Quan Cư Nhất Phẩm Chương 174 : Trọng thần đương triều.

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 174: Trọng thần đương triều.


Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca



Đám lính thủ vệ càng trợn mắt há mồm là tổng đốc đại nhân không ngờ đích thân ra nghênh đón vị đại nhân trẻ tuổi này, còn nắm vai y cười ha hả:
- Chuyết Ngôn này, cậu làm lão phu đợi lâu quá đấy.

Đứng nói những binh sĩ xem náo nhiệt kia, mà ngay cả Thẩm Mặc cũng bị sự nhiệt tình bất ngờ này làm thiếu tự nhiên, đành tỏ vẻ e sợ, cung kính vái lạy nói:
- Bộ đường đại nhân làm hạ quan tổn thọ rồi.

Trương Kinh đưa tay ra đỡ y dậy, cươi fnói:
- Chuyết Ngôn không được như thế, cậu là khâm sai của thánh thượng, phải bảo vệ tôn nghiêm cho bệ hạ.

Thẩm Mặc chỉ đành nghe lời đứng dậy, dưới sự tiếp đón nhiệt tình khác thường của Trương tổng đốc, theo ông ta vào cửa.



Cách cửa bên còn ba bốn trượng, bốn cánh cửa đóng chặt ở giữa chầm chậm mở ra, mang theo hương thơm mát sộc tới, làm Thẩm Mặc bất giác nheo mắt lại.

Trương Kinh cười:
- Mời Chuyết Ngôn.

- Mời bộ đường đi trước.
Thẩm Mặc vội tránh sang bên.

- Vậy ta cùng vào.
Trương Kinh cười lớn, kéo cánh tay Thẩm Mặc, sóng va bước vào sảnh.

Cái đại sảnh này cực rộng, ngẩng đầu lên thấy nay một tấm biển lớn, có bốn chữ lớn bằng vàng Khác Cung Thủ Mục, đằng sau có hàng chữ nhỏ : Tháng chín năm Gia Tĩnh ba mươi ba ban cho Trương Kinh tổng đốc đông nam, lại có cả ấn tỳ của vạn thánh đế quân, không ngờ là chữ viết của gia tĩnh.

Dưới tấm biển là bàn gỗ đàn khắc hình con Li, hai hàng ghế bằng gỗ Nam Giao, giữa là thảm nhung đắt tiền. Còn về những đồ bày biện thì càng quý giá vô cùng, không cần rườm lời.

Bốn góc phòng có bốn cái lò than làm Thẩm Mặc phải nhìn thêm vài cái, chỉ thấy trong lò bằng đồng thau đó có than lửa đỏ rực đang cháy không tiếng động nào, không có khói, cũng không có mùi. Làm người ta cảm thấy toàn thân ấm áp như mùa xuân, không có mùi khói làm người ta bị sắc như loại lò than bình thường.

*** Li: kiểu như thuồng luồng ấy.

~~~~~~~

Thị nữ tha thướt đi tới dâng trà cho hai vị đại nhân, rồi lặng lẽ lui xuống.

- Trà xuân Long Tỉnh.
Cầm chén trà mỏng như cánh ve lên, khẽ mở nắp, tham lam hít mùi thơm ngào ngạt của nó, Trương bộ đường cười khà khà:
- Chuyết Ngôn thử đi, đây là đồ quý bản quan cất giấu đó.

Thẩm Mặc theo lời cầm chén trà lên, khẽ hớp một ngụm, gật đầu khen:
- Mới uống thì thuần mà dịu, thơm như lan, uống một cái, thấy miệng chảy nước bọt.
Liền thật lòng khen:
- Hạ quan mặc dù mê trà, nhưng chưa bao giờ được thưởng thức đồ quý như thế.

Nghe y khen từ tận phế phủ, Trương Kinh cười như con nít:
- Đây chẳng phải là trà xuân bình thường, mà là từ cây trà lâu năm nhất nhất sinh ra. Cho dù là lão phu, cũng phải xin xỏ Lý thiên sùng mãi mới được vài lạng. Với người thường, lão phu không nỡ lấy ra đâu.

" Ông già của ta, rốt cuộc ngài chơi trò gì đây?" Cái gọi là lễ hiền đãi sĩ, là có điều nhờ vả, nếu như Thẩm Mặc còn giả ngốc, thế nào cũng bị Trương Kinh cho là kẻ ngốc thật, liền đặt thẳng chén trà xuống, hỏi luôn:
- Nơi này không có người khác, ngài cứ nói thẳng với học sinh đi, nếu không trong lòng thấp thỏm, dù trà có ngon đến đâu học sinh uống cũng chẳng có vị gì.

Trương Kinh nghe thế biến sắc, im lặng uống mấy ngụm tràn, cũng đặt chén xuống, khi ngẩng đầu lên đã khôi phục khí độ của quan lớn đương triều, ông ta thở dài:
- Tuổi trẻ thật là tốt, nghé con không biết sợ hổ, lợi hại lắm.

Thẩm Mặc cung kính nói:
- Đại nhân hiểu lầm rồi, học sinh không có ý mạo phạm, chỉ thấy mình tài hèn đức mỏng, không đáng được đại nhân hậu đãi như thế.

Trước Kinh chậm rãi lắc đầu, hai mắt như hai mũi dùi nhín xoáy vào Thẩm Mặc, trầm giọng nói:
- Cậu đáng .. Tính mạng cả nhà lão phu, đại nghiệp kháng Oa đông nam, toàn bộ nằm trong một ý nghĩ của Chuyết Ngôn cậu đấy.

Thẩm Mặc kinh ngạc, cười gượng:
- Đại nhân không phải nói đùa chứ? Học sinh ...

- Lão phu không nói đùa.
Trương Kinh vuốt chòm râu hoa râm:
- Ta nhờ Chuyết Ngôn một chuyện, mong cậu đồng ý.

Thẩm Mặc thầm nhủ :" Ta chỉ có phận báo cáo cho hoàng đế, lọt được vào mắt Trương bộ đường ngài sao?" Không dám đồng ý, chỉ cung kính nói:
- Xin bộ đường cho biết.

Trương Kinh thấy y không lập tức đồng ý như trong tưởng tượng, lòng hơi trầm xuống, cắn răng, không ngờ run run đứng dậy, cái lưng thẳng tắp hơi cong xuống, chắp tay với Thẩm Mặc:
- Mong Chuyết Ngôn đợi lão phu đánh xong trận tiếp theo hãy trình báo cáo lên cho hoàng thượng.

Thẩm Mặc sao dám nhận lễ của ông ta, vội đứng dậy tránh đi:
- Muộn nhất là hai tư tháng chạp.

- Còn chưa tới hai mươi ngày nữa?
Trương Kinh lẩm bẩm:
- Không thể muộn hơn sao?

- Thánh chỉ hạn học sinh bẩm báo trước năm mới muộn nhất là hai bảy tháng chạp đưa lên, trong thời tiết này, hỏa tốc tám trăm dặm cũng phải mất bốn ngày.
Thẩm Mặc nói:
- Tức là muốn nhất là sớm ngày hai tư tháng chạm, báo cáo của hạ quan phải phát đi.

Vẻ thất vọng chỉ thoáng qua, Trương Kinh chìm vào trầm tư, qua hồi lâu mới khẽ gật đầu:
- Hai tư thì hai tư, thế nào cũng không thể để Chuyết Ngôn khó xử phải không?

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đợi hai bên ngồi xuống rồi, Thẩm Mặc đem phong thư Thích Kê Quang viết dùng hai tay dâng lên cho Trương bộ đường:
- Khi học sinh đi qua Long Sơn Vệ, Thích tướng quân đang muốn dâng thư cho đại nhân, học sinh thuận tiện mang theo, trình lên cho đại nhân.

Trương Kinh nhận lấy, xé phong thư ngay trước mặt y rồi ngồi đọc một lượt.

- Hẳn trong nay cũng có tâm huyết của Chuyết Ngôn.

Thẩm Mặc ở Long Sơn Vệ hơn nửa tháng, chuyện này không giấu được ai, không bằng phóng khoáng thừa nhận, liền cười ngượng nói:
- Học sinh cầu học Thích tướng quân, ông ấy thấy học sinh không phải là toàn nói bừa, nên cho một chút ý kiến của học sinh vào.

Trương Kinh cười khà khà:
- Chuyết Ngôn, cậu còn quá trẻ, bị người ta lợi dụng, sau này đừng làm cái chuyện tốn công mà vô ích này.

Thẩm Mặc lòng sáng như gương, phong thư này do y đem tới, bên trên có chủ ý của y, không nghi ngờ gì là dựa vào thể diện của Thẩm tuần sát, khiên Trương bộ đường đang cầu tới y khó lên tiếng cự tuyệt. Đây chính mục đích y chủ động mang thư cho Thích Kế Quang :" Dù ông ta có là bộ đường hay đại soái, muốn ta làm việc cho ông, thì ông phải làm việc cho ta mới được."

Nhưng Trương Kinh sẽ chẳng vì thế mà tức giận, ngược lại còn vì thế mà yên tâm. Ông ta sẽ nghĩ :" Trầm Chuyết Ngôn ngươi nếu có chuyện cầu tới ta, tất nhiên sẽ hết lòng giúp ta làm việc." Kỳ thực về bản giống đạo lý Thẩm Mặc nhận vàng của Thích Kế Quang.

Hoàn thành một món giao dịch không cần phải nói bằng lời, Trương Kinh yên tâm, nhưng cũng mất đi hứng thú nói chuyện. Kiên nhân hỏi vài điều Thẩm Mặc thấy trên đường, cuối cùng đợi tới lúc quản gia tới, bẩm báo:
- Lão gia có thể dũng cơm rồi.

Trương Kinh đứng dậy nói:
- Đi nào Chuyết Ngôn, cùng ăn cơm với lão phu.

~~~~~~~~~~~~~~~

Tới bàn cơm, vài chén rượu vào bụng, sự gượng gạo giữa hai người liền biến mất, địa vị dường như cũng không còn chênh lệch lắm nữa, về tình cảm cũng gần gũi hơn nhiều, có thể thấy ăn uống đúng là pháp bảo gia tăng tình hữu nghị.
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Trương bộ đường là người Phúc Châu, thức ăn ở phủ tất nhiên lấy vị tiên mới đạm nhã của đồ Mân làm chủ, nhất là các món ăn đồ biển chiếm chủ đạo trên bàn, cho nên bàn ăn rất chú trọng chữ tươi, khác hàng toàn với đồ lên men, mắm của Thiệu Hưng, vừa vặn hình thành hai cực đối lập.

*** Phúc Kiến gọi là Mân, Sơn Đông gọi là Lỗ, xuất phát từ tên quốc gia cổ vùng đó.

Mặc dù vĩnh viễn không thừa nhận thức ăn quê nhà kém người ta, nhưng vừa mới ăn, Thẩm Mặc đã ái mộ món ăn tươi thơm của Phúc Châu, ngay cả tư thế ăn phong độ luôn giữ trước nay thiếu chút nữa vứt bỏ.

Thấy y khen không ngớt miệng, Trương Kinh rất là tự hào, đích thân chỉ điểm cách ăn các món quê nhà. Khi món canh gà nấu trai đưa lên, Trương bộ đường giới thiệu :
- Đây là một loại trai Chương Cảng Phúc Trâu, cắt thành miếng mỏng, nấu chín sáu phần trong nước sôi, rồi dùng rượu của Thiệu Hưng ướp lên.

Nói tới đó mặt lộ vẻ say mê khen:
- Chuyết Ngôn xem đi, nước canh già trong thấy đáy, trai giống như phù dung trong nước, nhìn thôi cũng là hưởng thụ cực lớn.. Ăn vào cực ngọt cực tươi, hương vị thấm lâu, giống như thưởng thức lưỡi thơm của mỹ nhân vậy.
Đột nhiên cười to:
- Cái món này người Thiệu Hưng các cậu không ăn đâu.

Thẩm Mặc lấy làm lạ:
- Vì sao người Thiệu Hưng lại không ăn.

Trương tổng đốc trên sáu mươi cười tinh nghịch:
- Bởi vì loại trai này có một miếng thịt trong ánh hồng, thường thè ra giống như lưỡi của mỹ nhân vậy, cho nên có một nhã danh là lưỡi Tây Thi ... Nể mặt đồng hương, Chuyết Ngôn nên chỉ nên đứng mà nhìn thôi nhé.
Tây Thi là người Thiệu Hưng, Trương Kinh lấy nguyên quán của Thẩm Mặc ra đùa.

Ngay cả Từ Vị còn không kiếm chác gì được của Thẩm Mặc, Trương bộ đường tìm nhầm đối thủ rồi, chỉ thấy Thẩm Mặc trước tiên là nghiêm trang chắp tay với lưỡi Tây Thi, nói rất trang trọng:
- Tây Thi cô nương, từ sau trận chiến diệt Ngô, mọi người không thấy bóng dáng của nàng nữa, vốn cho rằng nàng đã ngủ giấc dài bên suối, không ngờ lại phiêu bạt tới biển Phúc Kiến, nghìn năm trôi qua rồi, hẳn nàng rất nhớ quê nhà.
Tới đó mặt tỏ ra bi thương:
- Hiện giờ mời vào bụng tiểu sinh tạm trú, đợi mấy ngày nữa sẽ đem cô nương về nhà.

Trương Kinh cười nghiêng ngả, chỉ đành mời Thẩm Mặc một mình ăn món canh gà nấu trai này.

Thẩm Mặc vừa ăn lưỡi Tây Thi, vừa tò mò hỏi:
- Xưa nay mỹ nữ không thiếu, vì sao không gọi là Chiêu Quân, Quý Phi, Điêu Thuyền mà lại lấy Tây Thi của chúng tôi ra?

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-174-Y4iaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận