Quan Đạo Vô Cương Chương 163 : Tuyệt đối không lảng tránh

Quan Đạo Vô Cương
Tác giả: Nam Triêu Trần
Chương 163: Tuyệt đối không lảng tránh

Nhóm dịch PQT
Biên dịch: Mê truyện





Đúng như Tô Yến Thanh đã dự đoán, tâm trạng Tào Cương vô cùng tồi tệ.

Khi An Đức Kiện gọi y vào văn phòng hỏi tình hình dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên, y còn rất vui mừng, nghĩ rằng An Đức Kiện chuẩn bị tăng cường đẩy mạnh dự án này. Vừa vặn khoảng thời gian này Thẩm Tử Liệt đang vắng mặt, bản thân mình tạm thời chủ trì công tác ở Ủy ban nhân dân huyện. Một dự án lớn như vậy được khẳng định chẳng những có thể ghi rõ chiến tích của mình, hơn nữa, còn quan trọng hơn là nó có thể chứng minh với Trưởng phòng Tôn là mình thật sự đã cố gắng hết sức để thúc đẩy dự án này nhanh chóng được thông qua.



Không ngờ, khi y vừa đến văn phòng An Đức Kiện lại nhận được một cú đánh lén, khiến y gần như bị đánh gục.

An Đức Kiện giao ý kiến chất vấn mà Hội đồng nhân dân huyện đưa ra cho y, lại hỏi y về tình hình ô nhiễm của xí nghiệp giấy Khải Thiên khi vận hành nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn. Ông ta còn nói cho y biết Cục Bảo vệ Môi trường địa khu cũng đang hỏi đến chuyện này, mà dự án này cũng là trường hợp bị phản ánh đầu tiên mà Cục bảo vệ môi trường nhận được, muốn mình phải xử lý thật nghiêm túc.

An Đức Kiện còn yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện phải khảo sát nghiêm túc xem dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên, nếu trụ lại Khu kinh tế mới Nam Đàm thì có khả năng kéo theo vấn đề ô nhiễm cho Nam Hà hay không. Còn phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá dự án này thật cẩn thận, phải đưa ra chứng cứ khoa học, làm như thế nào để phòng ngừa, giải quyết vấn đề ô nhiễm có thể xuất hiện, đưa ra một vào ý kiến khách quan, công bằng.

Đi ra khỏi văn phòng An Đức Kiện, Tào Cương còn chưa hoàn hồn.

Cú đánh này thật sự tác động không nhỏ đến y. Lúc trước, An Đức Kiện cũng tán thành dự án này như y, sao bây giờ thái độ của ông ta lại đột nhiên thay đổi lớn đến như vậy?

Ô nhiễm? Nói đến chuyện ô nhiễm, chẳng lẽ nói trước kia An Đức Kiện không biết gì về tình hình ngành sản xuất giấy? Thời gian này vấn đề ô nhiễm là cái thá gì!

Có ngành nào, có doanh nghiệp nào không gây ô nhiễm? Sao chưa từng thấy Hội đồng nhân dân các ông lên tiếng, cũng không thấy An Đức Kiện thận trọng với chuyện này đến như vậêu cầu phải trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân thật nghiêm túc?

Nhất là ngành sản xuất giấy, nhìn khắp cả nước, xí nghiệp lớn nào cũng có ô nhiễm. Anh muốn cho nó không ô nhiễm, không bằng cứ trực tiếp xóa luôn ngành sản xuất này đi!

Nghĩ đến đây Tào Cương lại càng thấy tức giận. Nếu ông ta sớm chỉ trích thái độ của mình đối với phía Tôn Chi Lan thì đã đành, lại không nói cho rõ ràng. Bây giờ thì tốt rồi, trong nháy mắt liền đẩy mình tới vách núi, lời hứa như đinh đóng cột bảo đảm với Tôn Chi Lan, bây giờ không thực hiện được, đối phương sẽ nghĩ mình là người như thế nào?

Như thế này không phải là cố ý kiếm chuyện hay sao? An Đức Kiện là nhàn quá thì vẽ việc ra? Hay là cảm thấy phải thoát thân, nên mới cố ý đem chuyện này đổ lên đầu y? An Đức Kiện từ lúc nào lại trở nên sợ phiền phức như vậy?

Y cũng tin rằng Tôn Chi Lan chắc chắn cũng thông qua người khác mà có lời với An Đức Kiện. Nếu không với tính cách thâm trầm chu đáo của An Đức Kiện, trước kia căn bản sẽ không phát biểu ý kiến về công việc cụ thể vốn dĩ là của Ủy ban nhân dân. Nhưng bây giờ An Đức Kiện lại ra đòn này.

Hội đồng nhân dân huyện, nghĩ đến đây trong lòng Tào Cương thoáng hiểu ra một chút. Cái lão chó già Lâm Thuận Lộc này xem ra lại đến gây sức ép rồi. Lão chó này còn thực sự nghĩ rằng Hội đồng nhân dân huyện chính là cơ quan quyền lực có thể phủ quyết mọi chuyện. Mẹ nó, không biết tự lượng sức mình!

Nếu không phải Lâm Thuận Lộc là người của lũy làng nhà họ Lâm, ông ta có phải vội vã lao ra đến như vậy không?

Chẳng qua lúc này An Đức Kiện đang nghiêng vai, đổ hết gánh nặng lên vai mình. Mình nên xử lý như thế nào đây, giải thích như thế nào với các bên?

Tào Cương không nghĩ rằng một tờ giấy của Hội đồng nhân dân lại có thể ngăn cản một dự án trụ lại. Chỉ cần chuyện mà Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đã bật đèn xanh, Hội đồng nhân dân làm được cái trò trống gì! Chẳng lẽ nói Hội đồng nhân dân không phải là do Đảng uỷ lãnh đạo nữa? Lâm Thuận Lộc không phải Phó bí thư huyện ủy sao?

Về phần Cục bảo vệ môi trường địa khu gì đó, tạm thời không cần để ý tới.

Trường hợp đầu tiên thì sao? Lên xe trước rồi mua vé sau là chuyện xảy ra ở khắp nơi, chẳng phải nói phải phát huy hiệu suất hành chính, với những chuyện đặc biệt có thể xử lý linh động sao? Dự án này của xí nghiệp giấy Khải Thiên hoàn toàn có thể dựa theo quy định việc đặc biệt mà xử lý linh động. Cùng lắm thì nộp chút tiền phạt là xong chuyện.

Chỉ cần hành động nhanh một chút, đợi đến khi Hội đồng nhân dân biết được, thì nền móng cũng đã được làm xong, hợp đồng cũng đã ký kết, còn có thể làm gì được nữa? Chẳng lẽ còn có thể bắt Ủy ban nhân dân huyện hủy bỏ hợp đồng rồi bồi thường sao? Làm vậy thì Hội đồng nhân dân huyện sẽ trở thành kẻ thù chung của người dân huyện Nam Đàm!

Mấu chốt là ở An Đức Kiện. An Đức Kiện không gật đầu thì toàn bộ đều chỉ là nói suông. Bản thân mình chỉ là Phó chủ tịch huyện tạm thời chủ trì công việc, trong những chuyện kiểu này mà dám cứng đầu cứng cổ đắc tội với đám lão làng quỷ quyệt của Hội đồng nhân dân kia thì đúng là chuốc vạ vào thân. Nếu muốn thuyết phục được Lâm Thuận Lộc, ở huyện Nam Đàm này ngoại trừ An Đức Kiện ra thì không có người nào khác có thể làm được.


Nhưng An Đức Kiện rõ ràng là không muốn động đến Lâm Thuận Lộc. Cho dù là mình ở vào vị trí của An Đức Kiện, chắc chắn cũng sẽ không đi đọ sức với Lâm Thuận Lộc. Nhưng bây giờ mình nên làm thế nào?

Nghĩ đến chuyện mình đã vỗ ngực mà hứa hẹn trước mặt Tôn Chi Lan và Tôn Bảo Đình, trong lòng Tào Cương trào lên vị đắng ngắt, nhưng làm thế nào cho phải?

Mấu chốt là tình hình ô nhiễm của nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn của xí nghiệp giấy Khải Thiên sao lại đến tai Hội đồng nhân dân huyện?

Đương nhiên, Tào Cương biết tình thế của Lâm Thuận Lộc. Nếu như xí nghiệp giấy Khải Thiên trụ lại Khu kinh tế mới Nam Đàm, chắc chắn sẽ có một chút ảnh hưởng đối với hạ nguồn sông Nam Hà, lũy làng nhà họ Lâm kia đương nhiên sẽ phải đứng mũi chịu sào. Lâm Thuận Lộc nhất định không vui vẻ gì.

Nhưng xí nghiệp giấy Khải Thiên là báo cáo theo đúng trình tự. Trong báo cáo xây dựng của dự án này cũng đã quy hoạch rất rõ ràng về xây dựng thiết bị xử lý ô nhiễm. Theo lý thuyết, chỉ cần thiết bị xử lý ô nhiễm này được hoàn thành, dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên sẽ hợp lý hợp pháp, về việc ô nhiễm đối với sông Nam Hà cũng nằm trong phạm vi có thể khống chế, có thể chấp nhận. Lúc đó sẽ không ai có thể nói ra nói vào, cho dù là Lâm Thuận Lộc cũng không thể nói này nói kia được.

Một vấn đề kỳ lạ nhất chính là ai đã nối mối dây liên hệ giữa dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên với tình trạng ô nhiễm của nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn? Là kẻ nào đã cho Lâm Thuận Lộc biết tường tận tất cả chuyện này?

Tình hình ô nhiễm do nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn gây ra đặc biệt nghiêm trọng, nó cũng là nguồn ô nhiễm trầm trọng nhất của sông Lạc Giang- sông mẹ của địa khu Lạc Môn. Có thể nói mức độ ô nhiễm của nó vượt qua sự tưởng tượng về một xí nghiệp giấy thông thường.

Bởi vì nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn là nhà máy cũ, thiết bị trong xí nghiệp đã cũ nát thậm tệ, thêm vào đó là tình hình kinh doanh khó khăn, lúc này mới thầu lại quyền kinh doanh. Hiện tại nhà máy này đã được vài người liên kết nhận thầu, cũng không bỏ vốn đầu tư vào việc nâng cao kỹ thuật, cải thiện thiết bị. Hiệu suất sản xuất được nâng cao, giá trị sản lượng cũng tăng theo, nhưng tình hình ô nhiễm còn tăng lên gấp bội, cũng gây xôn xao rất lớn ở chính tại Lạc Môn.

Nhưng hiệu quả và lợi nhuận của xí nghiệp lại rất tốt, cũng là nguồn thuế quan trọng của chính quyền địa phương, lại thêm việc nó cũng giải quyết vấn đề sinh kế cho công nhân viên chức của nhà máy sản xuất giấy. Cho nên hàng năm phía Lạc Khẩu tuy nhận được không ít đơn thư tố cáo về vấn đề ô nhiễm, nhưng cũng chỉ ra vẻ làm lấy lệ, còn xí nghiệp vẫn không hề thay đổi.

Tình hình này mặc dù ở địa khu Lạc Môn cũng không coi là điều gì bí mật, nhưng đối với Nam Đàm mà nói cũng không có bao nhiêu người biết, cũng chẳng có bao nhiêu người chú ý tới tình hình ô nhiễm ở một nơi khác. Điều còn quan trọng hơn chính là người biết được mối liên hệ giữa xí nghiệp giấy Khải Thiên và nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn lại càng ít hơn. E rằng ngoại trừ những người tham gia đàm phán cụ thể ở huyện, thì ngay cả lãnh đạo huyện cũng không có nhiều người biết được điều này.

Nhưng một người sớm đã không quan tâm đến công việc cụ thể ở huyện như Lâm Thuận Lộc lại biết, hơn nữa còn biết vô cùng tường tận. Trong ý kiến chất vấn của Hội đồng nhân dân huyện, ông ta đã đưa ra đánh giá của Cục Bảo vệ Môi trường tỉnh về tình hình bên đó một cách tương đối tỉ mỉ và xác thực, khác nào trực tiếp đưa ra phiếu không tín nhiệm đối với xí nghiệp giấy Khải Thiên.

Xí nghiệp giấy Khải Thiên của anh có thể gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ở Lạc Môn mà nhiều năm qua chưa được giải quyết. Vậy anh làm thế nào để có thể đảm bảo dự án của anh ở Nam Đàm có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm đúng như lời anh đã hứa hẹn?

Nội gián!

Sâu thẳm trong lòng mình, Tào Cương thầm mắng bản thân một tiếng. Không nghi ngờ gì nữa, chính là người liên quan đến dự án này có vấn đề.

Nếu Hội đồng nhân dân huyện không biết được tình hình, chính quyền sẽ phê duyệt theo trình tự thông thường, một khi đã được duyệt là xong hết. Đợi cho tới lúc nhà máy được xây dựng lên, cho dù là có chút vấn đề, thì cũng chỉ cần chỉnh đốn và cải cách mà thôi. Nhưng bây giờ, Hội đồng nhân dân huyện lấy trình tự chính quy mà xem xét tình hình này, hơn nữa lại là thông qua bàn tay của An Đức Kiện mà chuyển cho y. Như thế rõ ràng là muốn can dự đến cùng.

An Đức Kiện, cái lão cáo già này đương nhiên không muốn có chuyện ầm ĩ nào xảy ra vào lúc này. Hiện nay đang là thời kỳ then chốt. Ai cũng biết rằng có khả năng chỉ trong vòng một, hai tháng nữa, tới khi thời cơ chín muồi, ông ta sẽ tới địa khu Phong Châu nhậm chức. Bây giờ những chuyện khác đều phải ổn định để nhường đường, không thể gặp phải bất cứ rắc rối gì. Nhưng chuyện mình đã nhận lời với Tôn Chi Lan và Tôn Bảo Đình thì phải làm sao?

Tên Lục Vi Dân chết tiệt!

Một cơn phẫn nộ điên cuồng trào dâng từ trong lòng Tào Cương. Ngoại trừ hắn ra thì còn có thể là ai?

Nghĩ đến đây, Tào Cương liền hận tới mức ngứa cả răng. Thằng nhãi kiêu ngạo, ngông cuồng vô lối này thực sự còn tưởng rằng hắn là chúa tể có thể tùy tiện phủ quyết bất kỳ dự án nào. Hắn không dám làm trước mặt mình, liền chơi trò đó, mình thật đúng là đã đánh giá hắn quá thấp.

Khi Lục Vi Dân tới văn phòng Tào Cương luôn cân nhắc mãi về việc nên ứng phó với lời chỉ trích của Tào Cương như thế nào.

Việc dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên bị lật ngược, với trí tuệ chính trị của An Đức Kiện đương nhiên cũng biết lúc này nên làm gì. Ông ta có thể nhẹ nhàng bỏ lại một câu khiến chính quyền địa phương phải khảo sát đánh giá thật nghiêm túc, còn phải giải thích với Hội đồng nhân dân huyện, như vậy cũng đủ rồi. Nhưng người tiến cử dự án là Tào Cương e rằng sẽ phải chịu áp lực rất lớn.

Lã Ngọc Xuyên đã gợi ý cho mình cách này, nhưng cách này thoạt nhìn có vẻ khá là cao tay, cũng có thể đạt được mục đích, nhưng cũng lại có khiếm khuyết.

Lợi dụng Hội đồng nhân dân huyện để ngăn cản dự án này, tất nhiên là có thể đạt được mục đích, nhưng Tào Cương chắc chắn sẽ nghĩ đến mưu mẹo trong đó. Lâm Thuận Lộc sao có thể hiểu được tình hình cụ thể mà dự án này có liên quan, hơn nữa lại có thể hiểu biết tường tận như thế? Dù cho bản thân mình có thừa nhận hay không, tiếng xấu này, không, không thể tính là tiếng xấu, chỉ có thể nói là nỗi oán hận của Tào Cương, cuối cùng đều sẽ đổ lên đầu mình.

Nghĩ đến đây, Lục Vi Dân không khỏi cười khổ. Lã Ngọc Xuyên này quả là cao tay. Bản thân mình vẫn còn ít tuổi, ông ta lợi dụng tinh thần chuộng chính nghĩa và lương tri của mình, thản nhiên đẩy gánh nặng này lên vai mình. Còn mình thì phải cam tâm tình nguyện gánh lấy trọng trách này, thậm chí còn phải nhận của ông ta một món nợ ân tình.

Có những thứ chung quy cũng không thể tránh, đã không thể tránh được thì phải dũng cảm đối mặt. Đây là nguyên tắc làm người của Lục Vi Dân.

Nếu như vì tránh đắc tội với Tào Cương mà bỏ mặc cho một dự án tồn tại mối nguy hại ô nhiễm lớn như vậy ở lại Khu kinh tế mới Nam Đàm, Lục Vi Dân thà chọn đắc tội với Tào Cương còn hơn. Cho dù là chỉ trì hoãn được việc trụ lại của dự án này, Lục Vi Dân cũng cảm thấy đáng làm. Ít nhất bản thân mình cũng đã cố gắng, về phần làm được hay không thì mình cũng không thẹn với lương tâm.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-dao-vo-cuong/chuong-163-L2Iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận