Tào Tặc Chương 183 : Tóc xanh (3)



    Tào Tặc
    Tác giả: Canh Tân

    Chương 183: Tóc xanh (3)

    Nhóm dịch: Hany
    Nguồn: Mê Truyện
   
    Trước mặt hắn có một cái cổng vòm, đi qua đó thì tới nhã viên của Lục gia.

    Tào Bằng cất bước đi xuyên qua cổng vòm thì thấy ở cuối con đường có một cái đình trang nhã, dưới ánh trăng trông rất bắt mắt. Nói nó bắt mắt là bởi vì xung quanh mái đình có những cái dây leo rủ xuống. Nhiều cây leo còn nở rộ hoa, tản ra mùi hương trong bóng đem.

    Thì ra mùi hương quen thuộc đó chính là từ những cái dây leo này. Tào Bằng đứng trên con đường mòn chợt ngây người...

    Bởi vì trong đám dây leo đó có một thiếu nữ mặc áo trắng đang ngồi yên tĩnh. Tào Bằng chỉ có thể nhìn thấy bóng lưng lung linh với cả cổ trắng ngần...



    Thiếu nữ đang ngồi dưới đám dây leo, ngón tay lướt nhẹ trên dây đàn. Mái tóc nàng rối tung, chẳng khác gì một dòng suối xõa tối tận hông. Dưới ánh trăng khiến cho thiếu nữ càng thêm lung linh không hề có lấy một chút hơi thở của phàm trần.

    Tào Bằng nghe tiếng đàn cũng không nhận ra một cái gì cả. Kiếp trước hắn cũng từng có nghe cổ nhạc nhưng thật ra đối với loại này Tào Bằng hoàn toàn dốt dặc cán mai. Chỉ có điều hắn có thể nghe thấy trong tiếng đần có cái gì đó đau thương.

    Tào Bằng đứng cuối con đường lặng yên nghe thiếu nữ đánh đàn.

    Đột nhiên dây đàn bị đứt khiến cho tiếng đàn dừng lại. Thiếu nữ áo trắng cầm cây đàn cổ lên mà quẳng mạnh xuống dất.

    - A!

    Tào Bằng bị hành động bất thình lình của thiếu nữ làm cho hoảng sợ. Có điều tiếng thốt của hắn khiến cho thiếu nữ xoay người nhìn về phía đó.

    Dưới ánh trăng, dung mạo của thiếu nữ càng thêm dịu dàng pha với một chút gì đó đặc biệt của thiếu nữ Giang Nam. Tuy nhiên đôi mắt của nàng có chút gì đó lạnh lùng khiến cho Tào Bằng ớn lạnh.

    Tào Bằng bước lên định nói lời xin lỗi. Dù sao người ta vất cây đàn là chuyện của người ta, còn hắn quấy rầy sự yên tĩnh thì xin lỗi cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

    Nào ngờ, hắn mới bước được hai bước, thiếu nữ áo trắng đã xoay người bỏ đi. Chờ khi Tào Bằng tới bên ngoài đình thì bóng dáng thiếu nữ đã hoàn toàn biến mất trong làn sương.

    - Đúng là....

    Tào Bằng đang định nói lời xin lỗi đành phải dừng lại.

    Ở trong đình có một mùi hương khiến cho người ta vui vẻ thoải mái...

    Tào Bằng hít một hơi thật sâu cái mùi hương mà thiếu nữ để lại. Sau đó, hắn ngồi xuống đưa tay nhặt cây cổ cầm lên. Cây đàn được làm bởi một người thợ khéo, bên trên có chạm trổ hình phượng hoàng. Trên mặt cây đàn còn có một loại tự nhưng Tào Bằng không biết đó là chữ gì. Tự không phải là thể chữ lệ và chữ triện đang hiện hữu tuy nhiên Tào Bằng có thể xác định đó là một tự...

    Nhặt cây cầm xong, Tào Bằng đứng thẳng người dậy. Trên cây dây leo còn quấn một ít tóc đen, chắc là khi thiếu nữ bỏ đi đã bị đứt...

    Mùi thơm này thật sự rất quen.

    Ừm! Cái mùi thơm này dường như hắn đã được ngửi ở đâu đó.

    Tào Bằng cầm cây đàn đứng ngơ ngác trong đình. Một lúc sau, hắn thở dài khe khẽ rồi xoay người đi ra khỏi đình. Cô gái đó giống như một tinh linh trong đêm. Mặt dù chỉ thoáng nhìn qua nhưng nàng đã để lại ấn tượng rất sâu cho Tào Bằng.

    "Nàng là ai? Tại sao lại ở nhã viên của Lục gia? Hơn nữa nàng lại còn đàn khúc nhạc đau buồn như vậy rồi lại quẳng cây đàn cổ này xuống đất?"

    Tào Bằng cảm thấy rất thắc mắc...

    Trở lại phòng ngủ, Tào Bằng vẫn không thể nào ngủ được.

    Thiếu nữ giống như tinh linh kia thi thoảng lại hiện lên trong đầu hắn. Khuôn mặt quyến rũ, ánh mắt lạnh lùng khiến cho hắn có thấy có chút gì đó quái dị. Nhưng cuối cùng là vì sao thì Tào Bằng không thể nào nói được. Hắn chỉ cảm thấy giống như quên mất cái gì đó mà lại nghĩ không ra.

    Tào Bằng trằn trọc trên giường cho tới lúc mặt trời mọc mới chợp mắt được một chút thì bị Hạ Hầu Lan đánh thức. Mà sau khi bị đánh thức, Tào Bằng cũng không thể nào ngủ tiếp được nữa.

    Tào Bằng xoay người ngồi dậy đưa tay xoa mặt, cuối cùng mới tỉnh táo được một chút.

    Hắn thay y phục, sửa mặt xong thì Tuân Diễn cũng dậy.

    Sau khi điểm tâm xong, Tuân Diễn liền từ biệt với Lục Tốn.

    Nhìn qua Lục Tốn có chút cảm xúc nhưng ngoài mặt vẫn giữ lệ nghĩa hết sức chu đáo.

    Sau khi giữ lại cho phải phép, Lục Tốn nói:

    - Mười bảy ngày sau là ngày tiểu chết kết hôn. Nếu Thúc phục còn ở Ngô huyện thì xin mời tới dự lễ. Lúc đó Cố thế phụ cũng tới, thúc phụ có thể nâng ly với thế phụ mà hàn huyên.

    Đối với lời mời của Lục Tốn, Tuân Diễn nhanh chóng đồng ý.

    Khi Tào Bằng lên xe ngựa, Lục Tốn vẫn đứng ở bậc cửa.

    Mà lúc ánh mắt của hai người vô tình tiếp xúc với nhau, Lục Tốn mỉm cười thi lễ với Tào Bằng.

    Tào Bằng cảm thấy trống ngực đập thình thịch...

    Mình chỉ là một thư đồng tại sao Lục Tốn lại phỉ thi lễ với mình? Chẳng lẽ là... Khi hắn quay lại nhìn Lục Tốn thì y đã xoay người đi vào trong phủ.

    Tào Bằng ho khan hai tiếng rồi ngồi vào trong xe.

    "Hay là Lục Tốn nhận ra sự sơ hở?"

    Có điều nghĩ kỹ thì một thiếu niên mới có mười mấy tuổi nhưng đã phải gách vác cả một gia tộc mấy trăm người, thậm chí sau này còn hỏa thiêu trận liên hoàn, đánh cho Lưu Bị thổ huyết mà chết thì không thể nhìn với ánh mắt bình thường.

    - A Phúc! Ngươi thấy Bá Ngôn như thế nào?

    Trên xe ngựa, Tuân Diễn cất tiếng hỏi nhỏ.

    Tào Bằng nghĩ một chút rồi trả lời:

    - Đó là một người tuấn kiệt của Giang Đông.

    - Ừm! Ta cũng thấy vậy. Vì vậy mà hôm qua ta mới mời hắn tới Dĩnh xuyên... A Phúc! Ngươi thấy hắn có đến không?

    - Tiên sinh! Nếu Lục Bá Ngôn mời tiên sinh với Giang Đông, tiên sinh có tới không?

    - Cái này....

    Tuân Diễn ngồi trong xe chỉ cười cũng không trả lời.

    Tuy nhiên y hoàn toàn biết rõ đáp án: Lục Tốn không thể chuyển tới Dĩnh Xuyên.

    Gia tộc của y ở Giang Đông đã hơn trăm năm có thể nói là hoàn toàn cắm rễ. Nếu như không có tình hình gì đặc biệt thì có lẽ Lục Tốn cũng không thể nào rời đi. Mà tình huống đặc biệt đó chính là nhà họ Cơ không thể sống được ở Giang Đông... Tuân Diễn đột nhiên cảm thấy bất an. Giang Đông có nhiều người tuấn kiệt như vậy khiến cho y cảm thấy lo lắng. Hiện giờ có Chu Du là một kẻ tuấn kiệt, bên cạnh còn có Cố Ung, Trương Chiêu...

    Sau này khi Lục Tốn lớn lên chỉ sợ cũng thành một mối họa trong lòng của Tào công.

    Nhiều người tuấn kiệt xuất hiện như vậy nếu nói Tuân Diễn không lo lắng thì đúng là trái với lương tâm. Tuy nhiên trong tình hình này thì y cũng chẳng có cách gì cả.

    Thật ra người tuất kiệt ở Trung Nguyên cũng có rất nhiều chỉ có điều họ vẫn đang ẩn giấu.

    "Như vậy thì mình làm sao mà lựa chọn được nhân tài cho Tào Công?"

    Ánh mắt của y không tự chủ được nhìn về phía Tào Bằng. Tào Hữu Học thật ra có tài nhưng không biết ngày sau có thể đối đầu được với Lục Bá Ngôn hay không?

    Nghĩ tới đây Tuân Diễn liền trở nên trầm tư.

    Mà vào lúc này Tào Bằng cũng đang tự mình so sánh.

    Có điều hắn cũng không phải so sánh Lục Tốn với mình là mà Chu Du sanh với Lục Tốn. Cả hai đều có tài lớn. Nhưng luận tài học, luận phong độ Chu Du hơn xa Lục Tốn.

    Tuy nhiên Tào Bằng rõ ràng Chu Du không thể có được thành tựu như Lục Tốn. Nhưng Chu thị cũng coi như là một dòng họ lớn ở Giang Đông, trong trường hợp đó sau Chu Du, con cháu cũng không có gì xuất sắc. Nhưng còn Lục Tốn thì sau đó lại có Lục Kháng chỉ huy thủy quân của Giang Đông bao nhiêu năm, thủ vững Giang Lăng chống lại với họ Tư Mã. Sinh thời y khiến cho họ Tư Mã không thể vượt quá Giang Lăng được nửa bước. Về chuyện Dương Hộ và Lục Kháng, Tào Bằng nghĩ tới trong Thần điêu đại hiệp thì sau Lục Kháng, Lục gia còn có năm người con đều không hề tầm thường.

    Trong số đó thì có mấy người đều là danh sĩ Giang Đông.

    So với đó thì Chu Du mặc dù có được trận chiến Xích Bích nhưng sau khi Lục Tốn hỏa thiêu trận liên hoàn thì không thể bằng được nữa.

    Còn về chuyện Lục thị và nề nếp gia đình có lẽ đã được xác định từ sau khi Lục Nghị đổi tên thành Lục Tốn.



    Chu Du tài hoa hơn người nhưng chỉ giống như một tia sáng lóe lên nhưng không thể kéo dài.

    Còn Lục Tốn tài hoa ẩn giấu, mặc dù không được chói sáng như Chu Du nhưng lại ảnh hưởng tới Giang Đông cả trăm năm.

    Ai hơn ai kém trong lòng Tào Bằng hoàn toàn xác định.

    Trong suy nghĩ của Tào Bằng thì Chu Du không thể sánh được với Lục Bá Ngôn.

    "Có nên tiêu diệt hắn hay không?"

    Suy nghĩ đó chỉ lướt qua trong đầu Tào Bằng. Hắn chợt cười chua xót vì chợt nhận ra bản thân hiện tại còn đang nơm nớp lo sợ, cẩn thận từng bước thì làm sao dám vọng ngôn tiêu diệt Lục Tốn?



    Nghĩ tới đây Tào Bằng khẽ thở dài một cái.

    Khi mọi người trở lại Ngô huyện thì đã qua giờ Ngọ.

    Tuân Diễn vừa mới xuống xe thì thấy Vương Lãng vội vàng bước tới nghênh đón.

    - Hưu Nhược! Đã xảy ra chuyện.

    - Cảnh Hưng công! Có chuyện gì?

    - Vừa mới nhận được tin thái thú Giang Hạ là Hoảng Tổ vào mười hai ngày trước đã giết chết Nễ Hành.

    - Cái gì?

    Tuân Diễn lắp bắp kinh hãi, hơi cau mày lại.

Tuy nhiên y cũng không có nhiều bất bình lắm chỉ hơi gật đầu, thở dài rồi cất bước đi vào trong dịch trạm.

- Hưu Nhược! Tử Bố mời ta đến soạn hịch thảo phạt Hoàng Tổ, ngươi có định đi không?

- Chuyện này bỏ đi.

Sắc mặt của Tuân Diễn hơi lạnh lùng chỉ gật đầu với Vương Lãng:

- Ta hơi mệt một chút. Cảnh Hưng Công cứ đi trước đi.

- Vậy cũng được.

Vương Lãng như nhớ ra điều gì đó mà không cố nài nữa.

Tào Bằng đi theo Tuân Diễn vào trong Dịch trạm, đồng thời trong lòng suy nghĩ về cái tin tức vừa rồi.

Nễ Hành là người Bình Nguyên ở Thanh Châu có chút tài hùng biện tuy nhiên rất kiêu ngạo. Nói đơn giản thì là một người tự tin vào bản thân hoặc đúng là có tài học, tuy nhiên y quá mức tự phụ tới mức không ai chấp nhận được.

Con người nếu như tự phụ cũng chẳng khác gì tự mình hại mình.

Năm Kiến An thứ nhất, Tào Tháo phụng mệnh thiên tử sai khiến chư hầu dời đô tới Hứa huyện.

Nễ Hành thản nhiên bước tới, khi đó y mới hai mươi bốn tuổi không hề có kinh nghiệm hay địa vị. Có điều có chút tài học nên coi thường người trong thiên hạ. Cả Hứa Đô y chỉ coi trọng hai người đó là Khổng Dung và một người còn lại là Dương Tu con trai của Dương Bưu.

Cuối cùng có kết quả như thế nào?

Không Dung cho rằng Nễ Hành là người có tài học cho nên ở trước mặt Tào Tháo nhắc tới người đó.

Tào Tháo sinh lòng hiếu kỳ vài lần triệu kiến muốn nói chuyện với Nễ Hành. Nhưng Nễ Hành tự coi mình có bệnh điên nên không chịu tới, thậm chí còn công kích Tào Tháo.

Mà Tào Tháo là ai? Chuyện như vậy làm sao y có thể vui được?

Ta đã thành tâm mời ngươi, ngươi không tới thì thôi tại sao còn mắng ta?

Từ góc độ đó, Tào Bằng cho rằng Nễ Hành chỉ có tiếng mà không có miếng, không hiểu được cách làm người.

Y chỉ muốn mượn cách đó để nâng cao thanh danh của mình.

Không ngờ, Tào Tháo lại ghi hận đối với y ở trong lòng.

Sau đó khi xây thành ở Hứa Đô, Tào Tháo bày rượu mời Nễ Hành tới. Tất nhiên Tào Tháo cũng muốn làm nhục y để cho y bớt kiêu căng. Suy nghĩ của Tào Tháo thế nào, Tào Bằng cũng không thể hiểu hết. Tuy nhiên lần này lại dẫn tới một cảnh đó là Nễ Hành cởi quần áo đánh trống mắng Tào Tháo...

Thậm chí ngay cả đám người Quách Gia cũng không thể tránh khỏi bị y mắng.

Cũng vì cái chuyện này Tuân Diễn đối với việc Nễ Hành lấy lòng mọi người cũng không vui lắm.

Sau đó Tào Tháo lại sai Nễ Hành tới bên Lưu Biểu.

Lưu Biểu lúc đầu đối với Nễ Hành như thượng khách không hề có gì tính toán. Nhưng Nễ Hành lại nhân đó mà nói ra cái tâm ngông cuồng, mấy lần làm nhục Lưu Biểu khiến cho y tức giận.

Vì vậy mà Lưu Biểu liền đưa Nễ Hành tới bên Hoàng Tổ.

Trong con mắt của Lưu Biểu thì Hoàng thị ở Giang Hạ cũng là danh môn vọng tộc, trước có Thái úy Hoàng Quỳnh hiện giờ có Hoàng Thừa Ngạn là tuấn kiệt của Kinh Tương, có lẽ Nễ Hành sẽ bớt ngông cuồng đi một chút. Lúc đầu, Hoàng Tổ cũng rất tôn kính đối với Nễ Hành, ngay cả Hoàng Xạ trước kia có ý đinh giết Tào Bằng cũng coi Nễ Hành như thầy. Tuy nhiên Nễ Hành vốn là một kẻ không biết điều, ngươi càng đối đãi tốt với y thì y lại càng đê tiện.

Mười hai ngày trước, Hoàng Tổ thiết yến trên một con thuyền để chiêu đãi bạn của mình.

Giữa bữa tiệc, Nễ Hành lại tới ăn nói lỗ mãng khiến cho Hoàng Tổ mất mặt. Vì vậy mà Hoàng Tổ mới quát mắng... Thật ra đó cũng chỉ là chuyện bình thường nhưng có lẽ do Nễ Hành uống nhiều quá liền chửi mắng ầm lên. Dù sao thì Hoàng Tổ cũng là thái thú Giang Hạ, gia tộc của họ Hoàng cũng là dòng dõi quan lại vì vậy mà Hoàng Tổ tỏng cơn tức giận đã giết chết Nễ Hành.

Hoàng Xạ biết tin vội vàng tới định ngăn cản nhưng cũng không còn kịp...

Đầu của Nễ Hành đã rơi xuống dất.

Đời sau mọi người cười Nễ Hành là một kẻ quá ngông nghênh.

Nhưng trong suy nghĩ của Tào Bằng thì Nễ Hành là một kẻ não bé.

Nhưng cho dù thế nào thì Nễ Hành cũng dám chửi thẳng vào nhân vật.

Nễ Hành bị giết khiến cho Kinh Tương chấn động.

Kẻ sĩ Giang Đông chưa chắc đã để ý tới Nễ Hành nhưng nếu như Nễ Hành chết trong tay Hoàng Tổ thì tính chất hoàn toàn khác.

Tôn Kiên bị Hoàng Tổ giết chết...

Vì vậy mà Trương Chiêu triệu tập kẻ sĩ Giang Đông chuẩn bị thảo hịch thảo phạt Hoàng Tổ và Lưu Biểu.

Tuân Diễn không thích tham gia vào cái việc này. Vốn y không để ý tới Nễ Hành vì vậy cho dù Vương Lãng mời cũng lịch sự từ chối.

Trong phòng, Tuân Diễn cười lạnh ba tiếng:

- Phụng Hiếu từng nói y sẽ không được chết yên lành. Bây giờ đúng là bị quả báo.

Tào Bằng đứng bên không nhịn được lên tiếng hỏi:

- Tiên sinh! Nễ Hành bị giết tại sao Trương Tử Bố lại phải làm rầm rộ như vậy?

Tuân Diễn cười:

- Trương Tử Bố cũng thường thôi, y chỉ đón ý của Ngô Hầu. Trương Chiêu thảo phạt Hoàng Tổ thật ra chỉ là có chút tâm tư mà thôi.

Tào Bằng nghe vậy liền im lặng không nói.

Có thể nói lần này Trương Chiêu đúng là khiến cho kẻ sĩ Giang Đông phải tranh luận.

Nhớ ngày đó Tào Tháo giết chết Biên Nhường khiến cho kẻ sĩ Sung châu bạo loạn. Nễ Hành không thể sánh được với Biên Nhượng nhưng ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng. Vì vậy mà trong vòng vài ngày, bất cứ chỗ nào ở Ngô huyện cũng có sự thảo luận về việc Hoàng Tổ giết Nễ Hành.

- Sớm biết Lưu Biểu chỉ là kẻ mua chuộc danh tiếng, hiện giờ thấy đúng là như vậy.

- Đúng vậy! Mặc dù Nễ Hành có chút ngông cuồng nhưng cũng không đáng tội chết... Tài học của y cũng không kém, tại sao lại bị chém đầu?

- Theo ta thấy chỉ có Ngô hầu là người đại lượng.

- Đúng vậy! Mặc dù Ngô hầu còn nhỏ tuổi nhưng khí độ ngay cả Tào Tháo cũng không thể sánh được.

Nhưng chuyện thảo luận như vậy có thể thấy ở bất cứ đâu.

Sau khi Trương Chiêu kích động mọi người xong liền không hề có hành động gì khác.

Dường như y đồng ý với sự thảo luận mọi người. Hơn nữa việc thảo luận đó xét về một mức độ đúng là tăng thêm uy danh cho Tôn Sách.

Tào Bằng mặc một bộ quần áo bình thường ngồi trong tửu quán mà lẳng lặng nghe mọi người bàn luận.

Bên cạnh hắn, Hám Trạch giống như kẻ đích ngồi uống rượu bàn luận thức ăn một cách thích thú.

Từ Hoa Đình trở về tới nay đã được sáu ngày, Tuân Diễn như trở lại với trạng thái trước kia, mỗi ngày đều ra ngoài.

Có điều y cũng không cho Tào Bằng đi theo, bên người cơ bản chỉ có một mình Hạ Hầu Lan.

Điều đó khiến cho mấy ngày này Tào Bằng hết sức nhàn nhã.

Không có việc gì hắn lại nói chuyện phiếm với Hám Trạch, có đôi khi ra ngoài uống một chén rượu. Còn Hám Trạch thì sao? Dường như y đã quên cuộc nói chuyện hôm đó với Tào Bằng. Y cùng với Tào Bằng đi khắp nơi, có khi giới thiệu phong cảnh, nhân tình hoặc là vào trong quán mà nhấm nháp rượu ngon.

- Huynh trưởng! Huynh thấy việc này như thế nào?

Đôi mắt của Hám Trạch lờ đờ, lắc đầu:

- A Phúc! Ngươi biết hắn sao?

- Sai?

- Cái tên Nễ Hành đó.

- A! Không biết.

- Vậy thì quan tâm tới y làm gì? Hắn có sống thì chẳng quan hệ gì tới đệ và ta, mà chết rồi cũng chẳng liên quan.

Đang nói chuyện, Hám Trạch đột nhiên mở to mắt mà nói nhỏ:

- Đệ cho rằng Trương Chiêu thật sự vì Nễ Hành? Nói đi nói lại thì cũng là để đả kích Lưu Biểu mà thôi.

Hám Trạch không hề uống nhiều, thậm chí suy nghĩ cũng hết sức tỉnh táo.

Y hoàn toàn nhìn rõ mọi việc, thậm chí cũng càng làm cho Tào Bằng quyết tâm mượn sức y...

Cả hai người ngồi trong tửu quán một lúc rồi tính tiền mà đi về.

Thời tiết tháng tư thay đổi nhanh chóng.

Mới buổi trưa vẫn còn đang nắng chói chang nhưng chỉ chừng một bữa cơm trời dã trở nên âm u rồi rót xuống những hạt mưa tí tách.

Hám Trạch cười nói:

-A Phúc! Ngươi thấy không, may là ta đã liệu trước mang theo đồ che mưa, nếu không thì bị ướt rồi.

Tào Bằng gật đầu cũng giơ cây ô lên.

Cả hai người từ trong ngõ đi ra thì thấy trước mặt có một đoàn xe đang từ từ đi tới.

Hám Trạch vội vàng kéo Tào Bằng sang một bên mà kinh ngạc nhìn theo đoàn xe.

- Có chuyện gì vậy?

- Đang yên đang lành, xe ngựa Kinh Châu tại sao lại xuất hiện ở đây?

- Xe ngựa Kinh Châu?

Tào Bằng cảm thấy tò mò quan sát.

Chỉ thấy xung quanh đoàn xe có hơn hai trăm tên binh lính đi từ từ theo đường phố dài trong Ngô huyện. Trong số đó có một người thanh niên mặc cẩm bào cưỡi một con ngựa cao lớn. Thân hình của y lên xuống theo bước chân của con ngựa đồng thời còn nghe thấy cả tiếng lục lạc. Nhưng nếu không nghe kỹ thì rất khó phát hiện. Tào Bằng thấy vậy liền lắc đầu.





Tào Bằng đang suy nghĩ thì một chiếc xe ngựa đã lướt qua người hắn, đằng sau tấm lụa là một khuôn mặt xinh xắn với làn da mịn màng.

Đôi mắt của người đó trong vắt như làn nước mùa thu. Khi lướt qua bên cạnh Tào Bằng, đôi mà lúm đồng tiền liền hơi ửng hồng.

Tào Bằng cũng không để ý mà đi theo Hám Trạch.

Đột nhiên, hắn nghe thấy một tiếng gọi quen thuộc.

- A Phúc!

Âm thanh đó vọng theo con phố đập vào tai Tào Bằng. Tào Bằng giật mình rồi xoay người lại.

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-2-chuong-183-b4Gaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận