Quan Đạo Vô Cương Chương 68 : Biện luận về kinh tế

Quan Đạo Vô Cương
Tác giả: Thụy Căn

Chương 68: Biện luận về kinh tế

Nhóm dịch: PQT
Nguồn: Mê Truyện
Shared by: MTQ -



Phòng làm việc của Lục Vi Dân được thay đổi, từ lầu ba xuống lầu hai, cùng một văn phòng với thư ký Duẫn Hoành của Phó chủ tịch thường trực huyện Tào Cương.

Lục Vi Dân đã đọc được một tờ báo của ngày trước, là bài báo được đăng vào ngày 05 tháng 10 trên tờ Nhật báo Nhân dân. Hiệu trưởng trường đại học Bắc Kinh Ngô Thụ Thanh đã trình bày và phân tích kinh tế có kế hoạch và điều tiết thị trường. Bài báo này đã đưa ra hệ thống kinh tế của chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn như cũ, lấy kinh tế có kế hoạch làm chủ đạo, nhưng cũng cần phải lấy điều tiết thị trường cùng kết hợp, rất phù hợp với trào lưu tư tưởng trước mắt.



Hắn chú ý rằng Thẩm Tử Liệt cũng đã đọc bài báo này. Từ một ý nghĩa nào đó, bài báo này rất có ý nghĩa và tính điển hình, đại diện cho một loại quan điểm của kinh tế quốc nội. Kinh tế có kế hoạch vẫn là thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng bây giờ đã có một chút không thích ứng. Sự phát triển kinh tế trước mắt cần phải thông qua cơ chế vận hành của thị trường điều tiết và bổ sung. Như vậy thì chủ nghĩa xã hội khoa học mới có thể tiếp tục phát triển.

Phải nắm bắt được tư tưởng động thái của lãnh đạo mà mình phục vụ thì mới có thể tham mưu đúng hướng cho lãnh đạo mình.

Chuẩn xác mà nói, thư ký không tính là tham mưu và trợ thủ cho lãnh đạo. Nếu bàn về tham mưu, trợ thủ thì Phó chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, hoặc là cán bộ Phòng nghiên cứu chính sách mới miễn cưỡng được cho là.

Tuy nhiên, Lục Vi Dân lại không nghĩ đến điều này. Nếu giúp lãnh đạo mà mình phục vụ có thể lên chức thì cũng có thể phát huy được tác dụng và ảnh hưởng lớn cho mình.

Tình huống của huyện Nam Đàm so với các huyện nông nghiệp nghèo khó khác của địa khu cũng không có gì khác biệt. Nhân khẩu nhiều, diện tích lãnh thổ mở rộng nhưng lại thiếu các cơ sở công nghiệp, phương tiện thì lạc hậu, thu hút đầu tư thì nửa điểm cũng không có.

Kỳ thật thì cũng không thể trách Nam Đàm. Toàn bộ bảy huyện phía nam địa khu Lê Dương bao gồm cả Hoài Sơn, Phụ Đầu và Phong Châu huyện nào chẳng như thế. Cải cách mở ra hơn mười năm, nông thôn đã nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề nông dân, nhưng nếu muốn cho nông dân giàu có lên, thì không có công nghiệp chính là nói suông.

Lục Vi Dân cảm thấy Thẩm Tử Liệt rất có ý tưởng, nhưng lúc trước y chỉ là một Phó chủ tịch thường trực huyện. Hiện tại, khi y đã trở thành nhân vật số một của Ủy ban nhân dân huyện, vị trí có sự thay đổi thì ý tưởng tất nhiên là cũng thay đổi theo.

Bản thân hắn qua sự kiện cây kiwi đã khiến cho Thẩm Tử Liệt phải kinh ngạc. Có thể nói cảm nhận của đối phương về mình cũng đã có sự thay đổi. Nếu nói trước đây, khi nói chuyện thì còn có quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên. Nhiều lắm là cảm thấy viên thư ký này khả năng không tồi, đã ở địa khu Lĩnh Nam học tập vài năm, tư tưởng khá thoáng. Biểu hiện của hắn trong sự kiện cây kiwi vừa qua chân chính xem như đã đạt được thừa nhận của Thẩm Tử Liệt.

Một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường như hắn, chỉ sợ là càng làm cho Thẩm Tử Liệt phải nhìn hắn bằng cặp mắt khác xưa. Nhưng Lục Vi Dân biết rằng chính mình nếu muốn tiến thêm một bước tăng phân lượng trong lòng đối phương thì còn phải tiếp tục khiến đối phương phải cùng chung nhận thức, thậm chí là ngạc nhiên một điều gì đó.

Cho nên khi biết Thẩm Tử Liệt chú ý đến tranh luận về kinh tế có kế hoạch và kinh tế thị trường trong nước, Lục Vi Dân cân nhắc xem mình có thể tranh luận một phen hay không.

Trong trí nhớ của hắn, năm 1992, sau khi đồng chí Tiểu Bình nam tuần, việc tranh luận về kinh tế có kế hoạch và kinh tế thị trường mới có thể từ phía truyền thông chính phủ dần dần biến mất. Nhưng cao tầng về kinh tế có kế hoạch và kinh tế thị trường trên thực tế vào tháng 12 năm 1990 đã có định luận tương đối rõ ràng. Chẳng qua lúc ấy đang có trào lưu phản đối tự do hóa tư tưởng, trào lưu tư tưởng chính trị vẫn còn phong kiến lạc hậu. Tung ra một quan điểm như vậy sẽ khiến cho tư tưởng dao động. Cho nên trung ương cao tầng có ý thức đem quan điểm này hạn chế trong một phạm vi rất nhỏ.

Tháng 10, khí hậu Xương Giang đã có vài phần mát mẻ. Đây là mùa khí hậu dễ chịu nhất trong một năm. Chiếc Volga chạy như bay từ Nam Đàm đến Xương Châu. Thẩm Tử Liệt ngày thứ hai phải đến tỉnh họp, cuối tuần mới trở về. Cho nên Thẩm Tử Liệt cũng bảo Lục Vi Dân về Xương Châu cùng.

Ở huyện có hai chiếc Volga, một cái của Bí thư Huyện ủy, một cái của Chủ tịch huyện. Còn chiếc xe Thượng Hải thì chủ yếu dùng cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc. Còn về phần chiếc xe jeep là xe công tác. Khi lãnh đạo xuống nông thông thì văn phòng Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện sẽ điều xe.

- Bài báo kia cậu cũng xem qua rồi à?
Thẩm Tử Liệt ánh mắt trầm tĩnh, như thoáng chút suy nghĩ:
- Tôi cảm thấy bài viết thật sự phù hợp với tình hình của quốc gia chúng ta. Trung Quốc là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Kinh tế có kế hoạch mặc dù là có khiếm khuyết nhưng nếu vì sự thiếu hụt này mà vứt bỏ toàn bộ thì tôi cảm thấy có chút không ổn. Điều tiết thị trường có thể bổ sung cho kinh tế có kế hoạch. Như vậy có thể khiến cho ưu điểm của kinh tế có kế hoạch có thể phát huy đầy đủ, đồng thời điều tiết thị trường, giải quyết cái khó khăn của kinh tế có kế hoạch. Vi Dân, hãy nói suy nghĩ của cậu đi.
xem chương mới tại tunghoanh(.)com
- Haha, Chủ tịch huyện, cái nhìn của tôi và ngài có chút không giống nhau.
Lục Vi Dân gãi đầu nói.

- Ồ, hãy nói cho tôi nghe một chút. Hiện tại điều này cả nước đang tranh luận không ít. Tất cả mọi người đều nghiên cứu thảo luận, đây coi như là trăm hoa đua nở.
Thẩm Tử Liệt cảm thấy hứng thú nói.

- Vâng, Chủ tịch huyện, cái nhìn của tôi là tiến thêm một bước mở ra cải cách mới. Kinh tế của quốc gia chúng ta dung nhập với hệ thống thị trường quốc tế là một điều tất nhiên. Năm 1986, quốc gia chúng ta đã chính thức yêu cầu khôi phục thuế quan và mậu dịch tổng hợp. Tổ công tác năm ngoái đã bắt đầu công việc. Đây là một xu thế không thể ngăn cản. Kinh tế có kế hoạch đối với việc xây dựng quốc gia chúng ta có tác dụng rất lớn, từ lúc tập trung lực lượng đến phát triển công nghiệp và phương tiện cơ sở. Nhưng theo kinh tế phát triển, đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng cần được cải thiện, nhu cầu sử dụng các mặt hàng tiêu dùng cũng ngày càng phong phú. Kinh tế có kế hoạch đã không thể thỏa mãn nhu cầu phức tạp này. Trên thực tế, quốc gia cũng không có khả năng làm được hết thảy mọi việc. Cái này thì yêu cầu quy tắc thị trường kinh tế đến điều tiết.

Lục Vi Dân ngừng lại một chút:
- Kỳ thật tôi cảm thấy rất nhiều người vẫn còn tồn tại một nhận thức sai lầm, cảm thấy kinh tế có kế hoạch chính là duy nhất của nền kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường chính là đặc tính của tư bản chủ nghĩa. Quan điểm này chỉ tốt vẻ bề ngoài. Tư bản chủ nghĩa thì có kế hoạch quốc gia khống chế. Mà chủ nghĩa xã hội khoa học thì giống nhau có thể thực hành kinh tế thị trường. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội không quan hệ với nhau. Mà chức năng của chính phủ chính là thông qua quy phạm pháp luật phát triển trật tự kinh tế, đồng thời tiến hành chỉ đạo tất yếu trong ngành sản xuất trọng yếu. Những cái khác đều hẳn là thông qua thị trường để quyết định.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-dao-vo-cuong/chuong-68-toBaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận