửa chén, có ai ngờ trước được...

Hộp đêm Bahama tối hôm ấy là ngày thường nên hơi vắng một chút. Chúng tôi vừa ngồi xuống, tôi chưa kịp gọi bia thì Linh đã xuất hiện liền. Khỏi cần phải nói, tôi mừng như bắt được vàng. Tối nay nàng mặc cái jupe còn ngắn hơn tối hôm nọ và chiếc áo trễ xuống, để hở một nửa bộ ngực căng tròn như thường lệ.

Tôi mỉm cười toan đứng lên để chào thì nàng đã... ngồi ngay xuống trên đùi tôi. Tôi... ú ớ. Quả thật, Linh là người đàn bà lạ lùng. Lạ lùng ở chỗ, mỗi lần gặp nhau, nàng đều làm cho tôi phải ngọng trong những giây phút đầu tiên.

Tôi không bao giờ ngờ Linh có một cử chỉ như vậy. Tôi hơi ưỡn người ra sau một chút rồi cứ trơ mặt ra nhìn nàng. Bao nhiêu là những lời nói ngọt ngào tôi có sẵn trong đầu để nói với nàng đều bay theo mây khói hết.

Linh cười:

- Làm cái gì mà mặt anh cứ như thằng ngố vậy? Bộ chưa được người nào ngồi lên đùi sao?

Tôi sửa thế ngồi, vẫn còn ú ớ không nói lên lời. Rồi đột nhiên, nàng lại ban cho tôi một bất ngờ khác, Linh đặt lên môi tôi một nụ hôn. Ngắn thôi nhưng nghe đến chót một phát. Tôi lại khựng người. Và bỗng nghĩ ra một chuyện.

Những lần trước tôi đến đây, đã được người ta căn dặn rất kỹ lưỡng là làm gì thì làm, thỉnh thoảng hun hít cũng được nhưng tuyệt đối không được đụng chạm da thịt với chiêu đãi viên. Đây là một cái luật khó hiểu nhưng tôi đã giữ được suốt hai lần qua khi đến đây. Nhưng bây giờ tại sao lại có cái màn chiêu đãi viên ngồi trên đùi tôi cái kiểu kỳ lạ này? Tôi để ý, chuyện này chưa hề xảy ra với bất kỳ ai ở trong quán. Tôi hỏi Linh liền:

- Em dám ngồi lên đùi anh mà không sợ bị đuổi sở sao?

Linh không trả lời câu hỏi, đưa tay vuốt vuốt chiếc áo mới của tôi:

- Chiếc áo này chiến nhỉ. Trông anh hôm nay như một công tử...

Tôi thẳng cặp giò, cho Linh nhìn thấy đôi giày ba ta cũ kỹ:

- Quần áo của ông Bob cho đấy. Tất cả đều mới, ngoại trừ đôi giày thổ tả này mua ở tiệm K-mart. Bán sale 5 đồng hai đôi đấy.

Linh bật cười lên:

- Anh thật buồn cười. Nhưng giày ba ta thì mang cũ cũng không sao. Nhiều khi lại còn coi có vẻ phong trần nữa...

Linh đưa ly bia cho tôi:

- Anh uống đi...

Tôi ngửa cổ uống cạn ly bia... Từ từ bình tỉnh lại, tôi mới cảm thấy rằng sống trên đời mà cứ lâu lâu có được một người đàn bà đẹp... ngồi trên đùi mình thì thật là sướng. Tôi vòng tay ôm sát Linh vào lòng mình:

- Mấy ngày hôm nay anh nhớ em... muốn chết...

Cứ như thế, hai đứa chúng tôi ngồi đú đỡn với nhau, quên luôn cặp ông Bob và Dalena, quên luôn những gì xảy ra chung quanh mình. Thức ăn được dọn ra, tôi cũng chỉ ăn lấy lệ. Tôi ngồi mãi cho đến lúc uống say mèm, ông Bob chở tôi về nhà...

Sáng hôm sau, như ngày hôm trước, tôi chỉ giật mình thức giấc khi mặt trời đã leo qua khỏi cửa sổ, chiếu mớ ánh sáng gay gắt vào giường mình. Như thường lệ, vừa mở mắt ra là tôi liền nhớ đến chuyện đi làm. Tôi giật mình phóng người xuống giường và lảo đảo suýt té vì tối hôm qua uống nhiều quá. Tôi phóng vào phòng tắm nôn ọe thốc tháo.

Vừa nôn ọe vừa nhớ đến chuyện phải gọi ngay vào nhà hàng để năn nỉ xin đi trễ thêm một lần nữa...

Năm phút sau tôi bước ra, người như chiếc giẻ rách, bốc máy gọi vào nhà hàng. Ông Bob lại là người trả lời điện thoại. Cũng giống như ngày hôm qua, tôi lại lí nhí mấy câu năn nỉ rẻ tiền của những thằng làm biếng:

- Ông Bob, tôi sorry, tối hôm qua uống nhiều quá, tôi sẽ thay đồ rồi đi vào liền...

Cũng giống như ngày hôm qua, và cũng như tôi đã phần nào dự đoán, ông Bob nói:

- Ôi, lỗi phải gì. Mày cứ nằm nhà chơi đi. Tao đã bấm thẻ cho mày rồi. Đừng quên, mày là bạn tao mà.

Tôi toan mở miệng nói một câu đãi bôi cho đúng theo thủ tục nhưng thấy rằng thừa thải, đành sủa một câu "cám ơn" rồi cúp máy. Tôi ra tủ lạnh rót một ly nước thật lớn, uống cạn rồi trở về giường nằm vật xuống như một cái thây ma. Mẹ kiếp, người ngợm như thế này thì làm sao đi làm nổi nữa mà đi? Tôi cảm thấy... làm biếng ghê gớm. Chỉ muốn ngủ thôi chẳng muốn làm gì hết.

Trước khi đi vào giấc ngủ ngày, tôi chợt nhớ ra rằng tối hôm qua mình đã lại vô ý không hỏi số điện thoại của Linh. Tôi tát vào mặt mình một cái, chửi thề rồi lăn mình, chìm vào giấc ngủ trở lại...

° ° °

Cứ như thế, thời gian qua đi thật mau, thấm thoát mà đã gần hai tuần lễ. Gần hai tuần lễ qua tôi sống như không phải là tôi nữa. Tôi chẳng còn bước lên nhà anh Báu ăn cơm, tối nào cũng ăn chơi ở quán cởi truồng, uống rượu với Linh cho đến say mèm rồi mới trở về nhà ngủ ngày, ăn uống qua loa rồi tối hôm sau lại đi chơi ở hộp đêm cởi truồng nữa. Ngày thứ sáu tuần đầu tiên, ông Bob đến đón tôi, đưa tôi cái check tiền lương. Lúc mở ra, tôi tưởng là lương 2 tuần vì số tiền đề trong check cao hơn gần gấp đôi. Tôi hỏi thì ông Bob cười cười, chỉ vào cái cột ghi tiền lương giờ và nói:

- Tao đặc biệt tăng lương cho mày từ 2 đồng lên 4 đồng một giờ.

Tôi cười:

- Lý do?

Ông Bob cũng cười:

- Vì mà một nhân viên tốt, làm việc hăng say, gương mẫu, không bao giờ đi trễ.

Tôi lắc đầu cười, không biết nói gì... Từ hồi còn ở Việt Nam, dù không thấy nhưng tôi có nghe đồn quân đội mình có nạn lính ma lính kiểng, nay sang đến đất Mỹ, tôi đâu có ngờ rằng mình lại trở thành một thứ lính ma lính kiểng mới ngay tại đất Mỹ. Nằm nhà không đi làm mà cuối tuần vẫn được ăn lương đầy đủ thì không phải lính ma lính kiểng thì là thứ gì? Nhưng tôi ngon hơn được lính kiểng ở Việt Nam vì không phải chia chác cho cấp chỉ huy và lại còn được tăng lương nữa.

Tôi cất tấm check vào túi áo, không mừng vui nhưng cũng không buồn rầu vì đầu óc tôi đang còn bị ám ảnh bởi một chuyện khác quan trọng hơn: Linh.

Sau hơn một tuần lễ la cà ở tiệm nhảy với nàng, tôi đã biết nhiều hơn về nàng. Dĩ nhiên, như nhiều người đàn bà Á đông khác, Linh chẳng bao giờ muốn đem dĩ vảng của mình kể cho ai nghe, nhưng hình như, bởi một áp lực vô tình nào đó cộng thêm sự tò mò của tôi, từ từ nàng cũng hé mở cánh cửa đời nàng cho tôi nhìn vào. Nhưng chỉ nhìn được một chút là nàng đóng cánh cửa ấy lại ngay. Tôi phải kì kèo thêm nữa, nàng mới cho tôi biết thêm chút ít.

Đúng như tôi đoán, nàng theo chồng sang Mỹ trước tôi có đến gần 8 năm. Gia đình Linh không nghèo, và chuyện tình của nàng với một người Mỹ không phải là một chuyện tình tầm thường của những em ma ri sến như người ta thường đọc được trong tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long thời ấy. Linh học Marie Currie, là một thứ trường Tây sang trọng nổi tiếng của Saigon. Hai người gặp nhau thế nào tôi không biết, cũng không biết luôn làm thế nào mà hai người yêu nhau, nhưng Linh kết luận với tôi như sau:

- Chúng em yêu nhau lắm nhưng sang Mỹ rồi thì mọi chuyện thay đổi hết anh ạ.

Nàng lắc đầu, xoay xoay cái ly trong tay mình rồi tiếp:

- Ngày xưa đi học, em nhớ mãi một câu nhà văn Victor Hugo nói mà sau này em mới thấy là đúng: "Khi sự nghèo khó đi vào bằng cửa sổ thì tình yêu sẽ đi ra bằng cửa chính." Hồi ở Việt Nam, đồng lương của người cai trong hãng thầu RMK như ảnh thì dư sức để sống một cuộc đời vương giả với nhà lầu xe hơi, nhưng sang Mỹ thì anh biết đó, lương cai của ảnh chỉ đủ trả tiền nhà, tiền xe và tiền ăn. Tháng nào đủ tháng đó, ít khi dư được bao nhiêu.

- Chuyện này anh mới biết.

- Tệ hơn nữa, anh ấy nghiện rượu. Mỗi ngày ảnh phải uống gần một chai huýt ky mới chịu đi ngủ... Nhưng tất cả những chuyện đó em đều chịu được cho đến một ngày... Khi ảnh bị hãng thầu cho nghỉ việc thì bệnh nghiện của ảnh lại trở nên trầm trọng hơn nữa. Anh tính xem, em phải hối thúc mãi ảnh mới chịu đi xin việc, nhưng ảnh nói với em là công việc dưới 15 đồng một giờ thì ảnh không thèm làm. Dĩ nhiên, anh thấy tình trạng kinh tế khó khăn của Mỹ, nhiều người có được việc 5 đồng một giờ đã là mừng rồi, nhưng ảnh thì cứ đòi gấp ba số đó thì ai mà chịu mướn? Hơn nữa, có nhiều hãng thấy ảnh có kinh nghiệm nên mời tới phỏng vấn. Anh xem, hôm sau phỏng vấn mà tối hôm trước còn uống rượu cho đến khi say mèm nên thức dậy trễ giờ, miệng mồm toàn rượu không thì ma nào nó dám mướn... Ảnh không kiếm được việc làm nên càng thất vọng và càng uống nhiều hơn nữa. Nhà băng gởi thơ đòi lấy nhà, thậm chí đã gởi cả người tới để điều tra, tiền xe không có trả, ngay cả tiền điện cũng không... Khổ vậy đó. Vì thế, em phải nhảy ra đi làm nếu không muốn bị tống cổ ra khỏi nhà. Khổ lắm anh, em không có một nghề ngổng gì trong tay, mà tụi em ăn xài lớn đã quen, cho nên đâu có biết làm việc gì ngoài việc làm bồi bàn là một việc ai làm cũng được. Nhưng làm bồi mà muốn có đủ tiền để trang trải sở phí thì chỉ có nước vào làm ở những chỗ này thôi. Em không muốn chút nào hết nhưng vì chồng, vì tương lai em đành phải cắn răng. Trên miền đất lạ quê người này, mình không làm nuôi thân thì ai nuôi mình đây?

Bất ngờ, tôi hỏi nàng một câu rất thẳng, một câu rất tàn nhẫn và vô duyên mà hỏi xong thì tôi cảm thấy hối hận liền, tưởng như mình vừa đập nát một hòn ngọc đang cầm trên tay.

- Làm ở đây em có phải... đi khách không?

Quả thật, Linh nghe câu hỏi và rướn người lên như bị ai đâm vào sau lưng một nhát dao. Tôi thấy mắt nàng long lên như muốn tóe lửa ra, và dường như sẵn sàng chồm tới tát cho tôi một cái vào mặt nhưng nàng kiềm hãm lại được. Ánh mắt của nàng bây giờ, từ uất hận đã trở nên đau khổ chua xót. Nàng nói mà không thèm nhìn tôi:

- Anh coi thường đàn bà lắm!

Cảm thấy hối hận, tôi nắm lấy tay nàng bùi ngùi nói:

- Anh xin lỗi. Anh không muốn làm em buồn nhưng anh cứ vô ý. Em biết, lâu quá rồi anh chưa nói chuyện với đàn bà nên quên hết phép lịch sự. Hơn nữa, anh vốn là một con người thô lỗ.

Linh quay mặt đi, nhìm vào một khoảng tối trong quán:

- Nếu anh muốn làm cho Linh đau khổ thì anh đã thành công.

Giờ đây chính tôi lại là người đau khổ vì đã nói câu nói ấy. Đau khổ và cảm thấy thương nàng vô cùng. Thương cho một người đàn bà Việt Nam phải sống bơ vơ lưu lạc suốt một nửa vòng trái đất, đang phải chiến đấu với thảm cảnh của một người có chồng nghiệm rượu và bị mất việc. Ai cũng hiểu cuộc sống ở Mỹ này, mất việc có nghĩa là m 8000 t tất cả. Và kể từ giây phút đó, tôi bỗng đâm ra kính trọng nàng. Tôi ăn nói với Linh một cách đàng hoàng, không còn cà rởn nữa. Và từ chỗ kính trọng này, tôi đâm ra yêu nàng.

Chữ yêu đúng nghĩa của chữ yêu.

Linh có cho tôi số điện thoại nhưng sau vài lần gọi thử, tôi quyết định không gọi nữa. Lý do đơn giản là lần nào chuông điện thoại reo, người bắt máy luôn luôn là chồng nàng. Qua cách nói chuyện, tôi biết hắn là một tay ghen tuông ghê gớm. Hắn không muốn Linh có bất kỳ người bạn nào, dù đàn ông hay đàn bà. Và càng... không hơn nữa khi người quen lại là một thằng độc thân trẻ tuổi người Việt Nam mới sang tị nạn ở Mỹ. Nhưng lạ một điều là dù ghen như vậy, hắn lại để nàng đi làm ở một chỗ mà không có một người đàn ông nào trên cõi đời này muốn cho vợ mình làm.

Tôi cứ suy nghĩ mãi về cái chuyện mâu thuẩn này và từ sự suy nghĩ đó, tôi quyết đoán được một chuyện khác, đó là: thằng chồng mắc dịch của nàng đâu có yêu gì nàng đâu. Nó cũng chẳng coi nàng là một người vợ mà chỉ lợi dụng nàng để nàng nuôi sống nó.

Tôi có nói chuyện này với Linh, xúi nàng bỏ chồng đi nhưng nàng lắc đầu bảo: "Dù sao thì ảnh cũng đem em qua bên này. Lúc người ta hoạn nạn mà bỏ người ta đi thì coi không được."

Nghe câu trả lời, tôi muốn tát cho nàng một bạt tai nhưng đồng thời cũng muốn ôm lấy nàng để ca ngợi cái tư cách của nàng. Một người đàn bà khác cũng gần tôi nữa là chị Báu, nhưng nếu đem nàng so với chị Báu thì nàng hơn chị Báu nhiều.

Tôi không biết phải làm sao để thuyết phục Linh nhưng ngờ ngợ nghĩ ra rằng một ngày nào đó, tôi có thể giúp nàng được. Và khi nghĩ đến đó, không hiểu tại sao, tôi cũng đồng thời nghĩ đến cây súng 9mm của tôi và cái tài thần xạ của mình... Trời cho mình có tài mà mình không biết dùng đến thì nó bị phí đi. Và... bần tiện như tôi thì xưa nay, tôi chưa hề bỏ phí một cái gì trong đời mình cả. Ngay cả việc uống bia, uống nửa lon mà tôi còn đem cất lại trong tủ lạnh, không dám đổ đi vì sợ phí của trời thì tôi làm sao lại phí cái tài thần xạ của tôi được? Chắc chắn là không.

Đến cuối tuần lễ thứ hai, lúc này tôi đã quen nàng khá thân, đã hôn hít nhau say mê như là tình nhân rồi thì bỗng một tối, Linh không đi làm. Tôi thắc mắc với ông Bob chuyện này và ông Bob liền gọi ngay thằng quản lý tới để tôi hỏi chuyện. Tôi tưởng cũng cần nói thêm rằng từ lúc tôi được ông Bob coi như là bạn thì đi đâu tôi cũng được người người kính nể. Trong tiệm, nếu có điều gì không vừa ý tôi thì tôi phải nói chuyện với thằng quản lý chứ không nói chuyện với cấp nào thấp hơn.

Tôi hỏi thằng quản lý người da trắng trẻ tuổi, rất đẹp trai với mái tóc đen của Ý:

- Tại sao Linh không đi làm?

Nó trả lời bằng một giọng hết sức lịch sự, đúng điệu chủ nhân nói chuyện với khách hàng:

- Thưa ông, tôi rất tiếc nhưng cô Linh bị bệnh. Mong ông thông cảm, chúng tôi sẽ có người khác tiếp ông.

Tôi nhìn nó, đo lường câu trả lời:

- Theo như ông thì Linh bị bệnh thật không?

Thằng quản lý nhún vai, vẫn đúng điệu quản lý nhà hàng:

- Tôi quả thật không biết...

Bình thường khi vào đây, cái hộp đêm sang trọng của quân đạo tặc mafia này, tôi là một kẻ rất lịch sự. Nhưng lúc ấy, tôi uống đã hơi nhiều. Và tôi có một cái tật xấu là hễ đã uống rượu sừng sừng vào rồi thì coi trời chỉ bằng cái vung. Vì uống đã nhiều và vì... khùng điên bất tử, muốn thử xem thằng quản lý nhà hàng này nó "kính trọng" tôi tới cỡ nào, tôi bất ngờ đứng dậy và chồm tới, thò tay chụp cứng ngay cổ thằng quản lý, hỏi:

- Mày phải nói thiệt cho tao biết, Linh bị bệnh thật không?

Thằng quản lý, dù kính nể khách hàng cho đến mức nào đi nữa thì cũng vẫn không thể nào ngờ lại có người dám nắm cổ áo nó ngay trong nhà hàng này. Ở những chỗ ăn chơi như chỗ này, việc nắm cổ áo một thằng quản lý là một chuyện thường đưa tới hậu quả khủng khiếp là người nắm cổ sẽ bị vào nhà xác hay nhà thương. Nếu không có kỷ luật như vậy thì làm sao người ta có thể điều khiển nổi một nhà hàng to lớn như thế này được? Hơn nữa đây không phải là thứ kỷ luật vớ vẩn của các nhà hàng thường mà là kỷ luật sắt của dân mafia.

Tôi nhìn thấy ánh mắt tóe lửa của thằng quản lý và đồng thời cũng nhận ra bàn tay nó đang lẹ làng thò tuốt vào trong giây thắt lưng. A, thì ra thằng khốn nạn muốn móc súng ra đây mà. Tôi không thể để tình trạng này xảy ra được, liền bỏ một tay xuống và đi một đường kiểm soát mau như máy. Lúc cánh tay tôi hất ra sau thì trong tay tôi đã tóm gọn con chó lửa đen thùi lùi của thằng quản lý. Ngay cả tôi cũng ngạc nhiên về phản ứng thần tốc của mình.

Cả nhà hàng đột nhiên náo động. Náo động cũng phải bởi vì trong hộp đêm cởi truồng này, thiên hạ đều biết là một chỗ làm ăn của dân mafia. Biết thế nên ai cũng tới đây chơi rất lịch sự, lịch sự đến độ khép nép, chi tiền cho thật đẹp rồi đi về, chỉ sợ làm mấy thằng quản lý nổi khùng bất tử. Chưa bao giờ có xảy ra cảnh một thằng khách hàng dám tóm cổ ông quản lý mafia như thế này.

Ngay cả ông Bob cũng ngạc nhiên đến sửng người về thái độ mất dạy bất ngờ của tôi. Nhưng bây giờ thì dù có muốn can cũng không kịp vì đã trễ, một tay tôi đã nắm cổ thằng quản lý, tay kia tôi đang kê cây súng vừa lấy được vào sọ nó. Trước khi ông Bob có thêm một phản ứng gì thì ngay lật tức, từ bốn phía trong nhà hàng, có khoảng một chục thằng khác ăn mặc sang trọng và mặt mày bặm trợn ở đâu không biết nhào ra vây kín lấy tôi. Không có thằng nào móc súng ra cả nhưng tôi biết chúng nó khỏi cần móc. Chỉ cần mỗi đứa tặng một thoi thì người tôi cũng sẽ nát ra như cám liền.

Ngày xưa ở Việt Nam tôi có câu nói "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ", bây giờ bị kẹt trong tình trạng này tôi mới thấy ai sáng tác ra câu đó quả thật là một thiên tài. Khi nhìn thấy bọn cô hồn từ từ tiến tới, tôi đâm ra hối hận ngay. Hối hận vì sự cương ẩu và ngu xuẩn đến độ điên rồ của mình. Trước hết, hãy dẹp cái chuyện tôi là một thằng tị nạn da vàng đi đã và cứ coi tôi là một người khách hàng bình thường thì tôi là người gây hấn. Tôi hỏi thằng quản lý một câu và nó đã trả lời, tại sao tôi lại bay tới chụp cổ nó? Từ cái vụ ngạc nhiên không ngờ này, phản ứng tự nhiên của nó là thò tay móc súng ra. Theo như ý tôi thì nó to con như vậy, và gặp một thằng Việt Nam nhỏ con lại say rượu như tôi thì nó chỉ cần dùng sức mà đẩy một phát là tôi sẽ ngã tuốt ra sau liền, cần gì phải nhờ đến súng? Có lẽ nó hoảng quá nên làm bậy và bây giờ cả hai đứa đều lâm vào tình trạng khó xử...

Nhưng lúc ấy tôi đã say rồi, và người say rượu thì thường lý luận càng. Tôi thầm nghĩ, mẹ, giết người mình còn giết được mà, huống gì mấy vụ cái chụp cổ vu vơ nay. Ở Việt Nam, tôi đã vào tù ra khám và xém chết mấy lần cũng bởi cái tật uống rượu say rồi làm ẩu này.

Đã trót phóng lao, tôi đành phải đuổi theo lao. Tôi làm như không biết tới cái vòng đai người đang từ từ siết chặt chung quanh mình, liền trợn mắt hỏi thằng quản lý:

- Mày đừng có coi thường tao.

Giọng thằng quản lý vừa ngạc nhiên vừa tức giận:

- Tôi chưa bao giờ coi thường ông. Tôi biết ông.

Thế là tốt rồi. Không ngờ thằng quản lý của cái hộp đêm ghê gớm này cũng biết tôi là ai. Có lẽ vì biết tôi là ai nên nó mới để cho Linh đến ngồi trên đùi tôi, một việc mà chưa ai làm. Được trớn, tôi hỏi nó:

- Tao hỏi mày Linh bệnh thật hay là bệnh giả...

Trong lúc tôi nói, họng súng vẫn phất phơ trước mặt nó. Thằng quản lý đưa mắt nhìn chung quanh một vòng rồi nói:

- Trước khi nói thêm, tôi đề nghị ông bỏ tôi ra, nếu không thì sẽ có súng nổ liền bây giờ và ông sẽ chết...

Bình thường, nếu nghe được câu nói ấy thì tôi chẳng coi ra gì nhưng không hiểu sao lúc ấy, cái giọng nói của thằng quản lý nghe coi ghê gớm quá. Và tôi biết ngay rằng nếu tôi không buông cổ nó ra thì tôi sẽ chết thật như lời nó nói. Dân mafia không để ai làm nhục bao giờ. Trợ lực cho lời hăm dọa đó là là tiếng nói của ông Bob bay tới từ phía sau, rất là hốt hoảng:

- Trường, buông tay ra! Buông ra lập tức nếu không muốn đổ máu. Tao phải nói cho mày biết là mày đã đi quá lố rồi đó.

Tôi liếc mắt và nhìn thấy ông Bob đang đứng dang hai tay ra, cố gắng làm một hàng rào để ngăn tụi cô hồn tiến vào gần tôi. Ông Bob lúc này coi thấy quả thật là tội nghiệp khiến tôi biết là đã đến lúc phải chấm dứt cái trò chơi ngu xuẩn này. Tôi bỏ cổ áo thằng quản lý ra, tay kia tôi dùng hết tài nghệ của mình để quay tít cây súng mấy vòng trước khi đưa lại cho nó:

- Súng của mày đây...

Thằng quản lý nhìn tôi bằng một cặp mắt khó hiểu rồi chụp lấy cây súng. Mãi đến sau này tôi mới hiểu cái cặp mắt khó hiểu của thằng này là, một anh chị mafia không bao giờ để cho người khác tước súng. Đặc biệt tước súng ngay trong chỗ mình chịu trách nhiệm an ninh. Chính đêm đó tôi đã tuyên án tử hình cho cả hai người, nó và tôi. Cả hai đều không biết điều đó. Dĩ nhiên, trước khi nó chết thì người ta có nói cho nó nghe, nhưng phần tôi, sau này nghĩ lại, tôi thấy hối hận vô cùng bởi vì mình chỉ vì một chút tự ái, chỉ vì một cơn say mà một người mất mạng.

Thằng quản lý nhà hàng nhét súng vào thắt lưng. Ông Bob phải xin lỗi lia lịa về hành động của tôi nhưng lúc ấy tôi đếch cần gì cả. Tôi chỉ biết một điều là tôi là một thằng có tài thần xạ và bọn mafia đang cần tôi, và tôi đang nhớ Linh ghê gớm. Nhớ tàn bạo.

Cuối cùng thì ai cũng về ngồi chỗ đó nhưng bọn cô hồn lúc nãy trong nhà hàng nhìn tôi bằng một cặp mắt khó chịu thấy rõ. Hình như chúng nó chỉ mong có dịp để bay sang đây mà bằm tôi ra làm trăm mảnh.

Uống hết chia bia, tôi mới nhận ra một điều là ngay cả đến con bồi bàn bây giờ kêu nó cũng không thèm lại. Tôi toan đứng lên bước ra bar gọi bia nhưng ông Bob nhìn tôi lắc đầu:

-Tao nghĩ đã đến lúc mình phải ra khỏi đây.

Tôi gật đầu đồng ý. Ông Bob kề tai con đào, nói nhỏ:

- Em đón taxi về sau, anh phải về với Trường...

Con đào ông Bob có lẽ đã quá quen thuộc với những "lệnh lạc" kỳ quái của người tình nên gật đầu, không thắc mắc gì thêm. Chính tôi mới là cái người thắc mắc. Tôi hỏi:

- Tại sao vậy?

Ông Bob cúi đầu, nói nhỏ:

- Tao nghĩ là tụi nó chờ mày ở ngoài...

Tôi giật mình:

- Chờ tôi. Chờ để làm gì? Tôi tưởng vụ này yên rồi!

- Không đâu. Cổ kim đến bây giờ, chưa hề có người nào dám nắm tay một thằng quản lý của tiệm này mà ra về toàn mạng, đừng nói là nắm cổ. Tin tao đi. Tụi nó không tẩn cho mày một trận thừa sống thiếu chết tối nay thì tối mai sẽ có nhiều thằng khùng khác tới nắm cổ thằng quản lý. Bọn mafia không có nhiều thì giờ để phí như vậy. Nó phải giải quyết một lần cho xong.

Tôi tái mặt lại, ú ớ:

- Vậy sai, tôi tưởng là tụi nó đang cần tôi mà?

- Đúng. Vì chúng nó cần mày cho nên giờ này mày mới còn ngồi được ở đây. Nếu không cần thì mày đã bị lôi cổ ra ngoài dẫn đi mất tích rồi và ngày mai cảnh sát sẽ tìm thấy xác mày ở một chỗ nào đó... Nhưng vì chúng nó cần mày nên giờ này mày mới còn ngồi đây, nhưng chúng nó sẽ đập cho mày một trận thừa sống thiếu chết để dạy cho mày một bài học, từ này về sau phải nhớ để bỏ cái tật uống say rồi làm bậy.

Ông Bob nói đến đâu thì tôi... run tới đó. Run và hối hận vô cùng. Đời tôi từ lúc đi lính đến giờ, đã không biết bao nhiêu lần vì rượu mà xém chết, vì rượu mà ngồi tù, vì rượu mà bị trăm cay nghìn đắng. Nhưng tính tình con người quả thật là khó mà thay đổi, tôi chẳng bao giờ bỏ được cái tính nát rượu của mình.

Thấy tôi ngồi một đống, ông Bob thò tay chụp lấy tay tôi, nói:

- Đừng lo, tao không bỏ bạn bè đâu, tao đi với mày.

Tôi mừng húm. Ông Bob đã nói thế thì tôi còn hy vọng.

- Tao không để chúng nó đánh mày đâu....

Tôi lấp bấp:

- Tôi cám ơn ông. Tôi không bao giờ quên cái ơn này.

- Ơn nghĩa gì. Nói thật với mày, tao nghĩ nhiều khi mày cũng cần phải bị thiên hạ tẩn cho một trận để bỏ bớt cái tật uống rượu vào là làm bậy đi nhưng tao sợ bọn này. Chúng nó không phải là dân võ sĩ chuyên nghiệp mà chỉ là những thằng khoái tẩn người ta sưng vếu mặt mày và nghe tiếng la hét của nạn nhân để tìm hứng thú. Hơn nữa, mày người da vàng và chúng nó thường có "khuynh hướng mạnh tay" với người khác màu da. Tao sợ chúng nó mạnh tay quá thì không những cái tài bắn súng của mày bị đi đong mà cả cuộc đời mày cũng tiêu luôn... Nhiều khi chúng nó nhận lệnh một đàng nhưng lại làm một nẻo. Khi nó đã lỡ tay thì cười trừ. Chuyện này xảy ra khắp nơi.

Ông Bob nói đúng quá. Tôi thấy gáy mình lành lạnh. Ông cúi người tới trước sâu hơn một chút nữa, tiếp:

- Nhưng tao đã có một kế hoạch để thoát thân. Bây giờ mình làm như thế này. Mày làm bộ đi đái... Mày có để ý tới cái cửa ở cuối hành lang có đề chữ "Employee only" không?

- Có.

- Cánh cửa đó không bao giờ đóng. Cứ mở cửa đi thẳng vào, mày sẽ nhìn thấy hai cái cầu thang, một bên trái và một bên phải...

- Xong rồi.

- Cứ theo cái cầu thang bên trái đi lên. Mày sẽ gặp một cái hành lang khác. Đi đến cuối hành lang là cái cửa sổ. Mở cửa sổ đó ra sẽ nhìn thấy xe tao đang chờ phía dưới. Một hai ba nhảy xuống mui xe... Nhớ nhắm cho kỹ, mui xe trơn lắm, lọi giò gẫy cẳng là chuyện rất thường...

Tôi ú ớ:

- Vậy là cửa sổ ở lầu hai à?

- Ờ.

- Trời đất, cao như vậy làm sao tôi nhảy xuống được?

Ông Bob gằn giọng:

- Đã biết vậy thì đừng có "quậy". Có gan quậy thì có gan nhảy. Nhớ kỹ, tao chỉ chờ đó một phút đồng hồ thôi, nếu mày không ra thì tao đi, bỏ mày ở lại. Và nếu mày kẹt ở lại, thì lạy Chúa, chỉ có Chúa giúp được mày thôi. Nhưng chuyện nhảy chỉ là chuyện phụ, chuyện tao đang lo là không biết cái cửa sổ đó có mở được không.

- Ông nói gì?

- Tao không biết cánh cửa sổ có mở được không. Tao chỉ đi ngang đó vài lần nhưng không bao giờ để ý đến nó.

- Nếu không mở được cửa sổ thì sao?

Ông Bob lắc đầu:

- Câu trả lời đó tao dành cho mày. Phần tao, làm hết bổn phận với bạn bè thì tao chỉ chờ được đúng một phút mà thôi. Nhớ đấy, đúng một phút thôi.

Mồ hôi trán tôi toát ra:

- Ông nói thật?

- Mày nên nhớ rằng tao phải liều mạng lắm mới giúp mày. Chúng nó mà biết được thì đời tao cũng tàn. Rồi chuẩn bị đi, thằng quản lý vừa đi ra, mình không có thì giờ nhiều...

Dĩ nhiên, đến lúc đó thì tôi đã tỉnh rượu, và cũng cảm thấy hết... nhớ Linh luôn. Thoát chết cú này, về nhà mà nhớ cũng còn kịp mà...

Tuy ông Bob hối thúc như vậy nhưng tôi vẫn chưa chịu đứng lên. Cái kế hoạch của ông Bob vừa nói xem ra không được hoàn chỉnh lắm. Và tôi, khi có chuyện gì quan trọng, quan trọng đến mạng sống tôi thì tôi tính toán cẩn thận vô cùng. Nếu không thế thì làm sao tôi thoát chết được bao nhiêu lần trong bao nhiêu năm qua?

Tôi duyệt lại kế hoạch của ông Bob một lần nữa rất nhanh trong đầu và tìm ra hai điểm sơ hở ngay. Trước hết, nếu cánh cửa sổ bị khóa cứng bằng thép thì đời tôi tàn. Và chuyện này theo ý tôi thì rất có thể xảy ra bởi vì các hộp đêm bên Mỹ này luôn luôn được đóng khóa rất cẩn thận để đề phòng không phải chỉ bọn trộm cắp mà còn cả cảnh sát nữa. Cảnh sát Mỹ thường đột nhập vào chỗ làm ăn của người ta bằng những ngõ ngách chết người như vậy. Và nếu cánh cửa bị khóa thật, thì tôi sẽ phải đi xuống trở lại. Và việc này dẫn đến cái sơ hở thứ hai rất quan trọng: ông Bob sẽ không còn ở đây nữa để bảo vệ tôi. Tôi biết tôi rất cần một tay trong gia đình mafia như ông Bob lúc này.

Tôi suy nghĩ thật mau, vận hết trí thông minh của mình và trời ạ, cũng như bao lần trước, mỗi khi tôi gặp điều gì nguy hiểm thì cái đầu quái quỷ của tôi liền nảy ra chước lạ. Từ thuở nhỏ, tôi đã thoát chết không biết bao nhiêu lần nhờ cái đầu quái quỷ có nhiều mưu chước lạ lùng này.

Tự nhiên, tôi nhe răng cười một phát làm ông Bob... giật nảy mình. Ông giật mình thật sự, rướn người lên một phát nhìn tôi. Có lẽ ông tưởng tôi sợ quá nên hóa điên. Tôi lại cười tươi hơn rồi nói:

- Ông chờ tôi chút được không, tôi đã nghĩ ra một cách thoát thân khác.

- Lạy Chúa, cách nào?

- Ông cứ ngồi yên đây chờ tôi. Đừng lo!

Ông Bob trợn mắt, lắc đầu nguầy nguậy:

- Mày tính giết người trong này à. Không, không, cho tao can. Tao không thể để cho mày làm thế được. Mày làm thế thì tụi mình dứt tình bạn bè, tao không thể...

Tôi đưa tay ra chặn lên tay ông Bob, giọng rất bình thản tự tin:

- Ông bình tĩnh lại. Tôi ngu gì làm thế. Cứ chờ đây, tôi vào cầu tiêu xong ra liền. Tôi đã từng nói với ông, cái đầu tôi khi hữu sự thì cũng biết "sáng tác" ra nhiều chuyện lạ để cứu lấy thân mình...

Ông Bob tiếp tục ngồi trợn mắt nhìn tôi, nửa ngờ vực, nửa ngạc nhiên. Tôi thò tay lên bàn cầm cái hộp quẹt cất vào túi rồi đứng lên, thò tay kéo lưng quần lên, xoay xoay vài vòng như tôi vẫn thường làm trước khi... đi đái:

- Ông cứ chờ đây tôi. Tôi đi cầu một chút rồi trở lại liền...

Rất bình tĩnh, rất tự nhiên tôi đi vào cầu tiêu. Vừa đi vừa cảm thấy phục.. mình và phục cái nghề rửa chén và chùi cầu tiêu của mình suốt mấy tháng qua. Phải, chính nhờ nó mà tôi mới nảy ra được cái ý tưởng thoát chết thần sầu này.

Tôi mở cửa cầu tiêu, quan sát.

May quá, cầu tiêu vắng người. Tôi thò tay giựt một mớ giấy chùi tay chỗ rửa tay rồi bước vào một chỗ ngồi đi cầu đóng cửa lại. Tôi đóng nắp cầu xuống rồi ngồi xuống xếp mớ giấy vừa giựt thành một hình kim tự tháp với một lỗ trống ở dưới. Tôi nhớ lại hồi xưa còn nhỏ khi đi cắm trại, tôi cũng thường sắp củi kiểu này để đốt lửa trại. Có điều sắp bằng giấy chùi tay thì phải cuộn tròn nó lại để thêm sức cứng. Sắp xong, nhìn thấy hình dáng nó cũng giống y như một đống củi để đốt lửa trại ngày xưa vậy, có điều nhỏ hơn. Tôi lại bỏ ra gỡ cái hộp khăn vải treo trên tường, bên cạnh chỗ rửa tay xuống. Đối với những người thường, chưa hề hành nghề... chùi cầu tiêu thì việc tháo này hơi khó khăn nhưng với một kẻ đã có kinh nghiệm 6 tháng chùi cầu như tôi thì thật là dễ dàng. Dễ như hút thuốc. Chỉ cần thò tay ra sau, ngoáy một phát, cái hộp khăn từ từ rớt xuống tay tôi.

Vừa làm việc, tôi vừa nghĩ đến bài hát chăn trâu của Phạm Duy mà tôi đã sửa lại cho hợp với tình trạng của mình: "Ai bảo... chùi cầu tiêu là... khổ, chùi cầu tiêu sướng lắm chứ. Chùi cầu tiêu ta học được cách... đốt nhà..."

Phía trong hộp khăn vải chùi tay là một cuộn vải dài độ 20 thước. đủ dài cho tôi thực hiện ý định của mình. Tôi tháo nó ra rồi lại trở vào trong chỗ nhà cầu ngồi, từ từ quấn lớp khăn vải chung quanh cái kim tự tháp. Quấn chừng năm vòng, tôi bắt đầu giăng lớp khăn lên cửa, rồi lại chạy vòng vòng chung quanh nhà cầu ngồi. Ý tôi muốn là làm sao cho ngọn lửa khi bắt, đừng cháy một hơi hết liền mà phải chạy vòng vòng chung quanh để phát ra thật nhiều khói...

Xong xuôi đâu đấy, tôi thò tay móc hộp quẹt ra châm lửa vào cái đáy kim tự tháp giấy. Ngọn lửa mới đầu cháy nhỏ rồi từ từ bốc lên. Tôi lẹ làng bước ra, đóng cửa nhà cầu sau lưng. Khi mở cánh cửa phòng cầu tiêu bước ra, tôi đã bắt đầu nhìn thấy khói từ từ bốc lên cao trong phòng.

Ông Bob nhìn thấy tôi trở ra bằng một dáng điệu bình thản tự tin thì giật mình nói:

- Mày làm cái quỷ gì trong đó vậy?

Tôi cười tỉnh bơ:

- Tôi vừa nghĩ ra một cách thoát khỏi đây mà khỏi mà khỏi phải tốn công phí sức, khỏi phải nhảy lầu cao, khỏi sợ gãy chân, khỏi phải bỏ Dalena ở đây một mình để đi taxi, và khỏi cả phải trả tiền nhậu bữa nay nữa...

Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy một tia nhìn kinh ngạc trong cặp mắt ông Bob. Ông biết rằng tôi không đùa nhưng đồng thời, ông cũng không thể tin được những gì tôi nói.

Tôi nâng ly bia lên uống và nói nhỏ:

- Chuẩn bị đi, hễ còi báo động lửa cháy là mình dọt...

"Oh My God..." Ông Bob rú lên một tiếng khiếp đảm. Ông thò tay nắm lấy tay tôi:

- Mày dám đốt tiệm này à?

Tôi nhún vai:

- Đây là chuyện bất đắc dĩ. Tôi cám ơn ông về cái kế của ông nhưng kế đó không xài được. Có quá nhiều sơ hở. Tôi chỉ còn cách đó. Nếu tôi không đốt tiệm thì chúng nó giết tôi chết sao.

Ông Bob đưa hai tay lên bưng lấy đầu như không thể tin được những gì tôi vừa nói. Ông nhìn tôi bằng cặp mắt tóe lửa:

- Mày có biết là trong thiên hạ, xưa nay chỉ có dân mafia đi đốt nhà người ta, chưa bao giờ có chuyện trái ngược...

Ông bỏ hai tay xuống, nói như sắp khóc:

- Mày làm thế thì tao với mày đã là hai cái xác chết biết đi rồi. Tụi mình không sống quá cho tới giờ này tối mai. Có muốn trốn cũng không được...

Tôi vỗ vỗ vào tay ông Bob, bình tĩnh tiếp:

- Ông đừng lo. Trước hết, với kinh nghiệm... chùi cầu tiêu rửa chén của tôi thì cái cầu tiêu đó không thể cháy được. Toàn là gạch men không thì làm sao mà cháy nổi. Chút xíu nữa còi báo động rú lên, chỉ cần một thằng bồi tạt vào đó một sô nước là tắt ngấm hết liền. Có gì phải lo.

Ông Bob thở phào ra một cái như cất được gánh nặng ngàn cân khỏi đầu mình. Tôi tiếp tục:

- Thứ hai, tụi nó làm sao biết tôi là thủ phạm được. Bởi vì tôi không hề biết là chúng nó đang chờ tôi ở ngoài để giộng cho tôi một trận cho nên tôi chẳng có lý do gì để đốt cầu tiêu hết... Ông nhớ kỹ chuyện đó.

Khuôn mặt trắng bệch của ông Bob vừa từ từ đỏ trở lại thì tiếng còi báo động lửa cháy từ mọi phía cũng bắt đầu rú lên...

Theo đúng luật lệ của Mỹ, tất cả các nhà hàng lớn đều phải trang bị một hệ thống phòng lửa rất nghiêm ngặt, bắt đầu bằng cách trang bị những máy dò khói. Khi "ngửi" được hơi khói, các máy dò khói này rú lên một thứ âm thanh báo động và đồng thời, cũng tự động báo ngay cho sở chửa lửa để đem xe tới liền.

Và tiếng rú của mấy cái máy báo động nghe thật là khủng khiếp. Không phải một cái mà có tới cả vài chục cái cùng rú lên một lần, cùng phát ra một loại âm thanh nghe như muốn đục thủng lỗ tai người ta...

Đúng như ý tôi dự đoán, một cảnh hỗn loạn diễn ra ngay trong nhà hàng liền. Chuyện này dễ hiểu bởi vì mình là người đốt cho nên mình không sợ, nhưng người Mỹ ở những chỗ đông người thường rất sợ lửa. Đã có quá nhiều kinh nghiệm về lửa nên khi nghe một loạt tiếng hú như thế thì tình hình trong hộp đêm lập tức biến chuyển ngay. Trước hết, lẹ tay và lanh mắt nhất phải nói là mấy em đang múa cởi truồng trên sân khấu. Đùi và vú đang tô hô như vậy mà nháy mắt một cái, đã thấy các em quơ nhặt xú chiêng xì líp rồi biến mất liền. Đám đực rựa đang thưởng thức cũng hết muốn coi luôn, ai nấy đều đồng loạt quay ra cửa, co giò chạy. Và cái tật chung của đám đông là cái tật bắt chước. Hễ vài người làm chuyện gì đó thì những người khác đều làm theo. Trong hoàn cảnh này, còi báo động hú, khói bốc lên từ trong cầu tiêu và có vài người co giò chạy ra thì tất cả mọi người đều bắt chước chạy theo. Thế là đám khách hàng từ phòng ngoài cũng nhanh không kém, đồng loạt hướng về cửa chính mà chạy. Bàn ghế ly tách đổ ngổn ngang, trộn lẫn với những tiếng thủy tinh vỡ, tiếng bàn ghế đổ là tiếng còi báo động, tiếng người gọi nhau, tiếng la hét, tiếng chửi thề...

Thật là vui mắt. Có lẽ đời tôi ít khi nào nhìn được một cảnh vui như cảnh này. Nhìn thiên hạ chạy, tôi cũng đồng thời nhận ra một cái ngố khác của con người. Hộp đêm, cũng theo luật pháp Mỹ, luôn luôn có những cánh cửa khẩn cấp rất lớn, đề chữ "lối thoát khi có lửa cháy đàng hoàng" nhưng chẳng ai nghĩ đến. Thiên hạ lại cứ nhè cái cổng lớn mà nhào tới.

Chúng tôi ngồi chờ một chút rồi ông Bob nhìn tôi gật đầu một cái làm dấu. Ba người chúng tôi đứng dậy, lẹ làng tới cửa khẩn cấp. Chưa tới nửa phút đồng hồ sau, chúng tôi đã có mặt ngoài bãi đậu xe, nghe được tiếng còi hụ của xe chửa lửa từ xa vọng lại. Tôi để mắt tìm dáo dác nhưng hình như chẳng có ai để ý đến chúng tôi cả. Điều này làm cho tôi cảm thấy thích thú.

Lần đầu tiên, tôi nghĩ rằng ông Bob đã nghĩ đúng về tôi. Tôi quả thật là một thằng nguy hiểm như ông ta nói. Và tôi cũng cảm thấy tự tin. Lần đầu tiên trong đời, tôi đã có một kế hoạch hay hơn kế hoạch của ông ta. Tôi biết, rồi đây tôi sẽ còn qua mặt ông về nhiều phương diện nữa...

Phóng xe ra đường lớn, ông Bob quay lại nhìn tôi:

- Mày quả là một thằng có đầu óc nhưng tao sợ mày không lừa bọn mafia được. Tao nghi chúng nó sẽ nghĩ ra người đốt cầu tiêu là mày...

Tôi nói:

- Tôi cũng đã nghĩ đến chuyện này rồi. Nhưng ông quên một yếu tố quan trọng khác...

- Yếu tố gì?

- Tụi nó đang cần tôi.

Ông Bob không nói gì. Tôi tiếp:

- Ông nói thật với tôi đi, có phải ông đang thi hành chính sách mua người của tụi mafia không?

Ông Bob đưa mắt liếc nhìn tôi trên chiếc kiếng chiếu hậu. Hình như câu hỏi này khó trả lời. Tôi cười, trả lời thế cho ông ta:

- Ông đừng tưởng tôi không biết việc tại sao ông bấm giờ cho tôi, mua cho tôi quần áo mới, dắt tôi đi chơi mỗi đêm. Ông nói 43a6 đúng, người da vàng chúng tôi rất khôn. Tôi biết hết nhưng không phản đối, vì nói thật với ông, tôi cũng đã bắt đầu nghiện cái mùi vương giả của cuộc đời rồi... Tôi nghĩ tôi khó mà có thể trở về nhà hàng để rửa chén cho ông với giá lương 2 đồng và bây giờ là 4 đồng một giờ được. Đời tôi đã rẽ qua một khúc rẽ khác lúc nào mà tôi không biết. Cũng giống như người nghiệm thuốc vậy. Mới đầu là hút chơi với bạn bè, ai mời mới hút nhưng bỗng một ngày chợt nhận ra là không có thuốc lá thì không thể nào chịu được...

- Vậy quyết định của mày như thế nào?

- Tôi đã nghĩ rồi. Tôi sẵn sàng về làm việc cho mấy ông xếp của ông nhưng tôi có điều kiện.

Giọng nói của ông Bob không giấu được vẻ vui mừng:

- Điều kiện gì?

- Trước hết, tôi muốn họ dùng quyền lực của họ để tôi gặp thằng Jay. Tôi muốn giải quyết chuyện cây súng của tôi cho xong cái đã.

Ông Bob gật gù:

- Chuyện này dễ hiểu.

- Chưa hết đâu, tôi nói trước và nói thẳng là muốn mướn tôi làm gì thì làm, nhưng nói cho ông biết, tôi không làm nghề giết người được...

Ông Bob đưa tay lên vuốt cằm:

- Cái này hơi khó. Làm đĩ mà không chịu cởi quần thì e khó mà người ta chịu mướn.

Tôi dứt khoát:

- Với tài của tôi, nếu mấy ông biết dùng thì sẽ dùng được nhiều việc. Như tôi có thể làm cận vệ, có thể đi tải hàng và cũng có thể đi đấu súng. Ông nên nhớ kỹ chuyện đó. Tôi sẵn sàng đấu súng nhưng nhất định không chịu giết mướn cho mấy ông. Ông hiểu, người Việt Nam chúng tôi coi chuyện chém giết là một chuyện cực chẳng đã...

Ông Bob cười hề hề:

- Khó hiểu thật. Người Việt Nam tụi mày hiền vậy mà tại sao chiến tranh cứ dai dẳng không biết bao nhiêu năm...

Nhưng tôi không cười:

- Tôi nói thật. Ông về nói lại, nếu mấy ông muốn mướn tôi thì phải chịu những điều kiện đó. Bằng không thì ngày mai tôi sẽ đi làm trở lại như thường. Và ông biết rồi, mong ông cũng đừng tới chở tôi đi chơi nữa. Ông không làm tôi thay đổi quyết định được đâu.

Ông Bob lại gật gù cái đầu:

- Mày quả là một thằng ghê gớm. Tao đã nói mà. Mày còn hơn tao ở sự suy luận nữa. Không khéo thì một ngày nào đó tao phải gọi mày bằng thầy thôi...

Tôi ngồi im đốt thuốc lá, không nói gì. Nếu chúng nó không chịu mướn tôi thì nội cái chuyện đốt cầu tiêu của chúng nó thôi cũng đủ làm tôi khốn khổ rồi. Tôi không biết hình phạt sẽ như thế nào nhưng đã đến nước này thì tôi chẳng biết làm gì hơn. Tôi đã đưa ra một cái giá. Và nếu họ muốn thì họ sẽ mua, còn không thì cũng đành chịu vậy thôi.

Ông Bob chợt hỏi:

- Nhưng mày chưa đề cập tới vấn đề tiền bạc mà?

Ừ nhỉ, chút xíu nữa thì tôi quên cái vấn đề quan trọng này. Nhưng tôi vẫn nói cứng:

- Dĩ nhiên, đối với một thằng tị nạn nghèo kiết xác như tôi thì tiền bạc là một chuyện rất quan trọng, nhưng không có quan trọng bằng những điều tôi vừa nói. Nếu mấy ông đồng ý những điểm đó thì mình sẽ nói chuyện tiền bạc sau.

- Tao hứa với mày là khi nghe tới số tiền mướn cho mỗi vụ, mày sẽ không thể nào từ chối được...

Tôi không nói gì thêm nữa, ngã người ra sau và lại chợt nhớ đến Linh. Tại sao tối nay nàng không đi làm nhỉ? Ôi Linh ơi, anh nhớ em quá sức...

Ông Bob thả tôi xuống nhà, bắt tay nói:

- Mày ngủ ngon. Tao nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày rất đẹp cho mày...

Tôi không nói gì, vẫy tay chào Dalena rồi quay lui, hai tay thọc sâu trong túi quần...

Tôi không đi thẳng về phòng mình ngay mà lại leo lên cái building đối diện để quan sát trước. Đây là chuyện tôi thường làm kể từ ngày bị khốn khổ với thằng Jay. Đứng từ bên này ngó sang thì tôi nhìn thấy một bóng người ngồi thù lù gần ngay cửa phòng mình...

Nhìn thấy thì hơi thở tôi trở nên nặng nề liền. Tôi thò tay vào bụng, nắm chặt khẩu 9 mm, và phóng mắt nhìn chung quanh coi thử còn đứa nào nữa không. Hình như không còn ai cả.

Tôi quan sát kỹ hơn cái bóng đen và nhận thấy bóng đen có vẻ nhỏ người. Nhỏ người và cái kiểu ngồi chồm hổm nói cho tôi biết ngay rằng đây là một người đàn bà Việt Nam. Tôi thở phào ra một cái, rút bàn tay ra. Chỉ có đàn bà Việt Nam mới ngồi chồm hổm kiểu này, người Mỹ không ngồi thế bao giờ. Hình như là chị Báu thì phải.

Tôi xuống cầu thang, băng vội qua đám cỏ để leo cầu thang về phòng mình. Tôi đi rất nhẹ nhàng và lưng chừng thì nhận ra cái bóng đen ấy chính là chị Báu thật.

Tôi dừng bước ở giữa cầu thang, nhìn lên trời thở dài rồi lại nhìn xuống đất lắc đầu... Đời tôi sao lại khổ thế này. Sau một đêm đầy những biến cố như đêm nay, tôi chỉ muốn phóng lên giường mà ngủ. Phải, ngủ và nhớ Linh. Người mà tôi ít muốn gặp nhất trong thế giới này ngay bây giờ, phải nói là chị Báu. Đặc biệt hơn nữa, tôi biết đêm hôm khuya khắc mà chị Báu xuống đây ngồi khóc thì ắt phải có chuyện. Mà hình như phải là chuyện lớn chứ chẳng chơi.

Hay là mình quay lui, đi ra mướn khách sạn ngủ quách? Tôi đang phân vân thì tiếng khóc thút thít của chị Báu ngưng hẳn. Chị nói vọng xuống:

- Chú Trường về đấy phải không?

Biết không thể trốn được, tôi đánh bước lên, tự hỏi lòng mình rằng tôi đi đứng nhẹ nhàng như vậy mà sao chị vẫn nghe tôi được.

- Giờ này chị còn làm gì ngồi đó chị Báu?

Chị Báu không trả lời. Tôi tới cửa, tra chìa khóa vào cửa, hỏi tiếp:

- Chị ngồi đây chờ tôi làm gì?

Tôi chỉ hỏi một câu vô tình, nào ngờ chị Báu lại òa lên khóc.

Tôi đã mở xong cửa nhưng tần ngần không biết có nên mời chị vô nhà hay không? Khuya khắc như thế này mà chị còn ở đây thì nhất định anh Báu vẫn chưa đi ngủ.

- Chú Trường... tôi khổ quá, tôi có chuyện muốn nói với chú.

Tôi suy nghĩ một chút rồi nhún vai hất đầu:

- Chị vào trong nhà nói chuyện.

Hai người vào phòng, chị chưa kịp mở miệng thì tôi xin lỗi rồi phóng vào cầu tiêu để xả nước trong người rồi trở ra mở nước lạnh cho đầy bồn rửa mặt. Tôi ngâm đầu mình vào đó một lúc cho đến lúc thấy hết buồn ngủ rồi lấy cái khăn chùm đầu, trở ra phòng khách ngồi xuống bên cạnh chị Báu. Chị bảo:

- Chú ơi, hồi nãy tôi giặt đồ, tôi lại gặp thằng khốn đó nữa...

Tôi đã phần nào tưởng tượng ra một chuyện như vậy đã xảy ra. Nhưng nói thật, tối nay tôi chẳng còn chút nào sức lực và hứng thú để đi giúp đỡ ai. Tôi thò ngón tay ngoáy ngoáy vào lỗ tai mình, nói:

- Nó làm gì chị?

- Nó muốn làm hỗn với tôi nữa...

Tôi nhăn mặt lại, bỏ cái khăn xuống. Chị Báu tiếp:

- Tôi bỏ cả giỏ quần áo chạy lên nhà. Anh Báu kêu cảnh sát tới thì nó đã đi mất tiêu rồi.

Tôi thở dài, mệt mỏi:

- Chị làm rất đúng. Cảnh sát sẽ giải quyết vấn đề cho chị.

Chị Báu lại khóc, lắc đầu nói tiếp. Tôi thở dài ra một cái, chưa bao giờ thấy ghét tiếng khóc đàn bà cho bằng lúc này.

- Giải quyết... cái búa. Khốn nạn lắm chú ơi. Cảnh sát vừa về thì nó lại gọi điện thoại lên nhà tôi, nói tục tỉu đủ thứ. Anh Báu chạy ra thì nó đứng dưới nhà nó vừa cười vừa quay quay cái... hu hu...

Tôi thấy hơi tỉnh người lại:

- Quay cái gì?

- Quay cái... cái... quần xì líp của tôi trong tay nó. Nó còn hôn hít cái quần xì líp của tôi nữa... hu hu...

Con người quả thật là khó hiểu. Tôi xém phì cười. Nhưng chị Báu không cười. Chị vừa khóc vừa tiếp:

- Tôi muốn gọi cảnh sát nữa thì anh Báu ảnh lại tát cho tôi một bạt tai chú ơi... hu hu... khổ quá...

- Sao vậy?

- Ảnh nói tôi ai biểu đưa quần xì líp cho nó làm gì để nó hôn. Tôi đâu có đưa! Lúc tôi bỏ chạy thì nó lục cái giỏ đồ dơ tôi nó lấy... Tôi đâu có làm chuyện điên khùng vậy...

Tôi chưa bao giờ có vợ nên không biết phải ăn nói như thế nào trong trường hợp vợ mình bị mất quần xì líp như thế này. Nhưng cái thằng kia cũng kỳ thật. Bộ hết cái gì hôn rồi mà lại đi hôn quần xì líp đàn bà. Theo tôi, quần xì líp đàn bà là một thứ mình không bao giờ nên hôn cả. Đang suy nghĩ vớ vẩn thì chị Báu lại tiếp:

- Chú coi ảnh có vô lý không. Vợ mình đã bị như vậy, không làm gì được để bênh mà lại đi đánh vợ... Tôi tức quá tôi chửi cho ảnh một mách rồi tôi bỏ xuống đây kêu chú... Mà cả mấy tuần này chú đi đâu, không thấy chú lên ăn cơm?

Tôi không trả lời, hỏi lại:

- Vậy chị mới xuống đây à?

- Phải, tôi ngồi chờ cỡ chừng 5 phút thì chú về...

Tôi suy nghĩ một lúc rồi an ủi chị Báu:

- Năm xui tháng hạn, quần... xì líp nó đi thay người, chị đừng buồn chị Báu à.

Chị Báu đang khóc thút thít và cũng phải phì cười:

- Cái chú này ăn nói vô duyên. Người ta nói năm xui tháng hạn của đi thay người chứ có ai nói quần xì líp đi thay người bao giờ?

- Thì đại khái tôi muốn nói với chị như vậy... Số mình xui thì phải gặp rắc rối... Chị đừng có buồn làm gì.

Chị Báu lại khóc lên rưng rức:

- Nói được như chú thì thiên hạ này đâu có ai khổ... Chú không bị nó làm hỗn nên chú chưa biết cái nỗi đau khổ của những người... những người bị... như tôi.

- Nó làm gì chị?

Chị Báu quay mặt đi, trốn cái nhìn và câu hỏi của tôi. Cũng cùng lúc ấy, tôi nhận rõ ra một điều là cái chuyện khốn nạn kia đã xảy ra thật. Chị Báu đã bị hiếp nhưng lại "tuyên bố" với thiên hạ rằng nó chưa kịp làm gì chị hết. Theo thống kê của cơ quan FBI thì cứ 10 người đàn bà bị hiếp dâm, chỉ có 3 người dám đứng ra để tố cáo kẻ đã làm nhục mình. Chị Báu nằm trong số 7 người còn lại không chịu tố cáo này. Chuyện đó cũng dễ hiểu bởi vì, theo đa số, chuyện đã xảy ra rồi, có tố cáo cũng không lấy lại được cái đã mất. Hơn nữa, khi ra tòa, cảnh hiếp dâm sẽ được tái diễn đi tái diễn lại bằng những câu hỏi của luật sư bên bị cáo. Những câu hỏi rất đau lòng và rất chi tiết mà ai cũng muốn nghe, ngoại trừ nạn nhân.

Giọng tôi có vẻ hơi hối hận:

- Vậy bây giờ chị muốn tôi làm gì?

Chị Báu nhìn tôi nghiến răng:

- Tôi muốn chú phải giết nó cho tôi!

Tôi nhăn mặt lại... Ở trong đời, có nhiều chuyện đã sắp sửa thành công nhưng chỉ vì một câu nói trái mùa của người chủ trương mà hư hết việc lớn. Câu nói này của chị Báu đã làm hư hết việc lớn của chị. Lúc hỏi chị Báu rằng chị muốn tôi làm gì, tôi đã có ý muốn giúp chị thật nhưng sau khi nghe câu "tôi muốn chú phải giết nó cho tôi!" tôi thấy mình bị xúc phạm. Mẹ kiếp, tôi đâu có phải là đầy tớ hoặc là lính dưới quyền chị mà chị nói với tôi như vậy. Chị đánh giá con người tôi như thế nào? Chị có biết rằng tôi muốn giúp chị không phải vì tiền hay vì thèm khát chị, mà chỉ vì chút tình đồng hương với nhau trên vùng đất mới xa lạ này. Thế là chỉ vì một câu nói trong lúc nóng giận mà từ sự thông cảm thương hại dành cho chị, tôi đâm ra ghét.

Nhưng tôi là người đóng kịch rất khéo. Tôi giấu kín sự nóng giận trong lòng mình, bình thản nói:

- Tôi cũng muốn giết nó lắm, nhưng chị phải biết, đêm hôm khuya khắc như thế này đâu có thể chạy ra nổ nó khơi khơi ngay trước mặt người ta được. Muốn làm gì cũng vậy, mình còn cần có thì giờ để điều nghiên, tổ chức...

Một vẻ thất vọng và chán chường hiện lên trong ánh mắt của chỉ Báu nhưng chị không nói gì. Tôi tiếp:

- Bây giờ chị cứ về nhà đi. Sáng mai thức dậy mình tính sau.

Chị Báu nghe xong câu nói thẳng thừng của tôi thì đổi liền sắc mặt và đứng dậy. Tôi làm bộ tảng lờ, không để ý đến chuyện đó.

Chị Báu thở dài lên một tiếng nghe rất là não ruột rồi chắc lưỡi:

- Tôi biết tôi là phận gái dặm trường... Đâu phải tôi muốn làm chuyện thất đức làm gì chú. Chẳng qua tôi bị nhục nhã quá...

Tôi nhìn lên và thấy hai giòng nước mắt của chị chảy dài xuống má. Chị nhìn tôi xuyên qua cắp mắt ướt sũng đó. U buồn và trách móc. Và tôi bỗng cảm thấy hối hận vì không giúp chị.

Chị đứng yên như một lúc không nói gì. Tôi cũng không nói gì...

Rồi chị Báu đưa tay chùi nước mắt, lẳng lặng đi ra cửa. Suốt đời tôi, tôi không bao giờ quên được những hình ảnh của người đàn bà đưa tay áo lên chùi nước mắt. Ngày xưa ở Việt Nam, tôi đã nhìn thấy cảnh này nhiều lần. Người đàn bà Việt Nam chùi nước mắt coi thảm thương và đau xót lắm.

Tôi gọi chị lại:

- Chị Báu!

Chị Báu dừng lại ở cửa.

- Tôi muốn giúp chị, tôi nói thật. Nhưng chị phải hiểu cho tôi rằng mình không thể giết nó ngay tối hôm nay được vì có hai chuyện trở ngại: thứ nhất là mình không biết nó ở đâu. Thứ hai, nếu biết nó ở đâu thì phải tìm cách dụ nó ra một chỗ nào đó rồi mới bắn nó được.

Chị Báu gật đầu:

- Tôi cũng hiểu, chú. Thôi chào chú nghe. Chú ráng giúp tôi, tôi không quên ơn chú đâu. Xong việc rồi chú muốn gì cũng được. Tôi hứa với chú...

Tôi không nói gì. Chị Báu thò tay vặn nắm cửa, quay lại nhìn tôi:

- Tôi nói thật đó, chú muốn gì cũng được kể cả... tôi. Chú muốn tôi, tôi cũng cho chú luôn...

- Chị Báu, chị đừng nói câu đó. Tôi muốn giúp là giúp, tôi không đòi hỏi gì hết.

Cánh cửa tự động khóa sau lưng chị Báu. Tôi ngồi im một lúc để suy nghĩ vớ vẩn rồi phóng lên giường. Tôi ôm chiếc gối kẹp giữa hai chân mình rồi chìm vào giấc ngủ với hình ảnh của Linh chập chờn ẩn hiện...

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/93201


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận