Chương 7 Những du khách vì đâu mà mất tích Văn Đế Đế gật đầu đáp :
- Gia sư là người quái dị, lão nhân gia chẳng chịu nói với tiện thiếp một lời gì. Chỉ bảo tiện thiếp về nhà để tìm một vật cho bà nhưng phải dấu cả gia phụ.
Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói :
- Nếu vậy cô nương củng chẳng nên cho tại hạ biết.
Văn Đế Đế đáp :
- Không! Tiện thiếp hoàn toàn tin ở nơi công tử, vì tiện thiếp không còn ai để nói tâm sự của mình.
Thiết Kỳ Sĩ chứng minh cô không phải là người trả giá, liền hỏi :
- Lệnh tôn không biết chút võ công nào ư?
Văn Đế Đế đáp :
- Theo chỗ tiện thiếp biết thì lão nhân gia thực không biết võ công.Thiết Kỳ Sĩ nhận ra tuy Văn Đế Đế võ công cao thâm khôn lường, nhưng cô còn nhỏ tuổi quá, chưa đủ kinh nghiệm giang hồ.Giữa lúc ấy Văn An đưa đồ tới.Phía sau gã một tên a đầu tay bưng đồ ăn.Văn Đế Đế cười nói :- Tiện thiếp đã bảo chúng từ nay ngồi ăn với công tử ở đây.Thiết Kỳ Sĩ cười đáp :- Nếu vậy tại hạ ăn thêm được mấy chén.Văn Đế Đế cười khanh khách nói :- Công tử không thành thực rồi.Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Tại hạ đã cảnh cáo cô nương là phải coi chừng.Văn Đế Đế cười rất tươi nói :- Tiện thiếp cũng vậy.Từ đó khoảng hơn một tháng, Văn Đế Đế không rời xa Thiết Kỳ Sĩ nửa bước. Trừ những lúc cô về phòng ngủ hay ra ngoài trang có việc, còn thì cô bầu bạn suốt ngày với Thiết Kỳ Sĩ.Người ở với nhau lâu ngày tất nảy tình thân thiết, huống chi là đôi nam nữ thanh niên. Vả lại Văn Đế Đế ngay từ hôm đầu gặp Thiết Kỳ Sĩ đã có mối hảo cảm với chàng, nên cô không hoài nghi chàng có ý đồ gì với nhà mình.Nhưng Thiết Kỳ Sĩ lại không thế, tuy chàng rất ưa thích Văn Đế Đế, nhưng đối với Văn trang chủ thủy chung chàng vẫn cảm thấy có điều gì nghi kỵ. Dù chàng không coi là cừu nhân mà lúc nào cũng để ý do thám chuyện bí mật.Hơn một tháng trời, thực khách ở Văn gia vẫn có kẻ ở người đi, ngực xe rầm rập không ngớt. Dĩ nhiên cũng có hào khách nghe danh Thanh Tiêu Ngọc Nữ đến cầu thân, nhưng họ chỉ trò chuyện với Trang chủ, ăn hai bữa cơm ngủ lại một đêm rồi ra đi. Bọn họ trước hết đi tìm “Cổ kim đệ nhất kiếm thủ” để tỷ đấu, xong rồi mới bàn đến chuyện khác.Một hôm trời vừa sáng, Văn Đế Đế đã đến ngoài các là gọi Thiết Kỳ Sĩ :- Sĩ Kỳ! Công tử dậy chưa?Thiết Kỳ Sĩ chạy ra đón tiếp vừa cười vừa đáp :- Tại hạ mới vừa chạy được hai vòng quanh vườn là cô nương đã gọi rồi.Văn Đế Đế lớn tiếng hỏi :- Công tử đi với tiện thiếp lên Thanh Sơn một chuyến được chăng?Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại :- Cô nương muốn đến Thanh Sơn làm chi?:Văn Đế Đế đáp :- Ở Thanh Sơn vừa xảy chuyện rắc rối quá. Nghe nói họ làm chết nhiều cư dân, kinh động đến quan nha, tiện thiếp muốn đi coi.Thiết Kỳ Sĩ cười nói :- Thanh Tiêu Ngọc Nữ khét tiếng giang hồ, lại muốn đi trừ hại cho dân.Văn Đế Đế đáp :- Đừng nói giỡn nữ, chẳng lẽ công tử không có lòng nghĩa hiệp?Thiết Kỳ Sĩ hỏi :- Được rồi, cô nương muốn cỡi ngựa hay đi bộ?Văn Đế Đế đáp :- Thanh Sơn cũng gần đây thôi! Chúng ta đi bộ quách, có khi cưỡi ngựa không tiện bằng đi bộ.Thiết Kỳ Sĩ hỏi :- Đi ngay bây giờ hay sao?Văn Đế Đế đáp :- Đi ngay bây giờ, công tử có đem chút hành lý gì theo không?Thiết Kỳ Sĩ hỏi :- Cô nương đã coi hành lý của tại hạ rồi chứ?Văn Đế Đế đáp :- Công tử đã chẳng e dè tiện thiếp, tiện thiếp cũng không có ý thóc mách. Đại khái chỉ có một thanh vô danh đoản kiếm.Thiết Kỳ Sĩ cười nói :- Cô đừng coi thường thanh đoản kiếm của tại hạ, lai lịch nó lớn lắm nghe!Văn Đế Đế hắng đặng đáp :- Dù sao cũng còn kém Thái A thần kiếm của tiện thiếp.Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói :- Chưa chắc đâu! Đến lệnh tôn còn chưa nhận ra thì đủ biết nó ghê gớm đến thế nào!Văn Đế Đế đáp :- Gia phụ chỉ có thị hiếu về cổ kiếm mà thôi chứ sức không trói nổi con gà thì làm gì biết thưởng thức.Thiết Kỳ Sĩ vừa thu thập hành lý vừa lắc đầu đáp :- Không phải đâu! Lệnh tôn rất sành về cổ kiếm.Văn Đế Đế hỏi :- Công tử đưa thanh kiếm này cho gia gia coi hồi nào?Thiết Kỳ Sĩ nở nụ cười thần bí đáp :- Tám bữa trước cô nương đến thành Cô Dung, tại hạ ngẫu nhiên cũng dời khỏi chốn này, không ngờ lệnh tôn tản bộ qua đây.Văn Đế Đế ồ một tiếng hỏi :- Gia gia coi những gì của công tử?Thiết Kỳ Sĩ hững hờ đáp :- Trong bọc hành lý của tại hạ chả có vật gì khác, ai muốn coi thì coi, nhưng lệnh tôn cũng không coi lén.Văn Đế Đế châu mày hỏi :- Chắc vừa gặp lúc công tử trở về?Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Không phải! Lệnh tôn còn hỏi tại hạ có thanh bảo kiếm gì tại hạ mới biết. Nếu quả lão nhân gia coi lén thì chẳng hỏi lại.Văn Đế Đế hỏi :- Công tử trả lời lão nhân gia ra sao?Thiết Kỳ Sĩ mỉm cười đáp :- Đứng trước mặt bậc tôn trưởng, dĩ nhiên là tại hạ không dám dấu diếm.Văn Đế Đế nhảy bổ lên hỏi :- Giỏi quá rồi! Công tử nói với gia gia mà không cho tiện thiếp hay ư?Thiết Kỳ Sĩ cười đáp :- Tại hạ muốn cô nương đoán coi.Văn Đế Đế nói :- Không đoán nữa! Tiện thiếp có đoán thế nào cũng không trúng.Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Được rồi! Không đoán thì tại hạ cho cô hay: Đó là Đại Ngư trường kiếm.Văn Đế Đế “Hứ” một tiếng hỏi :- Ngư trường kiếm cũng có đại có tiểu nữa ư?Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Cô nương không coi thấy thanh trường kiếm này lớn hơn Ngư trường kiếm mà lại ngắn hơn những cổ kiếm khác?Văn Đế Đế gật đầu hỏi :- Công tử nói tựa hồ cũng có lý. Gia gia có muốn mua kiếm của công tử không?Thiết Kỳ Sĩ cười nói :- Con nhà võ coi kiếm quí hơn tính mạng. Dĩ nhiên lệnh tôn cũng hiểu đạo lý này.Văn Đế Đế lắc đầu đáp :- Gia gia không phải là người võ lâm, không nghĩ tới điều đó!Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Lệnh tôn tuy chưa muốn mua nhưng có nhắc tới điều kiện trao đổi.Văn Đế Đế kinh hãi hỏi :- Gia gia muốn trao đổi thanh Thuộc Lủ cổ kiếm mà công tử coi như sinh mạng ư?Thiết Kỳ Sĩ đáp :- Có lẽ lệnh tôn thử tâm lý để coi phản ứng của tại hạ, sau đó lão nhân gia chỉ mỉm cười không nói nữa.Văn Đế Đế nói :- Công tử mà chịu trao đổi thì lão nhân gia không bỏ được cái của mình.Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp :- Đúng thế! May ở chỗ lão nhân gia chưa nhắc đến chuyện đòi mua, không thì thật khó cho tại hạ.Văn Đế Đế nói :- Có khi chưa đến lúc đó thôi, nhưng tiện thiếp sẽ cự tuyệt trước dùm công tử. Con người không hiểu võ công nên không biết đường trọng khinh.Thu thập hành lý xong xuôi, Thiết Kỳ Sĩ hỏi :- Cô nương còn cho ai đi nữa không?Văn Đế Đế đáp :- Không! Đem nhiều người đi thêm bận cho mình phải chiếu cố.Thiết Kỳ Sĩ cười mát nói :- Khẩu khí cô lớn quá! Nếu vậy tại hạ đi cũng bằng thừa.Văn Đế Đế hắng đặng đáp :- Đừng giã vờ nữa, tiện thiếp coi người là biết.Thiết Kỳ Sĩ cười thầm nghĩ bụng :- Cô mà nhận ra thì chẳng khác gì thấy quỷ sứ. Đến thanh Phụng Hoàng kiếm của ta cô còn không nghi ngờ thì hiểu bản lãnh ta thế nào được!Nguyên thanh đoản kiếm của Thiết Kỳ Sĩ đó là Phụng Hoàng thần kiếm. Có khi vì sư phụ chàng nói là người võ lâm ít ai biết tới nên chàng mới để cho Văn viên Ngoại ngó thấy. Nói một cách khác, đó là chàng cố ý lưu thần kiếm lại trong đình các.Ra đến cửa trang, Thiết Kỳ Sĩ hỏi :- Có cần trình rõ với lệnh tôn không?Văn Đế Đế đáp :- Tiện thiếp về nhà chỉ có lần thứ nhất là bẩm với lão nhân gia.Thiết Kỳ Sĩ nói :- Sở dĩ lệnh tôn yên dạ vì lẽ võ công cô rất cao cường.Lên Thanh Sơn cần phải qua Xích Sơn hồ. Văn Đế Đế kêu con thuyền nhỏ để đi. Hai người lên bờ vào lúc giữa trưa.Trời đã hoàng hôn, hai người tới thành Cô Dung, tìm phạn điếm ăn cơm xong, Thiết Kỳ Sĩ kêu tiểu nhị vào phòng hỏi :
- Nghe nói ở Thanh Sơn đã xảy vụ khủng khiếp, nơi đây có biết gì không?
Tiểu nhị hỏi lại :
- Khách Quan! Khách quan đi trên đường chẳng lẽ lại không nghe thấy khắp nơi người ta bàn tán về vụ này?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Bọn ta không phải là người ở đây, vừa mới tới quí địa.
Tiểu nhị nói :
- Về vụ này, quan phủ đã phái rất nhiều người đi, phát động đến cả bọn đầu mục cưỡi ngựa và đi bộ mà chưa điều tra được vì nguyên nhân gì?
Văn Đế Đế hỏi :
- Đầu đuôi câu chuyện ra làm sao?
Tiểu nhị đáp :
- Trên núi Thanh Sơn có dòng suối ấm áp, ai xuống tắm cũng khỏi bịnh. Mỗi khi mùa đông tới du khách đến tắm rất đông. Không ngờ hiện nay không thấy bóng người nào nữa.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Chắc vì nguyên nhân xảy ra vụ này?
Tiểu nhị đáp :
- Đúng thế! Nghe nói gần đây nhiều người chết lắm.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Họ bị chết trong trường hợp nào?
Tiểu nhị đáp :
- Không hiểu tình trạng cái chết ra sao, chỉ thấy trên núi rất nhiều xương trắng. Những cư dân lân cận nhiều người bị mất tích, rồi tin đó đồn đại ra ngoài.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Chẳng lẽ họ bị yêu quái ăn thịt.
Tiểu nhị đáp :
- Vấn đề là ở chỗ xương trắng kia từ đâu đưa đến? Chẳng lẽ yêu quái lại ăn cả quần áo?
Thiết Kỳ Sĩ biết rằng không thể hỏi rõ nguyên nhân, liền xua tay nói :
- Cám ơn tiểu ca!
Tiểu nhị lui ra rồi, Văn Đế Đế hỏi :
- Chuyện này ra làm sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Phải đến nơi điều tra mới biết được. Bây giờ cô nương hãy tắt đèn đi ngủ.
Chàng ra khỏi phòng, Văn Đế Đế về phòng mình ở ngay bên cạnh. Chàng đóng cửa lại ngồi trên giường tính thầm :
- Chắc bọn tà môn hý lộng quỷ thần, chẳng lẽ mình không điều tra ra được?
Hôm sau hai người ra khỏi điếm, bỗng thấy cáo thị dán khắp nơi, nhất là những chỗ đông người như khách điếm, tửu lầu bến xá.
Thiết Kỳ Sĩ lại gần coi bất giác bật cười nói :
- Xem cáo thị và lời nói của điếm tiểu nhị thì không giống nhau. Cáo thị còn đặt giải thưởng bạc trăm lạng...
Sau khi ra khỏi thành, Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế nói :
- Chúng ta bất tất phải hỏi dò nữa, cứ đến thẳng Thanh Sơn coi rồi sẽ tính. Có hỏi bọn ngư dân cũng chẳng ích gì!
Văn Đế Đế đáp :
- Tiện thiếp thường qua lại Thanh Sơn, nơi đó chẳng có chỗ nào phẳng phiu.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi :
- Ở đó có chỗ sơn động nào để luyện công được chăng?
Văn Đế Đế đáp :
- Dĩ nhiên có núi cao, hang thẳm nhưng bọn du khách lại không tới đó.
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Bây giờ cũng không phải là chẳng có người đến!
Văn Đế Đế kinh hãi hỏi :
- Theo lời công tử thì có kẻ tạo ra cuộc khủng bố để hăm dọa du khách lên Thanh Sơn hay sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Tại hạ đoán là những người chết đều trúng độc, nhưng là chất độc khác thường quái dị.
Văn Đế Đế hỏi :
- Quái dị ở chỗ nào?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Chúng ta có thể đi coi xương trắng là có thể chứng thực được điểm này.
Khi hai người đến chân núi Thanh Sơn bỗng thấy một tên bộ khoái đứng tuổi, vẻ mặt hoang mang đi tới. Thiết Kỳ Sĩ tiến lại lớn tiếng hỏi :
- Bằng hữu! Phải chăng bằng hữu ở huyện Cô Dung.
Người kia vừa thấy Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ bỗng la lên :
- Đây phải chăng là Văn tiểu thư?
Văn Đế Đế hỏi :
- Ông bạn nhận biết ta ư?
Người kia hoang mang đáp :
- Tiểu nhân làm công ở huyện Cô Dung có lý nào lại không nhận ra tiểu thư! Tiểu thư ơi! Bọn mã bộ đầu mục của tiểu nhân không thấy đâu nữa. Chắc họ bị yêu quái ăn thịt rồi!
Văn Đế Đế hỏi :
- Quí vị có bao nhiêu người?
Bộ khoái đáp :
- Bọn tiểu nhân có ba người. Hai vị kia bảo tại hạ chờ ở chân núi. Họ lên núi tới giờ vẫn chẳng có tin tức gì.
Văn Đế Đế nói :
- Ông bạn về đi thôi! Vụ này để ta phụ trách điều tra cho rõ. Nếu quả là yêu quái ta sẽ trừ khử đi. Có điều ông bạn đừng nói nhăng nói càn, chờ hiểu rõ sự tình sẽ liệu.
Tên bộ khoái liên thanh đáp :
- Được tiểu thư ra tay, vụ này có thể thành tựu. Tiểu nhân trở về nhất thiết bẩm thái gia theo đúng như lời tiểu thư.
Văn Đế Đế lại nói :
- Đồng thời ta yêu cầu đại nhân ra lệnh cấm chỉ quân dân không được lên núi Thanh Sơn.
Tên bộ khoái dạ một tiếng rồi rút lui. Văn Đế Đế dẫn Thiết Kỳ Sĩ lập tức lên núi.
Thiết Kỳ Sĩ thấy cô xử sự rất thông thạo liền cười nói :
- Văn Đế Đế! Cô quả là người có tác phong đại hiệp.
Văn Đế Đế bĩu môi đáp :
- Đừng trào phúng nữa! Bây giờ tiện thiếp coi công tử làm ăn ra sao?
Thiết Kỳ Sĩ nói :
- Hãy đến chỗ an toàn đã, nhưng cô nương hãy đề phòng họ đánh lén.
Văn Đế Đế ngạc nhiên hỏi :
- Có người thật ư?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Một nhân vật thật tàn độc, khi gặp chúng ta phải tra hỏi khẩu cung.
Văn Đế Đế hỏi :
- Đã là người tồi bại thì còn phải hỏi han gì nữa?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Ta hỏi cho ra đồng đảng.
Chàng e đây là cừu nhân của mình nên mới nói vậy.
Hai người lên đến khu an toàn, quả thấy rất nhiều xương trắng.
Văn Đế Đế trịnh trọng hỏi :
- Vụ này nghĩa làm sao?
Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp :
- Họ trúng phải chất kỳ độc rất cổ quái.
Văn Đế Đế hỏi :
- Sao công tử biết thế?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Thông thường những người trúng độc, chết sau khi thịt nát rồi, màu xương tím đen lại, rõ ra bị trúng độc mà chết, nhưng đây toàn xương trắng, chẳng có chi khác lạ, không ai ngờ họ bị độc tử.
Văn Đế Đế hỏi :
- Chất độc này tiêu hóa cả y phục hay sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp :
- Y phục họ lấy đi rồi. Người hạ thủ cố ý bày nghi trận.