Tôi Nghe Tôi Hát Phụ lục


Phụ lục
Đôi điều với bạn tù năm ấy

Đôi điều với bạn tù năm ấy...

Khi vào đến trại 2 Trại giam tù binh Cộng sản Phú Tài, tôi được tiếp xúc nhiều chị em tù binh ở các tỉnh miền Nam cùng một vài chị quê miền Bắc, trong đó có Duy Phương - cô gái xứ Quảng. Ấn tượng của tôi về Phương cho đến bây giờ vẫn y nguyên như vậy: Đó là một cô gái xinh đẹp với cặp mắt to đen nhánh luôn tươi cười thật hồn nhiên và hiền hòa, cô gái giàu nghị lực đã dũng cảm, trung kiên vượt qua số phận nghiệt ngã của một thương binh nặng để sống và chiến đấu ngay trong tù ngục của kẻ thù. Bất kể thương tật nặng, bất kể nhũng đàn áp tra tấn dã man của địch, Phương đã giữ vững niềm tin lý tưởng Cộng sản cho đến ngày chiến thắng trở về với cách mạng.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, được sum họp với gia đình nhưng Phương vẫn phải tiếp tục chiến đấu với bệnh tật có lúc tửơng chừng phải vĩnh viền từ giã nhũng người thân yêu. Nhưng thật kỳ diệu, Phương vẫn sống, vẫn còn làm những việc có ích cho đời, và bây giờ Phương viết tự truyện về những ngày gian khổ tù ngục cho bạn tù, cho các thế hệ sau. Đọc “Tôi nghe tôi hát” của Phương, nhớ lại một thời máu lửa và hào hùng của một lớp tuổi trẻ miền Nam vô tư trong sáng đi theo cách mạng không màng danh lợi, sẵn sàng lao lên những nưi đầu sóng ngọn gió trong bom đạn ác liệt của kẻ thù. Tình đồng chí đồng đội trên chiến truờng cũng như trong nhà tù của giặc sao mà sâu đậm, sao mà tha thiết thương yêu! Là người bạn tù trong cuộc đọc lại những dòng tâm huyết của Phương tôi bỗng nghe tim mình se thắt xót xa về những cái chết của đồng đội, vừa thấy đó đã mất rồi, và cứ diễn ra liên tiếp trong chuỗi dài tháng năm chiến tranh ác liệt. Tôi thật vô cùng cảm ơn Phương đã kể lại chuyện trong tù một cách thật thà và sinh động, nhắc nhớ những chi tiết mà bụi thời gian không thể làm phai mờ trong ký ức đau thương hay căm giận, bi tráng và hào hùng... Một kết cục đúng như niềm tin và hi vọng của những bạn tù thời ấy: Dù bị giam cầm trong vòng kẽm gai, chịu sự đàn áp dã man khốc liệt, những thủ đoạn thâm hiểm nhằm lung lạc ý chí chiến đấu của những người tù cách mạng, nhưng cuối cùng chúng đã thua và tù binh đã chiến thắng trở về trong tình thương yêu của đồng bào đồng chí.

Tự truyện "Tôi nghe tôi hát” đúng hơn là tôi nghe tôi hát và tất cả cùng hát - tiếng hát của niềm tin, của lòng yêu nước và ý chí quật cường, kiên trung của một thế hệ lớn lên trong xích xiềng nô lệ và bom đạn chiến tranh.

Phương đã nói thay cho chúng tôi.

NGUYỄN THI NGHĨA (tên trong tù: Phan Thị Bích Thủy)

Nguyên ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài gòn - Gia Định năm 1970,

Nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Coop).


Bản lĩnh một con người

Tháng 12 năm 1989, trong một chuyến vào thăm thành phố Đà Nẵng, nhà thơ Hữu Loan đã ghé thăm Trần Duy Phương và đã chép tặng cô bài thơ "Màu tím hoa sim” của ông viết năm 1949. Một bài thơ quá quen thuộc với giới học sinh, sinh viên chúng tôi ngày ấy. Nhưng điều đáng nói là ở cuối bài thơ trong lời đề tặng ông đã viết: "Chép tặng cô Phương, một tâm hồn, một vấn đề làm mất ngủ những lương tri". Tôi rất tâm đắc với lời đề tặng của nhà thơ và nghĩ rằng ai đã một lần gặp gỡ và trò chuyện với Duy Phương chắc sẽ cảm nhận được điều mà nhà thơ đã viết.

Là bạn tù thời kháng chiến chống Mỹ ở Trại giam tù binh Phú Tài (Quy Nhơn) đồng thời còn là đồng hương Điện Bàn - Quảng Nam, đã từ lâu tôi xem Phương như một người em gái. Cùng sống ở thành phố Hồ Chí Minh nên thỉnh thoảng tôi vẫn đến thăm Phương.

Cái “vấn đề” mà nhà thơ Hữu Loan đã nói, theo tôi ở Duy Phương đó là phẩm chất của một con người, một

 

chiến sĩ kiên cường với ý chí và nghị lực hiếm có, đã vượt qua chính mình để chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ thù.

Tháng 3 năm 1970 tôi bị Mỹ bắn bị thương trong một trận đánh đồn. Bị chúng bắt và đưa vào điều trị tại bệnh viện 96 của Mỹ. Sau đó chúng chuyển tôi sang quân y viện của ngụy tại Quy Nhơn. Khi được khiêng ngang qua "Khu điều trị tù binh Cộng sản” vẳng bên tai tôi ca khúc “Bài ca hy vọng” bởi một giọng ca ngọt ngào. Sau này nghe anh em kể lại, đó là giọng hát của chị Trần Thị Mai một thương binh nặng do bị thương cột sống. Sau điều trị vết thương, tháng 4 năm 1971 địch đưa tôi về giam giữ ở trại giam Phú Tài khi vết thương của tôi chưa được chữa lành.

Tháng 7 năm 1971 địch chuyển số anh em khỏe mạnh ra Phú Quốc, trại 3 chỉ còn lại gần 200 thương bệnh binh chúng tôi. Địch đã tổ chức một cuộc đàn áp đẫm máu ở đây bằng việc bắn xối xả lựu đạn cay và súng tiểu liên vào trại. Hầu hết anh em đều bị ngộp hơi cay, đồng chí Thành quê An Nhơn - Bình Định, là cán bộ tập kết về bị trúng đạn hy sinh. Tôi bị một tên trật tự dùng một khúc cây có đóng đinh đánh vào đầu ngất xỉu, máu tuôn xối xả, anh em phải xé áo băng vết thương cho tôi. Anh em hô khẩu hiệu phản đối buộc chúng phải đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu. Hôm sau cả trại tuyệt thực đấu tranh, có sự phối hợp của chị em trại 2.

Nằm bệnh viện lần này tôi cố tình để được nhìn mặt cô gái có tên Mai, nhưng do bọn quân cảnh canh chừng quá ngặt nên tôi không thể nào nhìn thấy. Mai cũng đã nghe chị em nói ít nhiều về tôi, nhưng em cũng chưa thấy mặt tôi lần nào. Hồi ấy tôi khai với địch quê tôi ở huyện An Lão - Bình Định với cái tên mới là Nguyễn Lang.

Sau ký kết hiệp định Paris chúng tôi được trao trả về Lộc Ninh. Phương được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Bình Phước ở Lộc Tấn, còn tôi được đưa về đoàn 75 pháo binh Biên Hòa để an dưỡng. Tuy ở xa nhưng tôi đã vài lần xuống thăm Phương. Nhìn Phương ốm yếu do hậu quả của thương tật, tù đày thú thật là tôi không nghĩ Phương có thể sống thêm 5, 3 năm nữa. Vậy mà kỳ diệu thay, với ý chí, nghị lực và niềm lạc quan cách mạng, Phương vượt qua thử thách để sống và chiến thắng. Gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2011 Phương đã chết lâm sàng suốt mấy ngày đêm sau một ca mổ do vết thương tái phát tại bệnh viện c Đà Nẵng. Anh em bạn bè chúng tôi ở thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị mọi thứ để về Đà Nẵng tiễn biệt Phưong, nhưng rồi một lần nữa Phương lại từ cõi chết trở về. Sức sống phi thường của một nghị lực phi thường. Nếu Phương ra đi ngày ấy thì quả thật là điều đáng tiếc, vì chúng ta sẽ không có cuốn Tự truyện mà theo tôi đó là tư liệu sống về một con người, một cựu nữ tù binh của "địa ngục trần gian Phú Tài” ít được nhiều người biết đến.

Có lẽ dòng máu truyền thống của gia đình đã thấm sâu vào mọi ngõ ngách trong con người Trần Duy Phương, đã tạo cho Phương một bản lĩnh cách mạng kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Phương đã sống xứng đáng với niềm tin mà người cha đã hy sinh ngoài Côn Đảo gửi gắm lại.

Tôi yêu quí Duy Phương là vậy.

Thành phố Hố Chí Minh tháng 06 năm 2013

Nguyễn Xuân Sang (tên trong tù Nguyễn Lang)

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ! 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/39458


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận