Sáp Huyết Chương 73 : Thiên tử

Sáp Huyết
Tác giả: Mặc Vũ

Quyển 1: Nghê thường khúc
Chương 73: Thiên tử

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Mê Truyện



Chẵng những La Đức Chính kinh ngạc, cho dù Dương Niệm Từ, Dương Vũ Thường và Nguyệt Nhi đều tràn đầy ngạc nhiên. Bởi vì bất luận kiểu gì, Địch Thanh cũng không phải là người có khả năng bỏ ra 50 lượng vàng. Nếu nói hắn có thể bỏ ra 50 lượng phân trâu thì may ra. Nhưng số vàng kia đang tỏa sáng lấp lánh, khó có thể là giả.

Địch Thanh cười ha hả nói:
- Xem ra có người muốn gọi ta là ông nội rồi.

Dương Vũ Thường buông lỏng tâm sự, che miệng cười như mùa xuân tỏa nắng.

Khuôn mặt La Đức Chính đỏ bừng như quả cà chua, quát:
- Dương bá phụ, tại hạ không có mặt mũi nào ở đây nữa, cáo từ.


Dứt lời xoay người liền đi.

Địch Thanh kêu lên:
- Này ngươi còn chưa gọi đâu…
Lời nói còn chưa dứt, Dương Niệm Từ đã kéo Địch Thanh lại, cầu khẩn nói:
- Quan nhân, cầu người đừng làm loạn.

Dương Niệm Từ ra hiệu cho Dương Vũ Thường ngăn Địch Thanh lại, sau đó đuổi theo ra sân nhà. Nhưng La Đức Chính đã sớm đi xa. Dương Niệm Từ âm thầm kêu khổ, mặt mày nhăn nhó trở về. Địch Thanh thấy thế an ủi:
- Dương…Lão trượng, những kẻ hay lật lọng thường không có bản lĩnh gì. Nếu y lại đến gây rối, lão chỉ cần đến bảo ta, ta sẽ đánh đuổi y!

Dương Niệm Từ thấy kẻ không nên đến lại đến, kẻ nên đến lại đi, trong lòng tức giận. Nhưng thấy Địch Thanh độc lập độc hành giống như cao nhân, cũng không dám đắc tội, dò hỏi:
- Quan nhân tới đây rốt cuộc có việc gì?

Địch Thanh quanh co nói:
- Tại hạ Địch Thanh, tới để…
Quay đầu nhìn hướng Dương Vũ Thường. Thấy nàng nhìn mình chằm chằm, hình như có chờ mong, lại như trách cứ. Trong lòng đột nhiên dâng lên dũng khí, nói:
- Tại hạ tới đây, thật ra là đề nghị kết thông gia với lão trượng. Số vàng này chính là sính lễ, mong rằng lão trượng đồng ý gả Vũ Thường cho tại hạ.

Dương Vũ Thường tuy rằng ưa thích Địch Thanh, nhưng nghe tới vậy cũng thẹn thùng vô cùng, cúi đầu xuống. Dương Niệm Từ thiếu chút nữa hôn mê bất tỉnh. Ông sống cả đời, cũng chưa bao giờ thấy người nào mặt dày, vớ vẩn như vậy.

Địch Thanh chân thành nói:
- Tại hạ đương nhiên cũng biết hành động lần này có chút mạo muội. Nhưng tại hạ thật tâm thích Vũ Thường, chỉ cầu lão trượng thành toàn.

Dương Niệm Từ vội hỏi:
- Già này chẳng qua chỉ là một kẻ thương nhân, làm sao dám trèo cao? Nguyệt Nhi, mau đun nước, ta muốn mời Địch quan nhân uống trà. Việc khác, tạm thời bàn bạc kỹ hơn.
Ông ta cảm thấy tâm phiền ý loạn, tay run lên, chén trà trên tay rơi xuống mặt đất, vỡ nát. Thấy trên mặt con gái có ý xấu hổ, trong lòng Dương Niệm Từ khả nghi nói:
- Vũ Thường, con quen vị quan nhân này sao?

Dương Vũ Thường gật đầu nói:
- Cha, chúng con đã quen từ trước.

Trong lòng Dương Niệm Từ không hài lòng. Nhưng lại không tiện quát lớn con gái trước mặt khách. Đúng lúc này Nguyệt Nhi đã chuyển một cái bếp lò nhỏ vào. Bắc một cái ấm nhỏ lên rồi đổ nước giếng vào.

Thời Tống còn thừa hưởng cách pha trà của thời Đường. Lúc uống trà, có người dùng phương pháp đun trà, tuy nhiên cũng có người dùng cách hãm trà. Chỉ có điều người Đường có khi còn dùng gừng, dùng muối làm gia vị. Người Tống lại chú trọng hương vị của trà nên đã không cho vào.

Dương Niệm Từ tự mình lấy trà rồi đem nghiền nát chờ nước sôi. Dương Niệm Từ tự pha trà để che dấu bất an trong lòng. Ông ta suy nghĩ làm sao để đối phó với kẻ vô lại này đây? Vũ Thường làm sao mà quen biết kẻ này? Mẹ Vũ Thường chết sớm, ta lại đi làm ăn suốt, nên mới khiến tính tình con bé trở nên bốc đồng. Qua chuyện này phải tìm Vũ Thường nói chuyện. Con gái lớn thì phải xuất giá, không nên giữ ở nhà lâu, ôi…

Địch Thanh tuy xuất thân là con nhà nông, nhưng cũng biết mỗi khi gặp lễ mừng năm mới hay tang lễ, đám cưới mà mời khách uống trà thì ở nông thôn được coi là có mặt mũi. Hắn thầm nghĩ, Dương lão trượng này mời mình uống trà, hơn phân nửa là đang thận trọng xem xét đề nghị của mình.


Trong lòng Dương Vũ Thường ngượng ngùng, nhưng cũng mang theo vài phần ngọt ngào, thầm nghĩ: “Địch Thanh rốt cuộc chịu vì mình mà ra mặt. Chỉ có điều cha hơn phân nửa là không đồng ý. Nếu thế thì ta phải kiên trì đến cùng. Tuy nhiên xem Địch Thanh làm thế nào thuyết phục cha ta. Kỳ thật mồm miệng anh ấy khá khéo léo, nhưng vì sao mỗi lần nhìn thấy mình lại trở nên chất phát ngờ nghệch?
Nghĩ đến đây, khóe miệng mỉm cười ngọt ngào.

Mọi người đang suy nghĩ tâm sự của mình thì nước đã sôi. Dương Niệm Từ lấy bát trà, thả chút trà trong chén, rồi đổ chút nước vào trong, nói:
- Địch quan nhân, đây gọi là điểm trà để tăng thêm mùi vị trà. Sau đó thì mới thêm ít nhiều trà tùy khẩu vị. Trà muốn ngon, một chút cũng không thể tùy ý.

Địch Thanh chân thành nói:
- Tại hạ ít uống trà, nên không biết pha trà cũng phải chú ý nhiều như vậy.

Dương Niệm Từ thầm nghĩ, tiểu tử này cuối cùng cũng nói tiếng người. Xem ra không giống hạng người không biết nói đạo lý, nên tìm hiểu thêm. Nói:
- Há chỉ chú ý từng đó cách pha trà. Kỳ thật tuy chỉ là những miếng trà tầm thường, nhưng phải gian khổ mới lấy được. Người hái sau khi lấy được búp trà, phải rang chín, nghiền nát. Có khi phải lấy dầu mỡ đắt tiền bao vào, loại trà này gọi là Tịch Trà. Trà Long Đoàn mà La Đức Chính đưa chính thuộc loại này. Tuy nhiên trà này sản xuất rất ít. Đến Hoàng Đế cũng không dám uống nhiều, mỗi lần ban cho hạ thần cũng chỉ có một nhúm. Rất là trân quý, có vàng cũng không mua được. Trà phải chờ đợi, mới có thể uống ngon, trà vì cao quý, bởi vậy tuyệt đối không thể dùng vàng là có thể mua được.

Dương Niệm Từ tận tình khuyên bảo. Đem con gái so sánh với trà. Ý là nữ nhi của ta và ngươi không xứng. Ngươi có vàng cũng vô dụng. Dương Niệm Từ nói ra tâm ý, thấy Địch Thanh vẫn là tỉnh tỉnh mê mê, đành phải nói:
- Không biết Địch quan nhân thấy thế nào?
Vừa nói vừa rót xong trà, bảo Nguyệt Nhi đem một ly đưa đến trước mặt Địch Thanh.

Địch Thanh không dám chậm trễ, nhận lấy và uống một ngụm, kêu lên:
- Nóng quá!
Hắn chỉ lo cân nhắc ý tứ của Dương Niệm Từ, không để ý đến nước trà vừa mới pha xong liền uống một hớp lớn, nóng đến phỏng lưỡi. Cũng không dám thất lễ, chỉ có thể cố nén đau đớn.

Dương Niệm Từ thầm nghĩ, thôi, nãy giờ đúng là phí lời. Gặp kẻ không biết thưởng thức trà như thế, đúng là đàn gảy tai trâu.

Địch Thanh hít một hơi, nhịn bỏng nói:
- Kỳ thật những lời Dương lão trượng vừa nói, tại hạ không dám gật bừa.

Trong lòng Dương Niệm Từ run lên, hỏi:
- Vậy quan nhân có cao kiến gì?

Địch Thanh nói:
- Không tính là cao kiến. Chẳng qua chỉ là một chút ý kiến nho nhỏ thôi. Nghĩ đến lúc tại hạ còn ở nông thôn, trong nhà dân chúng có chút lá trà, không dám uống, cứ để như thế vài năm. Nhưng thời điểm lấy xuống uống, đã không còn mùi vị. Lá trà kia vốn là mới mẻ, nhưng rất nhiều người vì tồn trữ, không tiếc đem lá trà xanh tươi phơi khô rồi nghiền nát, mùi vị đã không còn sót chút gì. Làm thế chỉ là bỏ gốc lấy ngọn. Cho nên, trong mắt của tại hạ, cách uống trà là cần nước sôi cùng trà tươi. Còn bày diễn đủ kiểu pha trà là không cần thiết, không tính là uống trà. Dương lão trượng, tại hạ thuận miệng nói như vậy, nếu có chỗ đắc tội, kính xin lão trượng bao dung.

Địch Thanh thuận miệng nói như vậy, chỉ muốn làm thấp đi trà Long Đoàn của La Đức Chính. Dương Niệm Từ nghe xong cũng sững sờ tại chỗ, bưng chén trà, thật lâu không nói gì.

Lúc này trong kinh vốn có phong trào xa hoa lãng phí nên mới có kiểu trà Long Đoàn. Vật lấy hiếm là quý. Tuy nhiên đắt tiền chưa chắc là tốt nhất, Long Đoàn chỉ có thể coi là khan hiếm. Ở trong mắt Dương Niệm Từ cũng không coi là cực phẩm. Bởi vậy tuy Địch Thanh nói có chút trắng ra, nhưng người này so với mấy kẻ chỉ biết học đòi giải thích thì cao hơn nhiều.

Dương Niệm Từ thấy Địch Thanh rất có kiến giải thì cũng dám coi khinh hắn. Liếc xéo sang, thấy hộp kia còn phát sáng hào quang trên bàn. Thầm nghĩ người có thể tùy tiện lấy ra 50 lượng vàng, ở trong kinh thành cũng không nhiều lắm. Người này rốt cuộc có lai lịch gì? Rồi đột nhiên nhìn thấy trên hộp có khắc hai chữ triện. Chăm chút nhìn sang, thì thấy viết “Nội Tàng”. Sắc mặt Dương Niệm Từ biến hóa, không kìm nổi hỏi:
- Không biết Địch quan nhân lúc này đang làm chức gì?

Địch Thanh hổ thẹn nói:
- Hiện tại chẳng qua chỉ là chức Thập Tương.
Thấy Dương Niệm Từ nhíu mày, Địch Thanh đành phải nói:
- Nhưng sắp tới có đề bạt, có thể lên chức Tán Trực.

Dương Niệm Từ lại cả kinh. Thầm nghĩ Thập Tương không thể so sánh với Tán Trực. Người này có thể từ Thập Tương lên thẳng tới Tán Trực, không cần nói cũng biết, nhất định là có hậu đài. Dương Niệm Từ không phải là vô căn cứ đoán, vì từ hai chữ “Nội Tàng” đã nhìn ra xuất xứ của hộp vàng.

Hộp vàng này đến từ kho Nội Tàng trong cung. Kho Nội Tàng hay còn gọi là kho của Thiên Tử, chỉ có thể do Thiên Tử sử dụng. Năm đó sau khi Tống Thái Tổ đánh chiếm Kinh Hồ, Hậu Thục, liền xây “kho Phong Thung” để tồn trữ của cải của hai địa phương. Sau lại có lợi nhuận dư từ Tam Ti, cũng có phần lớn nhập kho.

Năm đó Tống Thái Tổ xây dựng kho Phong Thung nhằm mục đích đối phó với Khiết Đan. Tống Thái Tổ từng nói, đợi kho đầy ba mươi lăm triệu, thì dùng để chuộc đất cũ U Yến từ tay Khiết Đan. Nếu không thành, thì đem toàn bộ kho làm quân phí để tấn công chiếm đất. Tống Thái Tổ hùng tài vĩ lược, lập chí thu hồi lại đất cũ. Không ngờ lại đột tử vào đêm khuya, mà kho Phong Thung này sau đổi tên thành kho Nội Tàng, cất giấu vô số của cải. Nhưng ý lúc trước của Tống Thái Tổ đã bị hậu nhân quên dần. truyện copy từ tunghoanh.com

Hộp vàng này có liên quan đến Thiên Tử? Dương Niệm Từ khó có thể tin, thử hỏi:
- Địch tiểu ca, không biết ngươi có quen vị quan nào trong triều đình không?
Ông ta hỏi như vậy, đương nhiên là cảm thấy vàng này là Thiên Tử tặng cho trọng thần. Trọng thần lại vòng lại cấp cho Địch Thanh. Vừa nghĩ đến đấy, thầm tâm động.

Địch Thanh hàm hố nói:
- Có vài vị…

Nguồn: tunghoanh.com/sap-huyet/chuong-73-h9Gaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận